Trang chủNewsThời sựStéphanie Đỗ: Từ người nhập cư trở thành nữ nghị sĩ Pháp...

Stéphanie Đỗ: Từ người nhập cư trở thành nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên

Stéphanie Đỗ: Từ người nhập cư trở thành nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên

(Dân trí) – Sinh ra trong dòng họ có ông cố nội là người dịch ngụ ngôn La Fontaine sang tiếng Việt, bà Stéphanie Đỗ qua Pháp khi 11 tuổi và đã trở thành người phụ nữ Pháp gốc Việt đầu tiên được bầu làm nghị sĩ.
Stéphanie Đỗ: Từ người nhập cư trở thành nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên - 1
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với các kiều bào tiêu biểu về dự Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ IV và Diễn đàn trí thức, chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài, chiều 23/8 (Ảnh: VPCTN)

Nhân dịp về Việt Nam tham dự Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới và Diễn đàn trí thức, chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài (từ 21 đến 24/8), bà Stéphanie Đỗ – nghị sĩ Pháp nhiệm kỳ 2017-2022, Giám đốc công ty tư vấn TST Consulting; đứng ở hàng đầu tiên, thứ hai từ trái sang ở hình trên – đã dành riêng cho báo Dân trí cuộc phỏng vấn, chia sẻ về “hành trình nước Pháp” của mình.

Bà Stéphanie Đỗ cũng cho biết vinh dự được tham gia cuộc gặp mặt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Đoàn đại biểu kiều bào tiêu biểu vào chiều 23/8, và là một trong số 5 kiều bào được mời phát biểu tại cuộc gặp này.  

Bà Stéphanie Đỗ trò chuyện với nhà báo Võ Văn Thành. Video: Phạm Tiến – Minh Quang

Stéphanie Đỗ: Từ người nhập cư trở thành nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên - 2

Xin chào bà Stephanie Đỗ. Nước Pháp vừa tổ chức Olympic Paris 2024 rất thành công. Bà có thể chia sẻ một vài cảm xúc và suy nghĩ về kỳ Olympic này?

– Trước khi trở về Việt Nam dịp này, tôi đã được xem trực tiếp lễ khai mạc Olympic 2024 và ấn tượng cũng như niềm vui vẫn còn nguyên vẹn tới hôm nay. Paris thật đẹp trong ngày hội thể thao toàn cầu.

Tôi bồi hồi nhớ lại khi còn nhỏ, lúc gia đình còn ở Việt Nam, bố tôi đã nói với tôi thủ đô nước Pháp thơ mộng, lãng mạn như thế nào với những công trình kiến trúc nổi tiếng. Mấy chục năm qua tôi tưởng như mình đã quen với Paris, nhưng nay lại khám phá ra vẻ đẹp mới của thành phố khi nhiều cuộc thi đấu thể thao được tổ chức ngoài trời với hậu cảnh là tháp Eiffel, là những công trình kiến trúc đã làm nên danh tiếng của kinh đô ánh sáng.

Stéphanie Đỗ: Từ người nhập cư trở thành nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên - 4

Chúng tôi cũng rất vui khi năm nay các vận động viên của nước Pháp đạt thành tích thi đấu tốt, đứng thứ 5 trên bảng tổng sắp. “Kình ngư” của nước Pháp là Leon Marchand đã giành tổng cộng 4 huy chương cá nhân, trong đó có 3 huy chương vàng.

Như bà vừa chia sẻ ở trên, lúc bà còn nhỏ thì gia đình ở Việt Nam, vậy câu chuyện nước Pháp của bà đã bắt đầu như thế nào?

–  Tôi theo ba mẹ qua Pháp lúc 11 tuổi. Gia đình tôi có truyền thống làm nghề giáo, ông cố nội tôi từng dạy học ở một ngôi trường trung học danh tiếng ở Sài Gòn, ngày nay là trường THPT Lê Quý Đôn (TPHCM). Bên cạnh vai trò người thầy, cụ còn là nhà văn, dịch giả nổi tiếng. Từ năm 1907, cụ đã soạn một phiên bản vừa ngắn gọn vừa dễ hiểu gồm 50 bài ngụ ngôn La Fontaine bằng tiếng Pháp và tiếng Việt. Cụ còn tham gia trong nhóm làm việc nhằm cải thiện chữ Quốc ngữ lúc bấy giờ. Ngày nay cạnh chợ Bến Thành (quận 1, TPHCM) vẫn còn con đường mang tên ông cố nội tôi: Đỗ Quang Đẩu.

Ba tôi cũng từng là giáo sư Toán, Lý và Hóa ở trường trung học. Chúng tôi đến Pháp vào năm 1991 nhờ chương trình đoàn tụ gia đình. Lúc đó chúng tôi đang có cuộc sống ổn định ở TPHCM, nhưng ba mẹ tôi vẫn quyết đưa 4 đứa con thơ qua nước Pháp vì chuyện học hành tương lai của các con.

Đây là một quyết định mạnh mẽ của ba tôi vì ông sẽ phải bỏ lại tất cả ở phía sau, xây dựng cuộc sống mới trong hoàn cảnh rất khó khăn. Ba tôi thành thạo tiếng Pháp, nhưng mẹ tôi và mấy anh em tôi thì không. Bằng cấp của ba tôi không sử dụng được ở Pháp mà ông phải rời bỏ giảng đường để chấp nhận làm những công việc nặng nhọc.

Có lẽ những khó khăn, thử thách từ thủa nhỏ, khi mới qua Pháp, đã rèn luyện cho tôi sự kiên cường, luôn nỗ lực cao nhất trong khả năng của mình. Dù trong hoàn cảnh nào, tôi luôn ý thức được dòng máu Việt chảy trong huyết quản của mình và mình phải cố gắng không ngừng để xứng đáng với niềm tự hào đó, để chứng minh “tôi có thể làm được” và vươn tới những thành tựu trên con đường mình đã chọn.

Stéphanie Đỗ: Từ người nhập cư trở thành nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên - 6

Nhìn lại truyền thống gia đình, tôi có điểm khác biệt với ông cố nội và bố tôi, đó là tôi không theo nghề giáo mà theo con đường chính trị. Nhưng dù con đường khác nhau thì chúng tôi có một điểm chung, đó là mong muốn cống hiến cho cộng đồng, giúp đỡ mọi người và vì sự tiến bộ của xã hội.

11 tuổi qua Pháp, chưa biết tiếng Pháp, bà đã tiếp tục sự nghiệp học hành như thế nào để có thể đạt tới những thành công về sau?

– Khi còn ở Việt Nam thì tôi là một cô bé ngây thơ, cuộc sống êm đềm và tôi không phải suy nghĩ bất cứ điều gì. Nhưng rồi ba mẹ tôi qua Pháp với hai bàn tay trắng, cuộc sống thiếu thốn. Từ đó, tôi hiểu rằng mình không có cách nào khác là phải vươn lên bằng con đường học tập, có kiến thức, có bằng cấp thì mới có thể đi làm, nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình.

Thời gian đầu ở Pháp, tôi không thể nói chuyện với bất kỳ ai vì không biết tiếng Pháp. Tôi lao vào học ngày học đêm, bù điểm số bằng cách hoàn thành tốt bài kiểm tra toán, sinh, lý, địa, sử, âm nhạc và thể thao. Tối nào tôi cũng đánh vật với môn tiếng Pháp đến 2-3h sáng, kiên nhẫn tra từ điển từng từ, từng từ để hiểu được bài giảng. Quyết tâm sáng mai lên lớp phải trả lời được cô giáo, nếu không thì xấu hổ lắm.

Ba tôi không bao giờ ép tôi phải học giỏi. Nhưng tự tôi xác định mục tiêu trở thành một học sinh xuất sắc ở mọi môn, kể cả tiếng Pháp, và tôi đã cố gắng rất nhiều. Giữa các học sinh thông minh như nhau thì bạn nào chăm chỉ hơn, nhẫn nại hơn, kiên cường hơn sẽ đạt kết quả tốt hơn.

Sau một năm ở lớp học thêm tiếng Pháp, tôi được vào chương trình bình thường kể từ lớp 7, và tiếp tục lao vào học để trở thành một trong những học sinh đứng đầu lớp.

Tôi tiến bộ và vượt qua các lớp ở cấp hai, cấp ba không chút khó khăn. Khi lấy bằng tú tài (tốt nghiệp THPT), chuẩn bị học lên cấp cao hơn, tôi đã rất tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng, giúp đỡ người khác.

Đây là lúc tôi quyết định đi làm thêm vào cuối tuần, ngoài giờ học. Dù có học bổng nhưng tôi vẫn cần thêm tiền để tự trang trải những khoản chi tiêu cá nhân. Tôi tìm được công việc trong một nhà hàng, sau một thời gian trở thành bồi bàn trưởng tại đây, nhờ đó tôi có thể trang trải chi phí đại học mà không cần xin ba mẹ. Tôi ở với ba mẹ mình, nhưng không muốn là gánh nặng của họ. Đây cũng là giai đoạn tôi quen anh Trung, người sau này trở thành chồng của tôi.

Stéphanie Đỗ: Từ người nhập cư trở thành nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên - 8

Bà với người chồng của mình đã nên duyên như thế nào?

– Chúng tôi quen nhau trong một dịp cùng đi làm từ thiện. Anh Trung cũng là người gốc Việt, bằng tuổi tôi nhưng học trên tôi một lớp. Anh sinh ra tại Pháp, ban đầu không biết nói tiếng Việt, nhưng sau thời gian thành lập gia đình với tôi, anh đã có thể hiểu và nói được tiếng Việt khá tốt.

Cùng là thế hệ thứ hai người nhập cư trên đất Pháp nên chúng tôi có nhiều điểm chung, nhất là tính tự lập cao, vừa đi học và vừa đi làm, giúp đỡ lẫn nhau.

Những thành công của tôi hôm nay ngoài nỗ lực tự thân thì có sự giúp đỡ, chia sẻ của ba mẹ tôi và của anh Trung rất nhiều.

Qua Pháp từ năm 11 tuổi và sử dụng tiếng Pháp là ngôn ngữ chính, nhưng tôi thấy bà vẫn không quên tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ – của mình?

– Có một thực tế là nhiều người Việt khi qua Pháp định cư từ nhỏ, mấy chục năm sau ít nhiều sẽ bị “quên” tiếng Việt. Nhưng với tôi tiếng Việt là cội nguồn. Mình không thể nào quên nguồn cội của mình. Văn hóa Việt, tiếng Việt đã ở trong máu của mình rồi.

Khi gia đình tôi còn ở Việt Nam, tôi là cháu gái nhỏ tuổi nhất trong nhà nên rất được bà nội thương yêu. Tôi vẫn thường xem phim bộ, phim chưởng Hồng Kông với bà nội, qua nội dung phim (Cô gái Đồ Long, Thần điêu đại hiệp…) và thông qua các đoạn lồng tiếng, bà dạy cho tôi tiếng Việt và những bài học quý giá khác về đối nhân xử thế, về văn hóa, giáo dục, về lẽ sống ở đời…

Thói quen xem phim cùng bà nội được duy trì cho đến khi gia đình tôi đã chuyển qua Pháp. Bà vẫn giữ thói quen gọi tôi vào xem phim chung, dù không thường xuyên và tôi không còn hào hứng như lúc ở Việt Nam. Sau này tôi chủ động nghe tin tức bằng tiếng Việt để nắm tình hình quê hương mình và cũng để rèn luyện tiếng Việt.

Giờ đây, tôi cũng dạy và thực hành tiếng Việt cùng con gái mình như cách ngày xưa bà nội đã làm. Ngoài phim Hồng Kông, tôi cũng coi phim Hàn Quốc, qua phiên bản được lồng tiếng hoặc thuyết minh bằng tiếng Việt.

Là công dân Pháp gốc Việt, hai chữ Việt Nam có ý nghĩa như thế nào với bà?

– Với tôi thì hai chữ Việt Nam nằm trong huyết quản và trong trái tim của tôi. Dù sống ở nước Pháp nhưng ba mẹ tôi, các anh trai của tôi, họ hàng và chồng tôi là người gốc Việt, nên có thể nói Việt Nam hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của tôi. Cả cuộc đời này tôi biết ơn gia đình mình.

Stéphanie Đỗ: Từ người nhập cư trở thành nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên - 10
Stéphanie Đỗ: Từ người nhập cư trở thành nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên - 13

Bà Stéphanie Đỗ là nữ đại biểu gốc châu Á đầu tiên đắc cử vào Quốc hội Pháp (nhiệm kỳ 2017 – 2022). Một câu chuyện thật ấn tượng và truyền cảm hứng. Vì sao bà quyết định tham gia vào chính trị?

– Cộng đồng châu Á nhập cư mà tôi thuộc về rất ít xuất hiện trên chính trường nước Pháp. Mọi người thường học làm kỹ sư, bác sĩ, nghề thương mại. Với nhiều người, chính trị là một thế giới phức tạp và có thể gây ra nhiều lo ngại.

Bản thân tôi, một người nhập cư gốc Việt, trở thành nghị sĩ của 68 triệu người dân Pháp, là một câu chuyện tưởng như không thể xảy ra.

Tôi bắt đầu sự nghiệp của mình ở lĩnh vực tư nhân và đã thăng tiến qua mỗi năm. Khi làm việc ở Tập đoàn tư vấn quốc tế Mazars, tôi được bổ nhiệm vào vị trí quản lý cấp 3 và sẽ làm quản lý cấp cao nếu tiếp tục gắn bó với công việc ở Tập đoàn. Nhưng tôi đã quyết định bước vào con đường công chức, gia nhập ở Bộ Kinh tế, Tài chính, Công nghiệp và Kỹ thuật số, để làm việc trong với vai trò trưởng dự án.

Lý giải cho quyết định này là tôi luôn yêu thích thử thách. Tôi không thể ở yên trong vùng an toàn mà cần được cọ xát và đối mặt với thử thách mới.

Công việc ở Bộ Kinh tế và Tài chính giúp tôi tiếp xúc với giới chính trị và hiểu hơn về chính trị. Đây là giai đoạn ông Emmanuel Macron chưa đắc cử Tổng thống Pháp và đang là một bộ trưởng trong chính phủ. Năm 2016, ông thành lập phong trào En Marche (Tiến bước). Ở Pháp, mọi người bàn luận về Macron rất nhiều trong vai trò bộ trưởng. Khi ông rời vị trí bộ trưởng và sáng lập ra phong trào nói trên thì tôi tự nhủ “Để xem ông ấy làm được gì cho nước Pháp”.

Stéphanie Đỗ: Từ người nhập cư trở thành nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên - 14

Vì thế, tôi đã tham dự một cuộc họp do ông Macron chủ trì, nghe ông trình bày kế hoạch sẽ thực hiện cho nước Pháp. Ngay lập tức tôi bị mê hoặc bởi bản kế hoạch này. Những gì ông nêu lên hoàn toàn phù hợp với suy nghĩ cá nhân của tôi: Lắng nghe từng người dân, phân tích nguyên nhân, sau đó đưa ra giải pháp cho các vấn đề được nêu.

Nghề của tôi – tư vấn – chính là lắng nghe và đưa ra giải pháp. Nếu đây là chính trị thì tôi hoàn toàn làm được. Tôi đăng ký làm tình nguyện viên cho phong trào, và được ông Emmanuel Macron chọn vào vị trí tư vấn giám sát tỉnh Seine-et-Marne.

Với nhiệt huyết cống hiến cho nước Pháp và cho phong trào, tôi đã hoạt động rất năng nổ, ban đầu chỉ nghĩ làm tình nguyện viên hai tiếng mỗi tuần, nhưng rồi chiều tối và cuối tuần nào tôi cũng bận rộn với công việc này.

Khi ông Emmanuel Macron đắc cử Tổng thống Pháp vào tháng 5/2017, cuộc bầu cử Quốc hội Pháp cũng đến gần. Thú thật là tôi không nghĩ mình sẽ ứng cử. Nhưng các nhà hoạt động khích lệ tôi ra tranh cử ở địa phận tỉnh mình (tỉnh Seine-et-Marnem, nơi tôi giữ vị trí tư vấn giám sát của phong trào En Marche).

Để thể hiện tinh thần đoàn kết với các cộng sự của mình, những người đã gắn bó với tôi trong suốt một năm hoạt động trong phong trào, tôi quyết định ra ứng cử và đối đầu với hai nữ ứng cử viên khác. Một người là cựu bộ trưởng và người còn lại là luật sư. Trong khi đó, năm ấy tôi mới 38 tuổi và gần như là một nhân vật chính trị vô danh.

Tôi tiến vào con đường chính trị với tâm thế khiêm nhường, thậm chí có chút e sợ. Bởi vì trước tôi, chưa có người phụ nữ châu Á nào làm điều tương tự. Tôi cũng chưa quen với việc hình chân dung của mình được phóng to, treo ở ngoài đường phố cùng với khẩu hiệu tranh cử.

Không nghĩ mình sẽ thắng cử và sẽ rời khỏi công việc ở Bộ Kinh tế, Tài chính, Công nghiệp và Kỹ thuật số, dù triển khai chiến dịch tranh cử rất nghiêm túc, nhưng tôi không hề căng thẳng. Còn nhớ trong một lần gặp cử tri ở một khu phố ngoại ô, khi ấy vào tháng 5 và cây anh đào trĩu quả mọng. Chúng tôi dừng chân để hái quả và thản nhiên nếm ngay tại chỗ, dưới ánh mặt trời. Mọi người cười đùa rất vui vẻ.  

Cuối cùng, số phận đã đưa tôi đến Quốc hội và một cuộc đời mới bắt đầu.

Stéphanie Đỗ: Từ người nhập cư trở thành nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên - 16

Trong chặng đường 5 năm tham gia Quốc hội Pháp, bà đã để lại những dấu ấn nào với tư cách là nữ nghị sĩ gốc châu Á đầu tiên?

– Vai trò của một nghị sĩ là kiểm soát hoạt động của chính phủ, xây dựng các dự thảo luật, tu chỉnh các văn bản và biểu quyết thông qua luật.

Trong nhiệm kỳ của mình, tôi đã đưa ra gần 400 đề xuất, hơn 10 đạo luật được thông qua (có ghi tên Stéphanie Đỗ). Nhìn lại, tôi đã làm việc như một chiến binh để thực hiện khối lượng công việc khổng lồ, những việc mà tôi tin rằng sẽ góp phần phát triển nước Pháp. Dĩ nhiên, tôi cũng đã phải dành rất nhiều thời gian để thuyết phục các nghị sĩ khác ủng hộ mình.

Tôi làm việc suốt tuần, hầu như không có ngày nghỉ. Lịch trình của tôi là 3 ngày ở Quốc hội, 2 ngày ở địa phương và cuối tuần làm việc lưu động. Khi xuống địa phương, tôi tiếp xúc cử tri, lắng nghe ý kiến của từng người, kể cả những người vô gia cư tôi gặp ngoài đường. Từ ý kiến của cử tri, tôi khởi xướng các hoạt động để giúp đỡ cộng đồng và xây dựng các đạo luật

Ngoài ra, tôi còn làm báo cáo ngân sách nhà ở tại Ủy ban các vấn đề kinh tế và tiến hành điều trần các nhân vật chủ chốt trong lĩnh vực này.

Trong nhiệm kỳ của mình, tôi nỗ lực thúc đẩy các cải cách về học nghề cũng như đào tạo nghề, nhờ đó tỷ lệ thất nghiệp giảm theo từng năm. Chúng tôi cũng thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sức mua của các hộ gia đình, giúp đỡ công dân có hoàn cảnh khó khăn, người già, bảo về quyền bình đẳng giới và phát triển phụ nữ. Một số lĩnh vực tôi cũng dành sự quan tâm là biến đổi khí hậu và các vấn đề của giới trẻ.

Tôi cũng đã tham gia vào việc hình thành văn bản đầu tiên về luật tín nhiệm hoạt động chính trị. Đây thực sự là một cuộc cách mạng. Chúng tôi đã biểu quyết bãi bỏ ngân sách dự trữ Quốc hội vốn là khoản trợ cấp nhà nước cho phép các đại biểu tùy nghi sử dụng. Nhờ đạo luật này, giờ đây mỗi đồng tiền chi ra phải được giải trình, cấm sử dụng cho mục đích cá nhân, gia đình của nghị sĩ.

Stéphanie Đỗ: Từ người nhập cư trở thành nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên - 19

Tham gia Quốc hội, tôi còn một niềm vui và tự hào nữa là được làm Chủ tịch Hội hữu nghị Pháp – Việt, trở thành một cầu nối tích cực phát triển quan hệ giữa hai nước.

Giai đoạn 2017 -2022, khi các nhà lãnh đạo Việt Nam sang thăm Pháp cũng như lãnh đạo Pháp qua thăm Việt Nam, tôi nhiều lần được tham gia các chương trình chính thức, có mặt trong nghi lễ đón tiếp quan trọng nhất. Có thể nói đây là giai đoạn mà Hội hữu nghị Pháp – Việt tại Quốc hội Pháp hoạt động rất sôi nổi với hàng loạt chương trình làm việc, giao lưu.

Dấu ấn quan trong nhất là khi đại dịch Covid bùng nổ, tôi đã tích cực đề nghị Tổng thống Pháp cung cấp vaccine cho Việt Nam, và đề nghị này được hiện thực hóa với 600.000 liều vaccine chuyển tới Việt Nam giữa lúc vaccine rất quý giá và khan hiếm trên toàn cầu.

Nhiệm vụ đại biểu Quốc hội chắc chắn không dễ dàng. Tôi đã từng bị đe dọa về tính mạng, vì xuất thân châu Á của mình khi đảm nhận chức vụ tại Quốc hội.

Tôi đặc biệt không thể quên một giai đoạn của thời kỳ khủng hoảng y tế. Khi đó, tôi chiến đấu quyết liệt để đưa tiêm chủng phòng chống Covid trở thành bắt buộc, bất chấp rất nhiều phản đối. Có lẽ tất cả những người phản đối vaccine chưa trải qua thử thách như tôi đã đối mặt. Tôi đã từng đưa mẹ mình đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Tôi từng nghĩ sẽ mất mẹ và qua biến cố đó tôi càng tin rằng giải pháp vaccine là đúng đắn.  

Đâu là bí quyết để bà chinh phục cử tri Pháp khi là một người phụ nữ gốc Á?

– Tôi luôn là chính mình! Luôn cố gắng hoàn thành trách nhiệm của mình với nỗ lực cao nhất.

Khi xuất bản hồi ký của mình, tôi đã vinh dự được Tổng thống Emmanuel Macron viết lời đề tựa, trong đó ông viết “Stéphanie Đỗ đã đạt tới vị trí này nhờ lòng ngoan cường, ham muốn thành công và cống hiến vì người khác”. “Cô đã nắm bắt mọi cơ hội mà nước Pháp mang đến cho mình và đã đền đáp cho nước Pháp gấp trăm lần”.  

Tổng thống Macron cũng viết rằng: “Trong 5 năm (2017 – 2022), cô chưa bao giờ sao nhãng nhiệm vụ, luôn nỗ lực tăng cường quan hệ giữa chúng ta với quê hương của cô trong vai trò chủ tịch Hội hữu nghị Pháp – Việt (tại Quốc hội Pháp) và cũng ra sức bảo vệ công dân Pháp trong cuộc chiến chống Covid với vai trò của một nghị sĩ luôn có mặt ở tiền đồn”.

Tôi xin mượn những lời nhận xét của Tổng thống Pháp để thay cho câu trả lời của mình. 

Theo bà, đâu là những lĩnh vực có thể đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và Pháp trong thời gian tới?

– Hai nước có mối quan hệ lâu đời và bền vững, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ… đều có tiềm năng đẩy mạnh hợp tác.

Việc triển khai đầy đủ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho trao đổi thương mại và tiếp cận thị trường, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ giữa EU và Việt Nam nói chung, giữa Pháp và Việt Nam nói riêng.

Với cá nhân tôi thì nguyện làm cầu nối giữa hai nước và có thể làm bất cứ điều gì trong khả năng của mình.

Stéphanie Đỗ: Từ người nhập cư trở thành nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên - 20

Những dự định của bà trong chặng đường sắp tới?

– Hiện nay tôi tiếp tục làm việc ở Bộ Kinh tế, Tài chính, Công nghiệp và Kỹ thuật số; đồng thời tham gia công ty tư vấn TST Consulting, đây là một công ty chuyên tư vấn và hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở Pháp và Việt Nam.

Tôi đang và sẽ tiếp tục theo đuổi đam mê chính trị của mình, ứng cử vào Quốc hội để triển khai các ý tưởng, các hoạt động vì lợi ích của người dân và của nước Pháp. Phía trước tôi vẫn còn rất nhiều việc cần làm.

Stéphanie Đỗ: Từ người nhập cư trở thành nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên - 22

Nhiều bạn trẻ Việt Nam ngày nay mong muốn trở thành những công dân toàn cầu và thành công như bà Stephanie Đỗ. Bà có lời khuyên nào với các bạn đó?

– Hãy khát khao kiến thức và không ngừng học tập. Hoàn cảnh gia đình đã thúc đẩy tôi luôn cố gắng. Không biết tiếng Pháp thì nỗ lực học và vượt lên thay vì chọn giải pháp bỏ học đi làm. Từ trải nghiệm của bản thân, tôi thấy rằng phải kiên trì, không bỏ cuộc, quyết tâm học thành tài để giúp đỡ gia đình. Tôi tự đặt rất nhiều áp lực lên đôi vai yếu ớt của mình, và luôn tự nhủ rằng không có con đường nào khác ngoài con đường tri thức.

Xin trân trọng cảm ơn bà Stephanie Đỗ!

Nội dung: Võ Văn Thành

Ảnh: Minh Quang

Video: Phạm Tiến, Minh Quang

Thiết kế: Tuấn Huy

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/the-gioi/stephanie-do-tu-nguoi-nhap-cu-tro-thanh-nu-nghi-si-phap-goc-viet-dau-tien-20240825180439331.htm

 

Cùng chủ đề

Tài năng nhí gốc Việt giành Giải vàng tại cuộc thi âm nhạc quốc tế

(Dân trí) - Nguyễn Lee Hiếu (9 tuổi, gốc Việt) xuất sắc giành Giải vàng tại vòng loại khu vực Việt Nam cuộc thi Âm nhạc Quốc tế Chicago 2025. Vượt qua nhiều thí sinh tài năng đến từ khắp cả nước, Nguyễn Lee Hiếu (9 tuổi, quốc tịch Australia, gốc Việt) đã xuất sắc giành Giải vàng (Gold Award) tại vòng loại khu vực Việt Nam của cuộc thi Âm nhạc Quốc tế Chicago 2025 (Chicago International Music Competition...

Mỹ thu hồi tư cách pháp lý của hơn nửa triệu người nhập cư

(CLO) Theo thông báo của Công báo Liên bang vào thứ Sáu, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thu hồi tình trạng pháp lý tạm thời của 530.000 người nhập cư đến từ Cuba, Haiti, Nicaragua và Venezuela. ...

Mỹ cân nhắc việc thu hồi tư cách pháp lý của người nhập cư Ukraine

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Năm cho biết ông sẽ sớm quyết định liệu có nên thu hồi tư cách pháp lý tạm thời của khoảng 240.000 người Ukraine nhập cư vào nước nước này sau cuộc xung đột với Nga hay không. ...

Những người nhập cư bị Mỹ trục xuất đến Panama bị đưa đến rừng rậm

(CLO) Một nhóm người nhập cư bị trục xuất từ Mỹ đến Panama tuần trước đã được chuyển đến khu vực rừng rậm Darien ở phía nam nước này vào tối thứ Ba. ...

Đức đe dọa trục xuất người nhập cư phạm tội sau vụ đâm xe ở Munich

(CLO) Ít nhất 30 người bị thương sau khi một chiếc xe lao vào cuộc diễu hành ở Munich. Nghi phạm là một công dân Afghanistan hợp pháp tại Đức đã bị bắt và bị yêu cầu trục xuất. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhan sắc cá tính và gu thời trang gợi cảm của tân Hoa hậu Hòa bình Thái Lan

Chiến thắng của người đẹp Sarunrat Puagpipat được đánh giá là xứng đáng nhờ màn thể hiện nổi bật của cô trong top 5 của đêm chung kết. Ngoài ra, cô cũng là người nhận nhiều giải thưởng phụ nhất.Tại cuộc thi năm nay, Sarunrat Puagpipat gây ấn tượng khi sở hữu kỹ năng trình diễn tốt và cũng là thí sinh mang lại khoản doanh thu lớn cho ban tổ chức khi giành chiến thắng áp đảo ở...

Ca sĩ Khánh An nhập viện trước khi lên sân khấu cùng Quang Lê

(Dân trí) - Ca sĩ Khánh An đã có màn trình diễn đầy cảm xúc trong đêm nhạc của ca sĩ Quang Lê dù trước đó cô phải nhập viện điều trị xuất huyết dạ dày. Tối 29/3 tại TPHCM, ca sĩ Quang Lê tổ chức minishow mang tên "Về đâu mái tóc người thương", thu hút đông đảo khán giả yêu nhạc trữ tình. Đêm nhạc có sự xuất hiện của giọng ca trẻ Khánh An - Á quân...

Vinhomes mở bán phân khu The Komorebi ở Vũ Yên

(Dân trí) - Phân khu The Komorebi - quần thể sống và nghỉ dưỡng theo chuẩn Nhật thuộc Vinhomes Royal Island vừa được mở bán. Thị trường bất động sản Hải Phòng thêm nhộn nhịp với nhiều ưu đãi. Sức hút của "Nhật Bản thu nhỏ" Ngày 29/3, Vinhomes mở bán phân khu chuẩn Nhật The Komorebi ở Vũ Yên. Hơn 1.000 nhà đầu tư và khách hàng từ Hải Phòng và các tỉnh, thành lân cận đã có mặt.Nơi đây...

Tư duy ngược giúp cô gái Việt chinh phục học bổng tiến sĩ 10 tỷ đồng

(Dân trí) - Với tư duy ngược "Liệu có lý do nào khiến họ không chọn mình"?, Nguyễn Vũ Thiên Trang thành công chinh phục học bổng tiến sĩ toàn phần tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) trị giá 10 tỷ đồng. "Máu nghiên cứu" và học bổng tiến sĩ 10 tỷ đồngNguyễn Vũ Thiên Trang (SN 2001, Hà Nội) tốt nghiệp ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo tại Đại học Bách khoa Hà Nội với...

Bức Tường tổ chức show ở TPHCM, gây xúc động với hình ảnh tri ân Trần Lập

(Dân trí) - Trong đêm nhạc "We are the wall" tại TPHCM, Bức Tường đưa khán giả trải qua nhiều khoảnh khắc xúc động. We are the wall là liveshow kỷ niệm 30 năm thành lập của Bức Tường. Tối 29/3, chương trình được tổ chức tại TPHCM, thu hút sự tham gia của nhiều khán giả. Thủ lĩnh Bức Tường bày tỏ, anh và các thành viên xúc động khi được trở lại TPHCM tổ chức liveshow."30 năm là quãng...

Bài đọc nhiều

Đưa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ngày càng thực chất, hiệu quả hơn

VOV.VN - Hướng tới dấu mốc quan trọng năm 2025, dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, hai bên khẳng định nỗ lực phấn đấu thúc đẩy, đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, ngày càng thực chất, hiệu quả hơn. Hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng  Chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ...

Trở về Tết Trung thu xưa qua những tư liệu cổ được trưng bày tại Hà Nội

(Dân trí) - Nhiều tư liệu cổ về Tết Trung thu xưa đang được trưng bày tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ ở 50 Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhiều hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện "Tết Trung thu truyền thống 2023" đang được tổ chức tại khu phố cổ Hà Nội. Ghi nhận tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ (50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm, Hà Nội), nơi...

Các khoản đầu tư tỷ USD của SK Group, chaebol lớn thứ 3 Hàn Quốc ở Việt Nam

SK Group lớn cỡ nào? Tính theo doanh thu, SK Group là tập đoàn kinh tế gia đình (chaebol) lớn thứ 3 Hàn Quốc chỉ sau Samsung và Hyundai. Năm 2023, tập đoàn này ghi nhận doanh thu 99,64 tỷ USD, giảm nhẹ so với mức 102,53 tỷ USD của năm trước. Chữ SK không phải viết tắt của South Korea (Hàn Quốc) mà là Sunkyong - công ty dệt may - tiền thân của tập đoàn. Doanh nghiệp này bắt...

Việt Nam vẫn có 6 tỉ phú USD, những vị nào năm qua gia tăng tài sản?

Năm 2024 đã khép lại, Việt Nam vẫn duy trì 6 cái tên trong bảng xếp hạng tỉ phú USD, theo dữ liệu cập nhật trên Forbes. Trong đó, có tỉ phú tăng thêm tài sản ròng, ngược lại có những đại gia bị suy giảm tài sản. Ông Phạm Nhật Vượng - tỉ phú giàu nhất Việt Nam - xuất hiện cùng hai con trai tại lễ trao giải thưởng VinFuture - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Theo dữ liệu trên Forbes, 6 tỉ...

Điểm đến ở Việt Nam có khung cảnh độc đáo nhất Châu Á – Thái Bình Dương

Mũi Né, một thị trấn ven biển nằm ở tỉnh Bình Thuận, được Booking.com vinh danh là một trong 5 điểm đến có khung cảnh độc đáo, mang lại trải nghiệm đẳng cấp thế giới ngay trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC). Theo trang web, những đồi cát hùng vĩ và không khí khô nóng tại Mũi Né sẽ khiến nhiều người nhầm tưởng khung cảnh tại đây với vùng sa mạc hoang sơ ở Ai...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Cắt bỏ thận do chủ quan khi mắc sỏi niệu quản

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội vừa tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thận phải cho một bệnh nhân 40 tuổi do biến chứng của sỏi niệu quản. Trước đó, bệnh nhân đã chủ quan, không điều trị kịp thời, dẫn đến mất chức năng thận. ...

Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự án

Tròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện Vân Canh, Tập đoàn Nexif Ratch Energy đã tiến hành đo gió, đang xúc tiến các thủ tục để đấu thầu dự án. Bình Định: Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự ánTròn 1...

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng. ...

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng từ góc nhìn các dự án bất động sản

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng đang phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại, thông minh, xanh và bền vững. Trong đó, các dự án bất động sản lớn đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt, định hướng, định hình hệ thống kiến trúc, góp phần tạo ra một diện mạo hiện đại cho đô thị...

Tìm giải pháp đa đạng hóa thị trường xuất khẩu

Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. ...

Mới nhất