Trang chủDestinationsNinh BìnhTác phẩm Kiên quyết kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng...

Tác phẩm Kiên quyết kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch vững mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là cẩm nang trong phòng chống tham nhũng tiêu cực


1. TÁC PHẨM CUNG CẤP NHỮNG NHẬN THỨC MỚI VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM: 3 VẤN ĐỀ 

Thứ nhất, nhận thức mới về tham nhũng, tiêu cực 

Tham nhũng (tham ô, nhũng nhiễu) là hiện tượng xã hội, xấu xa mà thời nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có; đó là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực. Theo Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003: “Tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực của Nhà nước để trục lợi riêng”. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Việt Nam: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: tham nhũng là hành vi “ăn cắp của công làm của tư”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra nhận thức mới: Tham nhũng không chỉ về kinh tế, tài sản mà còn tham nhũng cả chính sách, luật pháp. 

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Tiêu cực” so với “tham nhũng” thì “tiêu cực” có nghĩa rộng hơn, do đó, phải xác định phạm vi của tiêu cực mà chúng ta cần tập trung phòng, chống là những hành vi có liên quan đến tham nhũng; đó là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. 

Tổng Bí thư chỉ rõ: Tham nhũng và tiêu cực, nhất là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống có mối quan hệ gắn bó mật thiết, chặt chẽ với nhau; nguyên nhân cơ bản, trực tiếp của tham nhũng là do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tiêu cực là môi trường làm nảy sinh tham nhũng; tham nhũng tác động trở lại làm trầm trọng hơn tình trạng tiêu cực. 

Thứ hai, tác phẩm đưa ra những nhận thức mới về nguy cơ tham nhũng, tiêu cực

Đảng ta đã sớm nhận thức và ngày càng xác định rõ hơn về nguy cơ, tác hại của tệ tham nhũng, tiêu cực đối với Đảng, chế độ và sự nghiệp xây dựng đất nước. Ngay từ những ngày đầu mới giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân và chính phủ, là “giặc ở trong lòng”, “giặc nội xâm”. 

Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như khi đất nước được hoàn toàn thống nhất, dù phải tập trung cao độ cho việc thực hiện các nhiệm vụ nặng nề, khó khăn, cấp bách của cách mạng nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn không sao nhãng công tác đấu tranh phòng, chống tệ tham nhũng, tiêu cực. 

Bước vào thời kỳ đổi mới, trước tình trạng tham nhũng, tiêu cực ngày càng bộc lộ rõ nét, diễn biến phức tạp, Đảng ta đã nhiều lần chỉ rõ: tham nhũng “làm giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của các cơ quan Nhà nước” (Đại hội VI). 

Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII, tham nhũng được Đảng ta nhận diện là một trong bốn nguy cơ đối với Đảng và cách mạng Việt Nam. Đến Đại hội IX, Đảng ta xác định tham nhũng đã trở thành “một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta” và đến nay “vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ” (Đại hội XIII). 

Thứ ba, tác phẩm đưa ra những nhận thức mới về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên 7 vấn đề: 

Nhận thức mới về mục tiêu: Mục tiêu của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy Nhà nước, để phát triển đất nước. Mục đích của xử lý tham nhũng, tiêu cực là để “trị bệnh cứu người, kỷ luật một người để cứu muôn người, truy tố một vụ để cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực”.

Nhận thức mới về vị trí, vai trò của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Những năm đầu đổi mới, Đảng ta xác định “đấu tranh chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành quan trọng của toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và Nhân dân ta hiện nay”. Qua 20 năm đổi mới (1986-2006), Đảng ta nhận thức đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, làm trong sạch đội ngũ đảng viên là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đồng thời đề ra yêu cầu phải gắn chống tham nhũng với chống lãng phí. Sau hơn 35 năm đổi mới (1986-2021), Đảng ta nhận thức đây là “một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. 

Nhận thức mới về phạm vi đấu tranh: Đấu tranh không chỉ trong khu vực Nhà nước mà còn mở rộng ra cả khu vực ngoài Nhà nước. Đặc biệt không chỉ phòng, chống tham nhũng, lãng phí mà còn gắn phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. 

Nhận thức mới về lực lượng: Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhân tố quyết định việc thực hiện thành công mục tiêu đó là sự lãnh đạo trực tiếp, chặt chẽ, toàn diện, thường xuyên của Đảng. Sức mạnh và động lực to lớn của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là sự đồng tình, ủng hộ, hưởng ứng, tham gia tích cực của Nhân dân và hệ thống chính trị, báo chí, mà nòng cốt là các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, như nội chính, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra truy tố, xét xử, thi hành án. 

Nhận thức mới về tư tưởng, phương châm chỉ đạo: Trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, phòng là chính, cơ bản, lâu dài, chống là quan trọng, cấp bách, theo “4 Không”: không muốn, không thể, không dám, không cần. Trong phát hiện xử lý, thực hiện “5K”: không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không nghỉ, không ngừng, không chịu sức ép của bất kỳ sự tác động nào. Thực hiện “3 nhân”: Nhân văn, nhân ái, nhân tình. 

Nhận thức mới về phương thức đấu tranh: Khẳng định đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là “một việc làm cần thiết, tất yếu, một xu thế không thể đảo ngược” nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự; kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, tiêu cực. Không thể chỉ làm một lần là xong; ngược lại, phải làm rất kiên quyết, kiên trì, bền bỉ; làm thường xuyên, liên tục; làm đi làm lại nhiều lần như đánh răng, rửa mặt hằng ngày. Đòi hỏi “phải có quyết tâm rất lớn, thống nhất rất cao, biện pháp thực hiện quyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp tư duy đúng đắn, tỉnh táo, bình tĩnh, không cực đoan, không để các thế lực xấu lợi dụng, xuyên tạc, kích động, phá hoại”.

Nhận thức mới về phương thức lãnh đạo, chỉ đạo: Phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không ngừng đổi mới cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Hội nghị Trung ương 5 khóa XI đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư làm Trưởng Ban Chỉ đạo. 

Năm 2021, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Tổng Bí thư làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh và nhanh chóng đi vào hoạt động, đạt được những kết quả bước đầu.

2. TÁC PHẨM NÊU 8 BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ THỰC TIỄN PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC

Bài học thứ nhất về ý chí của cán bộ, đảng viên và người đứng đầu: Phải biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 

Bài học thứ 2 về phương thức tiến hành: Phải tiến hành một cách kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, “không nghỉ”, “không ngừng” ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự; với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm.

Bài học thứ 3 về công tác cán bộ: Phải đặc biệt quan tâm, chú trọng công tác cán bộ; gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là phải đánh giá, lựa chọn, bố trí đúng cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý; tăng cường quản lý, giáo dục, phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Bài học thứ 4 về kết hợp phòng ngừa với phát hiện và xử lý: Phải kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, kịp thời xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực; trong đó, phòng ngừa là chính, là cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, đột phá. 

Bài học thứ 5 về kiểm soát quyền lực: Phải kiểm soát cho được việc thực hiện quyền lực Nhà nước. Quyền lực luôn luôn có nguy cơ bị “tha hóa”; tham nhũng, tiêu cực là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực; do đó, phải tăng cường và nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực. 

Bài học thứ 6 về các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò nòng cốt và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng, kịp thời, hiệu quả của các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 

Bài học thứ 7 về gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị: Phải gắn công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 

Bài học thứ 8 về lựa chọn các giải pháp: Các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phù hợp với bối cảnh, yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và truyền thống văn hóa của dân tộc; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài; kế thừa kinh nghiệm của các nhiệm kỳ trước.

3. TÁC PHẨM CHỈ RA NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI THAM NHỮNG, TIÊU CỰC THỜI GIAN TỚI 

Thứ nhất, chỉ ra 5 nhiệm vụ, giải pháp căn bản: Tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy vai trò gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo; Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế; Đẩy mạnh phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực; Hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; Xây dựng cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong sạch, vững mạnh; mở rộng hợp tác quốc tế; triển khai có hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước. 

Thứ hai, tác phẩm chỉ ra 5 vấn đề cần lưu ý trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Ban Chỉ đạo và từng thành viên phải đúng vai, thuộc bài; Hoàn thiện thể chế để không thể tham nhũng, tiêu cực; Thi hành đồng bộ giữa kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính và xử lý hình sự; Tập trung xử lý những khâu yếu, việc khó; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Những nội dung cốt lõi trên là cẩm nang để các cấp, các ngành, toàn Đảng, toàn dân vận dụng và thực hiện trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong những năm tới.

PGS.TS Nguyễn Viết Thông





Source link

Cùng chủ đề

Các nhà báo vui mừng sau thỏa thuận ngừng bắn Israel

(CLO) Từ thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết giữa Israel và Hamas, niềm vui, sự hy vọng, nhưng cũng có sự lo lắng và thận trọng là những cảm xúc của các nhà báo tham gia đưa tin về cuộc chiến. ...

TP HCM theo dõi, chỉ đạo 10 vụ án về tham nhũng, lãng phí

(NLĐO) - Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn TP HCM có chuyển biến rõ nét, ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất ...

Kỷ luật Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân

Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật Khiển trách đối với ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa. Theo Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra...

Kiểm toán Nhà nước chuyển 2 hồ sơ sang cơ quan điều tra

(NLĐO) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải yêu cầu Kiểm toán Nhà nước cần có sự thay đổi để đáp ứng các yêu cầu của sự phát triển ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quần thể xuyên thủy động Tràng An – nét độc đáo hiếm có

Tràng An là một thôn của xã Trường Yên (Hoa Lư) nằm cách Cố đô Hoa Lư khoảng 4 km về phía Nam. Khu du lịch hang động hay còn gọi là quần thể xuyên thủy động Tràng An, có khoảng 50 hang động trong số gần 100 hang động có nước, được nối với nhau bởi gần 30 thung (bây giờ là gần 30 hồ nước). Các hang động đều có một vẻ đẹp riêng như: hang Ba Giọt,...

Bảo tồn giá trị cảnh quan sông Ngô Đồng

Sông Ngô Đồng là con sông nhỏ chảy qua hệ thống các hang động ở Tam Cốc, xã Ninh Hải (Hoa Lư), có nét đẹp riêng, trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút du khách. Hiện nay, việc bảo vệ giá trị sinh thái, cảnh quan của sông Ngô Đồng đã và đang được các cấp, các ngành quan tâm nhằm góp phần tăng thêm giá trị của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần...

Có một Tràng An trong tim du khách

Tràng An-Ninh Bình, tên gọi ấy đã trở nên thân thương, đáng nhớ với biết bao du khách trong nước và quốc tế. Bởi khi đến đây, họ đã gặp một Tràng An không chỉ có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành, mà con người cũng thật thân thiện, hiền hòa và mến khách. Trong mỗi người, đã có một Tràng An trong tim, để mong được nhiều lần quay trở lại...   Ninh Bình được thiên...

Bảo tồn, phát huy giá trị Quần thể danh thắng Tràng An theo hướng cân bằng, bền vững

Kể từ thời điểm được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ có hiệu quả từ các bộ, ngành, các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà khoa học trong nước và quốc tế trong công tác quản lý, khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị nổi bật toàn cầu. Du khách tham quan...

Giám sát việc thực hiện trách nhiệm chương trình hành động của đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh khóa...

Đồng chí Đỗ Việt Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng đoàn Giám sát chủ trì buổi giám sát. Tham gia Đoàn...

Bài đọc nhiều

Lễ khai mạc Festival Ninh Bình 2022 Tràng An kết nối di sản

Dự Lễ khai mạc, đại biểu Trung ương có các đồng chí: Vũ Đức Đam, UVT.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Phạm Thị Thanh Trà, UVT.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Ngô Đông Hải, UVT.Ư Đảng,...

Cùng chuyên mục

Nơi hồn đá hóa nghệ thuật

Làng đá Ninh Vân, tọa lạc tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, nổi tiếng khắp cả nước với nghề điêu khắc đá truyền thống. Với lịch sử hàng trăm năm, những người nghệ nhân nơi đây đã thổi hồn vào những khối đá thô sơ, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.

Nhà thờ đá Phát Diệm- nơi hội tụ tinh hoa kiến trúc Đông Tây

Nhà thờ đá Phát Diệm, còn được gọi là Nhà thờ chính tòa Phát Diệm, tọa lạc tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được xem như một quần thể kiến trúc độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Nổi bật với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman truyền thống của phương Tây với nét văn hóa truyền thống của...

Những hình ảnh tuyệt đẹp từ đảo Khê Cốc, Tràng An, Ninh Bình

Tọa lạc tại quần thể danh thắng Tràng An, đảo Khê Cốc được xây dựng nhằm tái hiện tại cuộc sống của người dân nguyên thủy ở Tràng An, mang tới cho du khách có một trải nghiệm thú vị về không gian văn hóa lịch sử nơi đây. Đảo Khê Cốc nằm tại khu danh thắng Tràng An, thuộc huyện Hoa Lư Tỉnh Ninh Bình – một địa điểm du xuân tại Ninh Bình mới năm 2024. Nguồn

Khu Du lịch Văn hóa Tâm linh Chùa Bái Đính lung linh trong đêm

Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính nằm trên sườn núi giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, thuộc địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, trong vùng đệm Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính là nơi lưu giữ các dấu ấn lịch sử, nơi...

Ngắm không gian lung linh chùa Bái Đính về đêm

(SGTT) – Nằm ở cửa ngõ phía Tây cố đô Hoa Lư xưa, chùa Bái Đính (Ninh Bình) là điểm đến thu hút đông đảo du khách bởi kiến trúc đồ sộ, đậm bản sắc truyền thống. Bên cạnh ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ 12, chùa Bái Đính mới được hoàn thành vào năm 2008 và đến nay trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút đông đảo Phật tử và khách...

Mới nhất

Cấp cứu nhiều ca tai nạn giao thông do rượu bia, dọn nhà bị ngã chấn thương

Từ ngày 20-24/1, Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận 245 ca cấp cứu do TNGT, 169 trường hợp cấp cứu do tai nạn sinh hoạt. Vào nhập viện trong tình trạng đa chấn thương nghiêm trọng, bệnh nhân H.T.H (39 tuổi,...

Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễm

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong năm 2024 cơ bản đã được kiểm soát. Tin mới y tế ngày 22/1: Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễmTheo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong...

EVNCPC có 5 công trình đạt giải thưởng VIFOTEC năm 2024

DNVN - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) vừa công bố kết quả giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2024. Tổng công...

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm...

Mới nhất