Trang chủDestinationsQuảng NinhSơn Dương - Cung trầm một thuở

Sơn Dương – Cung trầm một thuở


Hôm nay trời mưa. Kiểu mưa xuân. Có lẽ gió đuổi mây tụ quá nhanh nên “Anh Dự trên TV” không “dự” kịp, vì tối qua anh vẫn báo là trời có nắng nhưng đã hẹn rồi nên cứ đi thôi.

Lần này, chúng tôi sẽ đi thăm hang Đồng Đạng, hang Núi Bốc, hang Đìa Thấu – hầu hết thuộc địa bàn xã Sơn Dương, nơi trước đây Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh và Bệnh viện huyện Hoành Bồ (nay thuộc thành phố Hạ Long) và Bệnh viện Quân đội thuộc Binh chủng Hải quân đóng quân sơ tán. Anh Vương Bình, nguyên là cán bộ xã lâu năm và cũng là người địa phương lãnh trọng trách đưa đường.

Sơn Dương là một xã miền núi, nằm về phía Tây Bắc của thành phố Hạ Long, cách trung tâm thành phố chừng 20km. Địa hình Sơn Dương có nhiều đồi núi, hang động và cả những thung lũng cây cối tốt tươi nằm xen kẽ. Theo Lịch sử Đảng bộ xã Sơn Dương, trong thời kỳ 1964-1968 là giai đoạn chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc, xã Sơn Dương là địa điểm sơ tán an toàn của Tỉnh ủy, một số ban, ngành của tỉnh, huyện Hoành Bồ và Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân (Quân khu Đông Bắc). Một số đơn vị còn ở lại đến năm 1972 và sau năm 1972 mới rút đi.

Tác giả trên đường vào núi Đạng.
Tác giả trên đường vào hang Đồng Đạng.

Ngày ấy, bệnh viện tỉnh sơ tán ở hang Đồng Đạng, thôn Đồng Đạng, xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ (cũ). Tên thường gọi là hang Đạng. Hang Đạng có suối Đạng chảy trong lòng núi từ địa phận xã Dân Chủ đổ về. Ngoài hang có hai cửa vào khá rộng. Trước những năm 90 của thế kỷ trước, hang Đạng hoàn toàn thuộc về địa phận hành chính xã Sơn Dương. Sau đó chẳng hiểu vì sao lại cắt về cho xã Dân Chủ (tiếp giáp với xã Sơn Dương) quản lý, mặc dù ruộng vườn xung quanh dãy núi Đồng Đạng vẫn thuộc địa bàn xã Sơn Dương. Như vậy, núi Đồng Đạng lại không thuộc thôn Đồng Đạng, cũng như chùa Vân Phong bây giờ không phải nằm trên địa bàn thôn Vườn Cau, nơi trước đây vốn có tên là làng Vân Phong, xã Sơn Dương cũ.

Dãy núi đá Đồng Đạng ấy lại được bao quanh bởi dãy núi đất, phía bên kia là đập Khe Dùng, cung cấp nước tưới tiêu cho thôn Đồng Đạng (xã Sơn Dương). Bệnh viện tỉnh khi tiếp quản nơi này đã có một địa thế khá đắc ý, tương đối thuận tiện cho việc lập lán, trại, cứu chữa bệnh nhân, ăn ngủ nghỉ và phòng tránh máy bay Mỹ.

Đáng tiếc là một số núi đá ở xã Sơn Dương trong đó có hang Đạng đã được cấp cho các công ty tư nhân khai thác đá vôi. Khi chúng tôi đến thăm lại nơi này thì vẫn còn đó hai cửa hang, phơ phất những bông lau trắng. Con suối Đạng vẫn thầm thì chảy giữa những phiến đá đã nhẵn mòn. Phía trên đầu, những tảng đá xù xì, nhọn hoắt, đang đợi ngày bị những trái mìn “khai tử”, tan thành đá dăm, đá hộc phục vụ cho các công trình xây dựng. Anh Bình chỉ lên đỉnh núi kể hồi trước các anh thường leo lên đó lấy một số cây thuốc như cây chân chim núi, cây cứt chuột… là những cây thuốc Nam quý, trị nhiều bệnh như viêm gan, đau xương cốt, tăng cường sinh lực. Rất có thể các thầy thuốc ở bệnh viện tỉnh hồi đó cũng đã ứng dụng những vốn thuốc quý của đồng bào địa phương vào việc phòng, chữa bệnh cho các bệnh nhân trong giai đoạn đó chăng?

suối Đạng, chảy trong lòng hang Đồng Đạng.
Suối Đạng, chảy trong lòng hang Đồng Đạng.

Ai đã từng ở nơi này, đặc biệt trong thời kỳ sơ tán ở núi Đạng, hẳn không bao giờ quên phong cảnh tươi đẹp nơi đây. Dãy núi đá hùng vĩ với dòng suối trong veo chảy ngay trong lòng núi. Đôi cửa hang thuận tiện, thật nên thơ đón chào, che chở cho con người tránh nắng, tránh mưa. Lòng núi cũng bảo vệ những sinh linh trong cảnh bom rơi, đạn lạc. Giờ đây, dãy núi Đạng không “chết” vì chiến tranh, mà lại phải “hy sinh” trong cảnh hòa bình.

May là Bệnh viện 5-8 thuộc Binh chủng Hải quân ở hang Đìa Thấu (thôn Vườn Rậm ngày nay) vẫn còn trong tình trạng khá tốt. Hang này có diện tích khá lớn và được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Hồi chiến tranh, dân thường đi đường tắt từ hướng Tây Bắc qua đường đất men chân núi lên hang. Cửa hang toàn đá lởm chởm, trong hang, đất đá gồ ghề. Vòm hang chỗ cao nhất chừng hơn chục mét, diện tích nơi rộng nhất khoảng chừng 200m2.

Sát thôn Vườn Rậm là thôn Vườn Cau. Ban đầu, Bệnh viện tỉnh và Bệnh viện huyện sơ tán quanh dìa núi Bốc. Đó là một ngọn núi đá vôi có lẽ có từ thời cổ đại, cùng thời với núi Bài Thơ, đứng trầm tư ngay đầu cổng thôn Vườn Cau. Núi Bốc cũng có một hang động, hai cửa động thông nhau theo hướng Đông Nam sang Tây Bắc. Cửa phía Tây Bắc có tên là cửa Trầu, cửa phía bên kia là cửa Chạp. Mé phía Tây Nam của núi Bốc có núi Đá Bàn (thôn Mỏ Đông) che chắn kín đáo cho vùng sơ tán. Các lán trại của bệnh viện dựng quanh hang. Mỗi khi có còi báo động là tất cả lại ẩn nấp vào hang. Dân nơi đây vẫn thường ghi nhắc ân đức Thánh Tản che chở vùng này. Trong thời kỳ các bệnh viện sơ tán, chưa ghi nhận một trường hợp nào bị chết ở đây vì bom đạn Mỹ.

Cũng giống như hệ thống núi quanh đây, núi Đá Bàn cũng là núi đá vôi. Núi có tên gọi như vậy từ một sự tích về vua Đồng Quánh, rằng hồi đó, cả khu vực rộng lớn này thuộc sự cai quản của vua Đồng Quánh. Một hôm vua đi kinh lý qua đây thì quân tướng đã mỏi mệt. Xung quanh rừng núi um tùm chẳng có chỗ nào ngơi nghỉ. Vua bèn chỉ thanh gươm lên đỉnh núi trên cao. Thế là một tảng đá thật to từ trên núi lăn xuống. Đủ chỗ cho ngài và quân lính nghỉ ngơi. Hiện nay, vẫn còn lại dấu tích tảng đá năm xưa, to bằng mấy cái chiếu ở thôn Mỏ Đông, cạnh tuyến đường liên xã.

Những ông bà cụ lớn tuổi ở xã vẫn còn nhớ như in hồi mấy bệnh viện sơ tán về đây. Đầu tiên cả hai bệnh viện tuyến tỉnh và huyện đều lập lán trại quanh núi Bốc. Cửa hang Trầu rộng chừng trăm mét vuông được đặt làm phòng mổ. Bệnh viện tỉnh có bác sĩ Ngô Lan, Mai Lan, bác sĩ Khá, bác sĩ Ngưu, bác sĩ Thính… Bệnh viện huyện có bác sĩ Đảm, cô Miễn, cô Miều, cô Giang, cô Vân chuyên đỡ đẻ… Một số y, bác sĩ ở nhờ nhà dân. Hồi ấy dân làng nhiều người còn nhớ đám cưới hai bác sĩ Khuê và Mỵ. Bác sĩ Ẩy vừa đàn vừa hát bài “Tôi lại đào công sự” trong đám cưới rất vui. Sau đó bệnh viện tỉnh mới chuyển sang hang Đồng Đạng rộng hơn.

Giờ chỉ còn hang Đìa Thấu, nơi bệnh viện quân đội đóng quân, có đường bê tông dễ đi tới tận cửa hang. Con đường bê tông chạy ngoằn ngoèo bám sườn núi để tránh độ dốc cao. Bên trong và ngoài cửa hang đã được kè lại phẳng phiu, lối vào giờ đã bê tông hoá toàn bộ. Dọc đường lên, những cây quế, cây keo đang bật chồi non bên những khối đá xanh từ thuở ban sơ.

Còn cửa hang núi Bốc cây cối âm u trùm phủ. Có khéo cũng chẳng mấy ai dám đi hết đoạn đường trong hang ngày xưa. Một số nhà dân phía cửa Trầu vẫn còn đó. Họ và những vòm hang xưa như những nốt nhạc trầm, rung mãi khúc tráng ca, nhắc một thời nghĩa Đảng, tình dân ấm áp chở che, đoàn kết cùng nhau vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, để tiến tới một thắng lợi hoàn toàn của nhân dân, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh ngày ấy.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tác động của dự án đường sắt kết nối Việt Nam

(NLĐO)- Việt Nam đã có quy định đơn giản hóa quy trình thủ tục đầu tư theo hướng thuận lợi hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh lâu dài ...

Thị trường điều chỉnh không đồng nhất, nông dân Tây Nguyên phấn khởi kỳ vọng vụ mùa bội thu

Giá tiêu hôm nay 14/2/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 160.500 – 162.000 đồng/kg.

Valentine 14/2 ai là người tặng quà?

Valentine 14/2 nam hay nữ là người tặng quà khi đây là dịp lễ đặc biệt để bày tỏ tình yêu của mình đến với nửa kia và các cặp đôi thường tặng quà cho nhau? Valentine 14/2 ai là người tặng quà?Ngày Valentine (hay còn gọi là Lễ Tình Nhân) là...

Đại biểu đề nghị cân nhắc việc xem xét, thông qua luật trong một kỳ họp

Nhiều đại biểu đề nghị xem lại việc định hướng các dự án luật, nghị quyết về nguyên tắc sẽ được xem xét, thông qua trong một kỳ họp. Thực tế nhiều dự án luật khi trình Quốc hội vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. ...

Công an khẳng định clip bị móc túi ở bệnh viện là tạo dựng, sẽ xử lý người trục lợi

Tại cơ quan công an, Hồ Thị Xuân khai nhận thông tin bị 2 người móc túi tại cổng Bệnh viện Nhi đồng 2 như trong clip gây xôn xao mạng xã hội những ngày qua là không đúng sự thật. Hôm nay (13/2), tổ công tác của Công quận 1, TPHCM phối hợp cùng Công an xã Ea Ô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk tiến hành mời làm việc với Hồ Thị Xuân (38 tuổi, ngụ Tổ dân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo tồn để phát triển kinh tế di sản

Để phát triển kinh tế di sản, làm cho di sản không bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ mai một thì trước khi phát huy giá trị di sản cần nghĩ đến câu chuyện bảo tồn.  Quảng Ninh có kho tàng di sản văn hoá đồ sộ. Trong đó, di sản văn hóa biển, đảo vùng Đông Bắc xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn hóa dân tộc (với các di chỉ văn hóa Hạ...

Những kiến trúc nổi tiếng ở cố đô Huế

Mỗi công trình kiến trúc ở Huế là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, thể hiện những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng. Kiến trúc ở Huế phong phú, thể hiện ở khối các công trình đồ sộ dưới triều Nguyễn, bên cạnh đó là các kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và đền miếu... Trong đó, kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể...

Bảo vệ và phát huy giá trị điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long

Năm 2024 tròn 30 năm Vịnh Hạ Long (VHL) được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, đây cũng là quãng thời gian chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành Du lịch Quảng Ninh. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý VHL (ảnh) về việc phát huy giá trị điểm đến du lịch VHL. - Ông cho biết VHL có vai trò như thế nào đối...

Hạ Long định vị thành phố di sản

Hạ Long được quy hoạch theo định hướng phát triển mô hình đô thị thông minh, phát triển bền vững, có cấu trúc phát triển gồm 5 vùng và 1 hành lang ven Vịnh Hạ Long và lấy Vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối theo hướng đa cực, hài hòa với Di sản thiên nhiên thế giới và các vùng núi phía Bắc. Trong hướng đi chung đó, di sản văn hoá sẽ là nền tảng vững...

Kết nối 2 vùng di sản

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh Quảng Ninh cũng như TP Hải Phòng. Mỗi vùng di sản có những giá trị riêng biệt, hiếm có, là lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ. 2 địa phương sở hữu di sản...

Bài đọc nhiều

Quảng Yên: Trên lộ trình trở thành thành phố

Với mục tiêu phấn đấu trở thành thành phố vào năm 2025, đô thị loại II trước năm 2030, thời gian qua TX Quảng Yên đã tập trung cho công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Nửa đầu nhiệm kỳ 2022-2025, thị xã đã đẩy nhanh tiến độ hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch một số khu công nghiệp (KCN), các quy hoạch phân...

Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vạn Gia: Tặng 30 phần quà cho các học sinh nhân ngày Quốc tế thiếu nhi

Nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi, chiều 26/5, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vạn Gia phối hợp với với một số địa phương, đơn vị trên địa bàn 2 xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thực (TP Móng Cái) tổ chức gặp mặt, tặng quà cho các cháu học sinh trong 2 chương trình Nâng bước em tới trường, Con nuôi đồn biên phòng và các cháu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên...

Đảng bộ Sở Y tế kết nạp đảng viên mới

Ngày 19/5, tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô, Đảng ủy Sở Y tế đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định kết nạp đảng viên cho 12 quần chúng ưu tú tại các chi đảng bộ cơ sở trực thuộc. Buổi lễ diễn ra trong không khí sôi nổi chào mừng kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890...

Hai thiếu niên mất tích khi đi tắm suối cùng nhóm bạn

Chiều 13/8, Chủ tịch UBND xã Thái Học, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng Lê Văn Đồng cho biết, trên địa bàn xóm Vằng Vạt thuộc huyện Bảo Lâm đã xảy ra vụ việc hai thiếu niên bị mất tích khi tắm suối. Cụ thể, nhóm 5 thiếu niên (đều trú tại xóm Lạng Cá, thị trấn Pác Miầu, huyện Bảo Lâm) rủ nhau đi xe máy từ nhà đến tắm suối tại địa phận xóm Vằng Vạt, xã...

Bình Liêu: Nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU

Bà Hoàng Thị Vịnh, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Bình Liêu cho biết: Là huyện miền núi, biên giới đặc biệt nhất cả nước với khoảng 95% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, Bình Liêu luôn nhận được nhiều sự quan tâm rất lớn của trung ương, của tỉnh thông qua các cơ chế chính sách về đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng; an sinh, phúc lợi...

Cùng chuyên mục

Nghề nuôi giống cá biển: Mở ra tương lai bền vững cho ngành thủy sản

Nuôi giống cá biển là một trong những khâu quan trọng nhất trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản. Việc sản xuất giống chất lượng cao, số lượng lớn không chỉ đảm bảo nguồn cung cho nuôi trồng mà còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học biển.

Mô hình trồng dưa lưới nhà màng: Tối ưu hóa năng suất và chất lượng

Mô hình trồng dưa lưới nhà màng là một giải pháp hiện đại, giúp nông dân kiểm soát tốt hơn các yếu tố môi trường, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm. Nhà màng giúp điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, CO2... tạo điều kiện sinh trưởng tối ưu cho cây dưa lưới. Nhờ kiểm soát được khí hậu, bạn có thể trồng dưa lưới quanh năm, không phụ thuộc vào mùa...

Đông trùng hạ thảo – dược liệu quý với sức khỏe cộng đồng

Đông trùng hạ thảo, một loại nấm ký sinh độc đáo, đã từ lâu được coi là một trong những dược liệu quý hiếm và có giá trị nhất trên thế giới. Với hình dáng đặc biệt, kết hợp giữa côn trùng và thực vật, đông trùng hạ thảo không chỉ là một hiện tượng kỳ thú của tự nhiên mà còn mang đến những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Mới nhất

Điều gì xảy ra khi bạn uống nước thì là và nghệ tươi hàng ngày?

Tại sao nên kết hợp thì là và nghệ? Ủ hạt thì là với nghệ tươi hàng ngày giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, tiêu hóa và khả năng miễn dịch, đồng thời giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe tổng thể. Thì là và nghệ hỗ trợ giảm cân bằng cách tăng cường trao đổi chất và...

Thông tư 29 không cấm dạy thêm, học thêm

Trước nhiều luồng dư luận xoay quanh việc Thông tư 29 sẽ được áp dụng như thế nào, ông Hồ Tấn Minh - Chánh văn phòng Sở GDĐT TP.HCM khẳng định...

Dư địa lớn trong khai thác tiềm năng của công nghệ tế bào gốc

Nhờ kết quả nghiên cứu tế bào gốc, ngành y học đang tiến gần đến việc tạo ra liệu pháp điều trị các căn bệnh mà y học từ lâu phải đau đầu. Dư địa lớn trong khai thác tiềm năng của công nghệ tế bào gốcNhờ kết quả nghiên cứu tế bào gốc, ngành y học đang tiến gần...

Mới nhất