Ngay sau kỳ nghỉ tết Nguyên Đán, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xuống đồng để sản xuất vụ Xuân bảo đảm kịp khung thời vụ.Với những cánh rừng trải dài hơn 648.370ha, Thanh Hóa không chỉ là “lá phổi xanh” của vùng Bắc Trung bộ mà còn ẩn chứa nguồn tài nguyên dược liệu vô giá. Từ những loài cây có mặt trong các bài thuốc cổ truyền của dân tộc đến những loại dược liệu quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực bảo tồn và phát triển, biến thách thức thành cơ hội phát triển bền vững.Chiều 9/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định chứng nhận “Tri thức và tập quán trồng lúa nước của người Tày” ở thị trấn Lăng Can và các xã: Hồng Quang, Khuôn Hà, Thượng Lâm, Phúc Yên, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Ngay sau kỳ nghỉ tết Nguyên Đán, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xuống đồng để sản xuất vụ Xuân bảo đảm kịp khung thời vụ.Từ ngày 13-15/2, thanh niên cả nước sẽ lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự. Quá trình khám sức khỏe được thực hiện chặt chẽ giúp hạn chế việc bù đổi, loại trả công dân không đủ tiêu chuẩn.Trong hai ngày 9 – 10/2 (tức ngày 12 – 13 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Hội Lim – lễ hội lớn nhất vùng Kinh Bắc, đã chính thức khai hội, thu hút hàng nghìn du khách thập phương đến trẩy hội, du Xuân.Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã huy động nhiều nguồn lực chung tay xây dựng nhà ở cho những gia đình khó khăn bảo đảm an cư, vươn lên ổn định cuộc sống. Trong mùa Xuân mới Ất Tỵ 2025 này, nhiều gia đình ở tỉnh Ninh Thuận phấn khởi đón Tết đầm ấm, vui tươi trong những căn nhà “3 cứng” còn thơm mùi sơn mới…Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 8/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Thuyền hoa và Đua thuyền trên sông Dinh. Lễ hội cầu ngư xã An Phú. Tục giã bánh giầy làng Trúc Phê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Cứ mỗi độ Xuân về, người Dao Tuyển ở xã Bản Phiệt lại mong chờ lễ hội “Hát qua làng” để chúc phúc, mừng năm mới qua các câu hát giao duyên và tham gia các trò chơi dân gian. Đây là phong tục truyền thống mang đậm nét văn hoá độc đáo của đồng bào Dao Tuyển tại xã Bản Phiệt.Những ngày qua, nhiệt độ tại các tỉnh miền núi phía bắc giảm mạnh, trời rét đậm, một số khu vực vùng núi cao có băng giá, ảnh hưởng việc sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi.Huế định hướng phát triển trên cơ sở những nét đặc thù về lịch sử, văn hóa, cảnh quan kiến trúc của mô hình thành phố trực thuộc trung ương. Trước vận hội mới, di sản văn hóa Huế giàu tiềm năng đứng trước ngưỡng lịch sử được cởi bỏ “tấm áo” gò bó để tỏa sáng giá trị lịch sử, văn hóa.Đến xã Đắc Tôi, huyện vùng biên Nam Giang (Quảng Nam) mà không một lần thưởng thức “nước trời” thì quả thật uổng phí. Khắp dãy Trường Sơn, những vạt rừng đoák xanh tươi đựng thứ nước màu trắng đục, thơm dịu, nồng nàn đã gắn bó với đồng bào Tà Riềng (một nhóm địa phương thuộc dân tộc Gié-Triêng) và trở thành đặc sản quê hương Nam Giang. Nơi đây gọi là rượu tà vạt.Chú trọng đầu tư, phát triển hạ tầng du lịch vùng sâm và phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Xơ Đăng, tạo điểm nhấn cho bức tranh du lịch Nam Trà My là hướng đi mà chính quyền địa phương đã và đang thực hiện.
![Ngay từ ngày mùng 5 Tết, gia đình chị Ngọc đã ra ruộng sửa đắp bờ, cày ải để chuẩn bị đổ nước vào ruộng Ngay từ ngày mùng 5 Tết, gia đình chị Ngọc đã ra ruộng sửa đắp bờ, cày ải để chuẩn bị đổ nước vào ruộng](https://cdn.vietnam.vn/wp-content/uploads/2025/02/Sau-Tet-nong-dan-Lao-Cai-xuong-dong-san-xuat.jpg)
Hộ gia đình chị Trần Thị Ngọc ở thôn Hùng Thắng, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng có trên 2 xào ruộng, bình quân mỗi vụ với diện tích đất canh tác này gia đình chị Ngọc thu hoạch hơn 5 tạ lúa. Chị Ngọc cho biết, để bảo đảm cho sản xuất vụ Xuân này, ngay từ ngày mùng 5 Tết, gia đình chị đã ra ruộng sửa đắp bờ, cày ải để chuẩn bị đổ nước vào ruộng.
“Gia đình tôi đã gieo mạ được mấy tuần nay; bây giờ ra ruộng để cày ải đưa nước vào ruộng chuẩn bị sẵn đất khi mạ đạt tiêu chuẩn là có thể mang đi cấy ngay. Thời tiết năm nay cũng lạnh hơn mọi năm nên gia đình phải che chắn để bảo đảm mạ không bị ảnh hưởng; hàng ngày tôi đều đi kiểm tra để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho sự phát triển của cây mạ”, chị Ngọc chia sẻ.
Theo kế hoạch, vụ Xuân năm nay, xã Gia Phú sẽ gieo trồng 120ha lúa và ngô; trong đó có trên 80ha lúa Xuân. Theo ông Lê Khánh Trọng, Phó Chủ tịch UBND xã Gia Phú cho biết: Để bảo đảm đúng khung thời vụ, ngay từ đầu năm, UBND xã đã chỉ đạo các thôn bản tuyên truyền đến bà con Nhân dân ngay sau Tết là xuống đồng để nạo vét kênh mương thủy lợi, làm đất gieo mạ…
“Để phòng chống thời tiết rét đậm, rét hại ảnh hưởng tới sản xuất, chúng tôi đã cho cán bộ chuyên môn xuống từng thôn, bản tuyên truyền, hướng dẫn bà con sử dụng bạt ni – lông che phủ cho diện tích mạ đã gieo. Đặc biệt, do ảnh hưởng cơn bão số 3 trong tháng 9/2024 vừa qua, hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn xã cũng bị hư hỏng nhiều, hiện nay chúng tôi đang tiếp tục đầu tư tu bổ, sửa chữa để có thể cung cấp nước tưới tiêu phục vụ sản xuất cho bà con Nhân dân. Cùng với đó, chúng tôi cũng đã chỉ đạo các chủ hồ đập chủ động tháo nước để phục vụ sản xuất”, ông Trọng cho biết thêm.
![Thời tiết rét đậm, rét hại nên bà con nông dân phải thường xuyên kiểm tra diện tích mạ đã gieo Thời tiết rét đậm, rét hại nên bà con nông dân phải thường xuyên kiểm tra diện tích mạ đã gieo](https://cdn.vietnam.vn/wp-content/uploads/2025/02/1739160194_510_Sau-Tet-nong-dan-Lao-Cai-xuong-dong-san-xuat.jpg)
Theo kế hoạch, vụ Xuân năm 2025, toàn tỉnh Lào Cai gieo cấy khoảng 9.600 ha lúa; trong đó, chủ yếu sử dụng giống lúa lai chủ lực như LC25, LC270, LC212, ADI 73; nhóm giống lúa thuần như LH12, Tẻ Ken, Đài thơm 8 và các giống địa phương khác.
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai khuyến cáo bà con nông dân căn cứ vào tình hình thời tiết, nên thực hiện gieo cấy xung quanh tiết lập Xuân 4/2/2025 (tức ngày 7/1 âm lịch); cấy khi mạ có 3 lá thật và kết thúc cấy trong tháng 3 để kịp thời thu hoạch, giải phóng đất sản xuất cho vụ mùa.
Cụ thể, để sản xuất vụ Xuân đạt hiệu quả cao, bà con nông dân cần lưu ý một số điểm như: Không gieo mạ hoặc cấy trong những ngày trời rét đậm, nhiệt độ dưới 15 độ C; khuyến khích làm vòm che phủ mạ bằng nilon, rắc tro phủ trên mặt luống để giữ ấm cho mạ; đưa nước vào ngập 1/3 – 1/2 chân mạ đối với mạ dược và tưới ẩm đối với mạ sân; bón bổ sung phân lân, kali, phân hữu cơ vi sinh, tuyệt đối không bón thúc đạm cho mạ; có kế hoạch dự trữ giống để gieo bù lượng mạ khi thiếu hụt. Đối với một số vùng sản xuất lúa đặc sản Séng Cù tại huyện Bát Xát, không nên cấy sớm trước tháng 2 vì thời điểm lúa trỗ bông thường hay gặp thời tiết bất thuận, ảnh hưởng đến năng suất…
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai cũng đề nghị các cơ quan chuyên môn, địa phương tăng cường công tác dự tính, dự báo, chủ động điều tra, phát hiện sâu bệnh hại và kịp thời phòng trừ hiệu quả; áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM), ưu tiên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón có nguồn gốc sinh học, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất lúa vụ xuân 2025 để đảm bảo an ninh lương thực và giúp nông dân tăng thêm thu nhập.
Nguồn: https://baodantoc.vn/sau-tet-nong-dan-lao-cai-xuong-dong-san-xuat-vu-xuan-1739157725329.htm