Trang chủChính trịNgoại giaoSức hút của Diễn đàn Tương lai ASEAN có được nhờ cam...

Sức hút của Diễn đàn Tương lai ASEAN có được nhờ cam kết hợp tác bền bỉ của Việt Nam


Chia sẻ với TG&VN trước thềm Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025, Đại sứ Philippines tại Việt Nam Meynardo Los Banos Montealegre khẳng định, “tiếng tăm” của Diễn đàn đang được củng cố, Việt Nam đã tạo ra một diễn đàn hấp dẫn kênh 1.5, tạo khuôn khổ cho đối thoại mang tính xây dựng.

Đại sứ Philippines: Sức hút của Diễn đàn Tương lai ASEAN có được nhờ cam kết hợp tác bền bỉ của Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam tháng 1/2024. (Nguồn: TTXVN)

Việt Nam đi đầu, tạo nền tảng đối thoại

Diễn đàn Tương lai ASEAN năm thứ hai hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều cơ hội lớn hơn để thảo luận về những vấn đề cấp thiết mà ASEAN và các đối tác đang đối mặt. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phát triển với tốc độ nhanh chóng nhờ sự ra đời của các công nghệ hiện đại, ASEAN vừa phải tận dụng cơ hội, vừa ứng phó với những thách thức mới.

Việc đưa các chủ đề như trí tuệ nhân tạo (AI), số hóa, ứng dụng của chúng trong bối cảnh ASEAN, cũng như cách bảo đảm sử dụng có trách nhiệm giữa các quốc gia thành viên vào chương trình nghị sự của Diễn đàn là một sáng kiến đáng hoan nghênh.

Đại sứ Philippines: Sức hút của Diễn đàn Tương lai ASEAN có được nhờ cam kết hợp tác bền bỉ của Việt Nam

Đại sứ Philippines tại Việt Nam Meynardo Los Banos Montealegre. (Ảnh: PH)

Quan trọng không kém, ngoài các chủ đề thảo luận được lựa chọn cẩn thận, sự tham dự của các nhà lãnh đạo cấp cao, chuyên gia và học giả khu vực, quốc tế giúp Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 trở thành một nền tảng đầy hứa hẹn cho các cuộc đối thoại mang tính xây dựng.

Tôi mong đợi những chia sẻ sâu sắc từ các đại biểu trong các phiên họp toàn thể, cách tiếp cận sáng tạo trước các vấn đề để không chỉ củng cố sự thống nhất của ASEAN mà còn lan tỏa tiếng nói của khối tại các diễn đàn quốc tế.

“Tiếng tăm” của Diễn đàn đang được củng cố, tôi chắc chắn nhiều người sẽ đồng ý với tôi rằng Việt Nam đã tạo ra một diễn đàn hấp dẫn kênh 1.5. Diễn đàn ngày càng có sức hút là nhờ cam kết bền bỉ của Việt Nam trong việc vun đắp mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên, các đối tác, chuyên gia khu vực và quốc tế. Thêm nữa, Diễn đàn cũng nhận được sự ủng hộ từ các đối tác đối thoại, đối tác phát triển và theo ngành của ASEAN để trở thành một điểm đến hấp dẫn, một diễn đàn hiệu quả.

Việt Nam đã có nhiều dấu ấn trong hành trình 30 năm tham gia ASEAN. Thêm nữa, vai trò đi đầu của Việt Nam trong việc tạo điều kiện cho đối thoại trong khu vực thực sự rất ấn tượng. Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 thể hiện rõ điều đó.

Tôi cho rằng, để bảo đảm một quỹ đạo phát triển vững chắc, việc cân bằng hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn là yếu tố then chốt. Đồng thời, việc đánh giá bối cảnh khu vực từ nhiều góc độ sẽ giúp định hướng phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.

Tôi chúc Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 thành công tốt đẹp và hy vọng rằng các cuộc thảo luận tại đây sẽ góp phần định hình cách chúng ta nhìn nhận và hành động vì tương lai khu vực.

Đại sứ Philippines: Sức hút của Diễn đàn Tương lai ASEAN có được nhờ cam kết hợp tác bền bỉ của Việt Nam
Các nhà lãnh đạo dự Hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc lần thứ 27 tại Lào ngày 10/10/2024. (Nguồn: TTXVN)

Phương cách điển hình của ASEAN

Bất chấp không ít trở ngại và thách thức, nền kinh tế ASEAN vẫn tiếp tục tăng trưởng và thể hiện khả năng phục hồi mạnh mẽ. Động lực hội nhập bền bỉ là yếu tố quan trọng để duy trì vai trò của ASEAN trong cộng đồng quốc tế. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là minh chứng rõ ràng về hội nhập và mong muốn phát triển toàn diện khu vực của khối.

Với quy mô thị trường khoảng 2,3 nghìn tỷ USD, ASEAN được dự báo ​​trở thành nền kinh tế lớn thứ tư vào năm 2030. Năm 2025 là năm quan trọng đối với nền kinh tế của ASEAN vì là năm tất cả các quốc gia thành viên đều mong đợi hiện thực hóa Kế hoạch tổng thể AEC 2025.

“Các quốc gia thành viên tiếp tục cùng nhau duy trì nguyên tắc cốt lõi về vai trò trung tâm của ASEAN trong các quyết sách nội bộ và đối ngoại. Điều này cho thấy tầm quan trọng của ASEAN trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Các quốc gia thành viên tiếp tục cùng nhau duy trì nguyên tắc cốt lõi về vai trò trung tâm của ASEAN trong các quyết sách nội bộ và đối ngoại. Điều này cho thấy tầm quan trọng của ASEAN trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi tất cả các quốc gia thành viên đều có mạng lưới quan hệ song phương và đa phương mạnh mẽ, cùng nhau ra quyết định thông qua tham vấn và không can thiệp vào công việc nội bộ – một phương cách điển hình của ASEAN.

Như vậy, ASEAN có thể tận dụng vị thế của mình không chỉ trong khu vực mà còn trên phạm vi toàn cầu để thúc đẩy hợp tác và cân bằng lợi ích giữa muôn vàn thách thức do số hóa, biến đổi khí hậu và biến động địa chính trị gây ra.

Đồng thuận, cùng thấu hiểu là điều cần thiết

Biển Đông vẫn là vấn đề quan trọng trong khu vực. Trong nỗ lực hài hòa các lập trường dựa trên luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), các quốc gia thành viên ASEAN đã xây dựng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002. Dựa trên tiến trình này và hướng tới các giải pháp bền vững hơn, các quốc gia thành viên ASEAN tiếp tục nỗ lực hướng tới hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả và thực chất, thực hiện đầy đủ DOC thông qua các cuộc đàm phán và đối thoại thường xuyên.

Mặc dù vẫn còn những khác biệt trong lĩnh vực hàng hải, các quốc gia thành viên ASEAN đều nhận thức rõ tiềm năng to lớn của Biển Đông và khẳng định rằng chỉ có thể giải quyết các vấn đề liên quan thông qua hợp tác, trên cơ sở tin cậy lẫn nhau và tôn trọng lợi ích của tất cả các bên. Tháng 12/2023, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã ra Tuyên bố chung về việc duy trì và thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á.

Trong tuyên bố, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN công nhận Biển Đông là vùng “biển hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng”, nêu chính xác nguyện vọng của nhân dân ASEAN, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tin tưởng lẫn nhau, nỗ lực tự kiềm chế của tất cả các bên liên quan.

Sự đồng thuận quan trọng này là điều cần thiết để duy trì hòa bình và trật tự trên biển, làm giảm đáng kể khả năng leo thang căng thẳng ở các khu vực quan trọng. Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới ngày càng kết nối, ngay cả những gián đoạn nhỏ ở một khu vực cũng có thể ảnh hưởng đến toàn cầu. Vì vậy, sự thống nhất trong nhận thức và hành động đối với các vấn đề quan trọng là điều cần thiết hơn bao giờ hết.





Nguồn

Cùng chủ đề

ASEAN ra tuyên bố chung về động đất ở Myanmar, sẵn sàng cùng quốc tế hỗ trợ nhân đạo

Ngày 29/3, ngoại trưởng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ra tuyên bố chung, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về viện trợ nhân đạo cho Myanmar sau trận động đất kinh hoàng và sẵn sàng hỗ trợ nỗ lực phục hồi.

Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Brazil ngày càng đi vào chiều sâu

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva dẫn đầu Đoàn đại biểu Cấp cao nước Cộng hòa Liên bang Brazil thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 27 đến ngày 29/3. Sáng 28/3, tại Phủ Chủ tịch, ngay sau Lễ đón chính thức diễn ra trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Lula...

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương đồng chủ trì cuộc họp Ủy ban hợp tác chung ASEAN-Anh lần thứ 4

Cuộc họp đánh giá cao ý nghĩa của các dự án và hoạt động hợp tác ASEAN-Anh trong các lĩnh vực như chuyển đổi xanh, hội nhập kinh tế...

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội gặp mặt Nhóm Phụ nữ cộng đồng ASEAN

NDO - Chiều 17/3, tại Nhà Quốc hội, bà Nguyễn Thị Thanh Nga, Phu nhân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt thân mật Nhóm Phụ nữ cộng đồng ASEAN tại Hà Nội (AWCH). Cùng dự gặp mặt có bà Vũ Thị Bích Ngọc, Phu nhân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch danh dự Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội. NDO -...

Truyền thống, tương đồng là hành trang, phát triển bền vững và tương lai ASEAN là đích đến

Từng giữ vai trò Đại sứ Việt Nam tại Indonesia, Phó Tổng thư ký ASEAN, Đại sứ Hoàng Anh Tuấn cho rằng chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Ban thư ký ASEAN và Indonesia lần này mang tính biểu tượng sâu sắc. Khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Indonesia là "trái ngọt" của hành trình gắn kết 7 thập kỷ, mở ra những chân trời hợp tác mới cho hai nước cùng mục tiêu phát triển, đích đến, có lợi cho nhân dân hai nước và cả ASEAN.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Cách đây vài thập kỷ, nền kinh tế của Việt Nam chủ yếu là nông nghiệp,. Nhưng hiện tại, đây là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á.

Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện được hiểu như thế nào?

(Dân trí) - Theo các chuyên gia, việc Mỹ và Việt Nam nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện được đánh giá là bước phát triển nhảy vọt và mở ra giai đoạn lịch sử mới cho quan hệ song phương. Vào chiều 10/9, trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Việt Nam, lãnh đạo hai nước đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên Đối tác...

Đại sứ Indonesia “bật mí” bí kíp phát triển công nghiệp Halal, “muốn làm trước tiên phải hiểu”

Halal không chỉ là một ngành công nghiệp mà là một lối sống, ngành công nghiệp Halal không chỉ là chứng nhận Halal... là những điều mà theo Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi tiếp cận và muốn đi sâu vào phát triển Halal.

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam tham dự cuộc họp Ủy ban thường trực lần thứ 41 và Hội đồng kinh doanh...

Phát huy vai trò là Ủy viên Ủy ban thường trực ICAPP liên tục trong nhiều nhiệm kỳ vừa qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tham gia và có nhiều đóng góp tích cực vào việc triển khai các mục tiêu của ICAPP.

Phát hiện “củ cà rốt” hữu ích trong đàm phán, Bắc Kinh có những “cây gậy” nào?

Giống như trong các tranh chấp trước đây, Trung Quốc có vẻ đang chuẩn bị một loạt hành động để trừng phạt Liên minh châu Âu (EU) vì áp thuế đối với ô tô điện. Cuộc điều tra chống bán phá giá thịt lợn từ EU là minh chứng có điều này.

Cùng chuyên mục

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Thúc đẩy kinh tế tư nhân và bài học từ Mỹ (kỳ 1)

Mô hình America Inc. dưới thời chính quyền Trump 2.0 - coi chính phủ như một tập đoàn cần tái cấu trúc để hoạt động hiệu quả, linh hoạt và tiết kiệm - gồm 10 điểm nhấn chiến lược.

ASEAN chung tay khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan

Sáng 30/3, theo đề nghị của Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2025, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn theo hình thức trực tuyến để bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất xảy ra ngày 28/03 tại Myanmar và Thái Lan.

Tuyên bố không bận tâm nếu giá tăng sau ‘Ngày giải phóng’, ‘ván cược’ của Tổng thống Trump có đưa ngành sản xuất Mỹ...

Nhà Trắng đang chuẩn bị áp dụng mức thuế mới đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng vào ngày 2/4, động thái vấp phải sự chỉ trích từ các nhà lãnh đạo quốc tế và lo ngại về khả năng giá cả tăng đối với người tiêu dùng. Tổng thống Donald Trump tuyên bố không bận tâm.

Mới nhất

Cảng Đà Nẵng – Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2025 – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

26/04/25 9:53 AM Ngày 24/4/2025, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet đã tổ chức Lễ công bố và vinh danh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhất Việt Nam (FAT500) và Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2025 (Top 50 Vietnam The Best Growth), Công ty...

Bất ngờ một mạnh thường quân mua logo tiền thưởng tặng em nhỏ mồ côi trong chương trình “Mái ấm gia đình Việt”

Trong một chương trình thiện nguyện, Lâm Vỹ Dạ – Hứa Minh Đạt và...

Quảng Ngãi tập trung xử lý dứt điểm những kiến nghị của Hòa Phát để đảm bảo tiến độ dự án

Chiều 25/4/2025, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp nhằm giải quyết những kiến nghị của Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất về những khó khăn vướng mắc trong thực hiện các dự án trên địa bàn, trong đó có dự án sản xuất ray thép và thép đặc biệt của Tập đoàn Hòa...

Mới nhất