Trang chủDu lịchẨm thựcSáng trăng đi bủa cá de

Sáng trăng đi bủa cá de


Mùa cá de trải dài từ đầu tháng 2 âm lịch cho đến hết mùa hè. Vào những kỳ trăng sáng, gió nồm lên nhè nhẹ là ghe mành đèn đi bủa (đánh lưới) cá de. Đó là những đêm làng xóm rộn ràng chờ thuyền về bến. Ngư dân kể có thể thấy từng đàn cá de phơi lưng ngời ngời trên mặt nước biển lấp lánh. Có lẽ vì vậy nên mới có hình ảnh ánh trăng trong câu hát ru kia chăng?

Cá de thích sống ven bờ biển, nơi có môi trường nước thanh sạch. Thức ăn của chúng là loài phiêu sinh vật trôi nổi trong vùng mép sóng. Còn nhớ mấy chục năm trước, chỉ cần một miếng lưới mành cũ mà ngư dân bỏ đi khi thay lưới mới là bọn trẻ chúng tôi có thể bắt được cá de ven bờ biển. Thấy đàn cá de xuất hiện là giăng lưới ra, vừa chạy vừa khép dần lưới lại là bắt được cá. Mỗi lần như vậy có thể bắt được vài chục con. Không nhiều nhưng đủ chia mỗi đứa một bụm vun đầy về cho mẹ kho hoặc nấu canh.

Đĩa cá de kho mặn

TRẦN CAO DUYÊN

Bây giờ bến cảng có mùi xăng dầu rò rỉ từ hàng ngàn thuyền máy khiến loài cá này buộc phải “di dân” ra ngoài cửa biển. Nơi đây, cá de kiếm sống rất khó khăn. Mồi trong bờ trôi ra mười thì “chín phẩy chín” là cá lớn đớp hết. Lạng quạng mà tranh ăn thì chính cá de trở thành mồi ngon cho những loại cá lớn hơn. Vì vậy cá de ít dần đi. Ghe mành chuyên đi bủa cá de cũng chuyển sang lưới khác, bủa con cá khác. Lũ trẻ làng chài vĩnh viễn mất đi cái thú giăng lưới kéo cá de như thời cha ông của chúng. Giờ mà hỏi mười thanh niên làng có biết cá de không thì sẽ nhận đủ chục cái lắc đầu.

Cá de hơi giống cá cơm nhưng ngắn hơn, lưng xanh, bụng trắng. Làm cá de phải tỉ mẩn ngắt chút xíu phần bụng để nặn bỏ bộ ruột. Hơi tốn công nhưng bù lại là khi ăn tăng cảm giác ngon vì không có mùi tạp chất. Cá de có xương nhưng mềm lắm, mềm hơn cá cơm nhiều. Mềm tới mức ăn một lần bốn năm con mà không nghe chút gì lợn cợn. Thịt cá de vừa ngọt vừa lành. Nhà khó hay ăn cá này. Nhà khá thì ăn “chơi chơi” thôi vì cá de tuy ngon nhưng vẫn mang tiếng là cá vụn. Với những đứa trẻ nghèo, tuổi thơ được “ướp” hương cá de thì nhớ mãi mùi vị hết sức giản đơn, không có gì sang trọng nhưng gợi nhiều cảm xúc. Vậy nên biển quê “đứt” cá de lâu lắc lâu lơ rồi mà cái ngọt của nó cứ trở đi trở lại trong những câu chuyện về ẩm thực làng chài.

Cứ tưởng không còn thấy được cá de, ai dè không những thấy mà còn được ăn nữa. Đó là dịp mới đây, tôi về thăm bạn cũ ở làng An Mô, cuối nguồn sông Vệ, tiếp giáp với Cửa Lở (thuộc H.Mộ Đức, Quảng Ngãi). Bưng đĩa cá de kho mặn, vợ bạn ngần ngại nhìn chồng: “Anh coi thử bạn anh có ăn được không?”. Bạn cười, nói em cứ để xuống đây. Không ăn được không phải bạn anh. Em cho tụi anh mấy cái bánh tráng nữa thì tuyệt.

Gặp cá de như gặp món “cố tri”. Cá de rất hợp với bánh tráng giòn. Bẻ miếng bánh tráng, gắp vài con cá de đặt lên trên. Nhai nhẹ thôi đã nghe ngọt ngào lao xao mặt lưỡi. Bạn của bạn sợ tôi làm khách nên động viên: “Ăn được cứ ăn. Đừng ngại”. Và kết quả của sự “đừng ngại” là sau nửa tiếng trên bàn có thêm một đĩa cá de nữa!

Chiều chưa xuống nhưng trăng đã lên. Tôi ngâm nga: “Sáng trăng đi bủa cá de…”. Bạn nói thôi, tụi mình bủa cá de trong đĩa cho chắc.



Source link

Cùng chủ đề

Về cảng cá kiên cường ngày giáp Tết

Giáp Tết, ghé về cảng Sa Kỳ, những chiếc tàu sau một tháng lênh đênh ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lần lượt cập bến. Cảng cá tươi vui với những khoang tàu đầy ắp hải sản. ...

Ra biển 1 đêm kiếm cả trăm triệu đồng, ngư dân “hốt bạc” ngay trước Tết

(NLĐO) - Chỉ cần ra khơi cách bờ vài hải lý trong một đêm, mỗi thuyền ngư dân Cảnh Dương ở Quảng Bình đã đánh bắt hơn 700 kg tôm biển, giá bán đạt kỷ lục. ...

Ngư dân trúng đậm mẻ cá cơm 100 tấn ngày ông Táo chầu trời

Trong chuyến ra khơi dịp cuối năm, nhóm ngư dân ở Hà Tĩnh trúng đậm mẻ cá cơm có trọng lượng khoảng 100 tấn, thu về nguồn tiền đáng kể đón Tết. Ngày 23-1, thông tin với Tuổi Trẻ Online, ông Trần Ngọc Phú...

Thăm và tặng quà cho con ngư dân dịp Tết

Ngày 18/1, tại 3 huyện Đông Hải, Hòa Bình và Vĩnh Lợi thuộc tỉnh Bạc Liêu, Đoàn công tác của Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật, Vùng 2 Hải quân do Thượng tá Nguyễn Hùng Vỹ, Phó Chính uỷ Trung tâm làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho 5 cháu là con ngư dân được đơn vị nhận đỡ đầu. Tại các địa phương của gia đình các con đỡ đầu, Trung tâm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ trưởng GD-ĐT trả lời về kiến nghị điều chỉnh việc dạy môn tích hợp

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT vừa có trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Thanh Hóa gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề dạy học tích hợp ở cấp THCS. ...

Bài đọc nhiều

Những mâm cỗ cúng đặc biệt của các mẹ đảm khiến ai nấy tròn mắt ngợi khen

GĐXH - Những mâm cỗ cúng đẹp như tranh của các mẹ đảm luôn nhận được những lời khen ngợi trên các diễn đàn nhờ sự chăm chút, vừa sáng tạo vừa đậm chất truyền thống. ...

Mộc mạc giò lụa Gia Kiệm

Giò lụa theo chân những người con đất Bắc di cư vào miền Nam lập nghiệp và góp phần làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực của tỉnh Đồng Nai. ...

“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” – những ẩn ý của người xưa

Tập tục “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” vào dịp Tết Nguyên đán có từ lâu đời, chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc về cuộc sống của cha ông ta và vẫn giữ nguyên giá trị đến tận ngày nay. Tết Nguyên đán khởi đầu một Năm mới đối với người Việt rất thiêng liêng, bởi vậy mà có rất nhiều phong tục cũng như sự kiêng kỵ được chú trọng trong...

Những lợi ích sức khỏe của món mứt gừng ngày Tết

Mứt gừng là một món ăn truyền thống trong ngày Tết ở Việt Nam, không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều...

Quán bún riêu lâu đời ‘chém’ khách 1,2 triệu đồng mùng 1 Tết?

Ngay mùng 1 Tết, mạng xã hội Thread xôn xao trước thông tin một quán bún riêu tại Hà Nội 'chém' khách 400.000 đồng một tô khiến nhiều người phẫn nộ. Dòng trạng thái của gia đình chủ quán khiến tranh luận một lần...

Cùng chuyên mục

Những cách bảo quản thực phẩm Tết hiệu quả tránh hư hỏng gây ngộ độc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) chỉ ra những cách bảo quản đối với thực phẩm Tết hiệu quả tránh dẫn...

Đi mô rồi cũng nhớ về..… Hà Tĩnh!

Khi nhắc đến Hà Tĩnh, mọi người nghĩ ngay miếng kẹo cu đơ ngọt ngào ...

Mê mẩn tré bà Đệ

Bà Đệ tên thật là Đặng Thị Kim Liên (SN 1922, tại thôn Vỹ Dạ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Bà lập nghề sản xuất tré, nem, chả từ năm 1956-1990. ...

Ghé quán Cây Sung ăn cháo cá lóc rau đắng đất, chưa xa đã nhớ miền Tây

Quán cháo cá lóc luôn có dĩa rau đắng đất xanh mởn nằm nơi thành phố cửa ngõ. Mới trước Tết ghé quán với tâm trạng nôn nao đã về đến miền Tây thì thoắt cái, ngày ra đi ghé quán đã thấy vấn vương quê nhà. ...

Chủ quán bún 54 Bạch Mai: Không bán 400.000 đồng/bát để đánh đổi nghề truyền thống 30 năm

Trao đổi riêng với Tuổi Trẻ, bà Vũ Thị Hoài - chủ quán bún riêu 54 phố Bạch Mai - thừa nhận có sai sót, vô tình để khách hiểu lầm 3 bát bún là 1,2 triệu đồng song khẳng định không có ý "chặt chém" khách hàng. ...

Mới nhất

Việt Nam công bố nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về thụ tinh ống nghiệm

Công trình nghiên cứu của Bệnh viện Mỹ Đức công bố hiệu quả của phác đồ thụ tinh trong ống nghiệm hoàn toàn không tiêm hormone kích thích buồng trứng, cho bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang. ...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi...

Thể thao Người khuyết tật Việt Nam hướng đến mục tiêu nâng tầm quốc tế

Nhiều năm qua, vị thế của Thể thao Người khuyết tật Việt Nam không ngừng được khẳng định trên đấu trường khu vực và châu lục. ...

Mới nhất