Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhSửa thuế thu nhập cá nhân: Bộ Tài chính cần lắng nghe...

Sửa thuế thu nhập cá nhân: Bộ Tài chính cần lắng nghe nhiều hơn

Câu chuyện giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân một lần nữa lại nóng lên khi có tới 16 bộ và địa phương đồng loạt đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên gấp rưỡi so với hiện nay với lý do mức giảm trừ gia cảnh đã quá lạc hậu.

Sửa thuế thu nhập cá nhân: Bộ Tài chính cần lắng nghe nhiều hơn - Ảnh 1.

Một số quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành sau nhiều năm áp dụng đã bộc lộ một số bất cập, không còn phù hợp với tình hình hiện nay – Ảnh: T.T.D.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều chuyên gia cho rằng việc dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế sẽ được Quốc hội thảo luận vào kỳ họp tháng 10-2025, thông qua vào kỳ họp tháng 5-2026, có thể áp dụng từ năm 2027 là quá lâu. Bởi từ năm 2020 đến hết năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng gần 16% và sẽ đạt mức 20% vào cuối năm 2025. Nếu phải chờ đến năm 2027 mới điều chỉnh, nhiều người làm công ăn lương đang phải còng lưng gánh thuế, dù thu nhập không đủ trang trải cuộc sống.

Ngán ngẩm khoản “khoán” giảm trừ gia cảnh

Chị Nguyên (quận Gò Vấp, TP.HCM) cho hay thu nhập của gia đình chị mỗi tháng vào khoảng 30 triệu đồng nhưng không dư ra được đồng nào vì giá cả liên tục leo thang trong thời gian qua. Mức giảm trừ cho con chị là 4,4 triệu đồng/tháng nhưng riêng tiền học hằng tháng cho mỗi bé khoảng 5 triệu đồng, chưa tính các chi phí khác như ăn uống, mua sắm dụng cụ học tập, giải trí cuối tuần.

Chính vì không dư ra nên cứ mỗi khi đến đầu năm học là gia đình vô cùng áp lực, phải “giật gấu vá vai” vì hàng loạt khoản chi phí như mua sắm đồng phục, tiền cơ sở vật chất đầu năm, quỹ phụ huynh, quỹ lớp… Những khoản chi đó dù rất chính đáng không được tính giảm trừ mà cơ quan thuế “khoán” chung trong khoản 4,4 triệu đồng/tháng.

“Chưa kể chúng tôi vẫn đi thuê nhà mỗi tháng là 7 triệu đồng nhưng cũng không được kê khai để giảm trừ. Nhiều tháng không dư ra đồng nào, thậm chí phải vay tạm vài triệu đồng trang trải nhưng tôi vẫn phải còng lưng nộp thuế”, chị Nguyên nói.

Nhiều người nộp thuế lại càng lo khi gần đây chi phí cho cuộc sống lại đắt đỏ thêm. Chị Thúy (quận 12) cho hay sau Tết trở lại TP.HCM đã khá bất ngờ khi đụng mặt hàng nào cũng thấy giá cả nhích lên. Tô phở gần nhà từ 30.000 đồng đã lên 35.000 đồng, ổ bánh mì cũng từ 20.000 đồng lên 22.000 đồng, gói xôi từ 12.000 đồng lên 15.000 đồng…

“Không chỉ ở TP.HCM, Tết vừa qua về quê chồng ở Bình Dương tôi cũng chóng mặt vì giá cả đã thiết lập mặt bằng giá mới từ bao giờ. Trong khi lương không tăng suốt mấy năm qua, thậm chí còn giảm và mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân vẫn giữ nguyên khiến người làm công ăn lương như tôi rất đau đầu khi tính toán chi phí cho cuộc sống”, chị Thúy bức xúc và đề nghị cần sớm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cũng như kéo giãn bậc thuế để người làm công ăn lương dễ thở hơn.

Theo báo cáo tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân của Bộ Tài chính, tỉ trọng số thu từ thuế thu nhập cá nhân trong tổng thu ngân sách đã liên tục tăng từ mức 5,33% năm 2011 lên hơn 9% năm 2023, trở thành sắc thuế tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước đứng thứ ba trong hệ thống thuế, chỉ sau thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo luật sư Trần Xoa – giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, số thu từ tiền công, tiền lương chiếm đến 60 – 70% trong tổng số thu của thuế thu nhập cá nhân và đây là nguồn thu quan trọng nhất trong 10 loại thu nhập chịu thuế. “Do vậy dễ hiểu vì sao suốt thời gian qua người làm công ăn lương kêu rất nhiều nhưng đến nay Bộ Tài chính vẫn viện nhiều lý do để trì hoãn việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh nhằm giảm bớt gánh nặng cho người nộp thuế”, ông Xoa nói.

Sửa thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Bộ Tài chính cần lắng nghe nhiều hơn - Ảnh 2.

Vật giá ngày càng leo thang khiến cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn hơn – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Biểu thuế lũy tiến tạo gánh nặng về thuế

Một nội dung quan trọng được Bộ Tài chính định hướng sửa đổi là sẽ giảm số bậc thuế trong biểu thuế lũy tiến từng phần xuống dưới bảy bậc so với hiện nay nhằm giảm gánh nặng về thuế đối với người có thu nhập từ tiền công, tiền lương. Trong thực tế, nhiều nước cũng giảm số bậc thuế như Indonesia và Philippines giảm còn năm bậc với các mức thuế suất từ 5-35%. Malaysia cũng giảm từ 11 bậc xuống còn chín bậc từ năm 2024…

Theo bà Huyền Nguyễn – phó tổng giám đốc Công ty CP tư vấn EY Việt Nam, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới duy trì số bậc thuế thấp như Hong Kong, Úc, Indonesia đều có năm bậc. Do đó để giảm gánh nặng cho người nộp thuế cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương, ngoài việc nâng mức giảm trừ gia cảnh và giảm số bậc thuế, luật thuế sửa đổi cần xem xét nâng phần thu nhập tính thuế ở các bậc.

“Bởi so sánh với các nước có thu nhập bình quân đầu người tương đương Việt Nam và cùng áp mức thuế suất cao nhất là 35%, ngưỡng thu nhập chịu thuế ở mức thuế suất 35% tại Việt Nam là tương đối thấp. Philippines, Indonesia có mức thuế suất cao nhất cũng là 35% nhưng Indonesia áp dụng với mức thu nhập 5 tỉ rupiah/năm (khoảng 667 triệu đồng/tháng), còn Philippines là 8 triệu peso/năm (khoảng 288 triệu đồng/tháng).

“Trong khi đó ở Việt Nam, phần thu nhập tính thuế chịu thuế suất 35% là trên 80 triệu đồng/tháng trở lên, được áp dụng suốt từ 15 năm nay”, bà Huyền Nguyễn nói và cho biết theo thông tin từ Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân của Việt Nam năm 2009 đạt khoảng 1.120 USD. Đến năm 2023, thu nhập bình quân của Việt Nam đạt khoảng 4.346 USD. Như vậy, từ năm 2009-2023, thu nhập bình quân của Việt Nam đã tăng hơn 3,73 lần.

Thu nhập bình quân tăng lên, số lượng người nộp thuế cũng như số thuế thu nhập cá nhân tăng nhanh đáng kể. Bằng chứng là số thu thuế thu nhập cá nhân tăng rất nhanh. Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2011 đạt 38.469 tỉ đồng, đến năm 2024 tăng lên 189.000 tỉ đồng.

Do đó, trong góp ý cho biểu thuế lũy tiến từng phần để sửa luật này, Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên đề nghị giảm thuế suất đối với nhóm đối tượng nộp thuế ở ba bậc đầu tiên nhằm giảm gánh nặng cho người nộp thuế. Vì thực tế những người nộp thuế ở bậc thuế 1, 2 và 3 có thu nhập chỉ ở mức đủ để trang trải cuộc sống nhưng thời gian qua vẫn phải gánh thêm khoản thuế thu nhập cá nhân.

Sửa thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Bộ Tài chính cần lắng nghe nhiều hơn - Ảnh 3.

Nguồn: Bộ Tài chính – Dữ liệu: Lê Thanh – Đồ họa: TẤN ĐẠT

Không thể chờ đến 2027 mới điều chỉnh giảm trừ gia cảnh

Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều chuyên gia cho rằng việc dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế sẽ được Quốc hội thảo luận vào kỳ họp tháng 10-2025, thông qua vào kỳ họp tháng 5-2026, có thể áp dụng từ năm 2027 là quá lâu. Theo ông Nguyễn Ngọc Tú – chuyên gia về thuế, với lộ trình này từ nay đến 2027 người nộp thuế tiếp tục mòn mỏi chờ đợi.

Trong khi đó, từ năm 2020 đến hết năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng gần 16%. Và với mức tăng CPI dự kiến trong năm nay, khả năng CPI sẽ chạm ngưỡng 20% là hoàn toàn có thể xảy ra. “Do đó không thể để người nộp thuế chờ đợi thêm nữa. Bộ Tài chính nên sớm báo cáo Chính phủ để sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp”, ông Tú đề xuất.

Trong khi đó, dù đánh giá cao định hướng sửa đổi của Bộ Tài chính là sẽ cho phép cá nhân có thể được trừ một số chi phí thiết yếu như học hành, khám chữa bệnh… trước khi tính thuế thu nhập cá nhân, nhưng bà Huyền Nguyễn cho rằng mức giảm trừ gia cảnh nên được xem xét điều chỉnh hằng năm hoặc ít nhất 2-3 năm một lần theo mức tăng lương cơ sở.

“Ngoài ra cũng có thể xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo mức tăng lương tối thiểu vùng hoặc mức tăng CPI, thay vì đợi đến khi CPI tăng trên 20% như quy định hiện hành. Ví dụ mức tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1-7-2024 là 6%, mức tăng giảm trừ gia cảnh cũng sẽ là 6%”, bà Huyền Nguyễn gợi ý.

Luật sư Trần Xoa cũng cho rằng hai vấn đề mấu chốt trong điều chỉnh Luật Thuế thu nhập cá nhân với người làm công ăn lương là điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế lũy tiến từng phần. Theo ông Xoa, khi xây dựng Luật Thuế thu nhập cá nhân vào năm 2005-2006, tốc độ tăng CPI hằng năm lên đến hai con số. Do vậy nhiều ý kiến đề nghị quy định CPI tăng 20% sẽ tăng mức giảm trừ gia cảnh vì dự phòng là sau khoảng hai năm CPI sẽ đạt mức tăng như vậy.

Nhưng trên thực tế những năm vừa qua phải mất đến 5-6 năm thì CPI mới đạt mức tăng 20%, sau đó cần thêm 1-2 năm nữa cho các thủ tục đề xuất, điều chỉnh, do vậy mức giảm trừ gia cảnh đã lạc hậu ngay từ khi chưa áp dụng. Chưa kể rổ CPI gồm hơn 700 mặt hàng nhưng trong đó chỉ có 20 – 30 mặt hàng thiết yếu nên sẽ không phù hợp để áp dụng làm căn cứ nhằm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.

“Do vậy thay vì đưa ra một mức cố định thì nên nghiên cứu cách tính cũng như đưa ra căn cứ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh sao cho phù hợp, dễ thực hiện, tránh thiệt thòi cho người nộp thuế cũng như tránh rơi vào vết xe đổ hiện nay. Tương tự như vậy khi điều chỉnh biểu thuế lũy tiến từng phần”, ông Xoa kiến nghị.

Phải khấu trừ chi phí giáo dục, y tế, nhà ở…

Trong tờ trình đề nghị xây dựng Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế vừa được trình Chính phủ, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, đặc biệt cá nhân có thể được trừ một số chi phí đặc thù như học hành, khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, để giảm gánh nặng cho người nộp thuế, biểu thuế lũy tiến từng phần với thu nhập từ tiền công, tiền lương cũng sẽ được giảm xuống thấp hơn bảy bậc.

Góp ý cho luật này có tới 16 bộ và địa phương đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh do mức 11 triệu đồng/tháng và 4,4 triệu đồng/tháng đối với người nộp thuế và người phụ thuộc không còn phù hợp. Trong khi đó, Hà Tĩnh đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 18 triệu đồng/tháng đối với người nộp thuế và 8 triệu đồng/tháng với người phụ thuộc. Bộ Quốc phòng cũng đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh tương ứng với mức tăng của lương cơ sở theo hằng năm. Ngoài ra các địa phương cũng kiến nghị mức giảm trừ gia cảnh cần căn cứ vào lương tối thiểu vùng để đảm bảo phù hợp với điều kiện sinh hoạt thực tiễn theo từng vùng, miền trong cả nước. Theo đó lương tối thiểu chia làm bốn vùng, sẽ tương ứng với bốn mức giảm trừ gia cảnh.

Nhiều địa phương cũng đề nghị bổ sung các khoản giảm trừ đặc thù như chi phí giáo dục, y tế, nhà ở trước khi tính thuế…

Bà Huyền Nguyễn (phó tổng giám đốc Công ty CP tư vấn EY Việt Nam):

Nên giảm thuế thu nhập cá nhân ngay cho người nộp ở bậc 1

Trong lúc chờ sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế, để người nộp thuế bớt thiệt thòi Chính phủ nên trình Quốc hội giảm thuế cho người nộp thuế ở bậc 1.

Như năm 2009, nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành nghị quyết về miễn thuế thu nhập cá nhân sáu tháng đầu năm 2009 đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công, từ nhận thừa kế, từ nhận quà tặng…

Sang năm 2011, kinh tế có nhiều thách thức, đời sống người nộp thuế gặp nhiều khó khăn, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội cho miễn thuế thu nhập cá nhân năm tháng cuối năm 2011 đối với cá nhân, hộ kinh doanh có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1.

Trải qua hai năm dịch COVID-19 bùng phát, sau đó giai đoạn hậu COVID-19 từ 2023 đến nay, thu nhập của người lao động sụt giảm trong khi chi phí cho các nhu cầu thiết yếu lại tăng. Vì thế Quốc hội có thể cân nhắc ban hành chính sách hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với người nộp thuế thu nhập cá nhân.



Nguồn: https://tuoitre.vn/sua-thue-thu-nhap-ca-nhan-bo-tai-chinh-can-lang-nghe-nhieu-hon-20250211075724534.htm

Cùng chủ đề

Kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân lên 18 triệu đồng/tháng

(NLĐO ) - Hàng loạt bộ, ngành, địa phương cùng kiến nghị Bộ Tài chính nâng mức giảm trừ gia cảnh ...

Giảm trừ gia cảnh theo lương tối thiểu vùng, mức nào phù hợp?

Mức giảm trừ gia cảnh không thể đồng nhất một con số như hiện nay mà cần phải theo khu vực, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của địa phương, khu vực đó. Nhưng căn cứ cơ sở nào để tính toán con số phù hợp? ...

Các địa phương đề xuất tăng mạnh mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân

ANTD.VN - Nhiều bộ, tỉnh, thành phố cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh nộp thuế thu nhập cá nhân cần thiết tăng lên, trong đó, mức cao nhất được kiến nghị lên tới 18 triệu đồng một tháng. Hiện giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế là 11 triệu đồng và giảm trừ mỗi người phụ thuộc 4,4 triệu, được áp dụng từ tháng 7/2020. Cá nhân được trừ các khoản bảo hiểm, giảm trừ...

Bộ Tài chính tính giảm bậc thuế để bớt gánh nặng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân

Trong tờ trình đề nghị sửa toàn diện luật thuế thu nhập cá nhân, Bộ Tài chính kiến nghị giảm bậc thuế và nới khoảng cách giữa các bậc trong biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương. ...

Thông tin mới về nâng mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân

Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ cho phép nghiên cứu điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh, bổ sung các khoản giảm trừ đặc thù, góp phần giảm gánh nặng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Loạt kiến nghị từ các bộ, ngành, địa phương Trong quá trình xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính đã nhận được nhiều ý kiến từ các bộ, ngành, địa phương đề xuất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tự mở cơ hội từ mỗi lần giao lưu quốc tế

Nguyễn Hoàng Phi sinh năm 2002, vừa tốt nghiệp xuất sắc ngành quan hệ quốc tế Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM. Anh bạn gen Z này có mặt trong nhiều hoạt động giao lưu quốc tế, gần nhất là trở về...

Việt Nam sắp có 3 trung tâm xạ trị proton điều trị ung thư, sẽ được bảo hiểm y tế chi trả

Bộ Y tế giao các đơn vị triển khai đề án xây dựng trung tâm xạ trị proton ở 3 bệnh viện lớn tại 3 khu vực Bắc - Trung - Nam là Bệnh viện K, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế. ...

Được ‘công an’ tư vấn cài đặt giấy phép lái xe, mất gần chục triệu

Nhiều người dân nhận được cuộc gọi từ người xưng công an hướng dẫn cài đặt tích hợp 12 điểm giấy phép lái xe vào dịch vụ công. Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, đầu tháng 1-2025 chị...

Tỉ lệ công dân trình độ đại học, đảng viên tình nguyện nhập ngũ công an tăng cao

Đại tá Nguyễn Quốc Toản, chánh văn phòng Bộ Công an, cho biết năm 2025 tỉ lệ công dân có trình độ đại học, cao đẳng, đảng viên đăng ký thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân tăng cao so với các năm trước. ...

Bộ GD-ĐT nói gì trước phản hồi trái chiều về quy định dạy thêm?

Còn vài ngày nữa thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm có hiệu lực trong khi nhiều thầy, cô và phụ huynh vẫn ngổn ngang tâm tư. Về trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đề nghị...

Bài đọc nhiều

Giá vàng tăng 1,03% trong tháng 1-2025

ANTD.VN -  Chỉ riêng tháng 1-2025, chỉ số giá vàng đã tăng 1,03% so với tháng 12-2024. Theo Tổng cục Thống kê, giá vàng trong nước tăng theo giá thế giới và nhu cầu mua của người dân vẫn cao. Giá vàng trong nước tăng mạnh trong các tháng đầu năm Giá vàng...

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 vọt tăng, thiết lập mức cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 đầu phiên giao dịch tại Mỹ tiếp tục tăng, trên mốc 2.800 USD/ounce, trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn gia tăng. Kết phiên 31/1, giá vàng miếng tại SJC niêm yết ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Doji công bố giá vàng miếng ở mức 86,9-88,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 86,3-88 triệu đồng/lượng (mua -...

Doanh nghiệp FDI chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ

Báo cáo “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành gỗ Việt Nam: Thực trạng và xu hướng phát triển giai đoạn 2020 tới 9 tháng năm 2023” vừa được Tổ chức Forest Trends phối hợp với các hiệp hội gỗ công bố cho hay, nhóm doanh nghiệp FDI đóng góp vai trò quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ khi giá trị xuất khẩu của khối này hàng năm luôn...

Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025 khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các cải cách quan trọng, tăng hiệu quả chi tiêu công, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược của đất nước trong năm 2025 và những năm tiếp theo. ...

Các quỹ đầu tư cổ phiếu tại Việt Nam làm ăn thế nào trong năm 2024?

Theo cập nhật của FiinGroup, trong năm 2024, các quỹ đầu tư cổ phiếu đã ghi nhận hiệu suất vượt trội nhờ lợi nhuận tích cực trong giai đoạn nửa đầu năm. Các quỹ đầu tư cổ phiếu tại Việt Nam làm ăn thế nào trong năm 2024?Theo cập nhật của FiinGroup, trong năm 2024, các quỹ đầu tư cổ phiếu đã ghi nhận hiệu suất vượt trội nhờ lợi nhuận tích cực trong giai đoạn nửa đầu năm....

Cùng chuyên mục

Được ‘công an’ tư vấn cài đặt giấy phép lái xe, mất gần chục triệu

Nhiều người dân nhận được cuộc gọi từ người xưng công an hướng dẫn cài đặt tích hợp 12 điểm giấy phép lái xe vào dịch vụ công. Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, đầu tháng 1-2025 chị...

Không chỉ vàng, giá USD cũng tăng chóng mặt

(NLĐO) – Ngày 11-2, giá USD ở các ngân hàng thương mại được mua vào 25.310 đồng, bán ra 25.710 đồng, tăng tới 110 đồng/USD so với cuối ngày hôm trước ...

Dồn lực cho nhịp đi 8 + 2

Năm 2024, tăng trưởng GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của TP.HCM là 7,17%. Năm 2025, Chính phủ có nghị quyết giao TP.HCM thực hiện tăng trưởng 8,5%. TP.HCM có mục tiêu phấn đấu là 10% để tạo đà cho các năm tiếp...

Gọi tên tứ mã cổ phiếu ngành dược

Bốn mã cổ phiếu ngành dược phẩm vốn có tính phòng thủ cao đã chuyển thế tấn công với đà tăng giá cổ phiếu mạnh mẽ - đều đang có câu chuyện liên quan đến bán vốn cho đối tác chiến lược và/hoặc thoái vốn nhà nước. Bốn mã cổ phiếu ngành dược phẩm vốn có tính phòng thủ cao đã chuyển thế tấn công với đà tăng giá cổ phiếu mạnh mẽ - đều đang có câu chuyện liên...

Căng thẳng thương mại toàn cầu: Doanh nghiệp Việt Nam cần thích ứng linh hoạt

ANTD.VN -  Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SB LAW, cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần có cả giải pháp ngắn hạn và dài hạn để ứng phó với căng thẳng thương mại toàn cầu, song dù chọn giải pháp nào, cũng cần nhất là tính linh hoạt. Doanh nghiệp xuất khẩu Việt...

Mới nhất

Động thái mới vụ việc “hơn 150 học sinh chưa đến trường sau Tết” ở Quảng Bình

(NLĐO) - Chính quyền thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình cam kết giữ nguyên hiện trạng điểm trường lẻ Tân Mỹ và quy hoạch khu vực...

Hình ảnh độc lạ rước 17 “ông lợn”, mỗi ông nặng hàng trăm kg ở Hà Nội

Tối 13 tháng Giêng, những "ông lợn" nặng hàng trăm kg được dân làng La Phù rước tới đình làng tế Thành hoàng làng trong dịp lễ đầu năm. ...

Cơ hội nào xuất khẩu nhôm, thép khi Hoa Kỳ áp thuế 25%?

Nếu Hoa Kỳ áp dụng bổ sung thuế 25% với toàn bộ sản phẩm nhôm, thép nhập khẩu từ các nước, nhôm, thép Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội tiếp tục xuất khẩu. Tác động mạnh đến thương mại toàn cầu Theo số liệu thống kê, năm 2024, tổng kim ngạch xuất...

Giá heo hơi tăng cao vẫn nằm trong quy luật thị trường

Giá heo hơi đang tăng cao hơn so với thời điểm trước Tết Nguyên đán nhưng vẫn nằm trong quy luật của thị trường. Những ngày sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ, giá heo hơi có thời điểm tăng lên mức 75.000 đồng/kg, mức cao nhất kể từ năm 2023. Mức giá này cũng tăng gần...

Mới nhất