Những mô hình, dự án sinh kế hỗ trợ cho người dân vùng đồng bào DTTS&MN huyện Tương Dương đang phát huy hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, mở ra hướng thoát nghèo cho người dân nơi đây. Sinh kế được đảm bảo tốt, cũng chính là giải pháp hữu hiệu để ổn định chính trị, xã hội ở vùng đất giáp biên này.Trong các ngày từ 20 – 22/1/2025, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai đã tổ chức các gặp mặt, trao quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở nhiều huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội vào chiều nay (23/1). Theo chương trình, Hội nghị sẽ diễn ra tới hết ngày mai (24/1).Lê hấp trị ho là một bài thuốc, được lưu truyền trong dân gian từ xa xưa. Đây cũng là một trong những cách trị ho an toàn.Trung tâm Du lịch và Bảo tồn sinh vật Hoàng Liên (thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai) vừa phối hợp với Vườn quốc gia Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) tổ chức tái thả 91 cá thể động vật hoang dã, thuộc 14 loài, về môi trường sống tự nhiên.Chế độ ăn uống và sinh hoạt của nhiều gia đình có sự thay đổi trong dịp Tết Nguyên đán, có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.Trưa 23/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và làm việc song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 15 – 23/1.Chỉ còn ít ngày nữa là Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đây là dịp để mọi người sum vầy, du xuân và tham gia các hoạt động tập thể. Tuy nhiên, mùa Tết cũng là thời điểm các bệnh lý đường hô hấp, đặc biệt là cúm, có nguy cơ bùng phát.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: “Bánh chưng xanh – Tết vì người nghèo” năm 2025 . Những cánh bay chăm vườn. Vững vàng nơi biên cương Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 06/2025/TT-BCA bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.Năm 2024, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Nai đã bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, tổ chức triển khai kịp thời, đầy đủ các chỉ đạo của cấp trên, thực hiện hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ được giao, đảm bảo an toàn, hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách. Qua đó góp phần tích cực cùng các giải pháp của các cấp, các ngành thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh.Một hướng đi mới lạ, hút khách ở Kỳ Sơn (Nghệ An) là du lịch mùa Đông. Kỳ Sơn không còn là miền rét sương, với những cách trở, xa ngái… mà còn là vùng đất hấp dẫn bởi cảnh sắc trong xanh, mát lành, với thảm mây bồng bềnh quyến rũ; sắc hồng của đào, sắc trắng của mận, sắc vàng của dã quỳ… và ẩm thực độc đáo.Thời gian qua, tại một số địa phương trên cả nước đã xảy ra những vụ vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp, đã gây ra tai nạn điện trong Nhân dân. Trong đó, có nhiều vụ nguyên nhân do các hộ dân dựng cây nêu vi phạm khoảng cách an toàn với đường dây cao áp, gây phóng điện. Những tai nạn điện này có thể gây chết người. Trước thực trạng đó, Công ty Điện lực Kon Tum đã tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, để người dân tuân thủ các quy định về an toàn điện.Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc – Xuân mới Ất Tỵ 2025, sáng nay (23/1), Đoàn đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế vùng đất, thông qua Quỹ Môi trường toàn cầu, huyện Tương Dương (Nghệ An) đã đưa Dự án Mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên đa dạng sinh học và chức năng hệ sinh thái rừng.
Với nguồn tài trợ hơn 3 tỷ đồng của Quỹ GEF, cùng với lồng ghép các nguồn kinh phí đối ứng, huyện Tương Dương đã phục tráng, nhân rộng mô hình trồng mét, tạo sinh kế bền vững với 687 hộ, hơn 1.800 người dân tại 12 thôn, bản của 5 xã thuộc huyện Tương Dương tham gia.
Điểm nhấn quan trọng, là dự án này đã giúp thành lập 12 tổ hợp tác – hợp tác xã, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tham gia dự thi sản phẩm OCOP từ cây mét. Xây dựng thành công mô hình phát triển sinh kế thông qua trồng mới 38,3ha với 63 hộ tham gia, phục tráng 944 ha rừng mét đã suy thoái với 578 hộ tham gia.
Dự án cũng đã thành lập quỹ vay vốn quay vòng phát triển sinh kế cho 5 hội nông dân cấp xã với số tiền là 839 triệu đồng, giá trị thu nhập của các hộ tham gia mô hình phục tráng cây mét tăng thêm 25,1% so với trước khi thực hiện dự án. Quan trọng hơn, người dân các xã được thụ hưởng dự án rất phấn khởi đã đề nghị, nhân rộng mô hình và duy trì quỹ vốn xoay vòng do dự án tài trợ.
Hiện nay, diện tích trồng mét toàn huyện Tương Dương khoảng 1.634ha, phần lớn nằm trên đất rừng sản xuất, tập trung nhiều ở các xã Yên Thắng, Nhôn Mai, Thạch Giám, Tam Đình, Tam Thái, Tam Quang. Nếu chăm sóc tốt, áp dụng đúng cách, chỉ sau 3 – 4 năm cây mét cho năng suất khá cao, dao động từ 10 – 12 tấn/ha, mỗi ha cho thu nhập từ 10 – 20 triệu đồng/năm.
Một dự án cũng mang tính sinh kế cho bà con huyện Tương Dương, chính là Dự án “Hỗ trợ cộng đồng các xã vùng đệm phát triển cây dược liệu dưới tán rừng nhằm tăng thu nhập và bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An” được triển khai tại 2 xã Yên Hoà và Nga My.
Quá trình thực hiện dự án, các mục tiêu đề ra ban đầu đều đạt. Đó là dự án đã ban hành được 6 quy chế quản lý 5.495ha rừng bền vững; có 285 người, hơn 600 hộ gia đình được nâng cao năng lực về phát triển dược liệu; Quỹ quay vòng với 612 triệu đồng được vận hành, bàn giao cho Hội LHPN các xã Nga My và Yên Hòa quản lý và phát triển; ươm giống 5 loại cây dược liệu quý như: 15.000 cây ba kích tím, 2.200 cây hoài sơn, 3.500 cây khôi nhung tía, 300 cây trà hoa vàng, giảo cổ lam.
Điều đáng lưu ý, từ phát triển mạnh cây dược liệu, Tương Dương đã có sản phẩm OCOP đầu tiên từ trồng dược liệu dưới tán rừng, là trà khôi nhung tía xã Yên Hòa. Ông Mộng Văn Viện, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Hòa cho biết, bà con nông dân rất phấn khởi vì lần đầu tiên có nông sản do mình làm ra đạt chuẩn OCOP, vừa là nguồn động viên khích lệ bà con tăng gia sản xuất, vừa mở ra hướng đi bền vững trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Các vườn khôi nhung tía ở xã Yên Hòa đều thực hiện trồng dưới tán rừng tự nhiên, thông qua sự hỗ trợ của 2 nguồn. Đó là nguồn tài trợ từ Quỹ Môi trường toàn cầu và nguồn vốn đầu tư công Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025.
Các mô hình được tài trợ từ năm 2022 cho thấy hiệu quả cao, có khả năng nhân rộng, theo đó UBND huyện Tương Dương đã hướng dẫn xã Yên Hòa triển khai thêm 3ha khôi nhung tía từ nguồn đầu tư công các chương trình mục tiêu quốc gia.
Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi khác… từ phát huy lợi thế địa bàn miền núi cũng đã và đang được Tương Dương triển khai hiệu quả đến tận người dân. Như tuyên truyền vận động người dân chuyển đổi hình thức chăn nuôi trâu, bò từ chăn thả tự do sang bán chăn thả hoặc nuôi nhốt, vỗ béo cho phù hợp với điều kiện sản xuất. Đóng lồng, bè chăn thả cá trên lòng hồ thủy điện bản Vẽ, khe Bố…
Tại địa bàn xã Tam Quang, hiện có khá nhiều người dân nuôi trâu, bò vỗ béo mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập ổn định cho người dân. Gặp anh Nguyễn Ngọc ở bản Bãi Sở, xã Tam Quang đang cho bò ăn cỏ, anh cho biết: Mỗi năm gia đình bán 2-3 lứa, mỗi lứa 6-7 con, trâu, bò vỗ béo, thu lãi từ 120-150 triệu đồng/năm.
Những mô hình sinh kế được hỗ trợ, phát triển ở huyện miền núi Tương Dương đã cho quả ngọt, càng khẳng định thêm cho những quyết tâm xóa đói, giảm nghèo của cả hệ thống chính trị nơi đây.
Cùng với hỗ trợ mô hình sinh kế, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo rất được huyện coi trọng. Năm 2024, trên địa bàn huyện cũng đã triển khai nhiều giải pháp đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động. Như phối hợp với đơn vị, doanh nghiệp tổ chức 16 phiên giới thiệu việc làm lưu động tại các xã, thu hút được hơn 3.500 lao động tham gia tư vấn về việc làm, học nghề. Hiện, số lao động qua đào tạo nghề đạt 2.978 người; giải quyết việc làm cho 3.449 lao động. Có 290 lao động đi làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc…
Nhờ vậy, tổng giá trị sản xuất năm 2024 trên địa bàn huyện Tương Dương đạt gần 6.200 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng đạt 7,7%; thu nhập bình quân trên đầu người ước đạt 38,4 triệu đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ. Đây chính là đòn bẩy quan trọng để giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao ở địa phương. Kết thúc năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Tương Dương đã giảm 4%, còn 25,3%. Tình hình quốc phòng – an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Chủ tịch UBND huyện Tương Dương Đinh Hồng Vinh chia sẻ: Tiếp nối những kết quả đã đạt được, năm 2025, huyện phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 5-6%, trong đó phần huyện quản lý 6-7%; Thu nhập bình quân đầu người: 41 triệu đồng/năm.
“Tương Dương cũng xác định sẽ tập trung kêu gọi, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp. Phát huy lợi thế, đổi mới và sử dụng hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo bước đột phá theo hướng sản xuất tạo thành hàng hóa có giá trị, thương hiệu sản phẩm và bền vững; Tạo môi trường thông thoáng để tăng cường thu hút đầu tư kinh doanh từ các doanh nghiệp để phát triển kinh tế”, Chủ tịch huyện Đinh Hồng Vinh nhấn mạnh.
Nguồn: https://baodantoc.vn/sinh-ke-cua-nguoi-dan-tuong-duong-duoc-dam-bao-tot-hon-1736484823094.htm