Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhSố hóa logistics để thích nghi với bối cảnh thị trường

Số hóa logistics để thích nghi với bối cảnh thị trường


Đây là nội dung được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo ‘‘Chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững’’ do Bộ Công Thương tổ chức chiều 27/4, tại Hà Nội.

Việt Nam – thị trường đầy tiềm năng để phát triển dịch vụ logistics

Ông Phan Văn Chinh – Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) – cho biết, tốc độ tăng trưởng ngành bình quân hàng năm từ 14 – 16%, số lượng và chất lượng dịch vụ logistics được nâng cao, đóng góp quan trọng trong việc đưa tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2022 lên 730,2 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2021. “Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh thương mại toàn cầu và trong nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và những rủi ro, bất ổn về kinh tế, chính trị trên phạm vi toàn cầu”, ông Phan Văn Chinh nhấn mạnh.

Số hóa logistics để thích nghi với bối cảnh thị trường
Ông Phan Văn Chinh – Cục Trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phát biểu tại Hội thảo

Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, theo ông Phan Văn Chinh, ngành logistics cũng còn những hạn chế, yếu kém, tồn tại nổi lên như: chi phí dịch vụ logistics ở nước ta còn cao; việc đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với nhau, giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu còn yếu, chưa hình thành được mạng lưới các doanh nghiệp logistics có quy mô lớn, có năng lực dẫn dắt thị trường, thúc đẩy ngành logistics phát triển… Một trong những nguyên nhân của những hạn chế nêu trên đó là ứng dụng công nghệ số chưa thực sự đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển trong tình hình mới.

“Là một trong những ngành then chốt, được ví như “mạch máu” của nền kinh tế quốc dân, logistics cần được đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt trong khía cạnh “số hóa” để có thể đáp ứng, thích nghi với bối cảnh thị trường, hỗ trợ tối đa thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác”, ông Phan Văn Chinh yêu cầu.

Công nghệ và tự động hóa trong logistics để phát triển bền vững

Tại Hội thảo, đại diện cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội, Hội ngành hàng và doanh nghiệp cùng với các chuyên gia, viện nghiên cứu đã trao đổi, rà soát, đánh giá và đưa ra những nhận định về tình hình chuyển đổi số ngành logistics hiện nay. Từ hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp và những kinh nghiệm được rút ra, các đại biểu đã tích cực trao đổi, chia sẻ về công nghệ và tự động hoá trong logistics, gắn logistics với thương mại điện tử trong thời đại số.

Số hóa logistics để thích nghi với bối cảnh thị trường
Toàn cảnh Hội thảo

Nói về triển vọng của ngành logistics từ “sức nóng” của thương mại điện tử, ông Nguyễn Triều Quang – Giám đốc Khối Vận hành miền Bắc – Lazada logistics Việt Nam – nhấn mạnh, thị trường logistics ở Việt Nam mạnh mẽ và giàu tiềm năng.

Ông Quang đưa dẫn chứng, năm 2023, Việt Nam lọt Top 10 thị trường logistics mới nổi trên thế giới; đứng thứ 4 Đông Nam Á và thứ 10, theo bảng xếp hạng thường niên của Agility năm 2023. logistisc là một trong những ngành tăng trưởng nhanh và ổn định nhất của Việt Nam, với tốc độ bình quân từ 14 – 16% một năm, với quy mô 40 – 42 tỷ USD/năm.

Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam đang hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng, cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế lạc quan. Do đó, Việt Nam sớm trở thành “ngôi sao logistics” của châu Á trong thời gian tới, ông Nguyễn Triều Quang chia sẻ.

Trong bối cảnh toàn cầu đang hướng tới phát triển bền vững, doanh nghiệp logistics cũng cần xây dựng hệ sinh thái bền vững và toàn diện để nắm lấy cơ hội của thương mại điện tử. Để kiến tạo hệ sinh thái logistics bền vững cho thương mại điện tử, theo ông Nguyễn Triều Quang, doanh nghiệp có thể tập trung đầu tư vào 3 điểm chính gồm: Nâng cao trải nghiệm giao nhận hàng hóa từ mọi điểm chạm; ứng dụng công nghệ và chuẩn hóa quy trình để tối ưu hiệu suất vận hành; phát triển logistics xanh bền vững.

Còn theo ông Đinh Hoài Nam – Giám đốc phát triển Kinh doanh – Công ty SLP Việt Nam, nổi lên như một trung tâm sản xuất với nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), xuất nhập khẩu Việt Nam có sự tăng trưởng ấn tượng. Việt Nam là nền kinh tế lấy sản xuất xuất khẩu làm trung tâm, với tốc độ tăng trưởng của khu vực sản xuất được duy trì ở mức khoảng 9%/năm. Ngay cả trong thời kỳ Covid-19, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam vẫn tăng trưởng từ 3% – 5% mỗi năm.

Khối lượng xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng, bất chấp sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong đại dịch Covid-19. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 336 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ. Trong đó 90% khối lượng hàng hóa được chuyên chở bằng đường biển.

Việt Nam cũng là điểm đến mới cho các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, chi phí logistics còn cao so với thế giới, năm 2022 còn số này tại Việt Nam vào khoảng 16,8%, còn trung bình thế giới khoảng 10%. Đây là cơ hội cho các nhà cung cấp/phát triển dịch vụ logistics lớn của Việt Nam và thế giới.

Thị trường nhà kho và xưởng phát triển lên cùng với dòng vốn FDI, song phần lớn nguồn cung là nhà kho và xưởng truyền thống, không đảm bảo yêu cầu của các nhà đầu tư. “Trong 5 năm trở lại đây, với sự tham gia của các nhà phát triển hạ tầng logistics hàng đầu thế giới tại Việt Nam, tỷ lệ kho truyền thống vẫn chiếm trên 50% tổng nguồn cung. Trong khi đó, trong năm 2021 tại thị trường Mỹ, kho hiện đại chiếm đến 65% nguồn cung của thị trường”, ông Đinh Hoài Nam chia sẻ.

Số hóa logistics để thích nghi với bối cảnh thị trường
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Theo khảo sát của Bộ Công Thương và xuất bản trong Báo cáo Logistics Việt Nam 2022, hơn 66% doanh nghiệp được khảo sát có chiến lược phát triển logistics xanh, nhưng chỉ có khoảng 31% doanh nghiệp có sử dụng năng lượng tái tạo trong các hoạt động kho bãi. Như vậy, mặc dù ý thức của doanh nghiệp trong phát triển bền vững đang ngày được nhận thức rõ, việc thực hành các hoạt động vì mục tiêu phát triển bền vững vẫn chưa có được hiệu quả lan tỏa rộng lớn.

Để phát triển ngành logistics hiện đại, bền vững, ông Trương Tấn Lộc – Giám đốc Marketing, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn – cho rằng, với các doanh nghiệp logistics, cần có sự chung tay giữa các doanh nghiệp trong ngành, hợp tác đồng hành cùng phát triển, tăng cường liên kết gia tăng tính cạnh tranh của dịch vụ logistics Việt Nam.

Doanh nghiệp cần thay đổi tư duy cũ sang lối tư duy mới, thay đổi cách làm cũ và cần sự đồng hành, sự ủng hộ, hợp tác của doanh nghiệp, giảm thiểu các rủi ro và đơn giản hóa quy trình trong xây dựng và phát triển giải pháp mới cho hệ thống logistics tại địa phương cũng như kết nối liên vùng nhằm tạo ra mạng lưới kết nối hoàn chỉnh, đồng bộ, thông suốt góp phần tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Với các doanh nghiệp cảng biển tại Việt Nam, việc xây dựng hệ thống dữ liệu chung cho hệ thống cảng biển Việt Nam, kết nối với các cảng trong khu vực và trên thế giới sẽ góp phần tăng hiệu suất khai thác, tăng sức cạnh tranh của Việt Nam với các cụm cảng lân cận như Singapore hay Thái Lan, Hồng Kồng.

Số hóa logistics để thích nghi với bối cảnh thị trường
Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) điều phối phiên thảo luận 1

Với cơ quan Nhà nước, trước những yêu cầu phát triển xanh, bền vững, đặc biệt trong ngành logistics, Nhà nước và các địa phương cần xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, đẩy nhanh tiến độ các dự án kết nối hạ tầng giao thông, kết nối đa phương thức tạo thuận lợi phát triển dịch vụ logistics, tăng cường đầu tư vào hạ tầng hậu cần và kho bãi để tăng cường hệ sinh thái logistics, tháo gỡ các “nút thắt” về giao thông để việc kết nối, vận chuyển hàng hóa được thuận lợi, đẩy mạnh liên kết vùng, giảm chi phí logistics cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, cần đơn giản hóa thủ tục, xây dựng và kết nối cơ sở dữ liệu dùng chung, tiến tới số hóa và giải quyết các thủ tục trực tuyến. Hệ thống cơ sở pháp lý cũng cần được cập nhật theo kịp các xu hướng công nghệ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, phát triển các dịch vụ, công nghệ mới.

Với yêu cầu về sự chính xác, minh bạch trong hệ thống cũng như nhu cầu về sự nhanh chóng hơn, các doanh nghiệp cần hướng tới một bộ máy quản lý tinh gọn và linh hoạt, cốt lõi là phát triển nguồn nhân lực có trình độ, có thể đáp ứng các yêu cầu công việc và quá trình hội nhập toàn cầu. Các doanh nghiệp cần tăng cường đào tạo và phát triển nhân sự chất lượng cao, có mô hình hợp tác với nhà trường, trung tâm đào tạo nhằm phối hợp xây dựng chương trình đào tạo phù hợp thực tiễn, mang tính ứng dụng cao.

Số hóa logistics để thích nghi với bối cảnh thị trường
Toàn cảnh phiên thảo luận 1

Cùng với nhà kho hiện đại, nhà kho thông minh được đánh giá là xu hướng tất yếu của logistics hiện đại. Động lực thúc đẩy cho sự thay đổi trong phát triển nhà kho thông minh trong tương lai đến từ 5 yếu tố gồm: Nhu cầu thị trường gia tăng; tài nguyên đất khan hiếm; chi phí nhân công gia tăng; sự phát triển của công nghệ; cam kết COP26.

Đánh giá cao về các về những ý tưởng, kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả trong việc chuyển đổi số logistics từ các Hiệp hội, doanh nghiệp dịch vụ logistics, các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế; các kiến nghị với cấp có thẩm quyền, các cơ quan chức năng về các chính sách, giải pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi số trong logistics, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, đây cũng là một trong những cơ sở quan trọng để Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045.





Nguồn

Cùng chủ đề

500 gia đình công nhân bịn rịn rời TP.HCM về quê đón Tết trên chuyến tàu mùa xuân

Chiều 24-1 (25 tháng chạp), Liên đoàn Lao động TP.HCM đã tiễn 127 gia đình công nhân (499 người) về quê đón Tết trên chuyến tàu mùa xuân tại ga Sài Gòn. Dịp Tết Ất Tỵ 2025, các cấp công đoàn tại TP.HCM đã...

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc tiếp Giám đốc Quốc gia Việt Nam Viện Tony Blair

(MPI) - Ngày 23/01/2025, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc đã có buổi tiếp ông Richard McClellan, Giám đốc Quốc gia Viện Tony Blair (TBI) nhằm trao đổi, thảo luận về việc xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam. Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc và ông Richard McClellan, Giám đốc Quốc...

Đà Lạt nhiều chương trình hấp dẫn thu hút du khách Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Nhằm thu hút du khách dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) sẽ tổ chức nhiều chương trình, hoạt động văn hoá, văn nghệ hấp dẫn. Theo UBND TP...

Quyết liệt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành xi măng

Tiêu thụ, xuất khẩu xi măng gặp khó trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng, khiến các doanh nghiệp xi măng tiếp tục báo lỗ. "Gam màu" tối của doanh nghiệp xi măng Theo Bộ Xây dựng, nguồn cung xi măng toàn quốc năm 2024 đạt khoảng 122 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ đạt khoảng 60 triệu tấn, xuất khẩu giảm so với năm trước, dẫn...

Người dân Phú Yên nhộn nhịp cho thuê nhà lưu trú dịp Tết

Nắm được tâm lý du khách thường đi du lịch đông sau mùng 1 Tết, nhiều hộ dân tại Phú Yên đăng lên mạng xã hội cho thuê nhà để các nhóm gia đình, nhóm khách đi theo quy mô nhỏ có thể thuê lưu trú ngắn ngày. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quyết liệt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành xi măng

Tiêu thụ, xuất khẩu xi măng gặp khó trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng, khiến các doanh nghiệp xi măng tiếp tục báo lỗ. "Gam màu" tối của doanh nghiệp xi măng Theo Bộ Xây dựng, nguồn cung xi măng toàn quốc năm 2024 đạt khoảng 122 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ đạt khoảng 60 triệu tấn, xuất khẩu giảm so với năm trước, dẫn...

Đâu là thị trường xuất khẩu chính của hàng thuỷ sản?

Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD. Vậy đâu là thị trường mục tiêu và tiềm năng của thuỷ sản năm 2025? Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường lớn Theo bà Lê Hằng, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm triển vọng để...

Tích cực hợp tác ASEAN về cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng

Thời gian qua, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tích cực tham gia triển khai các hoạt động hợp tác của ASEAN về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. Theo lãnh đạo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), với vai trò là cơ quan thành viên Nhóm Chuyên gia Cạnh tranh ASEAN (AEGC) và Ủy ban Bảo vệ Người tiêu dùng ASEAN (ACCP), Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia Việt...

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, trong nước bình ổn

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 25/1. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 25/1/2025 bình ổn và neo ở mức khá cao. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 24/1/2025 như sau, thị trường tiêu trong...

Ngành trang sức Việt Nam có thể cạnh tranh với các đối tác trong khu vực

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, ngành trang sức của Việt Nam có năng lực và lực lượng lao động để cạnh tranh với các đối tác trong khu vực. Giá vàng thế giới đã tăng 25,5% vào năm 2024 Bình luận về diễn biến về thị trường vàng thế giới trong năm 2024 với báo chí mới đây, ông Shaokai Fan, Giám đốc khu vực châu Á -Thái Bình Dương (không bao...

Bài đọc nhiều

Chứng khoán giảm sâu, VN-Index thủng mốc 1.250 điểm, QCG vẫn ngoại lệ

ANTD.VN - Cổ phiếu vốn hóa lớn đè nặng khiến VN-Index bị kéo lùi hơn 10 điểm phiên hôm nay, thủng mốc 1.250 điểm. Sau phiên giảm gần 10 điểm cuối tuần trước, thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch hôm nay trong trạng thái giằng co. Chỉ số nỗ lực lấy lại sắc xanh, tuy nhiên, bên bán tiếp tục chiếm ưu thế khiến VN-Index nhanh chóng bị kéo lùi xuống dưới tham chiếu chỉ sau...

Thương mại Việt – Mỹ tăng mạnh sau 1 năm thiết lập Đối tác chiến lược toàn diện

Nhân chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 9-2023, hai nước đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, quan hệ Việt - Mỹ tiếp tục đà phát triển...

Chạy đua giao hàng dịp Tết

Chỉ còn một tuần nữa là đến Tết, nhu cầu giao nhận hàng hóa tăng vọt, đã có nơi thông báo tạm ngưng nhận đơn hàng đi xa. Ghi nhận của Tuổi Trẻ tại TP.HCM, từ các bưu cục, siêu thị đến doanh nghiệp...

VinFast niêm yết tại Mỹ, cổ phiếu họ Vin gánh thị trường

Mở cửa phiên giao dịch ngày 16/8, sự hứng khởi của các nhà đầu tư sau thông tin VinFast (một công ty con của Vingroup) niêm yết thành công trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ với mức định giá lên tới 85 tỷ USD đã khiến cổ phiếu Vingroup (VIC) tăng kịch trần với dư mua rất lớn. Tính tới 10h9, cổ phiếu Vingroup tăng 4.900 đồng lên 75.600 đồng/cp với dư mua giá trần gần 5,9 triệu...

VN-Index cắt chuỗi giảm sâu hai phiên liên tiếp

VN-Index tăng 1,05 điểm, lên 1.245,76 điểm trong phiên 5/11 và ngắt mạch giảm hai phiên liên tiếp dù thanh khoản xuống thấp nhất trong một tuần trở lại đây. VN-Index tăng 1,05 điểm, lên 1.245,76 điểm trong phiên 5/11 và ngắt mạch giảm hai phiên liên tiếp dù thanh khoản xuống thấp nhất trong một tuần trở lại đây. Sau hai phiên giảm mạnh...

Cùng chuyên mục

Người dân Phú Yên nhộn nhịp cho thuê nhà lưu trú dịp Tết

Nắm được tâm lý du khách thường đi du lịch đông sau mùng 1 Tết, nhiều hộ dân tại Phú Yên đăng lên mạng xã hội cho thuê nhà để các nhóm gia đình, nhóm khách đi theo quy mô nhỏ có thể thuê lưu trú ngắn ngày. ...

Sau phiên tăng mạnh nhất châu Á, chứng khoán Việt đón Tết như thế nào?

Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm Giáp Thìn, thị trường chứng khoán ở trạng thái giằng co. Thanh khoản cả ba sàn đều thấp khi cả nước đang hướng về kỳ nghỉ Tết âm lịch dài 9 ngày. Thị trường chứng khoán...

Một ngân hàng lợi nhuận quý 4 tăng đột biến

Ngân hàng này vừa có báo cáo tài chính năm 2024, trong đó lợi nhuận quý 4/2024 tăng đột biến gấp 4,4 lần cùng kỳ. Nợ xấu ở mức 1,91%. Kienlongbank vừa có báo lãi trước thuế hợp nhất năm 2024 đạt 1.112 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2023. Lợi nhuận quý 4/2024 là 351 tỷ đồng, gấp 4,4 lần cùng kỳ. Tính đến hết quý 4/2024, tổng tài sản của KienlongBank đạt 92.176 tỷ đồng, tăng 6% so...

Chuỗi trà sữa nào báo lãi ngàn tỉ đồng?

Tập đoàn Masan do tỉ phú Nguyễn Đăng Quang làm chủ tịch hội đồng quản trị vừa hé lộ kết quả kinh doanh quý 4-2024 và cả năm. Đáng chú ý, riêng chuỗi trà sữa Phúc Long mang về tới cả ngàn tỉ đồng lợi nhuận gộp. ...

Mới nhất

Cả nước hiện có gần 1.500 tàu biển

Tin từ Cục Hàng hải VN, tính đến tháng 12/2024, tổng số tàu biển, phương tiện đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam là 1.490. ...

Vẻ tươi xinh của hoa hậu 19 tuổi Trà Giang

Dương Trà Giang, 19 tuổi - tân Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024 - gây chú ý với nhan sắc trong trẻo, vẻ ngoài nhẹ nhàng hơn một tháng sau đăng quang. Sau đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024, người đẹp Dương Trà Giang nhận được sự chú ý của khán giả và tham gia nhiều...

Đâu là thị trường xuất khẩu chính của hàng thuỷ sản?

Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD. Vậy đâu là thị trường mục tiêu và tiềm năng của thuỷ sản năm 2025? Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường lớn Theo bà Lê Hằng, Hiệp hội Chế...

Tích cực hợp tác ASEAN về cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng

Thời gian qua, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tích cực tham gia triển khai các hoạt động hợp tác của ASEAN về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. Theo lãnh đạo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), với vai trò là cơ quan thành viên Nhóm Chuyên gia Cạnh...

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, trong nước bình ổn

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 25/1. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 25/1/2025 bình ổn và neo ở mức khá...

Mới nhất