Trang chủNewsNhân quyềnSự phát triển của pháp luật Việt Nam trong phòng, chống mua...

Sự phát triển của pháp luật Việt Nam trong phòng, chống mua bán người


Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ và trẻ em, song tình hình tội phạm mua bán người vẫn diễn biến phức tạp.

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán người ở Việt Nam vẫn diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng về số vụ, tính chất nghiêm trọng với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ và trẻ em, song tình hình tội phạm mua bán người vẫn diễn biến phức tạp.

Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tạo dựng một khung pháp lý quan trọng dần hoàn thiện làm cơ sở cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.

Pháp luật Việt Nam về phòng, chống mua bán người

Nỗ lực nổi bật nhất của Việt Nam là việc ban hành các chính sách, pháp luật liên quan đến phòng, chống mua bán người.

Hiện nay, các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống mua bán người được ghi nhận trong nhiều văn bản khác nhau như: Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, Luật Trẻ em năm 2016, Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật khác.

Cùng với đó, Việt Nam đã triển khai Chương trình phòng, chống mua bán người của Chính phủ (Chương trình 130/CP) với 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện, lồng ghép với việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

Một loạt các văn bản dưới luật cũng đã được ban hành nhằm trừng trị nghiêm khắc tội phạm mua bán người, đồng thời có các giải pháp hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân. Những văn bản này phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đồng thời cũng phù hợp với các thỏa thuận và công ước mà Việt Nam đã ký kết.

Về ngăn chặn mua bán người trong lĩnh vực việc làm và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cùng với việc ban hành Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 (Luật số 69), sau đó, một loạt văn bản hướng dẫn thi hành đã được ban hành. Nghị định số 112/NĐ-CP ngày 10/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật số 69, quy định doanh nghiệp dịch vụ bị thu hồi giấy phép nếu lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động.

Các hành vi lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để bóc lột, cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt nghiêm theo quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người còn có một số văn bản quan trọng khác như:

Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, trong đó giao Bộ Công an chủ trì, xây dựng, triển khai và báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống mua bán người.

Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025” (Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 1/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ) nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật.

Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 782/QĐ-TTg ngày 27/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ), trong nhiều nhiệm vụ, giải pháp có giải pháp phòng, chống tội phạm mua bán trẻ em vì mục đích bóc lột sức lao động.

Kể từ khi tham gia Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ACTIP), Việt Nam đã tích cực nội luật hoá các quy định của ACTIP thông qua việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành.

Một là, hình sự hoá tội mua bán người, quy định tại BLHS năm 1999. Tuy nhiên, để phù hợp với ACTIP và các điều ước quốc tế về phòng, chống mua bán người mà Việt Nam là thành viên, BLHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung đối với tội mua bán người, theo đó quy định nhóm tội mua bán người thành 05 tội danh riêng biệt.

Những quy định về mức hình phạt BLHS năm 2015 cao hơn BLHS năm 1999, với những tình tiết định khung tăng nặng bổ sung thêm, phù hợp với quy định của ACTIP. Điều đó thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc đấu tranh với loại tội phạm này.

Hai là, phòng ngừa tội phạm. Các văn bản pháp luật hiện hành quy định tương đối cụ thể về các biện pháp thực hiện, trong đó có biện pháp thông tin, tuyên truyền, giáo dục về các phương thức, thủ đoạn mới, địa bàn trọng điểm của tội buôn bán người; tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin, thiết lập đường dây nóng giữa các cơ quan thực thi pháp luật của các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ; thống nhất với các nước có chung đường biên giới về cơ chế phối hợp trong việc trao đổi thông tin về tội phạm mua bán người, hồi hương đối với nạn nhân của tội phạm mua bán người…

Ba là, bảo vệ và hồi hương nạn nhân. Theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, Việt Nam tạo điều kiện để các cơ quan chức năng của Việt Nam hợp tác với các cơ quan nước ngoài trong việc giải cứu, bảo vệ nạn nhân.

Đối với hồi hương nạn nhân, Việt Nam tạo điều kiện để nạn nhân là người nước ngoài được trở về quốc gia nơi mà họ mang quốc tịch hoặc nơi thường trú cuối cùng. Các biện pháp áp dụng trong quá trình hồi hương nạn nhân phải dựa trên quy định pháp luật và thoả thuận giữa Việt Nam với các nước, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

Bốn là, hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người được tăng cường, qua đó góp phần kiềm chế tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế – xã hội. Việc thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người dựa trên điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự, trong đó bao gồm tội phạm mua bán người, Việt Nam đã tham gia Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự ASEAN năm 2004 và ban hành Luật tương trợ tư pháp năm 2007.

Sự phát triển của pháp luật Việt Nam về phòng, chống mua bán người

Mặc dù đã xây dựng và ban hành được khung pháp lý cơ bản để phòng chống tình trạng mua bán người, tuy nhiên so với tình hình thực tiễn, vẫn cần phải rà soát, bổ sung hệ thống pháp luật đồng bộ hơn.

Việt Nam đã phê chuẩn ACTIP vào ngày 13/12/2016, chính thức có hiệu lực từ ngày 8/3/2017. Khẳng định cam kết khu vực của Việt Nam trong hợp tác phòng, chống mua bán người, Việt Nam đã tích cực nội luật hoá các quy định của ACTIP và đến nay, về cơ bản pháp luật Việt Nam về phòng chống mua bán người đã tương thích với quy định của ACTIP.

Các quy định pháp luật về phòng chống mua bán người đã khắc phục được nhiều tồn tại, hạn chế cũng như khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm chưa tương thích cần phải sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam với các nước thành viên ASEAN về phòng, chống mua bán người:

Thứ nhất, quy định tại cấu thành tội phạm của BLHS năm 2015 hẹp hơn so với Công ước ACTIP cũng như các điều ước quốc tế khác. Trong khi quy định của ACTIP ghi nhận các hành vi cấu thành tội buôn người như hành vi chuyển giao, tiếp nhận, tuyển dụng, vận chuyển, chứa chấp là độc lập với nhau. Khi thực hiện bất kỳ hành vi nào trong số đó có mục đích như Công ước quy định thì sẽ cấu thành tội buôn bán người.

BLHS quy định hành vi tuyển mộ, vận chuyển hoặc chứa chấp người để nhằm mục đích chuyển giao hoặc tiếp nhận người mới được coi là hành vi mua bán người; còn trường hợp thực hiện hành vi tuyển mộ, vận chuyển hoặc chứa chấp người nhằm mục đích bóc lột lại không được coi là hành vi mua bán người. Điều này vô tình làm hẹp đi phạm vi tội phạm theo quy định tại Công ước.

Do đó, cần mở rộng phạm vi xử lý hình sự về tội mua bán người và tội mua bán người dưới 16 tuổi đối với hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người nhằm mục đích bóc lột tình dục, bóc lột sức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

TIN LIÊN QUAN
Những chiêu trò ‘săn mồi’ của tội phạm mua bán người

Thứ hai, các quy định của pháp luật Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn tương thích, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là quy định về độ tuổi nạn nhân bị mua bán là trẻ em tại Điều 151 BLHS năm 2015 là những người dưới 16 tuổi, trong khi pháp luật quốc tế quy định độ tuổi nạn nhân bị mua bán là trẻ em phải là những người dưới 18 tuổi.

Như vậy, BLHS đang có chính sách xử lý tội mua bán người từ 16 đến dưới 18 tuổi tại Điều 150 “Tội mua bán người”. Trong khi đó, việc mua bán người dưới 18 tuổi theo các thông lệ quốc tế cũng như các điều ước quốc tế là mua bán trẻ em và có chế tài xử lý nặng nhằm bảo vệ quyền lợi tốt nhất đối với đối tượng này.

Do vậy, cần thiết phải nâng độ tuổi nạn nhân bị mua bán tại Điều 151 là người dưới 18 tuổi thay vì quy định là người dưới 16 tuổi và sửa tên tội danh cho phù hợp.

Thứ ba, trách nhiệm hình sự giữa tội mua bán người, tội mua bán người dưới 16 tuổi với một số tội phạm khác trong Bộ luật hình sự chưa được phân hoá rõ ràng. Khoản 1 điều 150 và khoản 1 điều 151 BLHS năm 2015 thì người thực hiện hành vi mua bán người vì nhiều mục đích khác nhau, trong đó có các mục đích “để bóc lột tình dục”, “để cưỡng bức lao động” hoặc “để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân”.

Đối với hai mục đích “để bóc lột tình dục” và “để cưỡng bức lao động” thì cả hai điều luật này lại không tiếp tục quy định là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự là “đã bóc lột tình dục” hoặc “đã cưỡng bức lao động” nếu việc bóc lột tình dục hoặc cưỡng bức lao động đã được thực hiện trên thực tế…

Nỗ lực cũng như cam kết của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người thời gian qua đã được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Đặc biệt, những nhiệm vụ, giải pháp được đề ra trong Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 được đánh giá là mang tính đột phá, toàn diện đã chứng tỏ quyết tâm của Việt Nam giải quyết vấn đề này thông qua hợp tác quốc tế đa phương. Các hiệp định song phương mà Việt Nam đã ký kết là những công cụ pháp lý quan trọng phục vụ cho việc ngăn ngừa, phát hiện, điều tra, truy tố và trừng trị những kẻ mua bán người.

Ngoài ra, Việt Nam thường xuyên trao đổi về chủ trương, nỗ lực, thành tựu trong phòng chống mua bán người trong các phiên Đối thoại nhân quyền với Mỹ, EU, Australia cũng như các buổi tiếp xúc, làm việc với đối tác nước ngoài, đồng thời tích cực triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm ngăn chặn và đấu tranh hiệu quả với tội phạm mua bán người.

Một khung pháp lý hiệu quả và sự hợp tác, liên kết phòng chống nạn mua bán người hiện nay là biện pháp hiệu quả và cấp thiết, do đó cơ chế hợp tác tạo nên nền móng quan trọng trong công tác phòng, chống tội phạm mua bán người.


Tài liệu tham khảo

1. Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em

2. Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989.

3. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015.

4. Vũ Ngọc Dương (2019), Tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em theo Công ước ACTIP và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam, Luật sư Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Số 1+2, tr.37-41.

5. Vĩnh Hoàng, Hoàng Giang (2021), Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người, xem tại: https://baochinhphu.vn/tiep-tuc-hoan-thien-phap-luat-ve-phong-chong-mua-ban-nguoi-102296531.htm, truy cập ngày 19/6/2023.


(*) Giảng viên Khoa Pháp luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội

(**) Giảng viên Khoa Đào tạo Đại học, Học viện Toà án





Nguồn

Cùng chủ đề

Thành phố Hồ Chí Minh: thêm 3 mô hình một cửa hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, xâm hại

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành 3 quyết định về việc thành lập mô hình một cửa tiếp nhận và cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại, mang thai ngoài ý muốn đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh. ...

Bộ VHTTDL- UNFPA tăng cường hợp tác trong phòng, chống bạo lực gia đình

(Tổ Quốc) - Chiều 6/2, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy đã tiếp, làm việc với Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) Việt Nam Matt Jackson. ...

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng bằng quy tắc ứng xử

Thêm "hàng rào" bảo vệ trẻ em trên không gian mạng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa ban hành "Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng", quy định về hành vi ứng xử và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức khi tham gia hoạt động trên mạng. Bộ quy tắc sẽ góp phần điều chỉnh hành vi ứng xử của mọi người, từ đó, kiến tạo môi trường mạng tích...

Hợp tác hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

400 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt tại TP.HCM sẽ được cấp học bổng học tập toàn diện, bền vững, bắt đầu từ năm 2025. "Chúng tôi sẽ đồng hành với các hoàn cảnh đặc biệt từ khi các em được cấp học...

Các nước làm gì để kiểm soát việc truy cập mạng xã hội của trẻ em?

Chính phủ Úc vừa mới thông qua lệnh cấm sử dụng mạng xã hội đối với trẻ em dưới 16 tuổi, một trong những quy định cứng rắn nhất thế giới. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực từ cuối năm 2025. Nhiều nước...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.

BSR khánh thành công trình ASXH: “Đầu tư cho giáo dục không bao giờ đủ”

Đây là chia sẻ của Ông Khương Lê Thành - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tại Lễ khánh thành công trình: Nhà lớp học 3 tầng 12 phòng học và các hạng mục phụ trợ Trường Tiểu học và THCS xã Minh Tân, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Thiết thực chào mừng 62 năm Ngày Truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam...

Chính sách công nhận quyền sử dụng đất khai hoang như thế nào?

Câu hỏi này Báo Tài nguyên & Môi trường tư vấn như sau: Theo Điều 101 Luật đất đai năm 2013, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của...

Cùng chuyên mục

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Mới nhất

Tác phẩm Quy hoạch tổ hợp sân gôn Golden Sands Golf Resort đạt giải Vàng trong Giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia...

Đại diện tác phẩm quy hoạch tổ hợp Golden Sands Golf Resort nhận giải Vàng trong khuôn khổ Giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ IV Với định hướng phát triển du lịch hướng đến con đường di sản và thu hút khách quốc...

Liêu Hà Trinh lần đầu dẫn “Mái ấm gia đình Việt”: Áp lực khi trở thành cầu nối yêu thương

Các khách mời như Huỳnh Lập, Liêu Hà Trinh, Ngọc Châu, Mai Ngô, Phan...

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 phút ngày 26.6.2025

Hà Nội, ngày 26.6.2025, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn - mã chứng khoán: PLX) chính thức điều chỉnh giá xăng dầu, theo đó mức giá mới như sau:Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 15 giờ 00 phút ngày 26 tháng 6 năm 2025 cho đến kỳ điều hành giá xăng dầu tiếp...

Ước tồn Quỹ BOG tại Petrolimex ngày 26.6.2025

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/ PLX/ Tập đoàn) điều chỉnh giá mặt hàng xăng dầu từ 15 giờ 00 ngày 26.6.2025 - chi tiết xem tại TCBC công bố trên website   www.petrolimex.com.vn.Trong chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu từ ngày 19.6.2025 đến trước thời điểm 15 giờ 00 ngày 26.6.2025, Quỹ bình ổn giá xăng...

MISA đón nhận bằng khen của Bộ Tài chính và Hội Tư vấn Thuế Việt Nam

Sáng ngày 21/04/2023, tại Hội nghị kỷ niệm 17 năm thành lập Hội Tư vấn Thuế Việt Nam và tuyên dương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, MISA vinh dự đón...

Mới nhất