Trang chủPolitical ActivitiesSửa Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và...

Sửa Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ để phù hợp thực tiễn

Chiều 20/5/2024, Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã trình bày trước Quốc hội Tờ trình về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).
 
Trong 5 năm vận động giao nộp 99.689 khẩu súng và nhiều bom, mìn, lựu đạn, thuốc nổ
 
Theo Bộ trưởng Tô Lâm, qua 5 năm tổ chức triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân và Công an các đơn vị, địa phương đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trong đó, công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang và các lực lượng khác.
 

Bộ trưởng Tô Lâm trình bày Tờ trình về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).

“Trong 5 năm, toàn quốc đã vận động nhân dân giao nộp 99.689 khẩu súng các loại và nhiều bom, mìn, lựu đạn, thuốc nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ khác. Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương đấu tranh quyết liệt, hiệu quả đối với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; trong 5 năm, toàn quốc đã phát hiện 34.109 vụ, bắt giữ 56.027 đối tượng, thu 4.975 khẩu súng các loại” – Bộ trưởng Tô Lâm thông tin.

 
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai, thực hiện Luật đã phát sinh một số bất cập, hạn chế, vướng mắc. Khái niệm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 đã bộc lộ hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước và đấu tranh phòng, chống tội phạm.
 
Tội phạm sử dụng vũ khí tự chế, thô sơ diễn biến phức tạp nhưng khó xử lý
 
Thực tế trong 5 năm, toàn quốc đã phát hiện 28.715 vụ, bắt giữ 48.987 đối tượng sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, các loại dao và phương tiện tương tự dao gây án, trong đó: Tội phạm sử dụng súng tự chế, vũ khí thô sơ, dao và phương tiện tương tự dao làm công cụ, phương tiện gây án chiếm tỷ lệ rất cao, phát hiện 27.161 vụ, bắt giữ 46.693 đối tượng (chiếm 94,5% tổng số vụ, 92,8% tổng số đối tượng). Như vậy, tội phạm sử dụng súng tự chế, vũ khí thô sơ, dao và phương tiện tương tự dao gây án đang diễn biến rất phức tạp.
 
Riêng đối tượng sử dụng dao và phương tiện tương tự dao gây án chiếm tỷ lệ cao, phát hiện 16.841 vụ, bắt giữ 26.472 đối tượng (chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng), nhiều vụ đối tượng sử dụng dao sắc, dao nhọn, dao sắc nhọn có tính sát thương rất cao, gây án với tính chất rất manh động, tàn ác, dã man gây bức xúc dư luận xã hội, hoang mang, lo lắng trong nhân dân.
 
“Thực tế điều tra các vụ án cho thấy, chỉ xử lý hình sự được khi có đủ căn cứ kết luận đối tượng phạm tội về các tội danh khác như: Giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích…, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ không quy định dao là vũ khí” – Bộ trưởng Tô Lâm lý giải.
 

Các đồng chí lãnh đạo, đại biểu tham dự phiên họp.
Bên cạnh đó, đối tượng sử dụng trái phép súng tự chế chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với đối tượng sử dụng trái phép súng quân dụng (1.783/333 vụ, 2.589/546 đối tượng), các loại vũ khí này khi đối tượng sử dụng gây án, gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nguy hiểm như vũ khí quân dụng nhưng theo quy định của luật thì súng tự chế không nằm trong danh mục vũ khí quân dụng, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác để thi hành công vụ và nghiêm cấm chế tạo, sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng các loại vũ khí này.
 
Do đó, các đối tượng đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để chế tạo, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại súng tự chế, dao và công cụ, phương tiện tương tự vũ khí thô sơ nếu không kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự, vì vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định về khái niệm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để bảo đảm phù hợp với thực tiễn.
 
Cải cách thủ tục hành chính, tận dụng nguồn lực nước ngoài
 
Cũng theo Bộ trưởng Tô Lâm, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đang có 30 điều quy định về thủ tục cấp các loại giấy phép, giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, trong đó, yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp phép kèm theo rất nhiều các loại giấy tờ. Do đó, để thực hiện cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân thì cần thiết phải cắt giảm các loại giấy tờ không cần thiết và thực hiện tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của các bộ, ngành.
 

Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới trình bày báo cáo thẩm tra.
 Thực tế hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân của các nước cho, tặng, viện trợ vũ khí, công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức trong nước để nghiên cứu, sản xuất hoặc trang bị cho các đối tượng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tại Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định nghiêm cấm việc trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
 
“Vì vậy, để tận dụng nguồn lực từ nước ngoài hỗ trợ Việt Nam trong nghiên cứu, sản xuất, trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ thì cần thiết phải bổ sung quy định cho phép cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước được tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài cho, tặng, viện trợ”, Bộ trưởng Tô Lâm phân tích.
 
Thêm vào đó, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ có thời hạn 5 năm, sau khi hết thời hạn được cấp đổi; một số loại công cụ hỗ trợ cấp giấy xác nhận đăng ký và không có thời hạn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ không có sự thay đổi về nhãn hiệu, ký hiệu, số hiệu; hằng năm cơ quan quản lý, cấp phép đã tiến hành kiểm tra, trong khi đó, việc cấp đổi giấy phép sử dụng phát sinh nhiều chi phí.
 
“Bên cạnh đó, giấy phép sử dụng và giấy xác nhận đều là giấy phép cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, cần thiết sửa đổi, bổ sung quy định về cấp giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo hướng không quy định thời hạn và chuyển việc cấp giấy xác nhận đăng ký sang cấp giấy phép sử dụng”, Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ. Đồng thời, một số quy định về nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các nội dung nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và người dân.
 

Quang cảnh hội trường.
 
Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) gồm 8 chương, 74 điều, trong đó quy định về quản lý, sử dụng vũ khí; quản lý, sử dụng vật liệu nổ; quản lý, sử dụng tiền chất thuốc nổ; quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ; quy định về tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; về quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ…
 

Tạo hành lang pháp lý vững chắc phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về lĩnh vực này
 
Qua thẩm tra, đa số ý kiến thành viên Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) nhất trí sự cần thiết sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tăng cường công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các giấy tờ không cần thiết nhằm bảo đảm phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và người dân; tạo hành lang pháp lý vững chắc trong công tác quản lý nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về lĩnh vực này; đồng thời khắc phục những bất cập, hạn chế, vướng mắc trong quá trình thi hành, áp dụng luật thời gian qua.
 
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo rà soát 4 nhóm chính sách quy định về khái niệm; quản lý hoạt động kinh doanh, xuất, nhập khẩu các loại dao và công cụ hỗ trợ khác có tính sát thương cao; cho phép tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cho, tặng, viện trợ vũ khí, công cụ hỗ trợ cho Việt Nam; khai báo vũ khí thô sơ là dao có tính sát thương cao để bảo đảm tính khả thi của các chính sách…
 
Về đối tượng, điều kiện, thẩm quyền, thủ tục tiếp nhận và quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cho, tặng, viện trợ (Điều 16), đa số ý kiến thành viên UBQPAN cơ bản nhất trí bổ sung quy định cho phép cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước được tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài cho, tặng, viện trợ nhằm tận dụng nguồn lực trong nghiên cứu, sản xuất, trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.
 
“Có ý kiến đề nghị quy định tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ cần được giới hạn trong phạm vi ưu tiên tiếp nhận các vũ khí, công cụ hiện đại, được ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới; đồng thời quy định hạn chế hoặc cấm tiếp nhận các loại vũ khí thô sơ; ý kiến khác đề nghị quy định theo hướng giao Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt việc tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ trên cơ sở đề nghị của các cơ quan chức năng; đồng thời chỉnh lý về trình tự, thủ tục tiếp nhận, bảo đảm chặt chẽ ngay tại dự thảo luật” – Chủ nhiệm UBQPAN Lê Tấn Tới cho biết.

 

Quỳnh Vinh – Lê Hoà – Cổng TTĐT Bộ Công an

Nguồn: https://bocongan.gov.vn/tin-hoat-dong-cua-bo/sua-luat-quan-ly-su-dung-vu-khi-vat-lieu-no-va-cong-cu-ho-tro-de-phu-hop-thuc-tien-t39098.html

Cùng chủ đề

Đại diện chủ sở hữu 18 tập đoàn, tổng công ty nhà nước được chuyển giao về Bộ Tài chính

(NLĐO)- Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với 18 tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ được chuyển giao về Bộ Tài chính ...

Đề nghị Bộ Công an hướng dẫn triển khai đề án sắp xếp công an cấp huyện

(Dân trí) - Bộ Công an được yêu cầu chủ động hướng dẫn công an cấp tỉnh triển khai Đề án sắp xếp công an cấp huyện và hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công an cấp tỉnh. Ngày 23/1, thay mặt Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Chính phủ (Ban Chỉ đạo), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, ủy viên Ban Chỉ đạo, đã có công văn...

[Ảnh] Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc Tết Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

NDO - Nhân dịp đón Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025, chiều 22/1, Chủ tịch nước Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân đã thăm và chúc Tết Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an). NDO - Nhân dịp đón Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025, chiều 22/1, Chủ tịch nước Lương Cường,...

Phó Giám đốc Công an TP Cần Thơ làm Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng

(NLĐO) - Tân Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng năm nay 52 tuổi, quê quán quận Bình Thủy, TP Cần Thơ ...

Tân giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng là ai?

Đại tá Trần Văn Dương, Phó giám đốc Công an TP Cần thơ được Bộ Công an điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM – 80 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU, CHIẾN THẮNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an trân trọng giới thiệu Đề cương tuyên truyền kỷ niệm nhằm tôn vinh truyền thống vẻ vang của lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam.   I. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - 80 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU, CHIẾN THẮNG VÀ...

Bộ Công an – Bộ Quốc phòng gặp mặt nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), chiều 17/12/2024, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an tổ chức buổi gặp mặt chúc mừng Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương; Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính...

Trao Quyết định của Chủ tịch nước đối với 03 sĩ quan Công an nhân dân đi thực hiện nhiệm vụ Gìn giữ hoà...

Ngày 19/6/2024, tại Hà Nội, thừa uỷ quyền của Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Bộ Công an tổ chức Lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước về việc cử sĩ quan tham gia hoạt động GGHB LHQ đối với 03 sĩ quan CAND đi thực hiện nhiệm vụ GGHB tại Phái bộ UNMISS năm 2024. Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung...

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong tình hình mới

Trình bày Tờ trình tại phiên họp, Bộ trưởng Lương Tam Quang cho biết, việc ban hành luật nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, quản lý đối với công tác PCCC&CNCH đã được xác định trong các văn bản quan trọng như: Chỉ thị số 47 ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC; Kết...

Bài đọc nhiều

01:45:08

Ngắm hổ mang chúa dài 38m ôm đá quý, linh vật xuân Ất Tỵ 2025 của Phú Yên

(VTC News) - Đường hoa xuân cùng linh vật chào xuân Ất Tỵ 2025 của TP Tuy Hòa vừa lộ diện khiến người dân, du khách và dân cư mạng trầm trồ. Video cụm linh vật Rắn ở Phú Yên khiến dân mạng trầm trồ Đường hoa Xuân Ất Tỵ 2025 tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) vừa được khai mạc vào tối 19/1 với linh vật tết mang tên Kim Tỵ Phú Quý - Hổ mang chúa khiến người dân và...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Việt Nam – Thái Lan nỗ lực hướng tới nâng cấp quan hệ

Trên cơ sở quan hệ gắn bó và những thành tựu hợp tác đã đạt được giữa Việt Nam - Thái Lan, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng hai bên cần nỗ lực hướng tới nâng cấp quan hệ trong thời gian tới. Ngày 7.12, tại tòa nhà Quốc hội Thái Lan đã diễn ra lễ đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, với sự chủ...
06:08:18

CNN lan tỏa vẻ đẹp bất tận của du lịch Việt Nam ra thế giới

Video dài 30 giây trên kênh truyền hình và các nền tảng kỹ thuật số của CNN đã đưa công chúng quốc tế bước vào hành trình khám phá vẻ đẹp bất tận của Việt Nam đầy kỳ thú. Từ những giá trị văn hóa đặc sắc đến các bãi biển hoang sơ, kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ và cuộc sống thường nhật đầy màu sắc... tất cả cùng hòa quyện, tạo nên bức tranh sống động về du...

Đèn lồng khổng lồ 70m làm khách Nhật bất ngờ: Người Việt quá sáng tạo!

(Dân trí) - Có mặt tại lễ hội đèn lồng quốc tế ở Việt Nam, anh Harashima người Nhật cho biết rất bất ngờ khi thấy nhiều tác phẩm được thiết kế hoành tráng. Đặc biệt, anh ấn tượng với nhiều đèn lồng đội Việt Nam. Từ 18/1 đến 16/3, lễ hội đèn lồng quốc tế với quy mô lớn nhất Việt Nam được tổ chức với chủ đề "Ánh sáng phương Đông" tại huyện Văn Giang, Hưng Yên. Đây là sự kiện văn...

Cùng chuyên mục

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc tiếp Giám đốc Quốc gia Việt Nam Viện Tony Blair

(MPI) - Ngày 23/01/2025, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc đã có buổi tiếp ông Richard McClellan, Giám đốc Quốc gia Viện Tony Blair (TBI) nhằm trao đổi, thảo luận về việc xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam. Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc và ông Richard McClellan, Giám đốc Quốc...

Đà Lạt nhiều chương trình hấp dẫn thu hút du khách Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Nhằm thu hút du khách dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) sẽ tổ chức nhiều chương trình, hoạt động văn hoá, văn nghệ hấp dẫn. Theo UBND TP...

Đưa ra các giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực, tranh thủ được cơ hội, phát huy tối đa...

(MPI) - Phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc chiều 23/01/2025, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung thảo luận cho ý kiến về các giải pháp để tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực, tranh thủ được cơ hội, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế, các "dư địa" để phát triển nhanh và bền vững...

Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ đề nghị hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh...

Ngày 23/01/2025, Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ (Ban Chỉ đạo) ban hành Văn bản số 35/CV-BCĐTKNQ18 gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. ...

Vào vụ Tết, làng nghề bánh tráng hơn 200 năm liên tục cháy hàng

Cần Thơ - Sản xuất hàng nghìn chiếc bánh tráng mỗi ngày, các hộ dân tại làng nghề Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) vẫn không đủ đáp ứng cho thị trường Tết. Ghé thăm làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) những ngày cận Tết, chúng tôi có dịp cảm nhận được sự hối hả của bà con nơi đây. Từ sáng sớm, những chiếc lò đã nghi ngút khói để cho ra những chiếc...

Mới nhất

Cả nước hiện có gần 1.500 tàu biển

Tin từ Cục Hàng hải VN, tính đến tháng 12/2024, tổng số tàu biển, phương tiện đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam là 1.490. ...

Vẻ tươi xinh của hoa hậu 19 tuổi Trà Giang

Dương Trà Giang, 19 tuổi - tân Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024 - gây chú ý với nhan sắc trong trẻo, vẻ ngoài nhẹ nhàng hơn một tháng sau đăng quang. Sau đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024, người đẹp Dương Trà Giang nhận được sự chú ý của khán giả và tham gia nhiều...

Đâu là thị trường xuất khẩu chính của hàng thuỷ sản?

Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD. Vậy đâu là thị trường mục tiêu và tiềm năng của thuỷ sản năm 2025? Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường lớn Theo bà Lê Hằng, Hiệp hội Chế...

Tích cực hợp tác ASEAN về cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng

Thời gian qua, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tích cực tham gia triển khai các hoạt động hợp tác của ASEAN về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. Theo lãnh đạo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), với vai trò là cơ quan thành viên Nhóm Chuyên gia Cạnh...

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, trong nước bình ổn

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 25/1. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 25/1/2025 bình ổn và neo ở mức khá...

Mới nhất