Trang chủNewsNhân quyềnSâm Ngọc Linh không chỉ là cây thoát nghèo ở Nam Trà...

Sâm Ngọc Linh không chỉ là cây thoát nghèo ở Nam Trà My


(Dân sinh) – Cách đây 20 năm, thời điểm huyện Nam Trà My được thành lập mới sau khi tách từ huyện Trà My, sâm Ngọc Linh vẫn còn là cái tên hoàn toàn xa lạ với người tiêu dùng, thì ở điểm này, mỗi ký sâm mang tên dãy núi Ngọc Linh đã có giá hàng trăm triệu đồng. Khi giá trị của cây sâm này tăng lên thì tỷ lệ hộ nghèo ở Nam Trà My cũng trên đà giảm xuống.

Sâm Ngọc Linh là loại sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Và khởi nguồn phát hiện ra loại sâm quí này lại không phải ở Nam Trà My mà là núi Ngọc Linh huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum bởi dược sĩ Đào Kim Long vào năm 1973 tại. Ngoài ra, giống Sâm này cũng mọc nhiều ở núi Ngọc Linh trên độ cao 1500m tại huyện Nam Trà My của tỉnh Quảng Nam.

Nếu như năm 2003, khi mới thành lập huyện Nam Trà My, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện trên 85% với 98% dân số là đồng bào K’Dong thì bây giờ tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 44, 96%. Lý giải tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức trên 44%, PCT UBND huyện Nam Trà My, Trần Văn Mẫn cho biết: “Đã có lúc tỷ lệ hộ nghèo ở huyện giảm xuống dưới 24%, nhưng khi áp dụng theo chuẩn nghèo đa chiều thì tỷ lệ hộ nghèo lại tăng lên”.

Ông Trần Văn Mẫn - PCT UBND huyện Nam Trà My

Ông Trần Văn Mẫn – PCT UBND huyện Nam Trà My

Sở dĩ tỷ lệ hộ nghèo ở Nam Trà My còn cao bắt nguồn từ tư duy sản xuất còn hạn chế, công cụ sản xuất chưa đáp ứng và người dân cũng chưa tiếp thu được cái mới trong canh tác, nuôi trồng và sinh kế.

“Với tỷ lệ 98% là đồng bào người K’Dong, việc áp dụng, truyền tải những kiến thức, mô hình, cây trồng, vật nuôi đến đồng bào là rất gian nan. Ngoài ý thức hệ trong sản xuất, canh tác, một rào cản khác là tỷ lệ sinh đẻ còn cao đã khiến cho nguồn lực lao động của các gia đình ngày càng suy giảm rất nhiều. Khi hỗ trợ sinh kế cho người dân, chúng tôi cũng phải cân nhắc rất kỹ việc hỗ trợ cho họ giống gì, cây gì và hiệu quả có lâu dài không chứ không dám hỗ trợ giống vật nuôi nữa, vì con gì vừa lớn là bị giết mổ, hoặc “bán lúa non” ngay và cái nghèo vì thế cứ đeo bám họ mãi”, PCT Trần Văn Mẫn nói thêm.

Trở lại với cây sâm Ngọc Linh, hiện đang được xem là mũi nhọn kinh tế chủ lực của Nam Trà My và liệu có mang lại những giá trị vượt bậc nhằm thay đổi hiện trạng kinh tế của huyện nhà hay không, PCT Trần Văn Mẫn phân tích:“ Sâm Ngọc Linh có những đặc tính rất đặc biệt khiến cho giá trị của nó ngày càng tăng nhưng không thể là “cây đẻ trứng vàng” khi nguồn sâm tự nhiên hiện đã cạn kiệt và phải bảo tồn để duy trì nguồn gen đầu nguồn. Việc trồng cây sâm Ngọc Linh lấy củ thương phẩm cũng phải mất ít 6-7 năm, chứ không phải “một sớm, một chiều” là thu hoạch ngay. Vì vậy, không phải ai và bất cứ địa phương nào ở huyện Nam Trà My cũng có thể trồng sâm để làm giàu được mặc dù giá của nó vẫn tăng lên từng ngày”, ông Trần Văn Mẫn cho hay.

Đường vào khu bảo tồn sâm Ngọc Linh tại xã Trà Linh-Nam Trà My

Đường vào khu bảo tồn sâm Ngọc Linh tại xã Trà Linh-Nam Trà My

Chị Nguyễn Thị Huệ, vừa là người bản địa, vừa là nông dân trồng sâm, vừa là cán bộ Mặt trận ở huyện Nam Trà My chia sẻ với chúng tôi về cách thức tiếp cận cây sâm Ngọc Linh như sau. Đất thì không cần nhiều(tùy theo qui mô đầu tư), 1 ha trở lên là có thể trồng sâm Ngọc Linh được rồi, nhưng vùng đất ấy ít nhất phải ở độ cao 1200-1500m so với mực nước biển. Vấn đề tiếp theo là đầu tư về giống sâm Ngọc Linh. Cây giống 1 năm tuổi hiện có giá 300 ngàn đồng, 2 năm thì 500, 3 năm thì 800 ngàn. Như vậy, khi đầu tư 1000 cây giống trở lên sẽ cho ra ngay số tiền đầu tiên phải bỏ ra. Ví dụ, 1000 cây 1 năm tuổi thì ít nhất người dân hoặc nhà đầu tư cần trồng phải bỏ ra 300 triệu đồng, công người chăm sóc các kiểu và phải canh giữ, chờ đợi trong vòng từ 6 năm mới thu hoạch được.

“Mà tỷ lệ sống thì tùy thuộc vào năm tuổi của cây sâm. Có khi tỷ lệ sống  chỉ còn đôi chục phần trăm chứ không phải trồng là sống hết đâu anh. Vì vậy, nếu muốn cây có thể sống tốt ngoài môi trường thì thường người ta sẽ mua cây giống từ 3 năm tuổi, vì thế giá trị đầu tư cũng tăng lên rất nhiều”, chị Huệ nói.

Làng tỷ phú ở huyện Nam Trà My

Làng “tỷ phú” ở huyện Nam Trà My

Trên đường dẫn chúng tôi đi thăm khu bảo tồn nguồn giống sâm Ngọc Linh trong khu vực 30 ha rừng nguyên sinh ở xã Trà Linh, anh Trịnh Minh Quý-Giám đốc Trung tâm kỹ thuật Nam Trà My chỉ tay về phía xa, nơi có những ngôi nhà 2 tầng khang trang ngói đỏ và nói; “làng tỷ phú” của huyện Nam Trà My đó. Theo như anh Quí, vào thời điểm năm 2008, khi giá trị của cây sâm Ngọc Linh bắt đầu nổi lên, người dân ở làng này đã nhanh chân vào rừng “săn” sâm và dự trữ. Đến thời điểm năm 2015-2018, khi những ký sâm tự nhiên ở Nam Trà My có trị vài trăm triệu đồng thì “làng tỷ phú” cũng hình thành từ đó.

Anh Trịnh Minh Quí (người đi đầu)-GĐ Trung tâm kỹ thuật Nam Trà My dẫn đường vào khu bảo tồn sâm Ngọc Linh

Anh Trịnh Minh Quí (người đi đầu)-GĐ Trung tâm kỹ thuật Nam Trà My dẫn đường vào khu bảo tồn sâm Ngọc Linh

Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm, người đã có 6 năm nghiên cứu sinh tại Hàn Quốc về sâm cũng thừa nhận rằng con đường để nhân rộng giống sâm Ngọc Linh là rất gian nan. Từ khi cấy được mô sẹo trong phòng thí nghiệm cho đến khi cây đủ thân lá cũng mất cả năm trời, rồi đưa ra ngoài vườn ươm, huấn luyện cho đến khi cây trưởng thành có thể đưa ra rừng tự nhiên trồng trọt có khi mất cả đôi năm trời với tỷ lệ sống hiện vẫn chưa cao.

Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm bên cây sâm rừng Ngọc Linh.

Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm bên cây sâm rừng Ngọc Linh.

“Bởi tất cả các bộ phận của cây sâm Ngọc Linh đều dùng được và có giá trị cao nên nhu cầu nuôi cấy là cần thiết, đã được các địa phương và một số nhà khoa học nghiên cứu, nuôi cấy từ nhiều năm nay, nhưng kết quả thì vẫn là câu hỏi lớn nằm ở phía trước”, Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm bộc bạch.

Hiện tại, vào những ngày đầu tháng, huyện Nam Trà My đều tổ chức chợ phiên sâm Ngọc Linh nhằm quảng bá, tạo sàn giao dịch mua bán, để du khách và người địa phương có cơ hội giao lưu tìm hiểu, qua đó thúc đẩy các hoạt động khác để thương hiệu sâm Ngọc Linh ngày càng gần gũi với người tiêu dùng.

“Chúng tôi luôn nhận thức rằng, ngoài cây sâm Ngọc Linh, Nam Trà My vẫn là địa phương giàu tiềm năng về du lịch. Vấn đề còn lại là tìm nhà đầu tư có uy tín và khai thác có hiệu quả tiềm năng ấy. Nếu chỉ trông chờ vào sâm Ngọc Linh không thôi thì chưa đủ, là bởi mỗi phiên chợ hàng tháng cũng chỉ xuất bán ra thị trường đôi chục ký sâm thì chưa xứng với tiềm năng sẵn có. Ngoài ra huyện cũng rất chú trọng đến công tác an ninh sâm khi hiện tại đã có “sâm nhái” Ngọc Linh xuất hiện. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín mà còn dẫn đến sự hỗn tạp cho thị trường sâm sau này”, ông Trần Văn Mẫn cho biết thêm.

Sâm Ngọc Linh thương phẩm chuẩn bị xuất bán ra thị trường

Sâm Ngọc Linh thương phẩm chuẩn bị xuất bán ra thị trường

Đã có hàng nghìn hộ dân ở Nam Trà My thoát nghèo từ cây sâm Ngọc Linh, đây là tín hiệu rất đáng mừng, song để cây sâm Ngọc Linh trở thành mũi nhọn kinh tế, là Quốc bảo về sâm và là địa chỉ du lịch “thăm vườn sâm Ngọc Linh” có uy tín ở miền tây Quảng Nam thì còn rất nhiều việc phải làm.

“Nếu chỉ đến Nam Trà My mua sâm thì cũng chỉ trong ngày là du khách, người tiêu dùng sẽ dời đi hết. Nam Trà My cần có nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng, nhiều hàng hóa từ các loại dược liệu có sẵn ở Nam Trà My, các sản phẩm hàng hóa xen kẽ bắt nguồn từ cây sâm nơi đây với giá cả phù hợp, mới có thể níu chân du khách”, Thạc sĩ Trần Duy An-giảng viên Trường Đại học Kiến trúc TPHCM, người đang có những hợp tác với huyện Nam Trà My chia sẻ với tôi như vậy.   

ĐÔNG HẢI



Source link

Cùng chủ đề

Quảng Nam xin chủ trương thành lập 2 thị trấn ở huyện miền núi

Ngày 5/12, tại ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 28, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa X, bà Trần Thị Kim Hoa, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh đại diện UBND tỉnh trình bày tờ trình về việc thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương thành lập thị trấn Tak Pỏ và thị trấn Atiêng. ...

Sạt lở làm sập điểm trường ở huyện miền núi Quảng Nam

Mưa lớn nhiều ngày đã khiến một phần công trình điểm trường Răng Chuỗi ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam) bị sập do sạt lở taluy dương. Tối 24/11, UBND xã Trà Tập (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ sạt lở đất gây hư hại điểm trường Răng Chuỗi (thuộc thôn 1, xã Trà Tập). Sự việc xảy ra chiều cùng ngày khi một lượng lớn đất đá từ taluy dương...

Người thầy của công trình thiện nguyện

Gần 25 năm làm nghề “gõ đầu trẻ” ở huyện vùng cao Nam Trà My, thầy giáo Nguyễn Trần Vỹ được biết đến không chỉ là người gieo chữ, mà còn là cánh chim kết nối nhà hảo tâm tài trợ kinh phí để xây dựng hàng trăm công trình phòng học, cầu treo, giếng khoan cho huyện vùng cao mà thầy gắn bó. Kết nối yêu thương Thầy Nguyễn Trần Vỹ, 45 tuổi, quê ở...

Quảng Nam thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

Ngày 10/10, Sở TT&TT phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam tổ chức vòng chung kết cuộc thi tìm hiểu cải cách hành chính (CCHC) và chuyển đổi số (CĐS) Quảng Nam năm 2024. Đây là năm thứ 2 liên tiếp chương trình được tổ chức và Quảng Nam là địa phương tiên phong trong việc tổ chức cuộc thi về CCHC và CĐS trên sóng truyền hình nhằm tuyên truyền rộng rãi đến toàn...

Hành trình xây những điểm trường “chạm mây”

Ðến nay, anh Nam đã vận động, kêu gọi tài trợ xây dựng được 18 điểm trường, vận động hỗ trợ học phí đến hết lớp 12 cho 360 em học sinh mồ côi, đặc biệt khó khăn ở vùng núi… 18 điểm trường tặng học trò vùng cao Ðầu năm học mới 2024-2025, điểm trường ông Phụng, thuộc Trường phổ thông dân tộc bán trú xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quý I: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao do thiếu lao động cục bộ

(LĐXH) - Bộ LĐ-TB&XH dự báo sau Tết Nguyên đán, thị trường lao động sẽ gặp các biến động như một số lực lượng lao động có thể không quay lại do chuyển việc hoặc thay đổi chỗ ở. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ tạm thời và nhu cầu tuyển dụng nhân sự mới trong quý I sẽ tăng cao, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.Tình trạng ngừng việc tập...

Thanh Hóa: Nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng

(LĐXH) - Với nhiều giải pháp, mô hình hay, sáng tạo, các lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng phối hợp với chính quyền địa phương nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ). Các mô hình này giúp người lầm lỡ xóa bỏ mặc cảm, tự ti, sớm trở thành người có ích cho gia đình và xã hội…Sau 1 năm triển khai, thực hiện công tác xây dựng, nhân rộng mô hình THNCĐ,...

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Năm 2024 đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu

(LĐXH) - Đánh giá về những kết quả đạt được trong năm 2024, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, năm Giáp Thìn đi qua đầy ắp các sự kiện và biến động nhưng chúng ta đã đạt và vượt 13/13 chỉ tiêu... Phát biểu tại buổi gặp mặt đầu xuân (ngày 3/2) với lãnh đạo các đơn vị Vụ, Cục, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, tới đây, việc hợp nhất, sáp nhập các bộ, ngành...

Nhà máy “đỏ lửa”, công trường tất bật ngay đầu năm

(LĐXH) - Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kết thúc, không khí ra quân lao động sản xuất diễn ra khắp nơi, từ trên các công trường, nhà máy đến những cánh đồng. Tất cả người lao động đều mang trong mình những ước mong về một năm bội thu, thắng lợi.Doanh nghiệp ra quân sản xuấtNhững ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ra quân sản...

Nông dân Hải Dương rộn ràng xuống đồng đầu năm mới

Tranh thủ thời tiết ấm những ngày đầu xuân mới, nông dân nhiều nơi trong tỉnh Hải Dương nô nức xuống đồng gieo cấy để bảo đảm thời vụ. Nguồn: https://dansinh.dantri.com.vn/nhan-luc/nong-dan-hai-duong-ron-rang-xuong-dong-dau-nam-moi-20250203203152625.htm

Bài đọc nhiều

Anh tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế bền vững

Chiều ngày 20/12/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy. Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy bày tỏ vui mừng trước sự phát triển ngày càng hiệu quả và sâu rộng của...

Biểu dương 250 người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu năm 2023

Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương (LĐ-TB&XH) đã tổ chức Hội nghị Biểu dương trẻ mồ côi, người khuyết tật và người bảo trợ tiêu biểu trên địa bàn tỉnh 2023. Hơn 400 trẻ mồ côi ở Long An có “mẹ đỡ đầu” chăm sócTrao tặng 1.600 phần quà cho người khuyết tật và trẻ mồ côi dịp Tết Quý Mão 2023 Hội nghị nhằm tôn vinh những gương trẻ mồ côi, người...

Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Chính phủ Australia xác nhận sẽ cử đại diện tham dự hội nghị quốc tế về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza.

Việt Nam rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn và nghiêm túc chống mua bán người

Theo bà Park Mihyung, Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam, trong những năm gần đây, Việt Nam đã rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn, cũng như có những nỗ lực nghiêm túc chống mua bán người.

Cùng chuyên mục

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Mới nhất

Tuổi trẻ VIMC vinh dự nhận bằng khen của Đoàn Thanh niên Chính phủ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngày 18/4, Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2025. Đoàn Thanh niên VIMC được trao tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong tổ chức, triển khai Tháng Thanh niên năm 2025. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ Lại...

Bộ giải pháp chuyển đổi số của VNPAY ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2025 với danh hiệu sản phẩm xuất sắc

Mới đây, hai giải pháp công nghệ do VNPAY phát triển là Nền tảng ký văn bản và hợp đồng điện tử VNeDOC và Giải pháp định danh trực tuyến VNPAY eKYC được trao danh hiệu “Sản phẩm xuất sắc” tại Giải thưởng Sao Khuê 2025. VNeDOC – Quản lý và ký kết văn bản, hợp đồng điện tử...

Ứng dụng AI không nên tự phát mà cần cộng hưởng để tạo ra giá trị lớn

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA trong khuôn khổ buổi trao đổi làm việc với Hội các nhà quản trị doanh nghiệp...

Ống thép Hòa Phát tự hào góp phần đưa nhà ga T3

Ống thép Hòa Phát đã cung cấp đúng tiến độ 2.400 tấn các chủng loại ống tròn đường kính cỡ lớn, ống tôn mạ kẽm… với chất lượng hàng đầu, góp phần đưa Công trình nhà ga hành khách T3 về đích sớm hơn dự kiến, khánh thành ngày 19/4/2025, chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất...

Mới nhất