Sinh viên nên làm gì?


Trường học giống như một xã hội thu nhỏ với rất nhiều yếu tố phức tạp, gây ảnh hưởng đến tâm lý các sinh viên. Vừa bước vào năm nhất, Trần Phương Dung, sinh viên Trường ĐH Ngoại thương TP.HCM, tâm sự: “Những năm cấp ba, tôi bị các bạn học xa lánh chỉ vì có ngoại hình không ưa nhìn. Đến bây giờ, khi bước vào ĐH, một môi trường mới, tôi vẫn cảm thấy tự ti và không có đủ dũng khí để làm quen mọi người xung quanh”.

Dung cho biết dù trải qua quá khứ không mấy tích cực và để lại trong cô nhiều nỗi ám ảnh, thế nhưng nữ sinh viên vẫn đang cố gắng từng ngày để thoát ra khỏi vỏ bọc an toàn của chính mình.

Là sinh viên chuyển từ ngành Nhật Bản học sang ngành báo chí, Đặng Nguyễn Thanh Trúc (sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) gặp khá nhiều khó khăn khi phải làm quen với những bạn học mới. “Vì vào lớp sau nên thoạt đầu tôi khá ngại ngùng khi nhìn mọi người trong lớp đã quen thân với nhau từ trước. Mỗi ngày đi học tôi thường ngồi ở một góc bàn cuối lớp, không có ai trò chuyện và làm bài tập cùng khiến tôi cảm thấy rất nản chí”, Trúc thổ lộ.

Khó hòa nhập với môi trường mới: Sinh viên nên làm gì? - Ảnh 1.

Sinh viên nên chuẩn bị tâm lý trước cho bản thân để có một sự tiếp nhận ít bỡ ngỡ khi vào ĐH

Việc khủng hoảng nhất đối với nữ sinh viên chính là tìm nhóm làm bài tập. Bởi hầu hết các bạn đều có sẵn nhóm và khá ngập ngừng khi phải nhận thêm một người mới vào nhóm. Dần dà như thế khiến cô có suy nghĩ nghỉ học.

Tính cách hướng nội cũng là một điểm yếu trong giao tiếp của Trúc. Tự nhận bản thân là một người hòa đồng, nữ sinh viên rất vui vẻ khi có người đến bắt chuyện. “Tuy nhiên tôi rất ít khi chủ động bắt chuyện với người lạ. Tôi đang cố gắng mỗi ngày để cải thiện điều đó”, Trúc hy vọng.

Xem trường ĐH là ngôi nhà thứ hai

Tuy nhiên không phải ai cũng rơi vào trạng thái “ác mộng” khi bước chân vào cánh cổng ĐH. Không ít sinh viên xem đây là ngôi nhà thứ hai để bản thân được “bung xõa” và sống đúng với chính mình nhất.

“Động lực lớn nhất để tôi chạy xe máy hơn 15 km mỗi ngày là để gặp các bạn ĐH. Nếu một ngày tôi không nói chuyện với các bạn, tôi sẽ cảm thấy ngột ngạt, khó chịu lắm!”, Khánh Linh (sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) chia sẻ. Đây có lẽ là lý do chung của hầu hết sinh viên thích đến trường.

Khó hòa nhập với môi trường mới: Sinh viên nên làm gì? - Ảnh 2.

Khánh Linh làm truyền thông trong một sự kiện do lớp tổ chức

Linh cho biết, thường ngày ở nhà chỉ có ông bà và bố mẹ, nhưng ở trường thì khác. Linh may mắn tìm thấy được những người bạn có thể thấu hiểu và chia sẻ về mọi thứ trong cuộc sống. Chơi với các bạn “hợp gu”, Khánh Linh đôi khi còn quên rằng bản thân đã là sinh viên năm 3 và sắp phải bước vào đời để “thực chiến”.

Không chỉ tìm thấy niềm vui đến từ bạn bè, môi trường ĐH còn là cái nôi sản sinh ra rất nhiều tài năng thông qua những hoạt động ngoại khóa như câu lạc bộ đội nhóm và chiến dịch tình nguyện.

Chẳng hạn, Lý Ái My (sinh viên năm 3 ngành báo chí Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM – Chủ nhiệm CLB Truyền thông REC) không thể giấu được niềm hạnh phúc khi cùng CLB kêu gọi được số tiền lớn để tổ chức chương trình Thắp sáng vùng cao, giúp đỡ cho các mảnh đời khó khăn vùng sâu vùng xa.

Ngoài ra, các hoạt động tại trường không chỉ cho sinh viên những trải nghiệm khó quên mà còn tôi luyện cho các bạn những kỹ năng mềm cần thiết như nói trước đám đông, giao tiếp hay làm việc nhóm… rất thiết thực cho tương lai sau này. Đối với Ái My, mỗi ngày đến trường là mỗi niềm vui khác nhau. Đi học giúp My trở nên năng động hơn, quen được nhiều bạn mới và quan trọng hơn hết, My có được những kỷ niệm đáng nhớ trong đời sinh viên của mình.

Tập tạo thói quen suy nghĩ tích cực

Thạc sĩ tâm lý Đặng Hoàng An (cựu giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho rằng sự tiếp nhận với một môi trường mới tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

“Cấu trúc não bộ quy định nét tính chất của mỗi người là khác nhau. Những người hướng ngoại thì dễ dàng thích nghi hơn. Trong khi đó, những người sống nội tâm, ít nói sẽ gặp nhiều khó khăn hơn để hòa nhập với môi trường mới”, ông An chia sẻ. Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài như thay đổi nền nếp sinh hoạt, lối sống mới và bạn bè mới cũng là những rào cản mà các bạn sinh viên thường gặp phải khi bước chân vào ĐH.

Theo ông An, các bạn sinh viên nên chuẩn bị tâm lý trước cho bản thân để có một sự tiếp nhận ít bỡ ngỡ. “Thay đổi về nhận thức, đừng tự tạo áp lực cho mình, hãy nghĩ rằng bất cứ một môi trường nào cũng đều là môi trường để mình học hỏi kiến thức, văn hóa từ bạn bè thầy cô. Từ đó, tích lũy kiến thức làm hành trang bước ra xã hội”, ông An nhắn nhủ. Đặc biệt, thái độ tích cực là một phẩm chất quan trọng cần được trau dồi.

Hòa nhập không phải câu chuyện ngày một ngày hai mà đó là cả cả hành trình dài cần có sự đồng hành cùng gia đình và nhà trường, theo thạc sĩ Hoàng An. Trường học không nên để sinh viên “bơi” trong một biển cả thông tin, mà nên tạo thông tin, hướng dẫn rõ ràng và cụ thể. Đồng thời, sinh viên nên tìm hiểu về sở trường và sở đoản để tham gia đúng câu lạc bộ, hoạt động trải nghiệm mà bản thân yêu thích.



Source link

Cùng chủ đề

Tìm ra cách giúp xóa bỏ ký ức đau thương

Các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp mới xóa bỏ ký ức tồi tệ bằng cách kích hoạt những ký ức đẹp đẽ, giúp hỗ trợ điều trị sức khỏe tâm thần. Việc xóa bỏ các ký ức tồi tệ và những...

Thuốc lá điện tử và nguy cơ rối loạn tâm thần ở giới trẻ

Tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng phổ biến trong giới trẻ hiện nay, nhưng ít ai biết rằng việc này có thể gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tâm thần. Tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng phổ biến trong giới trẻ hiện nay, nhưng ít ai biết rằng việc này có thể gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tâm thần. ...

Đề xuất thêm một số bệnh vào Chiến lược quốc gia bệnh không lây nhiễm

Lãnh đạo Trung ương hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã đề xuất đưa bệnh thận mạn tính, Alzheimer, rối loạn tâm thần vào danh mục Chiến lược quốc gia bệnh không lây nhiễm. Tin mới y tế ngày 14/11: Đề xuất thêm một số bệnh vào Chiến lược quốc gia bệnh không lây nhiễmLãnh đạo Trung ương hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã đề xuất đưa bệnh thận mạn tính, Alzheimer, rối loạn tâm thần vào danh mục...

‘Nghiện’ mua sắm, đi khám mới biết bị tâm thần

Một năm nay, người phụ nữ 35 tuổi, ở Hà Nội thay đổi tính tình. Mỗi ngày, chị đặt mua nhiều đồ, có thời điểm đặt cả chục món hàng nhưng không nhớ đã mua gì. Đặc biệt, khi thấy mất hứng thú với cuộc sống, chị lại bắt đầu mua sắm, thích cảm giác tiêu tiền, nhưng sau mỗi lần nhận hàng, chị lại tỏ ra ân hận.Gần đây, thay vì tự mình nhận hàng, chị đặt...

4 điều các chuyên gia khuyên làm khi khó ngủ

Mất ngủ, ngủ ít, khó ngủ… là những dấu hiệu rối loạn có hại sức khỏe. Dưới đây là 4 mẹo mà các chuyên gia y tế đề ra, được chính họ thực hiện mỗi khi có vấn đề trong việc duy trì...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định 73

Giáo viên các trường công lập ở Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP. ...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Khoảng 36 cơ sở giáo dục Đại học Pháp sẽ đến găp gỡ trực tiếp sinh viên Việt Nam

Bienvenue en France! - triển lãm giáo dục Đại học Pháp lớn nhất trong năm do Campus France Việt Nam và Đại sứ Quán Pháp tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/9 tại TP. Hồ Chí Minh (Khách sạn Rex Saigon) và 1/10 tại Hà Nội (khách sạn Pullman Hanoi).

Cùng chuyên mục

Giáo dục đại học tại Việt Nam lọt top quốc tế ở nhóm ngành Y tế, sức khỏe

TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). Đây là bảng xếp hạng các trường đại học theo 11 nhóm lĩnh vực...

Giáo viên Hà Nội sẽ được đảm bảo quyền lợi theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội và Sở Tài chính về hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP Ngày 24/1, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở Tài chính...

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định 73

Giáo viên các trường công lập ở Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP. ...

Những nhiệm vụ của TP.HCM giao Sở GD-ĐT thực hiện trong năm 2025

Ngày 24.1, Sở GD-ĐT TP.HCM thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy về giao nhiệm vụ và duyệt kế hoạch thực hiện năm 2025 trong đó nêu rõ những nhiệm vụ ngành GD-ĐT phải thực hiện...

Nam sinh Bắc Ninh xô đổ kỷ lục điểm đánh giá tư duy: ‘Ở ký túc xá, không học thêm’

Trong buổi học cuối trước Tết, Minh Đức vỡ òa cảm xúc khi biết đã đạt thành tích thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 của Đại học Bách khoa Hà Nội, thậm chí đã xô đổ những kỷ lục trước đây. ...

Mới nhất

25 Tết, người dân TP.HCM lỉnh kỉnh đồ đạc, chen chân tại bến xe để về quê

Rất đông người dân TP.HCM lỉnh kỉnh đồ đạc có mặt tại bến xe Miền Tây để mua vé lên xe về quê đón Tết Nguyên đán 2025. ...

Năm 2024, FPT báo lãi trước thuế hơn 11.000 tỷ đồng

DNVN - Năm 2024, FPT ghi nhận doanh thu 62.849 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 11.071 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,4% và 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt 102% kế...

Chung kết ‘Chị Đẹp Đạp Gió 2024’ đậm đà văn hóa Việt

Đêm chung kết "Chị Đẹp Đạp Gió 2024" với những màn vũ đạo, những bản phối âm nhạc độc đáo, tất cả đều được "nêm nếm" bằng hương vị đậm đà của văn hóa Việt, tạo nên một bữa tiệc nghệ thuật khó quên. Tiết mục càng đậm đà văn hóa Việt, top trending càng cao Đêm chung kết "Chị Đẹp...

Tài xế taxi dùng gậy sắt đập phá xe tải, giao thông cửa ngõ TPHCM ùn ứ

Vì mâu thuẫn trên đường, một tài xế taxi ở TPHCM cầm gậy sắt đập phá xe tải, đe doạ người khác khiến giao thông bị ùn ứ. XEM CLIP: Công an huyện Hóc Môn, TPHCM hôm nay (24/1) cho biết đang điều tra về vụ một tài xế taxi cầm gậy sắt đập phá xe tải, đe dọa người khác. Vụ...

Cả nước hiện có gần 1.500 tàu biển

Tin từ Cục Hàng hải VN, tính đến tháng 12/2024, tổng số tàu biển, phương tiện đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam là 1.490. ...

Mới nhất