Trang chủPolitical ActivitiesSự kế thừa chiến lược

Sự kế thừa chiến lược



Cùng với những thành tựu đã đạt được từ Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020, ngành TDTT đã kế thừa và xây dựng Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thành công từ Chiến lược cũ

Ngày 3/2/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020. Trong đó, Chiến lược đã đề ra những chỉ tiêu phát triển cụ thể cho TDTT Việt Nam đến năm 2020 về cả lĩnh vực TDTT quần chúng (nay là thể thao cho mọi người) và thể thao thành tích cao. Sau 10 năm triển khai, các chỉ tiêu lớn của Chiến lược đã cơ bản hoàn thành, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển VHTTDL.

Phát triển Thể thao Việt Nam (Bài 1): Sự kế thừa chiến lược - Ảnh 1.

Chức vô địch AFF Cup 2018 là một trong những thành tựu nổi bật từ Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020.

Theo báo cáo của Cục TDTT (trước là Tổng cục TDTT), đến hết năm 2023 vừa qua, phong trào TDTT quần chúng phát triển sâu rộng, nhiều hoạt động TDTT ở cơ sở đã được tổ chức sôi nổi rộng khắp cả nước, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia, nhiều sự kiện thể thao phong trào được tổ chức với quy mô lớn, như chạy việt dã, chạy địa hình, đua xe đạp, 3 môn phối hợp, bơi, yoga….Cùng với đó, các hình thức tập luyện TDTT đơn giản, không cần đầu tư nhiều về sân bãi, trang thiết bị như: chạy, đi bộ, thể dục dưỡng sinh, cầu lông, cờ tướng, võ thuật, bóng đá mini, bóng chuyền hơi… phát triển mạnh ở các địa phương.

Số người tập luyện TDTT thường xuyên trên toàn quốc đạt 36,7%; số gia đình tập luyện TDTT thường xuyên đạt 27,7% tổng số hộ. Bên cạnh đó, ngành TDTT cũng đã tập trung triển khai thành công nhiều chương trình phối hợp các địa phương, đơn vị triển khai các chương trình quản lý, chỉ đạo hoạt động TDTT. Thông qua việc triển khai thực hiện cuộc vận động và tổ chức các hoạt động TDTT, phong trào TDTT quần chúng đã có những bước tiến rõ nét, các chỉ tiêu cơ bản về TDTT quần chúng cơ bản hoàn thành.

Không những vậy, TDTT quần chúng còn cho thấy sự thích ứng, khả năng ứng phó với các trường hợp xảy ra. Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Cục TDTT và Vụ Thể thao quần chúng (nay là phòng Thể thao cho mọi người) đã nhanh chóng triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn các bài tập tại nhà thông qua các trang mạng xã hội, truyền thông… giúp người dân nâng cao sức khỏe giai đoạn giãn cách, phòng, chống dịch.

Phát triển Thể thao Việt Nam (Bài 1): Sự kế thừa chiến lược - Ảnh 1.

Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 đã mang lại những kết quả tích cực, giúp Thể thao Việt Nam có được chỗ đứng trên trường quốc tế

Đối với thể thao thành tích cao, có thể nói hiệu quả của Chiến lược đến gần như ngay lập tức khi từ SEA Games 2011 đến 2019, đoàn Thể thao Việt Nam luôn nằm trong top 3 toàn đoàn. Tỷ lệ các môn có trong chương trình thi đấu của Olympic đoạt huy chương càng lúc càng tăng lên.

Trên đấu trường ASIAD các 2014, 2018, thể thao Việt Nam đoạt tổng cộng 75 huy chương, trong đó có 6 huy chương vàng. Đặc biệt, tại đấu trường Olympic, lần đầu tiên, Thể thao Việt Nam chính thức có tên ở bảng vàng của Olympic khi xạ thủ Hoàng Xuân Vinh giành 1 HCV, 1 HCB tại Olympic Rio de Janeiro 2016, tạo nên dấu ấn lịch sử cho Thể thao Việt Nam, tính đến thời điểm này.

Giữ vững thành công từ Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020, trong giai đoạn từ 2021 đến nay, thể thao Việt Nam liên tục duy trì vị thế tại SEA Games, tiếp tục mang về các thành tích, hoàn thành chỉ tiêu tại ASIAD.

Dù vậy, bối cảnh trong nước và quốc tế trong giai đoạn 2021- 2030 đã và đang có nhiều thay đổi. Song hành cùng những thời cơ, cơ hội mới, thể thao Việt Nam đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Nhìn thực tế, ở một số kỳ đại hội thế giới gần đây, kết quả chúng ta dành được đều không được như ý.

Sự kế thừa và phát triển của Chiến lược mới

Đứng trước những yêu cầu trong thời đại mới, ngành thể thao cần xây dựng, triển khai một Chiến lược mới nhằm định hướng phát triển sự nghiệp TDTT trong giai đoạn tới. Dựa trên cơ sở tổng kết Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 và Công văn số 5498/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ về việc xây dựng Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam trong giai đoạn tới, Bộ VHTTDL được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phát triển Thể thao Việt Nam (Bài 1): Sự kế thừa chiến lược - Ảnh 3.

Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được kỳ vọng sẽ mang lại những bước tiến vững chắc tiếp theo

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc về hoàn thiện Chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 diễn ra hồi tháng 1 đầu năm, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã nhấn mạnh, dự thảo Chiến lược cần đề xuất được các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp để phát triển thể thao. Trong đó, thể thao quần chúng là yếu tố đầu tiên. Từ việc phát triển thể thao quần chúng để lựa chọn được những VĐV có tiềm năng nhằm bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao cho thể thao thành tích cao.

Bổ trợ cho hai yếu tố trên là hệ thống cơ sở vật chất phục vụ HLV, VĐV và các thành tố khác có tính chất bổ trợ như hội nhập, hợp tác quốc tế về TDTT, thi đấu quốc tế, chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ…

Theo Cục trưởng Cục TDTT Đặng Hà Việt, Chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được xây dựng trên cơ sở kế thừa những thành tựu của giai đoạn vừa qua. Dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ VHTTDL, Dự thảo Chiến lược đã nhanh chóng được hoàn thiện trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đến ngày 15/10 vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1189/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu chung của Chiến lược nhằm xây dựng nền thể dục, thể thao phát triển bền vững, chuyên nghiệp. Mọi người dân đều được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ thể dục, thể thao; tự giác tập luyện để nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng cuộc sống. Nâng cao thành tích của thể thao Việt Nam, từng bước tiệm cận, tiến tới ngang tầm các nước có nền thể thao phát triển tại châu Á. Mở rộng thị trường thể thao, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao.

So với Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020, điểm khác biệt của Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là tập trung nêu các quan điểm phát triển ngành, đề cập đến những mục tiêu lớn, đồng thời điều chỉnh, sắp xếp lại phần nhiệm vụ và giải pháp theo các lĩnh vực như Phát triển phong trào TDTT cho mọi người; Phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp; Mở rộng hợp tác quốc tế về TDTT; Đổi mới nhận thức, tăng cường hoạt động truyền thông về TDTT; Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về TDTT; Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ, y học trong lĩnh vực TDTT; Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực phát triển sự nghiệp TDTT; Phát triển kinh tế thể thao và Tăng cường chuyển đổi số, xây dựng các hệ thống thông tin phục vụ hoạt động quản lý trong lĩnh vực TDTT….

Trong đó, ba vấn đề gồm hệ thống đào tạo VĐV nhằm hướng tới các mục tiêu cụ thể, nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất và xã hội hóa đều được đặt trọng tâm, đưa ra những phương hướng, giải pháp thực hiện.



Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/phat-trien-the-thao-viet-nam-bai-1-su-ke-thua-chien-luoc-20241119142752623.htm

Cùng chủ đề

Giá vàng miếng SJC tăng nửa triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC đã tăng 500.000 đồng/lượng vào hôm nay, 13-2, sau khi giá vàng thế giới quay trở lại ngưỡng 2.916 USD/ounce. Quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng, giá vàng thế giới hiện tương đương 90,2 triệu đồng/lượng.Cuối...

TP.HCM tăng quy mô chương trình bình ổn thị trường

Theo ngành công thương TP.HCM, năm 2025 TP sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm soát chất lượng hàng hóa, chương trình bình ổn thị trường, hoạt động xuất khẩu nhằm kiềm chế lạm phát, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng chung của TP. ...

Ký kết gói thầu hơn 4.300 tỉ đồng cho thủy điện tích năng đầu tiên của Việt Nam

Thủy điện tích năng Bác Ái là dự án thủy điện tích năng đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam, và là một trong các dự án trọng điểm của EVN triển khai trong năm 2025. Ngày 13-2, Tập đoàn Điện lực Việt...

Việt Nam và Nhật Bản chung tay đối phó với tội phạm xuyên quốc gia

Kinhtedothi - Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng khẳng định sự hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng Nhật Bản để điều tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân. Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 13/2, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giải đáp câu hỏi từ báo chí về động thái của Việt Nam trước thông tin...

Chủ đầu tư hóa dầu Long Sơn 5 tỉ USD tiết lộ kế hoạch tái vận hành

Dự án hóa dầu Long Sơn với tổng mức đầu tư 5 tỉ USD phải ngưng vận hành thương mại sau thời gian ngắn đi vào hoạt động, chủ đầu tư đã lên tiếng về khả năng vận hành trở lại của nhà máy này. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nâng tầm càphê Việt thành văn hóa, nghệ thuật thế giới

Tại lễ khai mạc Lễ hội Càphê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với chủ đề “Buôn Ma Thuột–Điểm đến của càphê thế giới,” đại diện Tổ chức Càphê Quốc tế sẽ tham dự và công nhận Việt Nam là xứ sở của càphê Robusta. ...

Doanh thu từ du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025 của Đắk Lắk tăng 33%

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn tỉnh Đắk Lắk đón khoảng 180.000 lượt khách, tổng thu từ du lịch ước đạt 60 tỷ đồng, tăng 33% so với dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. ...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng của Đảng ta hiện nay

Trên cơ sở phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, nội dung công tác đánh giá cán bộ, bài viết phân tích sự vận dụng của Đảng và đề xuất 5 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ, góp phần nâng cao chất lượng công tác cán bộ của Đảng ta hiện nay. ...

Tạo sức bật để du lịch Việt Nam đạt mục tiêu của năm 2025

Ngành Du lịch Việt Nam đã và đang triển khai nhiều giải pháp, tăng tốc phát triển du lịch từ đầu năm, hướng đến mục tiêu đạt doanh thu triệu tỷ đồng. Những con số...

Campuchia lần đầu tiên cử vận ​​động viên tham dự Đại hội Thể thao mùa đông châu Á

Theo Tân Hoa xã, lần đầu đầu tiên trong lịch sử, Campuchia cử vận động viên tham gia một kỳ Thế vận hội mùa đông châu Á. Nội dung trên được Ủy ban Olympic quốc...

Bài đọc nhiều

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Trong tháng 01/2025, cả nước có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là gần 94,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 81,5 nghìn lao động, tăng 6,6% về số doanh nghiệp, giảm 2,4% về vốn đăng ký và giảm 14,8% về số lao động so với tháng 12/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 30,3% về số doanh nghiệp, giảm 39,3% về số vốn...

Mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở...

(MPI) – Ngày 05/02/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Nghị quyết nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa...

Bộ GDĐT triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số, cải cách hành chính năm 2025

Sáng 11/2, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức tổng kết nhiệm vụ năm 2024 và kế hoạch nhiệm vụ năm 2025. ...

Đảng ủy Ban Cơ yếu Chính phủ ra nghị quyết lãnh đạo năm 2025

(Bqp.vn) - Sáng 6/1, Đảng ủy Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức Hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo.Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ chủ...

Tình hình sản xuất công nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ diễn ra trong tháng 01/2025 nên số ngày làm việc ít hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01 năm 2025 ước tính giảm 9,2% so với tháng trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,6%. ...

Cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tham vấn ý kiến Hội đồng thẩm định đề án điều chỉnh Quy hoạch điện …

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long, lãnh đạo các đơn vị chuyên môn của Bộ Công Thương: Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Vụ Pháp chế, Vụ Dầu khí và Than, Viện Năng lượng…; đại diện các bộ, ngành là thành viên của Hội đồng thẩm định; các chuyên gia phản biện…Thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ giao,...

Nâng tầm càphê Việt thành văn hóa, nghệ thuật thế giới

Tại lễ khai mạc Lễ hội Càphê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với chủ đề “Buôn Ma Thuột–Điểm đến của càphê thế giới,” đại diện Tổ chức Càphê Quốc tế sẽ tham dự và công nhận Việt Nam là xứ sở của càphê Robusta. ...

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung làm Tổ trưởng Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn liên quan...

(MPI) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án vừa ký Quyết định số 17/BCĐ ngày 12/02/2025 thành lập Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo. Theo đó, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung là Tổ trưởng. Ông Lê Quốc Đạt, Phó Chánh Thanh tra Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư...

Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của...

(MPI) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 22/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12/8/2023. Ảnh minh họa....

Hội nghị thẩm định Đề án thành lập đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện thuộc tỉnh Bình Định

Sáng ngày 13/02/2025, tại trụ sở Bộ, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị thẩm định Đề án thành lập thị trấn An Hòa thuộc huyện An Lão và Đề án thành lập các phường thuộc thị xã An Nhơn và thành lập thành phố An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định. Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng chủ trì Hội nghị. Tham...

Mới nhất

Lợi ích không ngờ khi ăn măng trong mùa lạnh

Măng là nguồn cung cấp protein, carbohydrate, chất xơ và khoáng chất. Đặc biệt, măng không có chất béo và rất ít đường...

6 mẹo giúp người huyết áp cao bảo vệ sức khỏe tim mạch

Huyết áp cao nếu không được kiểm soát tốt, có thể dẫn đến các biến cố nguy hiểm đến tính mạng như đau...

Nhận lương 0 đồng cả năm, sếp Thế giới Di động sắp sở hữu khối tài sản gần 90 tỉ

(NLĐO)- Theo danh sách chương trình ESOP 2024, ông Đoàn Văn Hiểu Em, Thành viên HĐQT Thế giới Di động, được mua nhiều nhất với hơn...

Á hậu Kim Duyên ngày càng gợi cảm, tiết lộ cuộc sống kín tiếng

Á hậu Phạm Kim Duyên tái xuất với hình ảnh gợi cảm sau giảm cân. Cô tiết lộ cuộc sống kín tiếng, dành thời gian kinh doanh, thiện nguyện thay vì dấn thân showbiz. Phạm Kim Duyên sinh năm 1993, là Á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam Toàn cầu 2013. Đây cũng là cuộc thi Hà Anh đoạt á...

Giá vé máy bay bao giờ giảm?

(NLĐO) - Nhận diện điểm nghẽn để tháo gỡ; Rộn rã ngày tòng quân; Từ TikToker triệu view đến trùm lừa đảo ngàn tỉ… là những bài viết đáng chú ý ...

Mới nhất