Sắc Xuân Tết Việt


Sự đa dạng sắc màu mà Tết Việt có được trước hết xuất phát từ cách tổ tiên ta lựa chọn thời điểm dân gian quen gọi là ăn Tết. Đó là buổi giao thời giữa mùa Đông và mùa Xuân, đặc biệt là giao thời giữa năm cũ và năm mới theo lịch Âm, dựa trên chu kỳ và vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất. 

Sự lựa chọn đó có thể nói là tuyệt vời bởi nó hội đủ ba yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Các nước xung quanh ta như Lào, Campuchia, Thái Lan cũng có tục ăn Tết mừng năm mới nhưng lại diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch, cuối mùa Xuân, chuẩn bị sang tiết Lập Hạ.

Thế cho nên, nói đến Tết Việt là nói đến mùa Xuân. Tự bao giờ hai khái niệm này đồng nhất, tuy hai mà một: đón Tết/ đón Xuân, mừng năm mới/ mừng Xuân mới,…

Việt Nam được xem là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn là cội nguồn làm nên văn hoá Việt.

sac xuan.jpeg
Mùa Xuân trở thành mùa của lễ hội. Ảnh: Nguyễn Huế

Ngày xưa, cha ông ta trồng lúa phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời vụ trở thành yếu tố hết sức quan trọng trong việc canh tác của nhà nông. Mỗi năm chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Sau khi thu hoạch vụ mùa xong, nông dân lại tất bật lo chuẩn bị vụ chiêm cho kịp thời vụ.

Thường thì vào thời điểm giáp Tết Nguyên Đán, việc đồng áng đã vãn, cũng vừa lúc đất trời chuyển giao mùa, chuyển giao thời gian. Đông tàn, Xuân sang, năm mới đến. Người dân tất bật chuẩn bị đón Tết, dành những gì tốt đẹp nhất để mừng Xuân, mừng năm mới sau một năm làm lụng vất vả, cực nhọc.

Mùa Xuân vì thế trở thành mùa của lễ hội với bao háo hức, đợi chờ: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi…” cho bõ những tháng ngày vất vả với công việc đồng áng; mùa của khát khao hạnh phúc, an vui: “Lộc biếc, mai vàng, Xuân hạnh phúc/ Đời vui, sức khỏe, Tết an khang” với mong ước một năm mới tốt lành.

Tết là dịp đặc biệt để nhà nhà sum họp, mọi người thăm hỏi, động viên, chúc tụng nhau, cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống trong không khí ấm áp của đất trời đang chuyển sang Xuân, thoảng mùi hương trầm dịu ngọt, tỏa lan khắp đường thôn, ngõ xóm.

Nhìn lại lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc, những mốc son quan trọng, những chiến công hiển hách thường diễn ra – cứ như là được sắp đặt trước – vào dịp Tết Nguyên đán và mùa Xuân. Cho nên có một sự trùng hợp chắc không phải là ngẫu nhiên: Tết và mùa Xuân luôn gắn liền với những chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta.

Điều đó có thể lý giải từ những đặc điểm rất riêng của một quốc gia có bề dày văn hiến hàng ngàn năm, có vị thế địa chính trị đặc biệt, luôn phải đương đầu với mọi thử thách để giữ cho vẹn toàn non sông, đất nước.

Xuân Canh Tý năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa chống lại ách thống trị của giặc Đông Hán. Xuân Nhâm Tuất 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Lương. Đặc biệt, Xuân Giáp Tý 544, sau khi đánh bại quân Lương, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân. Cắt nghĩa ra, “Vạn” theo cách nghĩ của ông cha là con số biểu thị cho sự trường tồn, “Xuân” là mùa xuân, mùa của sự sinh sôi nảy nở, cũng có thể hiểu là năm. Tên nước mang ý nghĩa sâu sắc: “mong xã tắc được bền vững muôn đời”, đất nước này vạn kỷ mùa xuân.

Rồi Xuân Kỷ Hợi 939, Ngô Quyền xưng vương lấy hiệu là Ngô Vương, mở đầu thời kì độc lập tự chủ của các triều đại phong kiến Việt Nam; Xuân Đinh Tỵ 1077, Lý Thường Kiệt chiến thắng quân xâm lược Tống lần thứ hai, non sông vang vọng hào khí: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên phân định tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.

Ba mùa Xuân của các năm 1258, 1285, 1288 gắn liền với những chiến công oanh liệt của quân và dân nhà Trần đánh tan quân Nguyên – Mông xâm lược và tên tuổi lẫy lừng của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, để cho “Sơn hà thiên cổ điện kim âu” (Non sông nghìn thuở vững âu vàng – Trần Nhân Tông).

Mùa Xuân Mậu Tuất 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Minh. Mười năm sau, Xuân Mậu Thân 1428, những tên xâm lược Minh cuối cùng bị quét sạch khỏi bờ cõi, núi sông lại thêm một lần nữa vang vọng âm hưởng hào hùng của Bình Ngô đại cáo: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo”, cho giang sơn “Muôn thuở nền thái bình vững chắc”.

Xuân Kỷ Dậu 1789, chỉ trong 5 ngày đêm Tết Nguyên đán, bước chân thần tốc của đại quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy tài tình của Quang Trung – Nguyễn Huệ, đã quét sạch 20 vạn quân xâm lược Thanh ra khỏi bờ cõi. Non sông vọng mãi lời hịch của người anh hùng áo vải: “Đánh cho để dài tóc/ Đánh cho để đen răng/ Đánh cho nó chích luân bất phản/ Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ!”.

Bước sang thời hiện đại, Tết cổ truyền của dân tộc cũng gắn liền với những mùa Xuân lịch sử.

Xuân Canh Ngọ 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, viết tiếp những trang sử vẻ vang, làm rạng rỡ thêm mùa Xuân Đất Nước và sắc Xuân Tết Việt.

Xuân Mậu Thân 1968, đánh dấu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt của quân và dân miền Nam; Xuân Quý Sửu 1973, chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” buộc Mỹ phải tuyên bố chấm dứt ném bom phá hoại miền Bắc; chấp nhận ký Hiệp định Pari lập lại hòa bình ở Việt Nam và rút quân về nước; Xuân Ất Mão 1975, mở đầu bằng Chiến dịch Tây Nguyên và cuối cùng là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, làm nên đại thắng mùa Xuân, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Từ khi nước nhà giành được độc lập, hằng năm mỗi khi Tết đến, Xuân về, đồng bào và chiến sĩ cả nước lại có thêm niềm vui mới, háo hức chờ đợi phút giao thừa thiêng liêng: đón nghe thơ chúc Tết của Bác.

Những bài thơ chúc mừng năm mới của Người thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng, vừa mang tính thời sự, định hướng chiến lược: “Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi/ Tin mừng thắng trận nở như hoa”, “Vì độc lập, vì tự do/ Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”; vừa như một lời tiên tri, động viên, cổ vũ đồng bào và chiến sĩ cả nước vượt qua gian khổ hy sinh, anh dũng “Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta”, đưa cuộc trường chinh giải phóng dân tộc đến đích cuối cùng:  “Bắc Năm sum họp, Xuân nào vui hơn”.

Nguyễn Duy Xuân

‘Chấn hưng văn hóa’ ngay từ những chuyện nhỏNói chấn hưng văn hóa thấy to tát, nhưng đặt trong những hoàn cảnh cụ thể của đời sống sẽ thấy nó thực sự có ý nghĩa thiết thực.



Nguồn

Cùng chủ đề

Khi người trẻ mê cổ phục

Cổ phục Việt ngày càng được nhiều bạn trẻ yêu thích. Sự kiện “Bách hoa bộ hành” Tết 2025 vừa được tổ chức tại không gian phố cổ Hà Nội là một trong những hoạt động cộng hưởng trong kỳ "Tết Việt - Tết Phố”, thu hút tới 400 thành viên mặc trang phục truyền thống Việt Nam, đi qua các điểm di tích lịch sử của Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội. ...

NSND Bạch Tuyết, Jun Phạm… “Du yên” cùng VTV 2025

(NLĐO) - Chương trình "Đón Tết cùng VTV" 2025 có chủ đề: "Du yên - Chuyến viễn du của bình yên". ...

Sắc xuân miền sơn cước

Thực tế cho thấy, văn hóa địa phương càng độc đáo, đặc sắc, trải nghiệm của du khách càng đáng nhớ. Không chỉ miền núi phía Bắc, các tỉnh Tây Nguyên cũng đang trở thành những điểm đến thú vị trong dịp Tết đến, Xuân về… ...

Ai có gì góp nấy, các hẻm nhỏ ở TP.HCM trang hoàng sắc xuân đón Tết

Nhiều hẻm nhỏ tại TP.HCM 'khoác lên mình' sắc xuân rực rỡ đón Tết, làm cho không khí Tết chộn rộn hẳn lên. Các con hẻm nhỏ trên nhiều tuyến đường tại TP.HCM đã bắt đầu rực rỡ sắc xuân với những tiểu cảnh...

Tết Việt ấm áp tại Pakistan

Ngày 17/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan đã tổ chức chương trình “Tết Cộng đồng - Xuân Quê hương” chào đón Xuân Ất Tỵ 2025. Chương trình diễn ra trong không khí đầm ấm với sự tham dự của hơn 100 khách mời là bà con người Việt đang sinh sống và làm việc tại địa bàn; các đại sứ, cao ủy ASEAN tại Islamabad; các cựu đại sứ Pakistan tại Việt Nam cùng đông đảo lãnh đạo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chúc mừng các khách hàng trúng thưởng đợt 1 CTKM “Gắn kết hôm nay – Nhận quà liền tay”

Ngày 14/1/2025 tại TP. Hà Nội, VietinBank tổ chức Lễ quay số mở thưởng đợt 1 Chương trình khuyến mãi (CTKM) “Gắn kết hôm nay - Nhận quà liền tay” (Chương trình).Chúc mừng khách hàng Trần Quang Tạo - khách hàng của VietinBank Bắc Nam Định đã may mắn trúng thưởng giải Nhất đợt 1 Chương trình là 1 sổ tiết kiệm trị giá 85 triệu đồng với mã số trúng thưởng 50243132. Đồng thời, Chương trình cũng tìm...

VietinBank mang “Xuân yêu thương – Tết nghĩa tình” đến với các hoàn cảnh khó khăn

Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, được sự ủy quyền của Ban Lãnh đạo VietinBank, Văn phòng Đại diện (VPĐD) VietinBank tại Đà Nẵng đã tổ chức chuỗi các hoạt động thiện nguyện “Xuân yêu thương - Tết nghĩa tình” (Chương trình) tại TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Tổng trị giá Chương trình lên đến 1 tỷ đồng.Tham gia chuỗi hoạt động có: Bà Đinh Thị Kim Ngân - Trưởng Văn phòng Đại diện VietinBank tại Đà Nẵng...

Hương vị nhà trong hội thi gói bánh chưng của PTSC Thanh Hóa

Tết không chỉ là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mà còn là dịp để gia đình quây quần bên nhau, cùng gói bánh, chia sẻ yêu thương. Tại PTSC Thanh Hóa, gia đình ấy chính là những đồng nghiệp thân thương, những người luôn sát cánh bên nhau trong từng công việc, từng dự án. Trong hai ngày 21 và 22/01/2025, hội thi Gói bánh chưng đã diễn ra tràn ngập tiếng cười...

Lãnh đạo THACO AGRI tham dự Lễ tốt nghiệp và trao bằng cử nhân chính quy tại Trường Đại học Phú Xuân

Ngày 10/01, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Phú Xuân tổ chức Lễ tốt nghiệp và trao bằng cử nhân chính quy khóa 19 (niên...

THADICO tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch đầu tư – xây dựng & quản trị năm 2025

Ngày 20/1, tại Hội trường Sales Gallery, TP. Thủ Đức, THADICO tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch đầu tư – xây dựng & quản trị...

Bài đọc nhiều

Hành khách chật vật ở Tân Sơn Nhất, đến sân bay phải quay về chờ đợi

4h ngày 5/2 (26 tháng Chạp) tại sân bay Tân Sơn Nhất, nhiều hành khách có mặt, hối hả kéo hành lý vào làm thủ tục hàng không để lên máy bay về nghỉ Tết Nguyên đán. Thời điểm này, sân bay Tân Sơn Nhất luôn trong tình cảnh căng thẳng, máy bay trễ chuyến, delay liên tục. Theo thống kê của Trung tâm Điều hành sân bay Tân Sơn Nhất từ 0h ngày 1 đến 16h ngày 3/2...

Nội thành Hà Nội ùn tắc từ sáng đến tối những ngày giáp Tết

Những ngày giáp Tết Nguyên đán 2024, nhiều tuyến đường chính từ cửa ngõ thủ đô vào trung tâm liên tục ùn tắc bất kể các khung giờ buổi sáng, trưa, chiều và buổi tối.Trong ảnh là thời điểm 15h30 trên trục đường Vành đai 3, lượng lớn phương tiện nối đuôi nhau di chuyển từ ngã tư hầm chui Đại lộ Thăng Long đến ngã tư hầm chui Thanh Xuân.Đường Vành đai 2 đoạn qua nút giao...

Nhiều quán cà phê, hàng ăn Hà Nội mở cửa xuyên Tết, không tăng giá, chỉ có phụ thu

Thay vì nghỉ Tết như mọi năm, năm nay nhiều quán cà phê, hàng ăn tại Hà Nội treo biển thông báo bán hàng xuyên Tết và công khai giá bán trong những ngày này. Một quán bún hải sản tại phố cổ Hà Nội công khai giá bán ngày Tết - Ảnh: DƯƠNG LIỄU Theo nhiều chủ cửa hàng, năm nay do kinh tế khó khăn, doanh thu giảm nên không nghỉ lễ mà sẽ mở cửa suốt kỳ nghỉ...

Đường hoa Tết Đà Nẵng, chưa mở cửa đã có nhiều người check-in

Đường hoa Tết của Đà Nẵng dù chưa chính thức mở cửa nhưng đã thu hút đông đảo người dân, du khách đến check-in. Đường hoa Tết bên bờ sông Hàn (Đà Nẵng) - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG Từ sáng sớm 6-2, dọc tuyến đường hoa Tết bên bờ sông Hàn (Đà Nẵng) đã có rất đông người đến chụp hình, lưu lại những khoảnh khắc đẹp tại nơi này. Khu vực đường hoa ở vỉa hè đường Bạch Đằng (đoạn đối diện...

Trình làng linh vật rồng của nghệ nhân từng gây “sốt” nhiều năm qua

Sau nhiều ngày chờ đợi, mới đây, nghệ nhân Đinh Văn Tâm (SN 1990, trú huyện Triệu Phong, Quảng Trị) - "cha đẻ" của linh vật hổ và mèo từng gây "sốt" các năm trước đã ra mắt người dân Quảng Trị linh vật rồng Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.Linh vật rồng này được UBND thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đặt hàng từ đầu tháng 10/2023. Sau 3 tháng tiến hành thi công,...

Cùng chuyên mục

3 cách làm nước chấm gà luộc ngon cho ngày Tết Nguyên đán

1. Cách làm nước chấm gà luộc với sữa đặc a. Nguyên liệu làm nước chấm gà luộc với sữa đặc Sữa đặc Quất: 4 quả Ớt: 1 quả Gia vị: Đường, tiêu, muối,… b. Cách làm nước chấm gà luộc với sữa đặc ngon Bước 1: Sơ chế qua nguyên liệu Quất rửa sạch, cắt đôi rồi vắt lấy nước cốt để chế biến. Ớt rửa sạch và để ráo nước. Bước 2: Làm nước chấm Cho 1 thìa cà phê muối, nửa thìa cà phê đường,...

Chùa cổ Vạn Niên hơn 1000 tuổi bên hồ Tây, có bức tượng Phật 600kg từ ngọc quý

Chùa Vạn Niên nằm ven bờ phía tây hồ Tây, có địa chỉ cổng phụ là 364 đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Chùa Vạn Niên, xưa có tên là Vạn Tuế, được xây dựng vào thế kỷ 11 dưới thời Lý, tức, tới nay đã hơn 1.000 năm tuổi. Chùa Vạn Niên không quá rộng lớn, nhưng nằm ở gần hồ Tây nên cảnh quan thoáng đãng, không khí trong lành. Đây là...

Nghìn du khách tập trung ngắm phúc khí cầu hình rồng dài 10m bay lên trời

Sáng 22/2, hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về Chùa Ông (Thất phủ cổ Miếu) ở TP Biên Hoà, Đồng Nai, tham dự hoạt động thả phúc khí cầu, một trong những sự kiện của lễ hội chùa Ông năm 2024. Tại buổi thả phúc khí cầu ở lễ hội chùa Ông năm nay, điểm nhấn ấn tượng nhất là màn thả phúc khí cầu hình rồng dài 10m, mang đến cho hàng nghìn người...

Độc đáo hội thổi cơm thi làng Thị Cấm

Tương truyền, vào đời Vua Hùng thứ 18, khi đất nước có giặc ngoại xâm, tướng quân Phan Tây Nhạc được Vua Hùng giao thống lĩnh quân binh đi đánh giặc. Tướng quân Phan Tây Nhạc lĩnh ý vua, nhận đủ quân số và gấp rút ngày đêm luyện rèn binh sĩ. Việc hành quân gấp gáp, nếu binh sĩ không được ăn đúng bữa thì khó có sức đuổi giặc. Ông nghĩ ra cách tổ chức thi...

Mới nhất

Mới nhất