Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcSinh viên sư phạm học yếu có thể bị cắt 3,6 triệu...

Sinh viên sư phạm học yếu có thể bị cắt 3,6 triệu đồng hỗ trợ


Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất sinh viên sư phạm sẽ không được hỗ trợ 3,63 triệu đồng sinh hoạt phí mỗi tháng nếu kết quả học tập yếu.

Bộ Giáo dục và Đào tạo giữa tháng 8 công bố dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 116 năm 2020 về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Sinh viên sư phạm vẫn được nhà nước hỗ trợ học phí cùng 3,63 triệu đồng sinh hoạt phí mỗi tháng, không quá 10 tháng một năm học. Tuy nhiên, từ năm thứ hai và các năm học tiếp theo, Bộ đề xuất không xét hỗ trợ sinh hoạt phí với sinh viên có điểm trung bình học tập hoặc điểm rèn luyện đạt loại yếu (dưới 2/4).

Trước đó, nghị định 116 không đưa ra yêu cầu về học lực hay điểm rèn luyện của sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay đề xuất này tạo động lực để sinh viên học tập, từ đó nâng cao chất lượng.





Thí sinh thi đánh giá năng lực tại Đại học Sư phạm Hà Nội sáng 6/5. Ảnh: Dương Tâm

Thí sinh thi đánh giá năng lực tại Đại học Sư phạm Hà Nội sáng 6/5. Ảnh: Dương Tâm

Theo nghị định 116, kinh phí hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm lấy từ nguồn ngân sách hàng năm chi cho giáo dục, đào tạo của các địa phương, bộ, ngành, không phải do trường đại học chi trả.

Nghị định có hiệu lực từ năm học 2021-2022, được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá có tác động tích cực đến việc thu hút sinh viên giỏi theo ngành sư phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc hỗ trợ 3,63 triệu đồng sinh hoạt phí mỗi tháng cho sinh viên là không hợp lý, chỉ giải quyết phần ngọn. Thay vào đó, bộ, ngành nên có chính sách tăng lương giáo viên để thu hút người tài. Hiện, lương giáo viên dao động 3,8-12,2 triệu đồng tùy cấp học và hạng giáo viên, chưa tính phụ cấp.

Việc hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm cũng gặp nhiều vướng mắc. Năm ngoái, hàng nghìn sinh viên từ nhiều trường như Đại học Sài Gòn, Sư phạm TP HCM hay Đại học Thủ đô Hà Nội không nhận được sinh hoạt phí do các địa phương chưa giải ngân.

Trong khi đó, chính sách miễn học phí được thực hiện từ Luật giáo dục năm 1998, cũng nhằm thu hút sinh viên vào sư phạm. Tuy nhiên, nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp hoặc làm trái ngành, gây lãng phí lớn, nhiều em vào sư phạm chỉ vì được miễn học phí chứ không yêu thích nghề. Vì vậy, từ cuối năm 2017, các chuyên gia đề nghị bỏ quy định này.

Luật Giáo dục 2019 và nghị định 116 sau đó quy định học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt nhưng phải bồi hoàn nếu công tác trong ngành không đủ thời gian (6-8 năm), chuyển sang ngành khác, bỏ học, không hoàn thành chương trình hoặc bị buộc thôi học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi nghị định 116 đến hết ngày 14/10.


Dương Tâm



Source link

Cùng chủ đề

Vì sao hàng trăm sinh viên sư phạm nhận sinh hoạt phí lên tới 127 triệu đồng/người?

Hàng trăm sinh viên ngành sư phạm diện địa phương đặt hàng tại TP.HCM được nhận sinh hoạt phí theo Nghị định 116/2020 của Chính phủ lên tới 127 triệu đồng/người. ...

UPenn hỗ trợ học phí cho sinh viên thuộc gia đình thu nhập dưới 22.000 USD/năm

Chia sẻ trong cuộc trò chuyện tại Trường ĐH VinUni, Giáo sư - Quyền hiệu trưởng ĐH Pennsylvania, cho biết về việc hỗ trợ học phí để tạo cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH chất lượng cao cho tất cả mọi người. ...

UPenn sẽ hỗ trợ học phí nếu sinh viên không có khả năng chi trả

Chia sẻ trong cuộc trò chuyện tại Trường ĐH VinUni, Giáo sư - Quyền hiệu trưởng ĐH Pennsylvania, cho biết về việc hỗ trợ học phí để tạo cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH chất lượng cao cho tất cả mọi người. ...

Sinh viên Sư phạm Hà Nội nhận hỗ trợ từ Quỹ đồng hành với học sinh, sinh viên vùng khó khăn

Quỹ đồng hành với học sinh, sinh viên vùng khó khăn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã trao hỗ trợ cho 16 sinh viên, mỗi em được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/tháng. Tối 9/1, Trường Đại học...

TP.HCM quy định thời gian hoàn trả học phí cho gần 500.000 học sinh THCS

Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu phòng GD-ĐT các địa phương và các trường THCS trong và ngoài công lập thực hiện việc hoàn trả học phí theo Nghị quyết số 37 về chính sách hỗ trợ học phí THCS của HĐND TP.HCM ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Khoảng 36 cơ sở giáo dục Đại học Pháp sẽ đến găp gỡ trực tiếp sinh viên Việt Nam

Bienvenue en France! - triển lãm giáo dục Đại học Pháp lớn nhất trong năm do Campus France Việt Nam và Đại sứ Quán Pháp tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/9 tại TP. Hồ Chí Minh (Khách sạn Rex Saigon) và 1/10 tại Hà Nội (khách sạn Pullman Hanoi).

Cùng chuyên mục

Giảng viên ĐH Bách khoa nói điều đáng buồn về đào tạo sau đại học

PGS.TS Nguyễn Phi Lê, giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo thế hệ trẻ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong kỷ nguyên AI và chia sẻ thực trạng đáng buồn trong việc phát triển nguồn nhân lực. Tại Diễn đàn Trí tuệ nhân tạo Việt Nam năm 2024 do Báo VietNamNet tổ chức, PGS.TS Nguyễn Phi Lê, điều hành Viện Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo...

Bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 24/1/2025 bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định trên có hiệu lực từ...

Đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025, thêm 2 mã bài thi

Kỳ thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025 sẽ có 4 mã bài thi, thay vì 2 mã bài thi như năm ngoái. Bộ Công an vừa công bố dạng thức đề thi và đề thi tham khảo kỳ thi...

Đề tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025

Bộ Công an vừa công bố đề tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025. Năm nay, dạng thức đề thi có một số điều chỉnh, trong đó phần tự chọn có các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và Địa lý. Đề thi đánh giá của Bộ Công an gồm ba phần: Tự luận bắt buộc, trắc nghiệm bắt buộc và trắc nghiệm tự chọn. Thí sinh làm bài trong 180 phút với tổng...

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định số 73 của Chính phủ

Giáo viên làm việc tại các trường công lập của Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP. ...

Mới nhất

Xem clip CSGT dùng xe đặc chủng mở đường trên cao tốc, đưa bé 3 tuổi đi cấp cứu

Khi cao tốc TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận đông đúc xe cộ và ùn ứ cục bộ, CSGT dùng xe đặc chủng mở đường để đưa bé trai 3 tuổi đến cấp cứu tại bệnh viện ở TPHCM. Xem clip Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an cho hay vào 17h30 ngày 24/1, Đội...

Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời

NDO - Thông tin từ Bộ Y tế tối 24/1 cho biết, nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17 giờ chiều nay tại Hà Nội. Trước đó, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu có thời gian điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ giữa năm 2024 trong tình trạng...

Nguồn hàng dồi dào nhưng chi tiêu Tết Ất Tỵ 2025 không quá cao vì một xu hướng

Nguồn cung hàng nông sản tương đối dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Ất Tỵ 2025. Tuy nhiên, dự báo mức chi tiêu của người dân năm nay không tăng đột biến, bởi xu hướng tiêu dùng đơn giản, tiết kiệm. ...

Mẹo để tránh ăn quá nhiều trong dịp tết

Tết là dịp để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè. Khi mọi người đều vui vẻ, đồ ăn, đồ uống thoải...

4 điều ít ngờ tới ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

Uống thuốc hằng ngày là thói quen của nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi có bệnh mạn tính. Không chỉ thuốc...

Mới nhất