Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcSách giáo khoa chương trình mới chưa quan tâm đúng mức đến...

Sách giáo khoa chương trình mới chưa quan tâm đúng mức đến các vấn đề xã hội?


Giáo dục phổ thông Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến các vấn đề xã hội? - Ảnh 1.

Các bài đọc trong sách giáo khoa tiếng Anh chương trình mới có nhắc đến nữ quyền, một vấn đề liên quan đến công bằng xã hội

Các vấn đề xã hội như đói nghèo, biến đổi khí hậu, bình đẳng giới hay giáo dục chất lượng cao đã được Liên Hiệp Quốc đưa vào Chương trình nghị sự 2030 từ năm 2015 như những mục tiêu phát triển bền vững của thời đại. Ở Việt Nam, việc thúc đẩy công bằng xã hội (social justice) cũng là một trong những mục tiêu then chốt mà chính phủ hướng đến.

Dù đã được nghiên cứu và đưa vào sách giáo khoa ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng các vấn đề xã hội hầu như chưa được sự quan tâm đúng mức trong sách giáo k chương trình giáo dục phổ thông mới ở Việt Nam. Điều này thể hiện rõ nét ở môn tiếng Anh, môn học được kỳ vọng sẽ làm “cầu nối” giữa Việt Nam và thế giới.

Chiếm tỷ trọng “khá nhỏ” trong một số SGK

Hiện, các trường THPT được chọn một trong 9 loại sách giáo khoa tiếng Anh để giảng dạy trong chương trình mới, trong đó có 3 đại diện là Global Success (NXB Giáo dục Việt Nam), Bright (NXB ĐH Huế) và C21-Smart (NXB ĐH Quốc gia TP.HCM). Đây cũng là 3 bộ sách giáo khoa được nhóm tác giả nghiên cứu, đánh giá.

Theo khảo sát, mật độ bao phủ các vấn đề công bằng xã hội trong các bài đọc chiếm một tỷ trọng khá nhỏ, trung bình 21% so với tổng các bài đọc (reading text) của 3 loại sách giáo khoa được nghiên cứu. Cụ thể, 32% với sách tiếng Anh 10 Global Success, 24% với sách tiếng Anh 10 Bright và 5% với sách tiếng Anh 10 C21-Smart.

Giáo dục phổ thông Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến các vấn đề xã hội? - Ảnh 2.

Các chủ đề về công bằng xã hội như bình đẳng giới tuy có xuất hiện trong sách giáo khoa chương trình mới nhưng với mật độ chưa cao

Song song đó, tần suất xuất hiện các chủ đề không đều nhau giữa các sách. Chẳng hạn, số chủ đề về công bằng xã hội ở sách tiếng Anh 10 Global Success, Bright gấp đôi sách tiếng Anh 10 C21-Smart. Các chủ đề được đề cập chủ yếu liên quan đến bình đẳng giới giữa nam và nữ, tập trung vào các khía cạnh là môi trường sống an toàn, thu nhập, cơ hội việc làm, khả năng tiếp cận giáo dục. Ngoài ra, cả 3 sách đều tập trung chủ yếu vào nhóm phụ nữ và nam giới người lớn, sau đó mới đến trẻ em và người khuyết tật.

Có thể thấy, sách giáo khoa đã được cải cách với mục đích giúp học sinh chuẩn bị tốt với những thách thức trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, những vấn đề trong sách chưa đủ để cung cấp cho các em cái nhìn cập nhật và toàn diện về tình hình toàn cầu hiện nay. Cụ thể, quyền của cộng đồng LGBTQ+, tội phạm mạng xã hội, bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ, lạm dụng trẻ em… hoàn toàn không được ghi nhận.

Các vấn đề công bằng xã hội là gì?

Khi nhắc đến công bằng xã hội, mọi người thường nghĩ đến những chủ đề phổ biến như bất bình đẳng giới, phân biệt chủng tộc hay quyền bầu cử. Tuy nhiên, vấn đề này còn được mở rộng ở nhiều phương diện khác, gồm tiếp cận dịch vụ y tế, an ninh xã hội, môi trường sống an toàn; sự bất bình đẳng về giáo dục chất lượng và sự tiếp cận tri thức; cơ hội bình đẳng trong công việc; sự bất bình đẳng về thu nhập và tài sản, cơ hội tham gia vào bộ máy chính trị.

Tại Việt Nam, nhóm những chủ đề đang nhận được sự quan tâm phải kể đến là bình đẳng giới, quyền của cộng đồng LGBTQ+, nhóm dân tộc thiểu số, môi trường và bền vững, nhà ở, lao động và việc làm, giáo dục, y tế.

Giáo viên muốn lồng ghép công bằng xã hội khi dạy học

Việc lồng ghép các chủ đề công bằng giáo dục được cho là xu hướng giảng dạy không quá mới trong giáo dục trên thế giới, nhưng vẫn là hình thức lạ lẫm tại Việt Nam. 

Trong một cuộc khảo sát do nhóm tác giả thực hiện, nhiều giáo viên giảng dạy tiếng Anh bày tỏ mong muốn dạy và lồng ghép thêm các chủ đề công bằng xã hội ngoài sách giáo khoa trong tiết học trên trường phổ thông.

Giáo dục phổ thông Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến các vấn đề xã hội? - Ảnh 4.

Nhiều giáo viên giảng dạy tiếng Anh mong được lồng ghép công bằng xã hội vào bài học bồi dưỡng năng lực liên văn hóa, tư duy và phản biện cho học sinh

Các thầy cô cho rằng, việc này giúp họ có thể thúc đẩy bản thân học hỏi và trau dồi kiến thức xã hội thường xuyên, nâng cao tinh thần tự học. Đồng thời, với mỗi lần thiết kế bài học, hoạt động trong lớp, kỹ năng sư phạm của họ cũng được cải thiện. Việc tự học, trang bị kiến thức xã hội và năng lực liên văn hoá là cần thiết khi vai trò của giáo viên thời đại mới không chỉ hướng dẫn, mà còn vận hành quá trình giáo dục.

Quan trọng hơn cả, giáo viên nhìn nhận qua việc truyền tải những vấn đề công bằng xã hội, học sinh có thể nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hóa. Cụ thể, các em được tiếp xúc và nâng cao nhận thức về những vấn đề xã hội trên thế giới; được trang bị kiến thức cần thiết để trở thành công dân toàn cầu trong tương lai. Từ đây, các em cũng có thể phát triển tư duy và kỹ năng phản biện, tự tin phát biểu quan điểm cá nhân về những vấn đề xã hội ngày nay.

Đâu là giải pháp?

Mặc dù nhận thức được những điểm sáng từ việc lồng ghép các chủ đề công bằng xã hội vào tiết học, việc giáo viên áp dụng và tiếp cận vẫn gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn.

Thứ nhất, giáo viên có thể linh hoạt thay đổi và thêm bớt tài liệu dạy học, nhưng việc này tốn khá nhiều công sức, thời gian. Bởi lẽ, thầy cô hiện chưa có một chương trình đào tạo hay hướng dẫn cụ thể về việc thêm, bớt lồng ghép các chủ đề công bằng xã hội vào tiết học. Điều này dẫn tới việc giáo viên phải tự chủ động tìm hiểu, học hỏi từ đồng nghiệp hoặc cộng đồng giáo viên trên các nền tảng trực tuyến.

Giáo dục phổ thông Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến các vấn đề xã hội? - Ảnh 5.

Một lớp luyện thi tiếng Anh tại TP.HCM

Thứ hai, giáo viên phải cân nhắc lồng ghép công bằng xã hội dựa trên từng đối tượng học sinh, nhằm cân bằng với việc phát triển năng lực ngôn ngữ của các em. Thực tế, mỗi tiết học tiêu chuẩn chỉ kéo dài 45 phút, nên buổi học muốn đạt được hiệu quả cần nhiều nỗ lực từ giáo viên và cả hợp tác từ học sinh.

Theo đó, đối với học sinh khá giỏi, giáo viên có thể dễ dàng tổ chức các hoạt động trong lớp như xây dựng nội dung thảo luận và thuyết trình. Song, điều này sẽ bất khả thi đối với học sinh có năng lực ngôn ngữ yếu, chỉ muốn tập trung học và ôn luyện ngữ pháp, từ vựng để chuẩn bị cho các bài kiểm tra trên trường.

Từ những vấn đề tồn đọng nêu trên, nhóm tác giả đề xuất cần có chương trình đào tạo, hội thảo tập huấn để trang bị, hỗ trợ giáo viên lồng ghép hiệu quả những vấn đề xã hội trong tiết học, nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức xã hội và phát triển ngôn ngữ của học sinh.

Ngoài ra, việc đào tạo tập huấn này nên bắt đầu từ sinh viên sư phạm, chứ không chỉ dành cho những giáo viên đã có kinh nghiệm giảng dạy. Bản thân thầy cô cũng nên mang tinh thần tự học suốt đời, tự giác trau dồi thêm kiến thức xã hội, chuyên môn bằng việc liên tục cập nhật tin tức xã hội lẫn đọc sách, báo chuyên ngành.



Source link

Cùng chủ đề

191 giáo viên ở Thanh Hóa sẽ được xếp lương tính từ ngày tuyển dụng

Sau khi Báo Thanh Niên phản ánh, 191 giáo viên ở H.Hoằng Hóa (Thanh Hóa) sẽ được xếp lương tính từ thời điểm tuyển dụng vào viên chức. ...

Nhiều giáo viên kiến nghị về cách tính tiền thừa giờ

Những ngày qua, tại TP Vinh (tỉnh Nghệ An) nhiều giáo viên tiểu học đã gửi đơn kiến nghị về vấn đề chi trả tiền thừa giờ, cách tính tiết dạy chính khóa đối với giáo viên chủ nhiệm. Kiến...

Hàng ngàn giáo viên hợp đồng ở Thanh Hóa sắp được nhận lương

UBND tỉnh Thanh Hóa đã phân bổ gần 53 tỉ đồng và các ngành chức năng của tỉnh này đang hoàn thiện thủ tục để cấp lương cho giáo viên hợp đồng theo Nghị định 111 của Chính phủ. ...

Thầy giáo tát tới tấp học sinh lớp 5 vì bị gọi thẳng tên, dư luận Trung Quốc chia phe

Một giáo viên tiểu học ở miền đông Trung Quốc đã gây tranh cãi sau khi tát một học sinh lớp 5 chín lần vì cậu bé gọi thẳng tên thầy. Theo tờ South China Morning Post ngày 28-3, một giáo viên tiểu học...

Phát hiện thêm 141 người nợ bảo hiểm

TPO - Qua rà soát, Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đàn (Nghệ An) phát hiện có thêm 141 giáo viên, nhân viên trường học trên địa bàn đang nợ tiền bảo hiểm. TPO - Qua rà soát, Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đàn (Nghệ An) phát hiện có thêm 141 giáo viên, nhân viên trường học trên địa bàn đang nợ tiền bảo hiểm. Sáng 27/3, Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đàn (Nghệ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

Trường Đại học Nông Lâm TPHCM công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm

Năm 2024, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM dự kiến tuyển sinh 5.095 chỉ tiêu cho cơ sở chính tại TPHCM và 2 phân hiệu tại Gia Lai và Ninh Thuận. Trường sử dụng 5 phương thức xét tuyển, gồm:Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (xét học bạ); Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ...

Trường đại học đăng danh sách sinh viên nợ học phí, có trường hợp chỉ nợ 10.000 đồng

Sinh viên nợ 10.000 đồng, sinh viên mồ côi nợ phí vệ sinh vẫn bị nêu tênTheo danh sách sinh viên chưa hoàn thành nghĩa vụ học phí (học kỳ 1 năm học 2023-2024) phòng tài vụ Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố có thông tin chi tiết (họ tên sinh viên, mã số sinh viên, lớp, môn...

Phụ huynh ‘ngóng’ sự trở lại của bậc THCS trong Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam

TPO - UBND Quận Cầu Giấy vừa có quyết định thành lập Trường THCS Năng khiếu Đại học Sư phạm. Phụ huynh vui mừng vì có thêm cơ hội chọn môi trường học tập cho con đồng thời kì vọng về sự trở lại của bậc THCS trong Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam. TPO - UBND Quận Cầu Giấy vừa có quyết định thành lập Trường THCS Năng khiếu Đại học Sư phạm. Phụ huynh vui...

Báo Tuổi Trẻ hợp tác đào tạo với Trường cao đẳng Sài Gòn

Báo Tuổi Trẻ và Trường cao đẳng Sài Gòn hợp tác trong nhiều hoạt động của hai đơn vị, trong đó có đào tạo sinh viên cao đẳng. Chiều 21-3, báo Tuổi Trẻ và Trường cao đẳng Sài Gòn ký thỏa thuận hợp tác...

4 học sinh Việt Nam đều đoạt huy chương Olympic Tin học quốc tế 2023

Ngày 2/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thông tin về kết quả của Đội tuyển Quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Tin học quốc tế (IOI) năm 2023. Theo đó, đội tuyển giành 1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.Trong 4 học sinh giành huy chương có 3 em đến từ Trường THPT chuyên Khoa học Tự  nhiên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia...

Cùng chuyên mục

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Ngược lại, UBND huyện Ninh Phước cũng đã có thông...

Đừng tự nuốt ‘chén đắng’ do gian dối thi cử

Nhiều quảng cáo về chuyện thi hộ các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín đang công khai trên mạng. "Thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ. Thanh toán khi biết điểm. PTE-IELTS-TOEIC. Cam kết đạt mục tiêu,...

TP Hồ Chí Minh thông báo kế hoạch tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2025-2026

Học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2024 - 2025, tại TP Hồ Chí Minh trong độ tuổi quy định đều được tham gia dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập theo 2 phương thức  xét tuyển và thi tuyển. Phương thức xét tuyển chỉ dành riêng cho học sinh đã tốt nghiệp Trường THCS - THPT Thạnh...

TPHCM mở rộng đối tượng thi tuyển lớp 10 chuyên

Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong và Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa được phép tiếp nhận thí sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở ở các tỉnh, thành phố khác. ...

Danh sách học sinh các tỉnh lọt đội tuyển dự thi Olympic quốc tế năm 2025

Bộ GD-ĐT vừa công bố kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Theo đó, có 37 học sinh lọt vào danh sách này. Từ ngày 25 - 27/3, Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Kỳ thi năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên...

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất