Trang chủChính trịNgoại giaoSở hữu "con bài mặc cả" với ông Trump, Đức tự tin...

Sở hữu “con bài mặc cả” với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ

Đức mới đây đã yêu cầu một nhà điều hành cảng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ chối mọi lô hàng của Nga, khẳng định chính sách không nhập khẩu trực tiếp khí đốt của xứ bạch dương. Dường như, đầu tàu kinh tế châu Âu đã có hướng đi mới.

Nhà ga LNG Brunsbüttel được cho là điểm đến cuối cùng của lô hàng khí đốt Bắc Cực của Nga
Nhà ga LNG Brunsbuttel ở Đức là điểm đến cuối cùng của lô hàng khí đốt từ Bắc Cực của Nga. (Nguồn: ABBfoto/picture alliance)

Trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2/2022, Đức là nước nhập khẩu khí đốt của Moscow lớn nhất châu Âu.

Sau khi tuyên bố ngừng nhập khí đốt của Nga và Moscow cũng đột ngột cắt nguồn cung cấp mặt hàng này, Berlin đã tìm giải pháp thay thế. Giải pháp mà đầu tàu kinh tế châu Âu chọn là ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp khác và xây dựng các nhà ga để tiếp nhận các lô LNG được vận chuyển bằng đường biển.

Trong vài tháng, Đức đã có thể ngừng nhập khẩu khí đốt trực tiếp từ Nga.

Quyết tâm thoát khí đốt Nga

Nguồn cung cấp khí đốt của Moscow cho Berlin một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý sau khi tờ báo kinh doanh hàng ngày của Anh Financial Times đưa tin, một lá thư từ Bộ Kinh tế Đức ra “chỉ thị” cho công ty Deutsche Energy Terminal không chấp nhận bất kỳ lô hàng LNG nào của Nga.

Trích dẫn từ lá thư, Financial Times viết, Bộ trên cho biết, lệnh được ban hành để bảo vệ lợi ích công cộng quan trọng nhất của đất nước.

Trong thư, Bộ Kinh tế Đức cho biết, nếu tiếp nhận chuyến hàng khí đốt Nga, cảng ở Brunsbuttel sẽ làm trái với mục đích xây dựng ban đầu của nó là giúp Đức và Liên minh châu Âu (EU) “thoát phụ thuộc vào khí đốt Nga”.

Vào ngày 14/11, Reuters cũng đưa tin, đầu tàu kinh tế châu Âu đã từ chối cho phép dỡ lô hàng LNG của Nga tại nhà ga Brunsbuttel.

Deutsche Energy Terminal là một công ty nhà nước, vận hành 4 nhà ga LNG của Đức trên bờ biển Bắc Hải là Brunsbuttel, Wilhelmshaven I, Wilhelmshaven II và Stade. Nhà ga đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt của Đức.

Ai đã mua khí đốt của Nga?

Một câu hỏi đặt ra là, trong bối cảnh Đức đã hạn chế mua năng lượng Nga từ tháng 2/2022, vậy ai đã đặt hàng và mua LNG của Moscow?

Người ta suy đoán rằng, điều này đã xảy ra thông qua một công ty có tên là SEFE Energy GmbH – một công ty nhập khẩu khí đốt nhà nước có trụ sở tại thị trấn Kassel.

Được thành lập vào năm 1993, với tư cách là một liên doanh Đức-Nga, công ty đã được bán cho tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga vào tháng 10/2015.

Sau khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Kiev, công ty đã được quốc hữu hóa và nhà nước Đức là chủ sở hữu duy nhất của công ty kể từ năm 2022.

Theo Công ty dữ liệu hàng hóa Kpler, Tập đoàn năng lượng SEFE Energy GmbH có hợp đồng dài hạn để đưa LNG từ cơ sở xuất khẩu Yamal của Nga đến Pháp. LNG được tái khí hóa tại đó và đưa vào hệ thống đường ống dẫn khí đốt kết nối khắp châu Âu.

Với Đức, đất nước bắt đầu nhận khí đốt qua đường ống từ Pháp vào tháng 10/2022.

Một số chuyên gia cũng cho hay, dù không còn nhập khẩu trực tiếp khí đốt của xứ bạch dương qua đường ống hoặc dưới dạng LNG, nhưng đầu tàu kinh tế châu Âu vẫn có thể nhận được một lượng gián tiếp qua nước láng giềng Bỉ và Hà Lan.

Cả hai nước này vẫn nhập khẩu LNG của Nga và tái xuất một phần, bao gồm cả sang Đức.

Con số chính xác rất khó xác minh vì nguồn gốc của khí đốt gần như không thể truy tìm được một khi nó đi vào mạng lưới khí đốt châu Âu. Nghiên cứu gần đây cho thấy, Đức có thể vẫn nhận được từ 4-6% nhu cầu khí đốt thông qua việc nhập khẩu LNG của Nga từ hai nước láng giềng.

Khói bốc lên từ một nhà máy nhiệt điện than ở Đức - Ảnh: Getty
Khói bốc lên từ một nhà máy nhiệt điện than ở Đức. (Nguồn: Getty Images)

Đức đã có hướng đi mới

Trang DW cho hay, hiện vẫn còn tồn tại những thỏa thuận trung chuyển tiềm năng về LNG Nga trong khối 27 thành viên.

DW dự đoán, LNG Nga đã được dỡ xuống tại các nhà ga của Đức và sau đó được chuyển tiếp đến các nước châu Âu khác.

Mỹ và Anh đã cấm LNG của Nga, song EU vẫn tiếp tục nhập khẩu nhiên liệu của nước này.

Dữ liệu của Kpler chứng minh, khối 27 thành viên hiện nhập khẩu 20% nhiên liệu có nguồn gốc từ Nga. Bỉ, Tây Ban Nha và Pháp đang có hợp đồng dài hạn mua nhiên liệu từ xứ bạch dương.

Cơ quan Mạng lưới Liên bang Affani – cơ quan quản lý năng lượng của Đức – cho hay, không thể loại trừ khả năng LNG Moscow được chuyển khí đốt qua các mạng lưới của và Berlin đang đóng vai trò trung chuyển cho các nước châu Âu khác.

Hiệp hội vận động hành lang về khí đốt của Đức – Zukunft Gas – trích dẫn dữ liệu do tổ chức nghiên cứu Bruegel có trụ sở tại Brussels biên soạn cho biết, LNG của Nga vẫn chiếm 16% tổng lượng LNG nhập khẩu vào EU trong tháng 10.

Người phát ngôn của Zukunft Gas Charlie Gruneberg nói, việc vận chuyển khí đốt của Nga qua các nhà ga của EU có thể sẽ kết thúc vào tháng 3/2025 theo gói trừng phạt gói trừng phạt thứ 14 của khối 27 thành viên nhằm vào Moscow.

Ông Charlie Gruneberg thông tin: “Gói trừng phạt bao gồm các hạn chế mới đối với LNG của Nga, cấm việc chuyển hàng tại các cảng châu Âu để tiếp tục vận chuyển đến các nước thứ ba. Tuy nhiên, không có lệnh trừng phạt chung nào của EU đối với khí đốt của Nga”.

Còn với lệnh cấm của Đức, Financial Times cho biết, có 3 tàu đã rời Yamal những ngày gần đây để hướng đến châu Âu, song không tín hiệu nào cho thấy chúng sẽ cập cảng Brunsbuttel của Đức.

Hiện vẫn chưa có thông tin chính thức về việc các cảng LNG của Berlin có chấp nhận các lô hàng khí đốt của Moscow hay không.

Nhưng dường như, đầu tàu kinh tế châu Âu đã có hướng đi mới. LNG được coi là “con bài mặc cả” của EU và chính quyền ông Donald Trump – Tổng thống đắc cử mới của Mỹ.

Gần đây, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nêu ý tưởng thay thế LNG Nga bằng cách nhập khẩu nhiều hơn từ Mỹ. Vì vậy, khi ngừng tiếp nhận LNG Nga, Đức đã sẵn sàng mở cửa, đón nhận mặt hàng này từ nền kinh tế lớn nhất thế giới.





Nguồn: https://baoquocte.vn/so-huu-con-bai-mac-ca-voi-ong-trump-duc-tu-tin-chan-dung-dong-chay-lng-tu-nga-mo-cua-don-hang-my-294407.html

Cùng chủ đề

Châu Âu lục đục vì khí đốt Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 22.12 bất ngờ sang thăm Moscow và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin với mục đích chính được cho là gia hạn thỏa thuận cung cấp khí đốt. ...

Thủ tướng Slovakia đến thăm Nga và hội đàm với Tổng thống Putin

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm Chủ nhật đã tiếp đón Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin. Cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo tập trung vào tình hình quốc tế và vấn đề khí đốt. ...

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Nga thông báo ngừng mua ngoại tệ

Ngày 27/11, Ngân hàng trung ương Nga cho biết sẽ ngừng mua ngoại tệ để giảm áp lực lên thị trường tài chính.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.

Cảnh báo nguy cơ xung đột giữa các cường quốc sở hữu vũ khí nóng, Nga tuyên bố mở rộng ô hạt nhân

Ngày 24/1, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, cũng là cựu Bộ trưởng Quốc phòng, đã cảnh báo nguy cơ xung đột vũ trang giữa các cường quốc hạt nhân đang gia tăng.

Bầu không khí khác lạ ở Iran và niềm tin về một ông Trump “rất khác”

Thay vì lo lắng và ấp ủ những chiến lược lớn để đối phó với chính sách "gây áp lực tối đa' của chính quyền Tổng thống Donald Trump, Iran đang tỏ ra lạc quan về một tương lai mới trong quan hệ với Mỹ.

Uy lực khủng khiếp của tên lửa đạn đạo Iskander

Tên lửa Iskander là một trong những hệ thống tên lửa hiện đại nhất của Nga, có khả năng mang nhiều loại đầu đạn khác nhau, bao gồm cả đầu đạn hạt nhân.

Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế

Những ngày đầu năm 2025, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã thực hiện nhiều nhiệm vụ đặc biệt, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế.

Bài đọc nhiều

Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia Công ước số 87 về tự do liên kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

Trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025, Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 4. Vậy xếp hạng GDP của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga sẽ thay đổi như thế nào?

Hội nhập quốc tế – nguồn lực quan trọng, đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Anh) Tham gia tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng; các đồng chí trong...

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

WEF đồng hành với TP. Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

Cùng chuyên mục

Khẳng định “yêu Nga”, nhưng ông Trump sẽ áp đặt thuế quan quy mô lớn, vì chuyện liên quan đến Ukraine

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan và trừng phạt quy mô lớn đối với Nga nếu không có giải pháp cho xung đột Ukraine.

Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu và động lực để chuyển đổi năng lượng xanh

Baoquocte.vn. CBAM chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhưng cũng là cơ hội, động lực để doanh nghiệp chủ động chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Giá xăng dầu hôm nay 24/1: Ngập tràn sắc đỏ

Giá xăng dầu hôm nay 24/1, phát biểu qua video tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ ngày 23/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc giục Saudi Arabia và OPEC hạ giá dầu và thế giới giảm lãi suất. Thị trường dầu ngập tràn sắc đỏ sau bài phát biểu này. Kết quả là, giá dầu ghi nhận thêm phiên giao dịch ngày 23/1 “hạ nhiệt”.

Indonesia từng bước hiện thực hóa mục tiêu trung tâm kinh tế Halal toàn cầu

Mới đây, Bộ Kế hoạch phát triển quốc gia Indonesia đã xác định 3 lĩnh vực trọng tâm chính để phát triển các sản phẩm Halal, như đã nêu trong Kế hoạch phát triển trung hạn quốc gia 2025-2029 (RPJMN).

Mới nhất

Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào

Đại diện kiều bào bày tỏ niềm hạnh phúc khi được về thăm quê hương, đón Tết cổ truyền; được chứng kiến nhiều thành tựu phát triển. ...

Đóng điện dự án truyền tải hơn 1.100 tỉ để nhập điện từ Lào

Ngày 24-1, theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), dự án đường dây 500kV Monsoon - Thạnh Mỹ (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam) đã được đóng điện thành công để phục vụ cho nhập khẩu điện từ Lào. ...

Thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 99/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung chính của Kế hoạch là hoàn thiện, đồng bộ hệ thống các quy hoạch; trong đó, thực hiện tổ chức rà soát, lập, điều...

Tăng kiểm tra, xử phạt vi phạm về thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Bộ Y tế vừa phát đi thông báo yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử phạt nghiêm các hành vi quảng cáo thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, đặc biệt là trên mạng internet. Tăng kiểm tra, xử phạt vi phạm về thuốc lá điện tử và thuốc lá...

Đây là một huyện ở Ninh Bình vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm...

Mới nhất