Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhSàn Temu vẫn chưa được phép hoạt động tại Việt Nam

Sàn Temu vẫn chưa được phép hoạt động tại Việt Nam

Hiện vẫn chưa có thông tin chính thức về thời điểm sàn thương mại điện tử Temu hoạt động trở lại tại Việt Nam.

Chỉ cấp phép khi hồ sơ đầy đủ, hợp lệ

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương sáng ngày 10/2, ông Hoàng Ninh – Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) – cho biết: Temu vẫn trong thời gian chờ xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Theo quy định, khi nền tảng thương mại này hoàn thiện đủ và hợp lệ hồ sơ mới xem xét cấp phép hoạt động.

Năm 2024, Temu gây “náo loạn” thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam khi đưa ra hoạt động khuyến mãi “khủng” giảm giá đến 70%, 80% thậm chí 90%. Ngoài ra, Temu còn cung cấp cho khách hàng cơ hội kiếm được “tín dụng”, sau đó chuyển thành các giao dịch mua trong tương lai, đi kèm là quà tặng miễn phí. Phần trò chơi cũng hiển thị hàng loạt ưu đãi nếu người dùng đăng ký thành công Temu.

Sàn thương mại điện tử Temu vẫn chưa được phép hoạt động tại Việt Nam
Sàn thương mại điện tử Temu hiện vẫn chưa được phép hoạt động tại Việt Nam. Ảnh minh họa

Theo Nghị định số 85/2021/NĐ-CP, thương nhân, tổ chức nước ngoài có website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam phải thực hiện việc đăng ký hoạt động thương mại điện tử với Bộ Công Thương và thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc chỉ định đại diện ủy quyền của mình tại Việt Nam.

Tuy nhiên qua rà soát, sàn thương mại điện tử Temu chưa được cấp phép tại Việt Nam. Điều này không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp nội địa mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng.

Thực hiện công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã liên hệ và làm việc với Công ty Elementary Innovation Pte. Ltd – chủ sở hữu nền tảng Temu để yêu cầu tuân thủ quy định của pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 85/2021/NĐ-CP) về thương mại điện tử.

Ông Hoàng Ninh cho biết, sau khi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ động làm việc, Công ty Elementary Innovation Pte. Ltd đã triển khai thực hiện một số biện pháp theo yêu cầu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, như: Tạm dừng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam (không sử dụng ngôn ngữ thể hiện tiếng Việt khi cung cấp dịch vụ trên website Temu.com và ứng dụng di động Temu). Nộp hồ sơ đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thông qua Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử (online.gov.vn)…

Đồng thời gỡ bỏ các chương trình khuyến mại chưa tuân thủ quy định pháp luật về xúc tiến thương mại theo pháp luật của Việt Nam. Toàn bộ sản phẩm, hàng hóa có khuyến mại trên 50% được gỡ bỏ theo quy định tại Nghị định số 81/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại và pháp luật có liên quan khác; bỏ các chương trình, mô hình kêu gọi người dùng tham gia kinh doanh để được hưởng các khoản thưởng và hoa hồng khác nhau tại thị trường Việt Nam…

Lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết thêm, sau khi Temu tạm dừng hoạt động, các đơn hàng đã đặt cũng bị ngừng giao về Việt Nam. Ứng dụng này được yêu cầu thông báo xin lỗi và thực hiện chính sách hoàn tiền cho khách hàng. Đến thời điểm này, Temu đã hoàn toàn bộ số tiền cho cho khách hàng theo yêu cầu của Bộ Công Thương.

Siết chặt hoạt động, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm sáng của phát triển kinh tế – xã hội trong năm 2024 khi đóng góp hơn 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng khoảng 9% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với sự phát triển nhanh và năng động của thương mại điện tử, Việt Nam trở thành điểm đến mới của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới. Tuy nhiên vấn đề được người tiêu dùng nghi ngại là giá cả và chất lượng hàng hóa tại các sàn thương mại điện tử.

Trên thực tế, cơ quan chức năng cũng nhận định việc quản lý thương mại điện tử còn chưa chặt chẽ, nhất là các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới. Theo Bộ Công Thương, nội dung quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Nghị định 85/2021/NĐ-CP cơ bản đã bao quát được các quy định về thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài, tuy nhiên lại chưa có quy định chế tài ràng buộc đủ mạnh đối với nền tảng xuyên biên giới không có hiện diện tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, chưa có quy định phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước liên quan như hải quan, thuế, quản lý thị trường trong quá trình thực thi; chưa có quy định phối hợp trong quản lý và giám sát chất lượng hàng hóa, quản lý thanh toán số hay các hệ sinh thái hỗ trợ thương mại điện tử xuyên biên giới…

Mặt khác, cũng chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử. Điều này dẫn đến thiếu sự quản lý và giám sát đối với mô hình trung gian. Nếu không có quy định rõ ràng về trách nhiệm của đơn vị trung gian, các tổ chức cung cấp dịch vụ hạ tầng và hỗ trợ thương mại điện tử có thể không tuân thủ đầy đủ quy định về bảo mật, chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Điều này có thể dẫn đến môi trường giao dịch không an toàn, gây khó khăn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp trong việc tham gia vào hoạt động thương mại điện tử…

Trước thực tế này, Bộ Công Thương đang lấy ý kiến xây dựng Luật Thương mại điện tử và dự kiến đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025 (trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XV (tháng 10/2025) và thông qua tại Kỳ họp thứ 11 (tháng 5/2026).

Dự thảo luật đã đưa ra thêm biện pháp quản lý, trong đó quy định rõ về các hình thức hoạt động thương mại điện tử, chủ thể tham gia, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, đẩy mạnh phân cấp phân quyền; yêu cầu thêm trách nhiệm với chủ sàn thông tin hàng hóa, dịch vụ và phân loại hàng hóa trong nước hay nước ngoài bán trên nền tảng, cung cấp thông tin định kỳ, báo cáo về tình hình kinh doanh trên nền tảng…

Đặc biệt, người thực hiện livestream hoặc những người tư vấn bán hàng hóa, dịch vụ thuộc các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cũng được quy định cụ thể.

Trước đó, tại Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024, Chính phủ cũng đã yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử để định danh người bán trên sàn thương mại điện tử thông qua VneID.

Đây không chỉ là giải pháp nâng cao quản lý và kiểm soát nguồn hàng, chất lượng hàng hoá, giao dịch trên môi trường không gian mạng, mà còn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giúp truy xuất nguồn gốc người bán, giảm nguy cơ lừa đảo, bán hàng giả. Người mua hàng từ đó thêm căn cứ để tin tưởng vào người bán, giảm thiểu rủi ro gặp phải hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc các hành vi lừa đảo“, lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chia sẻ.

Để bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương khuyến cáo người tiêu dùng tuyệt đối không thực hiện giao dịch với các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.



Nguồn: https://congthuong.vn/san-temu-van-chua-duoc-phep-hoat-dong-tai-viet-nam-373106.html

Cùng chủ đề

Thị trường thương mại điện tử: Còn nhiều thách thức

Năm 2025 tiếp tục dự báo đầy thách thức cho thị trường thương mại điện tử song cũng mở ra nhiều cơ hội nếu doanh nghiệp có khả năng vận hành linh hoạt, rõ ràng. Khởi sắc nhưng không đồng đều Theo Báo cáo Toàn cảnh thị trường sàn bán lẻ trực tuyến 2024 và dự báo 2025 do Metric mới công bố, tổng doanh số 5 sàn thương mại điện tử phổ...

Phát triển thương mại điện tử: Cần khung pháp lý mới

Luật Giao dịch điện tử năm 2005 cùng với các Luật liên quan sau này đã tạo hành lang pháp lý tương đối rõ ràng, minh bạch cho hoạt động thương mại điện tử. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, việc phát triển thương mại điện tử cần thiết phải có khung pháp lý mới, nhằm bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, góp phần phát triển mạnh nền kinh tế...

Thấy gì từ ‘thập kỷ vàng’ của thương mại điện tử?

Nếu như năm 2014 doanh số thương mại điện tử B2C Việt Nam chỉ đạt 2,97 tỷ USD thì hết năm 2024 đã đạt tới giá trị hơn 25 tỷ USD. Hơn 60% dân số tham gia thương mại điện tử Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã có 1 thập kỷ tiến hóa mạnh mẽ. Đánh giá của Bộ Công Thương, thương mại điện tử tại Việt Nam giai đoạn...

Người nổi tiếng và sức hút trên thương mại điện tử

Từ chỗ chỉ biết bán cho thương lái với giá bấp bênh thì giờ những trái bơ, sầu riêng, cà phê... cao nguyên Đắk Lắk có đầu ra ổn định nhờ thương mại điện tử. Đó là câu chuyên chúng tôi muốn nhắc đến thương hiệu thành công trên nền tảng Tiktok Shop Hana Ban Mê. Đây cũng là một trong hàng trăm câu chuyện về các sản phẩm Việt đã chinh phục được người tiêu...

Quản lý thương mại điện tử: Nhìn từ thế giới

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã tạo nên thách thức trong hoạt động quản lý cả ở những quốc gia có nền kinh tế đã và đang phát triển. Bảo vệ người tiêu dùng là yếu tố tiên quyết Dù còn kẽ hở song nhiều quốc gia đã có những chính sách phù hợp, một mặt tạo thuận lợi cho giao dịch thương mại điện tử nhưng vẫn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Ngày 10/2, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với ông Ito Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam. Tham dự buổi làm việc, về phía Việt Nam, có đại diện lãnh đạo các Đơn vị: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Văn phòng Bộ. Thành phần tham dự phía Nhật Bản...

Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 12/2/2025 tiếp đà tăng

Dự báo giá tiêu ngày mai 12/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 12/2. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 12/2/2025 tiếp đà tăng, duy trì ở mức cao. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 11/2/2025 như sau, thị trường tiêu trong...

Phải cách ly tài xế Lexus hành hung shipper ra khỏi xã hội

Hành vi của tài xế Lexus có tính chất côn đồ, thực hiện với người khuyết tật hạn chế khả năng tự vệ, vì vậy cần cách ly ngay ra khỏi xã hội. Bức xúc hành vi của tài xế Hàng triệu người dùng mạng xã hội đang dõi theo và phần lớn bày tỏ sự bức xúc trước việc nam shipper bị tài xế Lexus hành hùng sau mâu thuẫn khi tham...

Dồi dào nguồn cung, ổn định giá hàng hoá sau Tết

Trái ngược với những năm trước đây là hàng hoá thường có xu hướng tăng giá sau Tết, năm nay, thị trường hàng hoá sau Tết dồi dào về nguồn cung, ổn định giá. Nguồn hàng dồi dào, nhiều chương trình khuyến mãi được triển khai Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, hiện tại, tại các siêu thị và các chợ trên địa bàn Hà Nội, tình hình hàng hoá...

Dâng sao giải hạn: Nên hay không nên?

Dâng sao giải hạn phản ánh nhu cầu tìm kiếm sự bình an của con người. Tuy nhiên, việc quá tin vào nghi lễ này cũng có thể tạo nên những hệ lụy khó lường. Dâng sao giải hạn là một tín ngưỡng, nghi lễ phổ biến trong văn hóa Á Đông, đặc biệt ở Việt Nam. Theo quan niệm dân gian, mỗi người trong mỗi năm đều bị chi phối bởi một ngôi sao chiếu...

Bài đọc nhiều

Giá vàng tăng 1,03% trong tháng 1-2025

ANTD.VN -  Chỉ riêng tháng 1-2025, chỉ số giá vàng đã tăng 1,03% so với tháng 12-2024. Theo Tổng cục Thống kê, giá vàng trong nước tăng theo giá thế giới và nhu cầu mua của người dân vẫn cao. Giá vàng trong nước tăng mạnh trong các tháng đầu năm Giá vàng...

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 vọt tăng, thiết lập mức cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 đầu phiên giao dịch tại Mỹ tiếp tục tăng, trên mốc 2.800 USD/ounce, trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn gia tăng. Kết phiên 31/1, giá vàng miếng tại SJC niêm yết ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Doji công bố giá vàng miếng ở mức 86,9-88,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 86,3-88 triệu đồng/lượng (mua -...

Doanh nghiệp FDI chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ

Báo cáo “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành gỗ Việt Nam: Thực trạng và xu hướng phát triển giai đoạn 2020 tới 9 tháng năm 2023” vừa được Tổ chức Forest Trends phối hợp với các hiệp hội gỗ công bố cho hay, nhóm doanh nghiệp FDI đóng góp vai trò quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ khi giá trị xuất khẩu của khối này hàng năm luôn...

Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025 khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các cải cách quan trọng, tăng hiệu quả chi tiêu công, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược của đất nước trong năm 2025 và những năm tiếp theo. ...

Các quỹ đầu tư cổ phiếu tại Việt Nam làm ăn thế nào trong năm 2024?

Theo cập nhật của FiinGroup, trong năm 2024, các quỹ đầu tư cổ phiếu đã ghi nhận hiệu suất vượt trội nhờ lợi nhuận tích cực trong giai đoạn nửa đầu năm. Các quỹ đầu tư cổ phiếu tại Việt Nam làm ăn thế nào trong năm 2024?Theo cập nhật của FiinGroup, trong năm 2024, các quỹ đầu tư cổ phiếu đã ghi nhận hiệu suất vượt trội nhờ lợi nhuận tích cực trong giai đoạn nửa đầu năm....

Cùng chuyên mục

Dự báo triển vọng ngành thép trước tin áp thuế từ ông Trump

Sau phiên bán tháo trong hoảng loạn, cổ phiếu ngành thép hôm nay (11-2) đã có sự phục hồi trở lại. Giới phân tích cho rằng, triển vọng cho ngành thép năm 2025 vẫn tích cực. Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký các...

Tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, bầu Hiển hé lộ hợp tác với các tập đoàn lớn của Mỹ

(NLĐO) - HDBank và đối tác đang thực hiện các hợp đồng 48 tỉ USD với tập đoàn lớn của Mỹ; tập đoàn T&T của bầu Hiển xúc tiến hợp tác chiến lược với Boeing… ...

Truy thu hơn 4.700 tỷ đồng tiền thuế nhờ ứng dụng AI để rà soát hóa đơn

Ứng dụng AI vào kiểm soát hóa đơn, năm 2024, ngành thuế xác định 79.000 doanh nghiệp phải kiểm tra về hóa đơn, hơn 4.400 doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ, 501 doanh nghiệp bị điều tra và truy thu được hơn 4.700 tỷ đồng. Tại hội thảo trực tuyến “Lưu ý khi rà soát rủi ro quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp - giá trị gia tăng - thu nhập cá nhân” năm 2024 diễn...

FPT và HPG hồi phục, VN-Index tăng điểm trở lại trong phiên 11/2

Nhiều cổ phiếu bị bán mạnh ở phiên hôm qua (10/2) đã có sự hồi phục đáng kể trở lại trong phiên 11/2. Sắc xanh đã trở lại sau phiên điều chỉnh đầu tuần. Nhiều cổ phiếu bị bán mạnh ở phiên hôm qua (10/2) đã có sự hồi phục đáng kể trở lại trong phiên 11/2. Sắc xanh đã trở lại sau phiên điều chỉnh đầu tuần. ...

Bóc tách giá trị gia tăng, lập hiệp hội kiểu AmCham để mở rộng thị trường Mỹ

Phân tích sâu giá trị gia tăng trong công đoạn sản xuất, lập hiệp hội tương tự AmCham hay EuroCham, mua sáng chế,... được gợi ý như các giải pháp giúp doanh nghiệp Việt tham gia thị trường Mỹ hiệu quả hơn. Ngoài ra,...

Mới nhất

Nữ sinh dừng học thạc sĩ, tình nguyện nhập ngũ

Cô nữ sinh đang theo học thạc sĩ ở Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội xin tạm dừng chương trình học, viết đơn tình nguyện nhập ngũ, thực hiện ước mơ từ nhỏ của mình. ...

Đề xuất để học sinh ‘học AI từ lớp 1’, phụ huynh người khoái người không

Trước đề xuất dạy và học AI từ lớp 1, phụ huynh, học sinh nói gì? Mới đây, ông Trương Gia Bình - Chủ...

Ngoạn mục ca mổ nội soi và cả mổ hở lấy 27 viên nam châm trong bụng bé 2 tuổi

Bé gái 2 tuổi ở Đồng Nai nuốt 27 viên nam châm trong đồ chơi trẻ em làm thủng ruột và dạ dày. Bác sĩ phải nội soi cấp cứu, mổ nội soi và mổ hở mới lấy hết số nam châm này ra. ...

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn về đấu thầu

(MPI) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 17/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu. Ảnh minh họa. (Nguồn:...

Chuyển đến nhà mới, người đàn ông sửng sốt khi nhận được bức thư từ hàng xóm bí ẩn

Một người đàn ông vừa chuyển đến nhà mới cùng gia đình đã rất ngạc nhiên khi phát hiện bức thư của một người hàng xóm chưa từng gặp. ...

Mới nhất