Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhSáu yếu tố gây áp lực lên lạm phát năm 2024

Sáu yếu tố gây áp lực lên lạm phát năm 2024


ANTD.VN –  Giá điện, giá một số dịch vụ do Nhà nước có thể tăng lên là những yếu tố gây áp lực lên lạm phát năm 2024.

Nhiều yếu tố tác động lên lạm phát năm 2024

Nhiều yếu tố tác động lên lạm phát năm 2024

Năm 2023, Việt Nam đã kiểm soát thành công lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2023 tăng 3,25%, thấp hơn mục tiêu 4,5% của cả năm 2023.

Trong năm 2023, lạm phát được kiềm chế bởi giá cả một số nhóm hàng giảm mạnh. Cụ thể là chỉ số giá nhóm xăng dầu trong nước năm 2023 giảm 11,02% so với năm 2022 theo biến động của giá thế giới, làm CPI chung giảm 0,4 điểm phần trăm; chỉ số giá nhóm dầu hỏa giảm 10,02%;

Chỉ số giá nhóm gas giảm 6,94% so với năm 2022, làm CPI chung giảm 0,1 điểm phần trăm; Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,81% so với năm trước do giá điện thoại di động thế hệ cũ giảm.

Đây đều là những nhóm hàng thiết yếu, chiếm tỷ lệ cao trong rổ hàng hóa tính CPI.

Tuy nhiên, nhận định về lạm phát năm 2024, đại diện Tổng cục Thống kê cho biết, có 6 yếu tố chính tác động mạnh đến lạm phát năm nay, bao gồm: Giá nguyên vật liệu đầu vào thế giới đang ở mức cao, Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên.

Bên cạnh đó, đô la Mỹ tăng giá càng làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, gây sức ép lên mặt bằng giá hàng hóa trong nước.

Bên cạnh đó, giá dịch một số dịch vụ do nhà nước quản lý sẽ được điều chỉnh theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố, các chi phí thực hiện vào giá dịch vụ y tế và học phí giáo dục sẽ tác động làm tăng CPI.

Đáng chú ý, EVN có thể tiếp tục tăng giá điện khi nguyên liệu đầu vào như xăng dầu, than đều đang ở mức cao.

Việc cải cách tiền lương và tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7-2024 sẽ kéo theo giá các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong gia đình tăng lên.

Ngoài ra, giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc, thiết bị và đồ dùng gia đình thường tăng theo quy luật vào các tháng cuối năm và dịp lễ, Tết. Thiên tai và dịch bệnh có thể gây ảnh hưởng đến giá lương thực, thực phẩm tại một số địa phương, điều này cũng sẽ tác động làm tăng CPI;

Các chương trình hỗ trợ phục hồi, giải ngân đầu tư công của Chính phủ, dịch vụ du lịch… dự kiến sẽ gây áp lực lên mặt bằng giá trong thời gian tới.

Tuy nhiên, đại diện Tổng cục Thống kê cho biết, bên cạnh những yếu tố có khả năng tạo áp lực lên lạm phát cũng có những yếu tố giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá như hỗ trợ giảm thuế môi trường đối với xăng dầu, giảm thuế VAT tiếp tục được thực hiện trong năm 2024.

Để kiểm soát lạm phát năm 2024 đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra, Tổng cục Thống kê kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước;

Đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với xăng dầu và các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và xung đột căng thẳng địa chính trị Nga – Ukraine khó lường, phức tạp.

Với các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, thịt lợn, xăng dầu, gas…, cần theo dõi chặt chẽ giá cả để có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn hàng vào dịp cuối năm nhằm hạn chế tăng giá. Đồng thời, cần có các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.

Trong công tác điều hành, Tổng cục Thống kê khuyến nghị các Bộ, ngành, địa phương nên xây dựng, tính toán liều lượng và thời điểm điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý (điện, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục) phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Cần sớm lên phương án, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động trong phối hợp chính sách.

Đồng thời, Chính phủ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra;

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, đưa thông tin kịp thời, minh bạch, tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với công tác điều hành giá của Chính phủ, ổn định tâm lý người tiêu dùng và ổn định kỳ vọng lạm phát.





Source link

Cùng chủ đề

VCCI: Nên giữ cơ chế giá điện 3 tháng điều chỉnh một lần

Theo VCCI, nên duy trì quy định 3 tháng thay đổi giá điện một lần, thay vì rút ngắn về 2 tháng theo đề xuất của Bộ Công Thương, để phù hợp với thời điểm tổng hợp số liệu của ngành điện. Góp ý cho dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất nên duy trì quy...

Đề xuất mới: Giá điện sinh hoạt cao nhất lên tới gần 3.800 đồng/kWh

ANTD.VN -  Bộ Công Thương đề xuất mức giá điện sinh hoạt mới, cao nhất lên tới 3.785,6 đồng/kWh, cao hơn nhiều so với mức 3.302 đồng/kWh hiện đang được áp dụng. Giá bán lẻ điện sinh hoạt sắp còn 5 bậc? Trong hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo...

Giá điện sinh hoạt mới: Hóa đơn điện từ 400 nghìn, giá tăng cao 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, tăng cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành (3.302 đồng/kWh) Rút ngắn từ 6 bậc còn 5 bậc Trong hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Quyết định của Thủ tướng quy định về cơ cấu biểu giá...

Cần nhanh hơn, thiết thực hơn

Nhìn lại năm 2024, trong cả năm, không có dự án điện mới nào được triển khai. Đây là điều rất đáng suy nghĩ, bởi trên thực tế, tăng trưởng điện không hề “giậm chân tại chỗ”, mà đã đạt hơn 10% trong năm 2024. Gỡ khó cho các dự án năng lượng tái tạo: Cần nhanh hơn, thiết thực hơnNhìn lại năm 2024, trong cả năm, không có dự án điện mới nào được triển khai. Đây là điều...

Khẩn trương xây dựng văn bản liên quan đến Luật Điện lực

Theo Cục Điều tiết điện lực, hiện Bộ Công Thương đang khẩn trương xây dựng các văn bản liên quan đến Luật Điện lực (sửa đổi). Lấy ý kiến đề xuất phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân Tại Họp báo thường kỳ quý IV và gặp mặt báo chí nhân dịp năm mới 2025 của Bộ Công Thương, chiều ngày 7/1, thông tin về điều chỉnh giá bán lẻ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chưa đến ngày lễ Tình nhân, hoa tươi đã tăng giá

ANTD.VN -  Giá các loại hoa tươi đứng ở mức ngang với sát Tết dù nguồn cung dồi dào. Sức mua hoa khá ổn định. Giá hoa tươi tăng mạnh Chị Ánh Bình (chủ tiệm hoa tươi tại Mỹ Đình) cho biết: “Mấy ngày hôm nay, hoa rất đắt nên tôi không dám...

Xuất nhập khẩu đạt hơn 63 tỷ USD trong tháng đầu năm

ANTD.VN - Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong tháng 1/2025 đạt 63,25 tỷ USD, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó xuất khẩu đạt 33,19 tỷ USD, giảm 4% và nhập khẩu đạt 30,06 tỷ USD, giảm 2,6%. Như vậy, trong tháng 01/2025, cả nước xuất siêu 3,13 tỷ USD. Số thu NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu từ 01/01/2025 đến 31/01/2025 đạt...

Lấy ý kiến dự thảo quy định sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán hàng

ANTD.VN -  Bộ Tài chính vừa công bố lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thuế thay người bán hàng Tại Dự thảo, Bộ Tài chính quy định rõ về việc các sàn thương mại điện tử (TMĐT) khấu trừ,...

Hơn 94.000 tỷ đồng đăng ký thành lập doanh nghiệp mới

ANTD.VN -  Tháng 1-2025, cả nước đón gần 10.700 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký gần 94.100 tỷ đồng. Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh Tổng cục Thống kê cho biết, cùng với sự gia tăng của doanh nghiệp thành lập mới, số doanh nghiệp quay trở lại...

Giá vàng quay đầu tăng ngày Vía Thần Tài, chênh lệch mua – bán lên đến 3,5 triệu đồng/lượng

ANTD.VN - Giá vàng quay đầu tăng ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng), sau khi đã giảm sâu trong phiên hôm qua. Chênh lệch mua - bán nới rộng lên tới 3,5 triệu đồng/lượng. Trong phiên hôm qua, giá vàng SJC và vàng nhẫn bất ngờ bị điều chỉnh giảm mạnh vào phiên chiều với mức giảm dao động từ 1,3 đến 1,7 triệu đồng mỗi lượng. Tuy nhiên, ngay từ sáng sớm nay ngày mùng 10...

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 vọt tăng, thiết lập mức cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 đầu phiên giao dịch tại Mỹ tiếp tục tăng, trên mốc 2.800 USD/ounce, trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn gia tăng. Kết phiên 31/1, giá vàng miếng tại SJC niêm yết ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Doji công bố giá vàng miếng ở mức 86,9-88,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 86,3-88 triệu đồng/lượng (mua -...

Huy động gần 16.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 1/2025

Kết quả này mới chỉ đạt được 14,3% kế hoạch đề ra trong quý I/2025. Huy động gần 16.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 1/2025Kết quả này mới chỉ đạt được 14,3% kế hoạch đề ra trong quý I/2025. Năm 2025, Kho bạc Nhà nước có kế hoạch phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ và riêng trong quý I/2025...

Hàng nghìn lượt khách dự sự kiện “Ice cũng có Tết 2025” tại Meyhomes Capital Phú Quốc

ANTD.VN - Với không gian nghệ thuật lung linh, kết hợp cùng nhiều hoạt động mang màu sắc văn hóa truyền thống và những trải nghiệm giải trí hiện đại, sự kiện “Ice cũng có Tết 2025” đã thu hút hàng ngàn lượt khách trong và ngoài nước ghé đến tham dự nhân kỳ nghỉ lễ Tết Ất Tỵ 2025 vừa qua. ...

Khách quốc tế Kyrgyzstan đến Phú Quốc tăng ‘choáng ngợp’

Chỉ trong 5 ngày Tết Nguyên đán 2025, tại cảng hàng không quốc tế Phú Quốc lượng chuyến bay tăng 64%, lượng khách tăng 47% so với cùng kỳ năm 2024. Ngày 6-2, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Bùi Thế Dương, ...

Giá vàng hôm nay 7/2/2025 vọt tăng ngày vía Thần Tài, SJC và nhẫn lên 90 triệu

Giá vàng hôm nay 7/2/2025 trong nước bật tăng mạnh vào ngày vía Thần Tài, đắt thêm gần nửa triệu đồng mỗi lượng dù giá thế giới tiếp tục giảm. Vàng nhẫn và miếng SJC vọt lên 90 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn trong nước đầu giờ sáng nay được điều chỉnh đi lên. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đầu giờ sáng nay niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 86,5-89,5 triệu đồng/lượng (mua...

Cùng chuyên mục

New Zealand nới lỏng thị thực để kích thích tăng trưởng kinh tế

Chính phủ New Zealand sẽ "đơn giản hóa và linh hoạt hơn" thị thực nhằm thu hút các nhà đầu tư quốc tế lựa chọn nước này. Ngày 9-2, Chính phủ New Zealand cho biết nước này sẽ tiếp tục nới lỏng các quy...

Siêu đề án 355km metro tại TP.HCM: Chính phủ trình gì lên Quốc hội?

Các cơ chế, chính sách đặc biệt chính là tiền đề, nền tảng để hai thành phố lớn nhất của cả nước bắt đầu cuộc cách mạng xây dựng mạng lưới metro. Theo đề án metro, TP.HCM sẽ đầu tư đồng loạt và hoàn...

Cáp treo Tây Ninh, lữ hành Vietravel, công viên Đầm Sen kinh doanh ra sao năm qua?

Nhiều công ty du lịch lữ hành trong năm qua ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm, có nơi thoái vốn ở các công ty con và giải thể hàng loạt chi nhánh, văn phòng đại diện. Du lịch Thành Thành Công: doanh...

Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Theo quy hoạch đã được phê duyệt của 63 địa phương, Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 221 khu công nghiệp (KCN) quy hoạch phát triển mới, 76 KCN phát triển mở rộng và 22 khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch.

Thủ tướng phê bình 30 bộ ngành, địa phương chưa báo cáo tháo gỡ các dự án tồn đọng kéo dài

Thủ tướng phê bình, yêu cầu các bộ và 30 địa phương chưa gửi báo cáo kiểm điểm xác định rõ trách nhiệm cá nhân báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 17-2. Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện...

Mới nhất

Bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là ‘Liên minh người Mông vì công lý’

Là người dân tộc Mông được sinh ra, lớn lên ở Việt Nam, thời gian qua, được sự hậu thuẫn của những cá nhân, tổ chức phản động, thiếu thiện chí, Vàng Chỉnh Mình đã lập ra cái gọi là “Liên minh người Mông vì công lý” để tiến hành các hoạt động xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Quảng Ngãi cần tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường

Tiếp tục chuyến công tác tại Quảng Ngãi, chiều 9/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, công tác xây dựng Đảng... trên địa bàn tỉnh...

Bố chồng thấy con dâu đi vào khách sạn, chồng khóc như đứa trẻ khi biết mọi thứ

Nhưng sau sự việc này, gia đình chắc chắn sẽ đoàn kết và yêu thương nhau hơn. ...

Mới nhất