Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcSinh viên 'chấm điểm' giảng viên

Sinh viên ‘chấm điểm’ giảng viên


TRÁNH NHỮNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CẢM TÍNH

Trên các diễn đàn, không ít sinh viên (SV) viết bài nêu cảm nhận về giảng viên (GV) của mình. Có SV than vãn thầy cô này khó tính, cho điểm khắt khe, hay điểm danh, thầy cô kia ít giảng mà chủ yếu cho SV thảo luận… Nhưng cũng chính những GV đó lại được SV khác đánh giá là nghiêm túc, giúp SV có kỷ luật, tăng tính tương tác, chủ động…

Sinh viên 'chấm điểm' giảng viên - Ảnh 1.

Cứ mỗi học kỳ, SV các trường lại được khảo sát lấy ý kiến phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên

Thạc sĩ Võ Văn Việt, Trưởng phòng Quản lý chất lượng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho rằng đó là ý kiến cá nhân có phần cảm tính của một số SV. Chính vì vậy, theo thạc sĩ Việt, việc đưa ra các tiêu chí đảm bảo tính khách quan và tránh đánh giá cảm tính để có kết quả chính xác, là vô cùng quan trọng trong các khảo sát đánh giá hoạt động giảng dạy của GV.

“Cứ mỗi cuối học kỳ, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM lại tiến hành khảo sát một lần. Phiếu khảo sát sẽ đưa ra 37 tiêu chí thuộc các nội dung như thông tin về môn học và tài liệu giảng dạy, phương pháp, nội dung giảng dạy, kiểm tra đánh giá, tác phong sư phạm và phần đánh giá chung. Mỗi tiêu chí lại có thang điểm từ 1 đến 5 tương ứng với các mức độ”, thạc sĩ Việt thông tin. Ngoài việc “chấm điểm” bằng 5 mức trên, SV còn có thể đưa ra những góp ý cho GV, cho trường để nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo.

Tại Trường ĐH Luật TP.HCM, việc khảo sát cũng diễn ra mỗi học kỳ một lần với bảng câu hỏi được xây dựng và cập nhật bao gồm 20 tiêu chí đánh giá về nội dung học phần và phương pháp giảng dạy của GV, gồm cả tính kỷ luật, sự công bằng khách quan, sự thu hút và tạo môi trường học tập hứng thú, sự tôn trọng của GV đối với SV… Ngoài ra còn có phần các câu hỏi mở để SV nêu ý kiến đề xuất của mình.

Tuy nhiên, trong bảng khảo sát, SV cũng phải khai các thông tin như tỷ lệ thời gian tham gia buổi học trên lớp và số giờ bình quân hằng tuần tự học. Thông tin này sẽ phản ánh độ tin cậy của điểm số hoặc ý kiến của SV dành cho GV. Vì với một SV mà đi học dưới 50% và mỗi tuần chỉ tự học dưới 1 giờ thì cách “chấm điểm” GV sẽ rất khác với một SV đi học 100% và giờ tự học là trên 10 giờ.

Trong khi đó, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM tập trung vào các yếu tố nghiêm túc, khách quan, chính xác và công bằng trong kiểm tra đánh giá của GV, tính trách nhiệm, nhiệt tình hỗ trợ SV, kiến thức thực tế, phương pháp dạy học tích cực, tác phong sư phạm…

10 NĂM, CHỈ 1 GV ĐIỀU CHỈNH GIỜ GIẢNG TỪ KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Thạc sĩ Vũ Duy Cương, Giám đốc Trung tâm đảm bảo chất lượng và phương pháp giáo dục Trường ĐH Luật TP.HCM, cho hay: “Qua các đợt khảo sát, chúng tôi thấy SV thường đánh giá cao về nội dung, bộ tài liệu giảng dạy, cũng như đưa ra những yêu cầu cao về việc cải tiến các phương pháp giảng dạy”.

Được biết, sau khi có kết quả xử lý bảng câu hỏi của SV, kết quả khảo sát chung và của từng GV sẽ được Trung tâm đảm bảo chất lượng Trường ĐH Luật TP.HCM gửi ban giám hiệu và các khoa chuyên môn để từ đó khoa có dữ liệu để trao đổi, khuyến nghị GV cải tiến (nếu cần thiết) hoặc tổng hợp thành thông tin để khen thưởng hoặc xem xét các danh hiệu thi đua.

Tuy nhiên theo thạc sĩ Duy Cương, thực tế, qua kết quả khảo sát, trong 10 năm qua, trường chỉ có một GV phải điều chỉnh giờ giảng từ kết quả khảo sát thấp cũng như phản ánh của SV.

Thạc sĩ Đàm Đức Tuyền, Trưởng phòng Khảo thí và quản lý chất lượng Trường ĐH Tài chính – Marketing, cũng nhận định cùng một GV dạy nhưng có SV lại thích và cảm thấy phù hợp, có SV lại thấy không thích. “Chính vì vậy, phiếu nào không đáp ứng độ tin cậy sẽ bị loại ra. Chẳng hạn cho điểm số tất cả các tiêu chí đều như nhau, tốt từ trên xuống dưới hoặc ngược lại”, thạc sĩ Tuyền cho hay.

Thạc sĩ Tuyền thông tin đến nay chưa có GV nào của trường bị mức điểm “yếu”, chỉ có mức trung bình, trung bình khá. “Trường sẽ làm việc với khoa để khoa trao đổi, bồi dưỡng chuyên môn và phương pháp giảng dạy cho những GV chưa nhận được phản hồi tốt ở các tiêu chí về chuyên môn giảng dạy, hoặc có những điều chỉnh về tác phong, cách ứng xử với SV nếu có góp ý”, thạc sĩ Tuyền nói.

Sinh viên 'chấm điểm' giảng viên - Ảnh 2.

Ý kiến đánh giá của sinh viên với giảng viên là một kênh quan trọng thực hiện quy chế dân chủ trong trường học, góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của giảng viên

KÊNH THÔNG TIN QUAN TRỌNG ĐỂ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG

Theo thạc sĩ Võ Văn Việt, các trường ĐH không lấy kết quả khảo sát để khiến một GV chưa có điểm đánh giá cao phải nghỉ việc hay giảm giờ dạy, mà kết quả đó sẽ là cơ sở để GV phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế nhằm cải tiến công tác giảng dạy của mình.

“Chất lượng đào tạo hiện nay là vấn đề sống còn của các trường ĐH, cải tiến chất lượng đào tạo là ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, việc khảo sát SV về hoạt động giảng dạy của GV khi được tiến hành hiệu quả sẽ có ý nghĩa rất lớn để nhà trường có được kết quả tin cậy qua các con số, từ đó tiến hành các biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học”, thạc sĩ Vũ Duy Cương nhìn nhận.

Thạc sĩ Bùi Quang Trung, Trưởng phòng Truyền thông Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cũng cho rằng nhiều năm qua hoạt động SV đánh giá GV đã tạo thêm kênh thông tin giúp GV điều chỉnh hoạt động giảng dạy và nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục ĐH. Bên cạnh đó, SV cũng được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, thể hiện chính kiến về hoạt động giảng dạy của GV.

“Đây là hoạt động cần duy trì để thực hiện quy chế dân chủ trong trường học, góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của GV; đồng thời tăng cường tinh thần trách nhiệm của người học với quyền lợi, nghĩa vụ học tập, rèn luyện của bản thân, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục ĐH”, thạc sĩ Lê Thị Tuyết Anh, Trưởng phòng Khảo thí – bảo đảm chất lượng giáo dục Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM, nhận định.

Sinh viên đánh giá khá chính xác

Trong thời gian qua, việc lấy ý kiến SV về hoạt động giảng dạy của GV có thể nói góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Vì sau mỗi đợt khảo sát, kết quả sẽ được hiển thị trên hệ thống tài khoản của GV, các khoa cũng nhận được báo cáo. Qua đó GV sẽ biết mình được hay chưa được ở đâu, và có ý thức điều chỉnh hoạt động giảng dạy của mình, đồng thời khoa cũng sẽ giám sát việc này.

Theo tôi, việc đánh giá của SV khá chính xác, vì tất cả các em đều phải làm khảo sát nên ý kiến số đông sẽ phản ánh được thực trạng chất lượng giảng dạy. Đó là chưa kể GV dạy nhiều lớp và lớp nào cũng phải hoàn thành việc khảo sát.

Thạc sĩ Châu Thế Hữu

(giảng viên Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM)

Mong muốn thầy cô sẽ lắng nghe

Mỗi khi trường có khảo sát, em nghiên cứu rất kỹ bảng câu hỏi và thực hiện nghiêm túc vì em biết việc này có ảnh hưởng rất nhiều đến thầy cô, đến trường. Cá nhân em thích GV sôi nổi, có nhiều kiến thức thực tế và tạo nhiều nội dung cho SV thảo luận để tăng sự chủ động và các kỹ năng phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề. Vì thế phần đánh giá chung em thường nêu ý kiến của mình như vậy và mong muốn thầy cô sẽ lắng nghe.

Nguyễn Thu Hương

(SV năm cuối ngành quản trị kinh doanh Trường ĐH Tài chính – Marketing)

Quan trọng là thầy cô luôn tâm huyết

Việc đánh giá chắc chắn sẽ có những ý kiến trái chiều của SV về cùng một GV. Tuy nhiên, em thấy bảng câu hỏi khá toàn diện và nếu khảo sát ở quy mô SV toàn trường thì kết quả sẽ vẫn phản ánh thực tế về GV. Với em, quan trọng nhất là khi lên giảng đường thầy cô luôn tâm huyết, kiến thức chuyên môn cao và tôn trọng SV.

Vũ Duy Tiến

(SV ngành quản trị – luật Trường ĐH Luật TP.HCM)



Source link

Cùng chủ đề

Định hình trang phục đồng bào dân tộc Chứt tại Quảng Bình

(Tổ Quốc) - Ngày 22/12, Viện Dân tộc học - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phối hợp cùng Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo "Trang phục dân tộc Chứt: Nhu cầu, cách tiếp cận và định hình". ...

Bộ Tài chính đề xuất sửa toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân

Hôm nay 25-11, Bộ Tài chính chính thức xin lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Việc sửa đổi một cách toàn diện để thay thế Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành. ...

TP.HCM yêu cầu đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục

Sở GD-ĐT TP.HCM cần phối hợp các cơ sở giáo dục đại học đẩy mạnh triển khai thực hiện quốc tế hóa giáo dục; đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại học phục vụ các ngành kinh tế trên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump thảo luận phương án mua lại TikTok, sẽ sớm có quyết định

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25.1 cho biết đang thảo luận với nhiều bên về việc mua lại ứng dụng TikTok và sẽ ra quyết định trong vòng 30 ngày. ...

Bài đọc nhiều

Mức lương ngành Quản lý xây dựng có cao?

Hội nhập và phát triển kinh tế đất nước luôn gắn liền với xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu cho các ngành nghề trong xã hội. Đây chính là động lực lớn để phát triển ngành Quản lý xây dựng và thu hút các bạn trẻ đăng ký theo học.Mức lương ngành Quản lý xây dựngQuản lý xây dựng chính là một trong những dịch vụ không thể thiếu khi thực hiện các dự...

Đáp án đề thi toán chuyên vòng 2 trường chuyên Sư phạm

Hơn 1.500 học sinh thi vào lớp 10 Toán và Tin, trường chuyên Sư phạm Hà Nội, chiều nay làm đề thi môn Toán chuyên trong 120 phút. Dưới đây là phần lời giải chi tiết của thầy Võ Quốc Bá Cẩn, Nguyễn Lê Phước, Nguyễn Tiến Dũng (giáo viên trường Archimedes Academy, Hà Nội), thầy Nguyễn Văn Quý (giáo viên câu lạc bộ CMATH), thầy Trần Đức Hiếu (giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) và...

Cùng chuyên mục

Sinh viên cật lực làm thêm mong kiếm vài triệu đồng dịp Tết

TPO - Thay vì về quê từ sớm, nhiều sinh viên ở các trường đại học chọn ở lại Hà Nội làm thêm đến ngày giáp Tết với mục tiêu đạt được vài triệu đồng sau hơn tuần làm việc. TPO - Thay vì về quê từ sớm, nhiều sinh viên ở các trường đại học chọn ở lại Hà Nội làm thêm đến ngày giáp Tết với mục tiêu đạt được vài triệu đồng sau hơn...

Dạy thêm là ‘cái bóng’ của giáo dục chính khóa, cần tiến tới bỏ hẳn

TPO - TS Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ hỗ trợ đổi mới Giáo dục phổ thông Việt Nam cho rằng, Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT vừa ban hành như luồng gió mới, làm triệt tiêu tận gốc những tiêu cực dạy thêm học thêm, hướng tới sẽ tự mất đi và chấm dứt hoạt động dạy thêm học thêm trong các nhà trường. TPO - TS Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ hỗ trợ...

Người trẻ gieo mầm xuân từ những giọt máu hồng

(NLĐO) – Những ngày cuối năm hối hả, khi mọi người đang tất bật chuẩn bị đón Tết, nhiều bạn trẻ ở TP HCM vẫn dành thời gian gieo mầm xuân cho cộng đồng. ...

5 giáo sư thế hệ 9x được phong hàm dưới 30 tuổi

Học vấn của những giáo sư trẻ được bổ nhiệm chức danh dưới 30 tuổi luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Thêm một số tỉnh, thành chốt môn thứ ba thi lớp 10

Một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026. Mới đây, Sở GD-ĐT Hải Phòng ra thông báo về môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học 2025-2026. Cụ thể, môn thi được chọn là Ngoại ngữ, bao gồm một trong các môn Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn Quốc, Tiếng Trung Quốc. Thí sinh sẽ làm bài thi dưới dạng...

Mới nhất

Khách du lịch đến Nha Trang dịp Tết Nguyên đán 2025 dự kiến tăng cao

Kinhtedothi-Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh dự kiến đưa đón khoảng 181.889 hành khách. Nhiều khách sạn, resort tại Nha Trang - Khánh Hòa gần như kín phòng trong những ngày Xuân. Du khách dự kiến tăng mạnh Ngày 26/1, ông Nguyễn Minh Khôi - Phó Giám đốc Cảng hàng không quốc tế...

Mưa gió quật tơi tả chợ hoa, tiểu thương lo ‘mất Tết’

Tiểu thương buôn bán hoa, cây cảnh ở Nghệ An như ngồi trên đống lửa khi thời tiết mưa gió ngày cận Tết Ất Tỵ 2025. ...

Tiểu thương Đà Lạt đốt lửa sưởi ấm chờ khách mua cây cảnh, hoa chưng Tết Nguyên đán 2025

Mặc dù trời lạnh, sương xuống vào ban đêm nhưng tiểu thương Đà Lạt (Lâm Đồng) bán cây cảnh, hoa vẫn kiên trì đốt lửa sưởi ấm chờ khách đến mua về chưng Tết Âm lịch 2025. ...

Cháy dữ dội, ngọn lửa bao trùm lên nhiều ki-ốt tại chợ Yên Minh

(NLĐO) - Nhiều ki-ốt bán quần áo, hàng tạp hóa, giày dép trong chợ Yên Minh bị lửa thiêu rụi vào chiều 27 Tết (26-1 dương lịch) ...

Mới nhất