Gây đầy hơi và tăng cân
Thịt bò khô chứa nhiều natri, có thể gây giữ nước, đầy hơi, tăng cân và tăng nguy cơ mắc một số bệnh như bệnh tim mạch.
Tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính
Là thịt đỏ chế biến, thịt bò khô có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch. Một số bằng chứng khác cho thấy thịt đỏ có thể gây ra tình trạng tăng cao cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) (cholesterol xấu) và có thể thay thế bằng các lựa chọn protein từ thực vật.
Thịt bò khô là thực phẩm được tẩm ướp nhiều gia vị cay nóng, chứa lượng muối cao và chứa nhiều cholesterol. Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp và hại gạn thận khủng khiếp. Do vậy, những người bị huyết áp cao, mắc bệnh tim và thận, lượng mỡ trong máu cao thì không nên sử dụng thịt bò khô thường xuyên sẽ có hại cho sức khỏe.
Dễ có nguy cơ bị ngộ độc
Trong quá trình chế biến, nếu không đảm bảo vệ sinh, thịt bò khô có thể chứa nhiều vi khuẩn listeria, dễ khiến người sử dụng bị tiêu chảy, mắc các bệnh về đường ruột.
Ngoài ra, thịt bò khô cũng có khả năng nhiễm khuẩn toxoplasmosis rất cao. Đây là loại khuẩn có thể gây hại cho thai phụ, đặc biệt, nguy hiểm đến thai nhi, bé có thể bị suy giảm chức năng não và mắt. Chính vì vậy, phụ nữ đang mang thai nên tránh sử dụng món ăn này.
Ăn thịt bò khô cần chú ý gì?
Loại thịt này là nguồn cung cấp protein, kẽm, sắt và tiện lợi nhưng cũng có thể có hàm lượng natri cao. Natri dư thừa dễ dẫn đến đầy hơi và tăng cân. Thông thường, các nhà sản xuất thêm muối trong quá trình sấy để thịt không bị hỏng. Một số bằng chứng cho thấy lạm dụng thịt đỏ và thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ biến chứng về sức khỏe. Một khẩu phần thịt bò khô có khoảng 20% lượng natri khuyến nghị hàng ngày cho người lớn.
Thịt bò khô thường chứa chất bảo quản như natri nitrit, nếu ăn nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo thời gian, quá nhiều natri có thể làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe về tim mạch, huyết áp, loãng xương, sỏi thận…
Mối liên hệ giữa việc tiêu thụ thịt đỏ đã qua chế biến và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, ung thư và bệnh tim mạch. Do đó, nên tiêu thụ thịt bò khô ở mức độ vừa phải, thực hiện chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và đủ chất dinh dưỡng.
Một số bằng chứng cho thấy thay thế thịt đỏ bằng protein từ thực vật để giảm cholesterol LDL (xấu) và các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch khác. Có nhiều lựa chọn thay thế thịt bò khô có nguồn gốc thực vật nếu bạn muốn ăn ít thịt đỏ hơn, ví dụ, nấm khô có kết cấu và vị umami tương tự.
Hãy lưu ý đến danh sách thành phần trên nhãn gói sản phẩm, một số nhãn hiệu thịt bò khô có thể sử dụng các chất gây dị ứng thông thường, chẳng hạn như chiết xuất mạch nha đậu nành hoặc lúa mạch (một nguồn gluten).
Bảo quản thịt bò khô ở môi trường mát mẻ và trong bao bì kín. Chỉ ăn thịt bò khô còn hạn sử dụng trong tình trạng tốt, không ẩm mốc, không có dấu hiệu nhiễm bẩn có thể thấy bằng mắt thường; không có mùi lạ và không bị biến đổi về màu sắc.
Nên ăn bao nhiêu thịt bò khô mỗi ngày?
Nên ăn thịt bò khô với lượng vừa phải (khoảng 28g/ngày). Mỗi khẩu phần chứa khoảng 100 calo. Mặc dù món ăn nhẹ này có thể có lợi vì hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng vẫn nên tiêu thụ thịt bò khô ở mức độ vừa phải.
Bạn nên dùng thực phẩm nguyên chất và không qua chế biến để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng về protein, kẽm, sắt và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác.
Nguồn: https://kinhtedothi.vn/tac-hai-tiem-an-cua-viec-an-thit-bo-kho-thuong-xuyen.html