Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcSinh viên dành thời gian rảnh rỗi cho giải trí đơn thuần...

Sinh viên dành thời gian rảnh rỗi cho giải trí đơn thuần hơn phát triển bản thân


Sinh viên dành thời gian rảnh rỗi cho giải trí đơn thuần hơn phát triển bản thân- Ảnh 1.

Khảo sát cho thấy sinh viên chủ yếu dành thời gian rảnh rỗi để nghỉ ngơi, thư giãn và giải trí bằng các hoạt động như xem phim, nghe nhạc, sử dụng mạng xã hội

Đó là kết quả một khảo sát được công bố tại lễ khai khóa 2025 của ĐH Quốc gia TP.HCM (ĐHQG TP.HCM) sáng nay (20.10), về mối quan hệ giữa việc sử dụng thời gian rảnh rỗi với hiệu quả học tập và sự hài lòng về cuộc sống ĐH của sinh viên ĐHQG TP.HCM.

Một số sinh viên quan niệm chưa đúng về việc lập kế hoạch cho thời gian rỗi

Đây là đề án nghiên cứu mối quan hệ giữa việc sử dụng thời gian rỗi với hiệu quả học tập và sự hài lòng về cuộc sống ĐH của sinh viên tại Ký túc xá ĐHQG TP.HCM. Nghiên cứu này cung cấp góc nhìn sâu sắc, toàn diện về thói quen sử dụng thời gian nhàn rỗi của sinh viên đang sống và học tập tại ký túc xá.

Khảo sát được thực hiện với tất cả sinh viên đang sống và học tập tại ký túc xá, về các các nội dung: thói quen, mục đích và thái độ đối với thời gian rỗi của sinh viên; sự hài lòng của sinh viên đối với cuộc sống ĐH; các câu hỏi đánh giá hiệu quả học tập của sinh viên và ý kiến về các chính sách hỗ trợ sinh viên.

Khảo sát thu được hơn 21.655 câu trả lời từ sinh viên thuộc các trường ĐH thành viên ĐHQG TP.HCM đang sinh sống tại ký túc xá. Dữ liệu thu được chủ yếu từ các sinh viên năm nhất (29,22%); năm 2 (26,74%); năm 3 (24,38%); năm 4 (16,01%). Phần lớn sinh viên thuộc Trường ĐH Bách khoa (29,67%); Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (21,14%) và Trường ĐH Khoa học tự nhiên (14,82%). Các nhóm ngành chiếm đa số bao gồm: kỹ thuật (24,74%); ngôn ngữ, kinh tế – quản trị (18,43%); công nghệ thông tin (17,47%).

Khảo sát cũng cho thấy phần lớn sinh viên có thời gian rỗi từ 2 đến 4 giờ mỗi ngày (chiếm 66,71%); 22,95% sinh viên có thời lượng thời gian rỗi từ 1 đến 2 giờ mỗi ngày; 10% sinh viên có ít hơn 1 giờ rỗi.

Khảo sát cho thấy sinh viên chủ yếu dành thời gian rảnh rỗi để nghỉ ngơi, thư giãn và giải trí bằng các hoạt động như xem phim, nghe nhạc, sử dụng mạng xã hội. Đây là hoạt động được lựa chọn nhiều nhất, cho thấy nhu cầu thư giãn và giảm stress sau những giờ học tập căng thẳng. Sinh viên cũng quan tâm đến việc phát triển bản thân, tuy nhiên mức độ quan tâm này còn khá khiêm tốn so với các hoạt động khác. Việc mở rộng mạng lưới xã hội không được các bạn sinh viên chú trọng nhiều.

Hiện nay, sinh viên dành phần lớn thời gian rảnh rỗi cho các hoạt động giải trí đơn thuần hơn là các hoạt động có kế hoạch hoặc giúp phát triển bản thân. Các con số cho thấy sinh viên ít khi đặt mục tiêu rõ ràng, lập danh sách việc cần làm hoặc lên kế hoạch cụ thể cho thời gian rảnh rỗi của mình cũng như còn hạn chế trong việc quản lý thời gian, tìm hiểu sở thích và sắp xếp các hoạt động một cách hợp lý.

Sinh viên nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chủ động sử dụng thời gian rỗi và hiểu rằng việc sử dụng thời gian rỗi một cách hiệu quả có thể mang lại cảm giác hạnh phúc và vui vẻ. Tuy nhiên, một số sinh viên vẫn còn những quan niệm chưa đúng về việc lập kế hoạch cho thời gian rỗi, cho rằng việc lập kế hoạch cho thời gian rỗi là lãng phí thời gian. Điều này cho thấy sinh viên chưa thực sự hiểu rõ lợi ích của việc lên kế hoạch. Đa số sinh viên nhận định sức khỏe và các yếu tố xã hội, gia đình ảnh hưởng lớn đến cách sử dụng thời gian rỗi của các bạn.

Sinh viên dành thời gian rảnh rỗi cho giải trí đơn thuần hơn phát triển bản thân- Ảnh 2.

Kết quả khảo sát thu được từ hơn 21.655 câu trả lời của sinh viên thuộc các trường ĐH thành viên đang sinh sống tại ký túc xá ĐHQG TP.HCM

Sinh viên cảm thấy áp lực vì điều gì?

Trong môi trường ĐH, sinh viên đối mặt với nhiều áp lực trong quá trình học tập. Đa số sinh viên cho rằng họ cảm thấy áp lực khi so sánh với bạn bè và áp lực thi cử. Điều này cho thấy “áp lực đồng trang lứa” tại môi trường ĐH. Vượt qua các khó khăn nêu trên, sinh viên vẫn giữ được sự tự tin và quyết tâm học tập thông qua việc cảm thấy có tiến bộ và đạt kết quả tốt nếu nỗ lực. Sinh viên tự tin mình có thể hoàn thành công việc hiệu quả.

Các phân tích cho thấy việc sinh viên có mục đích tích cực đối với quỹ thời gian rỗi của mình đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao mức độ hài lòng về cuộc sống ĐH. Các sinh viên dành ưu tiên cho “phát triển bản thân” sẽ có sự hài lòng đối với cuộc sống ĐH cao hơn so với các sinh viên dành ít ưu tiên. Tuy nhiên, mức độ quan tâm cho các hoạt động này còn khá khiêm tốn.

Cuối cùng, kết quả từ nghiên cứu cho thấy sự hài lòng của sinh viên đối với cuộc sống ĐH có tác động tích cực tới khả năng tập trung của sinh viên trong lớp. Bên cạnh đó, yếu tố này cũng có tác động tích cực trong việc làm giảm sự lo lắng về bài kiểm tra, thi cử, điểm số và áp lực khi so sánh với bạn bè. Số liệu này cho thấy tác động tích cực của sự hài lòng đến hiệu quả học tập của sinh viên.

Sinh viên dành thời gian rảnh rỗi cho giải trí đơn thuần hơn phát triển bản thân- Ảnh 3.

Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc sử dụng thời gian rảnh rỗi với hiệu quả học tập và sự hài lòng về cuộc sống ĐH của sinh viên ĐHQG TP.HCM

Nghiên cứu đưa ra đề xuất, kiến nghị gì?

Từ kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu đưa ra những đề xuất, kiến nghị với người học. Cụ thể, sinh viên đang dành nhiều ưu tiên cho các hoạt động giải trí, mà chưa tập trung các hoạt động phát triển bản thân. Do đó, đề xuất sinh viên chủ động thực hiện một số các nội dung: cần quan tâm đến việc cân bằng giữa nghỉ ngơi, giải trí và phát triển bản thân; chủ động tham khảo lịch học để xây dựng kế hoạch học tập, trau dồi kỹ năng theo giai đoạn ngắn hạn, dài hạn; tham gia các khóa đào tạo hoặc buổi báo cáo chuyên đề về quản lý thời gian rỗi và các kỹ năng quan trọng khác như lãnh đạo, rèn luyện tư duy đổi mới, thúc đẩy bản thân… khi có cơ hội kết hợp việc tự xây dựng và thực hiện các dự án liên quan đến quản lý thời gian rỗi để có kết quả tốt hơn.

Ngoài ra, sinh viên cũng cần xây dựng lộ trình học tập, hoạt động ngoại khóa với những KPI cụ thể để có thể đánh giá được hiệu quả thực hiện kế hoạch của bản thân và sử dụng thời gian hiệu quả hơn. Tăng cường các hoạt động tập thể, đoàn hội, gia tăng tinh thần cộng tác, xây dựng lý tưởng học tập và kế hoạch tương lai cho bản thân.

Đối với các trường ĐH, nhóm nghiên cứu khuyến nghị, kết quả phân tích cho thấy sinh viên có tâm lý tự ti, lo lắng khi thấy bạn bè có thành tích học tập tốt hơn. Nhằm giải quyết vấn đề này, các phòng ban, đơn vị đào tạo nhà trường cần có biện pháp khuyến khích sinh viên xây dựng các nhóm học tập (có thể được hỗ trợ bởi các sinh viên khóa trên) nhằm thúc đẩy trao đổi, gắn kết giữa các sinh viên. Bên cạnh đó, các sinh viên trưởng nhóm cũng nhận được các phúc lợi từ trường hoặc ký túc xá…




Nguồn: https://thanhnien.vn/sinh-vien-danh-thoi-gian-ranh-roi-cho-giai-tri-don-thuan-hon-phat-trien-ban-than-185241020085413777.htm

Cùng chủ đề

Giữa Tết và học, làm sao để cân bằng?

(NLĐO)- Tết là thời điểm sum họp gia đình nên nhiều trường ĐH lên lịch nghỉ dài ngày để sinh viên học tập xa nhà có nhiều thời gian bên gia đình. ...

Sinh viên cật lực làm thêm mong kiếm vài triệu đồng dịp Tết

TPO - Thay vì về quê từ sớm, nhiều sinh viên ở các trường đại học chọn ở lại Hà Nội làm thêm đến ngày giáp Tết với mục tiêu đạt được vài triệu đồng sau hơn tuần làm việc. TPO - Thay vì về quê từ sớm, nhiều sinh viên ở các trường đại học chọn ở lại Hà Nội làm thêm đến ngày giáp Tết với mục tiêu đạt được vài triệu đồng sau hơn...

Người thầy “mát tay”!

(NLĐO) – Không chỉ là một nhà khoa học tâm huyết, PGS-TS Nguyễn Đình Quân còn được biết đến là người thầy "mát tay". ...

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại hàng chục tỷ đồng cho sinh viên

TPO - Cựu sinh viên và sinh viên học tại Trường Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương) bất ngờ khi tài khoản báo nhận được tiền mỗi người vài triệu đồng từ nhà trường chuyển. Đây là số tiền thu bị chênh lệch trong giai đoạn trường này chuyển Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên sang tự chủ tài chính. TPO - Cựu sinh viên và sinh viên học tại Trường Đại học Thủ Dầu...

Sinh viên ăn tết ấm lòng vì được lì xì, tặng gạo, bình hoa, vé tàu…

Những phần quà kèm phong bao lì xì từ lãnh đạo trường và thầy cô khiến hàng trăm sinh viên dù về quê ăn tết hay ở lại đều cảm thấy ấm lòng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

11 học sinh cần theo dõi tổn thương não

23 học sinh ngộ độc do uống nhầm thuốc chuột ở Tuyên Quang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai đã được xuất viện. 11 bệnh nhi khác đang tiếp tục được điều trị, theo dõi tổn thương não. ...

Bài đọc nhiều

Tỉnh Hà Nam Ninh được sáp nhập từ những tỉnh nào?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/tinh-ha-nam-ninh-duoc-sap-nhap-tu-nhung-tinh-nao-ar911805.html

Hiệu trưởng trường THPT Lê Hồng Phong, THPT Gia Định và nhiều trường TP.HCM phải báo cáo, giải trình

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã ban hành kế hoạch tổ chức kiểm điểm theo thông báo số 613/TB-SGDĐT ngày 16-2-2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Kế hoạch này căn cứ thông báo số 613/TB-SGDĐT từ ngày 16-2-2023 của Sở...

Hơn 6.400 thí sinh thi học sinh giỏi quốc gia, lần đầu có môn tiếng Nhật

Năm nay là năm đầu tiên môn tiếng Nhật được đưa vào kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng phương thức vận chuyển đề thi qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ trên phạm vi toàn quốc. ...

Người nước ngoài đón Tết Việt chỉ một lần là thấy mê

Lần đầu đến Việt Nam giảng dạy, cô Hong Ha Young (người Hàn Quốc) được sinh viên mời về quê ở Bình Thuận đón Tết nguyên đán cùng với gia đình. Hiểu rõ về Tết Việt Anh Warren Bisset (người Anh) cho biết đã...

Cùng chuyên mục

Người nước ngoài đón Tết Việt chỉ một lần là thấy mê

Lần đầu đến Việt Nam giảng dạy, cô Hong Ha Young (người Hàn Quốc) được sinh viên mời về quê ở Bình Thuận đón Tết nguyên đán cùng với gia đình. Hiểu rõ về Tết Việt Anh Warren Bisset (người Anh) cho biết đã...

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh

Năm 2025, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (ĐHQG Hồ Chí Minh) sẽ tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực (ĐGNL).

Nữ sinh mang dự án thúc đẩy sự phát triển của thanh thiếu niên ra thế giới

TPO - Đam mê triết học, văn chương, Phạm Bùi Gia Khanh, học sinh lớp 11 (khối 12), trường Quốc tế Anh Hà Nội (BIS Hà Nội) giành Huy chương Vàng cuộc thi Toán học UKMT của Vương quốc Anh và là người sáng lập Dự án Chalk Road (Con đường phấn), một sáng kiến nhằm hỗ trợ học sinh các tỉnh miền núi khó khăn phát triển toàn diện bản thân. TPO - Đam mê triết...

Tết xưa và tết nay của giáo viên, học sinh

Cuối năm, một số đồng nghiệp là giáo viên, từng trải qua nhiều thời kỳ học tập và dạy học, hàn huyên với nhau về tết cổ truyền Việt Nam. ...

Thêm nhiều địa phương “chốt” môn thứ ba thi lớp 10

Một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026.

Mới nhất

Miễn phí vé tham quan di tích Lam Kinh dịp Tết Ất Tỵ 2025

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, từ ngày 27/1 đến hết ngày 1/2 (tức từ ngày 28 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 4 tháng Giêng), Ban quản lý Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (huyện...

Thông tin mới nhất về 23 bệnh nhi ngộ độc do uống nhầm thuốc chuột ở Tuyên Quang

GĐXH - Trong số 34 bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt chuột ở Tuyên Quang, đã có 23 bệnh nhi được xuất viện. Còn 11 cháu đang được điều trị tiếp và đánh giá lại sớm để...

Tài xế đăng tải hình ảnh cho con trai 12 tuổi lái ôtô “cho vui”

(NLĐO)- Ông L. thừa nhận cho con trai ngồi ở ghế lái và nói với cháu là sẽ quay video con mình điều khiển ôtô cho vui ...

AI giá rẻ của Trung Quốc khiến các ông lớn công nghệ Mỹ suy sụp

Trợ lý AI mới ra mắt của công ty DeepSeek khiến giới đầu tư đặt câu hỏi liệu có cần quá nhiều tiền cho nghiên cứu AI hay không. Từ đó, giá cổ phiếu của nhiều hãng công nghệ trượt dốc. ...

Cần Thơ: Khai mạc Đường hoa Xuân Ất Tỵ sau 4 năm tạm dừng

Với chủ đề “Hội tụ và phát triển,” Đường hoa Xuân Ất Tỵ quy tụ hơn 40 ngàn chậu hoa, giỏ hoa tươi với nhiều chủng loại khác nhau, kết hợp với trên 20 mô hình, tiểu cảnh do các nghệ nhân thực hiện.Chiêm ngưỡng linh vật Nàng Tỵ tại Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025Đường hoa...

Mới nhất

23 cháu được ra viện