Trang chủNewsThời sựSáp nhập tỉnh, nâng tầm tư duy chiến lược phát triển

Sáp nhập tỉnh, nâng tầm tư duy chiến lược phát triển

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã sẽ tạo điều kiện để nâng tầm tư duy chiến lược phát triển kinh tế, xã hội cho các địa phương.

Đây là nhấn mạnh của TS. Nguyễn Văn Đáng – Nhà nghiên cứu Quản trị công và Chính sách, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tại cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã.

Sáp nhập tỉnh, nâng tầm tư duy chiến lược phát triển
Sáp nhập tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định các chiến lược phát triển tầm vóc hơn. Ảnh: TTXVN

Giảm tầng nấc, trung gian tạo kỳ vọng cho tương lai

– Ông có thể nêu quan điểm về động lực, cũng như tác động của cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy qua việc sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã theo Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị?

TS. Nguyễn Văn Đáng: Động lực dễ thấy nhất là những bất cập của việc bố trí địa bàn, lãnh thổ cùng các đơn vị hành chính ở địa phương trước nhu cầu phát triển hiện nay. Từ năm 2017, Nghị quyết số 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã nhận định: “Các đơn vị hành chính địa phương nhìn chung quy mô nhỏ, nhiều đơn vị không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định, nhất là cấp huyện, cấp xã. Chưa phân định thật rõ tính đặc thù của chính quyền đô thị, nông thôn, hải đảo”.

Trong bối cảnh hiện nay, những hạn chế như sự manh múm, nhỏ lẻ của một số địa phương, chia cắt về địa bàn, sự cồng kềnh cả về tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân sự của hệ thống chính trị bộc lộ rõ hơn, khiến nhu cầu sắp xếp lại các đơn vị hành chính trở nên cần thiết hơn. Vì thế, có thể thấy, cùng với việc hợp nhất các bộ ngành, chủ trương hợp nhất một số tỉnh, bỏ cấp huyện, nâng quy mô cấp xã lần này sẽ định hình khung khổ tổng thể cho cấu trúc quản trị địa phương cũng như quản trị quốc gia ở nước ta trong tương lai..

Bên cạnh đó, bỏ cấp huyện là một điểm mới, có thể tạo ra những tác động nhiều chiều. Về lý thuyết, mô hình chính quyền địa phương hai cấp (tỉnh/xã) sẽ giúp giảm tầng, nấc trung gian về tổ chức bộ máy, từng bước giảm số lượng nhân sự cũng như chi phí hoạt động của hệ thống chính trị địa phương. Hiệu lực hoạt động, khả năng đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp là những kỳ vọng cho tương lai.

TS. Nguyễn Văn Đáng - Nhà nghiên cứu Quản trị công và Chính sách, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
TS. Nguyễn Văn Đáng – Nhà nghiên cứu Quản trị công và Chính sách, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Xác định tâm thế đón nhận một sự phân bố tốt nhất

Liên quan đến điều chỉnh địa giới hành chính của các địa phương, chúng ta có thể học được gì từ các nước khác, theo ông?

TS. Nguyễn Văn Đáng: Nhìn ra thế giới, với các nước phát triển tuần tự như ở châu Âu thì quá trình hình thành các địa phương diễn ra tự nhiên, ít biến động. Tương tự, các nước áp dụng chế độ Liên bang như Mỹ cũng rất ít thay đổi, ngoại trừ một vài tình huống nhập hay tách là kết quả của các cuộc thương lượng mua bán đất đai hoặc chiến tranh. Biến động về địa bàn lãnh thổ giữa các địa phương diễn ra nhiều hơn tại các nước vận hành mô hình quyền lực tập trung và thống nhất, phát triển sau, phải trải qua nhiều thăng trầm lịch sử như nước ta.

Nhìn chung, tôi thấy việc phân bố các địa phương như thế nào hoàn toàn là câu chuyện nội bộ, phụ thuộc vào quan điểm, ý chí chính trị, trình độ phát triển kinh tế-xã hội, cũng như những đặc thù lịch sử, truyền thống, và văn hóa ở mỗi quốc gia. Vì thế, tôi cho rằng rất khó học hỏi kinh nghiệm quốc tế về phân chia cơ cấu địa phương và mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ nước này để áp dụng vào nước khác. Cũng có nghĩa, chúng ta cần bám sát các điều kiện hiện tại, lịch sử và truyền thống, cũng như nhu cầu thực tiễn hiện nay để quyết định sự phân bố địa phương và mô hình chính quyền địa phương phù hợp với nước ta.

Như vậy, thay vì kỳ vọng về một cơ cấu địa phương hoàn hảo, chúng ta nên xác định tâm thế đón nhận một sự phân bố tốt nhất có thể, ít hạn chế nhất có thể.

Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạch định các chiến lược phát triển

– Vậy, ông có thể phân tích rõ hơn các cơ hội cho phát triển kinh tế – xã hội khi thực hiện việc sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh?

TS. Nguyễn Văn Đáng: Trên bình diện tổng thể, tôi muốn nhấn mạnh rằng việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh trước hết tạo điều kiện để nâng tầm tư duy chiến lược phát triển kinh tế – xã hội cho các địa phương, vốn là điều rất khó thực hiện trước đây, khi các tỉnh còn nhỏ, chia cắt. Lần này, chúng ta không chỉ định hình lại cơ cấu địa phương, mô hình tổ chức chính quyền địa phương mà quan trọng hơn là sắp xếp các địa phương hợp lý hơn, với tư duy và tầm nhìn dài hạn hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định các chiến lược phát triển tầm vóc hơn.

Bên cạnh đó, việc thiết lập hệ thống chính quyền địa phương hai cấp trước mắt sẽ giúp thu gọn về tổ chức bộ máy trên phạm vi cả nước, từng bước giảm biên chế, từ đó giảm được chi phí cho sự vận hành của hệ thống chính trị tại các địa phương… Đây cũng là cơ sở để chúng ta từng bước hiện đại hóa hệ thống chính quyền theo hướng “Tinh – Gọn – Hiệu lực – Hiệu quả”, đẩy mạnh phân cấp và phân quyền, coi trọng sự chủ động, tự chịu trách nhiệm, và hoạt động linh hoạt của chính quyền địa phương, qua đó gia tăng khả năng thích ứng với sự biến động của đời sống kinh tế – xã hội, đáp ứng được các nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân và doanh nghiệp.

Không để nảy sinh những vấn đề phức tạp trong thực thi chính sách

– Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, việc nâng quy mô tỉnh và xã, xây dựng hệ thống chính quyền địa phương hai cấp cũng sẽ đặt chúng ta trước khá nhiều vấn đề phải giải quyết. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào, thưa ông?

TS. Nguyễn Văn Đáng: Chúng ta cũng cần nhìn nhận rằng, việc nâng quy mô tỉnh và xã, xây dựng hệ thống chính quyền địa phương hai cấp cũng sẽ đặt chúng ta trước nhiều vấn đề phải giải quyết, thậm chí là những thách thức nan giải.

Thứ nhất, là phải xác định những chiều cạnh và tiêu chí để dựa vào đó quyết định việc sáp nhập tỉnh, chứ không chỉ căn cứ vào diện tích và dân số. Vấn đề này đòi hỏi tiếp cận cấu trúc xã hội tổng thể, tư duy chiến lược dài hạn, và tư duy quản trị hiện đại. Vì thế, Kết luận số 127 yêu cầu các cơ quan triển khai phải nghiên cứu kỹ các quy hoạch vùng và chiến lược phát triển quốc gia cũng như đặc thù địa phương.

Thứ hai, là việc lựa chọn những tiêu chí ưu tiên khi sáp nhập tỉnh, gắn với tình huống cụ thể. Cụ thể hơn thì đó là những tiêu chí như địa bàn và diện tích tự nhiên, quy mô dân số, trình độ phát triển kinh tế, đặc thù văn hóa-xã hội, nhu cầu bảo đảm an ninh-quốc phòng. Trên thực tế, những lợi ích từ các tiêu chí nêu trên lại có thể xung đột với nhau cho nên chúng ta cần sự linh hoạt nhất định giữa các tiêu chí ưu tiên.

Thứ ba là việc tái thiết kế tổ chức bộ máy của hệ thống chính quyền địa phương hai cấp, phân bố thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ gắn với các đơn vị của mỗi cấp, mối quan hệ giữa hai cấp, và mối quan hệ theo ngành dọc. Đây là những nội dung khá phức tạp, đòi hỏi sự cân nhắc, tính toán cẩn trọng của những người được giao nhiệm vụ thiết kế lại mô hình của hệ thống chính quyền địa phương.

Thứ tư, là tái bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu công việc của hệ thống chính trị, đặc biệt là các cơ quan công quyền cấp xã. Khi không còn cấp huyện thì rất nhiều nhiệm vụ sẽ được chuyển về cấp xã, đòi hỏi năng lực của đội ngũ công chức, viên chức nói chung cũng phải đáp ứng.

Vì thế, việc sắp xếp lại đội ngũ nhân sự cần đặc biệt coi trọng năng lực thực tế của từng cá nhân để bố trí vào những vị trí việc làm phù hợp, bảo đảm các công việc được xử lý thông suốt, không để nảy sinh những vấn đề phức tạp trong thực thi chính sách, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Xin cảm ơn ông!

TS. Nguyễn Văn Đáng: Nguyên tắc then chốt nhất của việc sáp nhập các địa bàn là phải phục vụ lợi ích của quốc gia, dân tộc. Những lợi ích đó không đơn giản chỉ là kinh tế-xã hội, mà còn bao gồm lợi ích chính trị, an ninh, quốc phòng.



Nguồn: https://congthuong.vn/sap-nhap-tinh-nang-tam-tu-duy-chien-luoc-phat-trien-378708.html

Cùng chủ đề

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Vượt qua rào cản để cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Đồng hành cùng sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân, các nữ doanh nhân đang vượt qua nhiều rào cản để cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới. ...

Hút vốn ngoại trong kỷ nguyên mới

Để thu hút nhiều hơn dòng vốn ngoại, Việt Nam cần triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư ...

Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để sáp nhập tỉnh mới

Thực hiện chủ trương của Trung ương về tinh gọn bộ máy và sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Lào Cai đang nỗ lực triển khai các bước chuẩn bị để sẵn sàng sáp nhập tỉnh mới. Thời điểm...

Huyện miền núi Khánh Hòa quy hoạch 3 tiểu vùng trước khi không còn đơn vị hành chính cấp huyện

Huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa) được quy hoạch thành 3 tiểu vùng phát triển và lãnh đạo huyện cho biết khi sắp xếp đơn vị hành chính không ảnh hưởng đến quy hoạch này. Ông Đinh Văn Dũng - chủ tịch UBND...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Dự báo giá cà phê ngày mai 31/3/2025, biến động tăng

Dự báo giá cà phê ngày mai 31/3/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica ngày 31/3/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới ngày 30/3 duy trì ổn định. Trên sàn London, cập nhật lúc 16 giờ 00 phút ngày 30/3/2025 kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robustakết ổn định, đi ngang so với phiên...

Neo cao trên kỷ lục

Dự báo giá vàng ngày mai; giá vàng trong nước và thế giới mới nhất; biến động giá vàng SJC, 9999, 24k, 18k của PNJ, DOJI trong ngày; giá vàng hôm nay. Giá vàng khép lại tuần giao dịch đầy sôi động với mức giá cao kỷ lục. Đà tăng mạnh suốt tuần qua đã đưa giá vàng lên mức cao nhất từ trước đến nay. Trong tuần, giá...

Tên lửa Storm Shadow đã biến mất khỏi Ukraine?

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 30/3: Tên lửa Storm Shadow đã biến mất khỏi Ukraine? Các nguồn tin tại Ukraine cho biết, nguồn tên lửa này đã cạn. Hoa Kỳ lên 3 phương án phát triển Golden Dome; Storm Shadow/SCALP-EG đã “biến mất” khỏi Ukraine là những nội dung của bản tin công nghiệp quốc phòng hôm nay, ngày 30/3. Hoa Kỳ lên 3 phương án phát triển Golden Dome ...

Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 31/3/2025 tăng nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai 31/3/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 31/3. Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 31/3/2025, ổn định và tăng nhẹ. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 30/3/2025 như sau, thị trường tiêu trong nước bình ổn, duy trì ổn định so với phiên giao dịch...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Dừng thu phí từ 2019, trạm BOT qua TP Cần Thơ vẫn chưa tháo dỡ

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị về việc tháo dỡ trạm thu phí BOT của cử tri TP Cần Thơ. Theo đó, cử tri cho biết Bộ GTVT đã thống nhất không tiếp tục thu phí tại trạm BOT T2 thuộc địa bàn quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ từ đầu năm 2021. Nhưng đến nay trạm thu phí chưa được tháo dỡ, bỏ hoang, xuống cấp, mất mỹ quan đô thị, không đảm bảo an...

Đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông lần thứ 2

(NLĐO) - Công viên địa chất tỉnh Đắk Nông tiếp tục được UNESCO công nhận danh hiệu công viên địa chất toàn cầu lần 2, giai đoạn 2024 - 2027. ...

5 công trình trọng điểm giúp khơi thông cửa ngõ TPHCM trong năm 2025

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoà, quốc lộ 50 và một phần dự án Vành đai 3, nút giao An Phú... hoàn thành năm 2025, giúp khơi thông các cửa ngõ TPHCM. Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất được khởi công cuối năm 2022 với tổng mức đầu tư gần 11.000 tỷ đồng. Công trình dự kiến hoàn thành vào dịp 30/4 đáp ứng công suất hơn 20...

Đi xe máy không biển số bị phạt bao nhiêu tiền?

Lỗi không biển số xe máy phạt bao nhiêu là băn khoăn của nhiều người tham gia giao thông khi Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ xe máy hàng đầu tại Đông Nam Á. Bên cạnh những lỗi cơ bản khi tham gia giao thông, đa phần các chủ xe còn chưa nắm rõ quy trình đăng ký biển số cũng như thắc mắc: “Xe không biển số phạt bao nhiêu?”Đối với người điều khiến:...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ, doanh thu tăng 22%, đột phá về AI

(Thành phố Hồ Chí Minh – Ngày 03 tháng 4 năm 2025) – Công ty Cổ phần VNG (VNG) vừa công bố kết quả tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính 2024. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, công ty vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thuần ấn tượng 22%, đạt...

Tin tức doanh nghiệp-Bắt nhịp kỷ nguyên công nghệ, nhiều đơn vị công an triển khai hoạt động trên không gian số

Hàng loạt đơn vị công an trên cả nước đang tiên phong ứng dụng Zalo Official Account (OA) và Zalo Mini App để kết nối với người dân, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy chuyển đổi số.Đây là bước đi thiết thực, thể hiện tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ...

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động năm 2024

VNG Snapshot FY.2024 trình bày tóm lược các chỉ số tài chính và những thông tin xoay quanh hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG, các mảng sản phẩm cho năm tài chính 2024.Trong năm 2024, bên cạnh việc đẩy mạnh các mũi nhọn chiến lược như AI, VNG tiếp tục đảm bảo trách nhiệm...

Tin tức doanh nghiệp-VNG được vinh danh tại Lễ tôn vinh & Phong đẳng cấp Thể thao điện tử 2025

Ngày 06/04/2025, VNG đã nhận bằng khen của Ủy ban Olympic nhờ những nỗ lực nổi bật trong việc phát triển Thể thao điện tử (eSports) và thúc đẩy phong trào Olympic tại Việt Nam năm 2024. Tại Lễ Tôn vinh & Phong đẳng cấp Thể thao Điện tử 2025 do Hiệp hội Thể thao điện tử Giải trí...

Tin tức doanh nghiệp-VNG lần thứ 3 tham gia Vietnam Game Awards 2025 với 53 đề cử

Tại vòng sơ loại Vietnam Game Awards 2025, VNGGames và Zalopay đang dẫn đầu với  53 đề cử cùng hơn 320.000 lượt bình chọn từ cộng đồng chỉ trong 3 tuần, khẳng định sức hút mạnh mẽ của hệ sinh thái giải trí và thanh toán số VNG.Cụ thể, Zalopay dẫn đầu hạng mục Kênh thanh toán yêu...

Mới nhất