Trang chủKinh tếNông nghiệpSắc Xuân đôi bờ Nặm Chon

Sắc Xuân đôi bờ Nặm Chon

Trong hơi ấm của mùa Xuân, xã vùng sâu Xiêng My, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An bừng lên sức sống mới với những tuyến đường liên bản, liên xã sạch đẹp, rực rỡ cờ hoa. Nắng Xuân tươi vui len lỏi gõ cửa từng ngôi nhà, những công trình trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng kiên cố, khang trang… minh chứng cho sự đổi thay kỳ diệu của xã khó khăn này.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân, sáng 31/1 (tức ngày 3 tháng Giêng, năm Ất Tỵ), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên đế có công với đất nước tại Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Đền thờ Vua Lê Đại Hành.Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân, sáng 31/1 (tức ngày 3 tháng Giêng, năm Ất Tỵ), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên đế có công với đất nước tại Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Đền thờ Vua Lê Đại Hành.Trong hơi ấm của mùa Xuân, xã vùng sâu Xiêng My, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An bừng lên sức sống mới với những tuyến đường liên bản, liên xã sạch đẹp, rực rỡ cờ hoa. Nắng Xuân tươi vui len lỏi gõ cửa từng ngôi nhà, những công trình trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng kiên cố, khang trang… minh chứng cho sự đổi thay kỳ diệu của xã khó khăn này.Sau 5 năm (2019 – 2024) thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XII, nhận thức về lĩnh vực công tác dân tộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã có chuyển biến mạnh mẽ, tạo đột phá phát triển kinh tế – xã hội ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đây là động lực để các địa phương tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc; tạo tiền đề để vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Tết Việt, cùng bao biến thiên của thời gian, từ những giao thoa cũ, mới như một quy luật tất yếu, vẫn còn đó vẹn nguyên trong tâm thức mỗi người những điều xưa cũ thật khó đổi dời. Tết vẫn như một lời hẹn ân cần, một niềm háo hức sum vầy, xốn xang…Việt Nam đứng thứ hai trong xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc với kim ngạch hơn 4 tỷ USD, vượt Chile và thu hẹp khoảng cách với Thái Lan.Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 23/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ. Ngọt ngào bưởi Diễn Bắc Sơn. Hồn núi rừng trong chiếc bánh chưng xanh.Với doanh thu phòng vé đạt hơn 56 tỷ đồng chỉ sau 1,5 ngày ra mắt, “Bộ tứ báo thủ” của Trấn Thành đạt kỷ lục là tác phẩm điện ảnh đạt mốc 50 tỷ đồng nhanh nhất.Lễ chùa đầu năm là một phong tục truyền thống ý nghĩa của người Việt. Cũng như mọi năm, Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, nhiều gia đình ở Quảng Ninh nô nức đi đền, chùa chiêm bái, thể hiện lòng thành kính, biết ơn và cầu chúc may mắn. Tại một số điểm tâm linh như đền, chùa, miếu, khu di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh đã thu hút hàng ngàn Phật tử, người dân: Chùa Long Tiên, Đền Cửa Ông, Đền Cái Lân…Chúng tôi trở lại Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước vào dịp tỉnh tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng huyện Bù Đăng (14/12/1974 – 14/12/2024), khi không khí Xuân đã tỏa khắp từng con đường, góc phố. Có thể nói, chưa bao giờ sóc Bom Bo lại rộn rã đến thế. Từ bom đạn, khổ đau trong chiến tranh, mảnh đất này giờ đang vươn mình trở thành vùng quê giàu đẹp, no ấm…Gắn với rừng, với làng bao đời nay, giờ đây, người Xơ Đăng ở vùng đất Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã vượt qua chính mình, bước ra khỏi làng học hỏi và tự tay xây dựng nhà sàn truyền thống, bảo tồn văn hóa để làm du lịch. Một sự thay đổi lớn lao của cộng đồng người Xơ Đăng ở vùng đất đầy thơ mộng này.Cùng với cả nước, hiện Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng đang tích cực triển khai thực hiện các bước chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Nhân dịp đầu Xuân năm mới 2025, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Sóc Trăng xung quanh nội dung này.

Một góc bản tái định cư Khe Quỳnh, xã Xiêng My.
Một góc bản tái định cư Khe Quỳnh, xã Xiêng My

Giữa tiết trời se lạnh của những ngày giáp Tết, tôi có dịp trở lại thăm xã vùng sâu Xiêng My nằm bên bờ Nặm Chon thơ mộng. Hai bên bờ suối là hơn 3.000 cư dân đồng bào Thái, Khơ Mú sinh sống tập trung tại 7 bản gồm: Chon, Noóng Mò, Piêng Ồ, Đình Tài, Cha Hìa, Phảy và Khe Quỳnh. Đi dọc những tuyến đường liên xóm được bê tông hóa rợp bóng cờ hoa, băng rôn khẩu hiệu, ngắm nhìn những ngôi nhà xây, nhà sàn mọc lên san sát, người dân hối hả, tất bật vệ sinh đường làng, ngõ xóm, trang trí xung quanh nhà bằng những khóm hoa, cờ Tổ quốc rực rỡ sắc màu… cảm nhận một mùa Xuân ấm áp, tràn đầy sức sống đang về.

Chủ tịch UBND xã Xiêng My Lô Văn Lịch phấn khởi cho biết: Xiêng My là xã vùng sâu khó khăn của huyện Tương Dương. Tại Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025, xã xác định những mặt thuận lợi và khó khăn để đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng nông thôn mới. Khi mới bắt đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã trong điều kiện khó khăn, các bản mới đạt 2/13 tiêu chí nông thôn mới, hạ tầng cơ sở nông thôn như giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt,… chưa đồng bộ và xuống cấp trầm trọng; các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao rất hạn chế; đời sống vật chất, tinh thần của người dân còn nhiều khó khăn, hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao.

Để triển khai thực hiện các chỉ tiêu của Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025, xã xác định chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; chủ động lồng ghép các chương trình, dự án thuộc 3 Chương trình MTQG để hỗ trợ, đầu tư phát triển những mô hình cây, con đặc sản có nguồn gốc bản địa theo hướng hàng hóa như: mô hình nuôi vịt, trồng cây ăn quả, cây dược liệu, sắn cao sản, ngô lai, chăn nuôi gia súc, gia cầm…

Ông Lữ Văn May, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tương Dương (ngoài cùng bên trái) thăm mô hình nuôi dúi ở xã Xiêng My.
Ông Lữ Văn May, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tương Dương (ngoài cùng bên trái) thăm mô hình nuôi dúi ở xã Xiêng My

Sau gần 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, xã Xiêng My đã huy động nguồn lực từ các chương trình, dự án và đóng góp của Nhân dân để tập trung cho phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhờ sự chung sức, đồng lòng của cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân, đến cuối năm 2024 xã đã hoàn thành các chỉ tiêu của Đại hội đề ra. Từ một xã vùng sâu khó khăn, Xiêng My hôm nay đã thực sự “thay da, đổi thịt”. Thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 29 triệu đồng/người/năm (riêng bản Phảy đạt trên 40 triệu đồng/người/năm), 100% xóm đạt danh hiệu xóm văn hóa, gần 90% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, giữ vững thành quả phổ cập giáo dục tiểu học, xã chuẩn quốc gia về y tế. Nhiều hộ dân chủ động đổi mới tư duy, năng động hơn trong phát triển kinh tế để vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn hơn 20%.

Theo chân chị Lộc Thị Vân, Phó Bí thư Đảng ủy về bản tái định cư Khe Quỳnh, tôi cảm nhận rõ hơi thở mùa Xuân đang ngập tràn trong từng ngõ xóm, nếp nhà. Hơn 15 năm về trước, bà con Khe Quỳnh thuộc diện di dân tái định cư thủy điện Bản Vẽ, cả bản đã di chuyển từ bản Tộm, xã Luân Mai về đây. Những ngày đầu tái định cư, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn, nhưng đến nay thì đã đổi mới, phát triển ổn định. Những hàng rào, khóm hoa được Nhân dân trồng ven đường đang khoe sắc thắm đón chào mùa Xuân mới; những con đường trong bản được trang hoàng rực rỡ, các công trình trường học, nhà văn hóa đều được sửa chữa, xây dựng khang trang, đạt tiêu chí quốc gia, đáp ứng nhu cầu vui chơi, học tập của Nhân dân.

 Anh Lương Văn Quân, chủ xưởng ván bóc đang chạy máy cho ra sản phẩm gỗ ván bóc.
Anh Lương Văn Quân, chủ xưởng ván bóc đang chạy máy cho ra sản phẩm gỗ ván bóc

Chủ tịch xã Xiêng My Lô Văn Lịch cho biết: “Mục tiêu trước mắt của xã là giữ vững và phát huy các chỉ tiêu đã đạt được để tiếp tục đưa xã phát triển. Trong đó, trọng tâm là ổn định cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, duy trì các vùng sản xuất chuyên canh cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, xưởng chế biến như vùng nguyên liệu sắn, trồng rừng; phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các chương trình an sinh xã hội”.

Xuân Quê hương 2025 – Gắn kết kiều bào với Nhân dân trong nước





Nguồn: https://baodantoc.vn/sac-xuan-doi-bo-nam-chon-1737532674548.htm

Cùng chủ đề

Bến xuân ca

(NB&CL) Xét cho cùng thì chúng ta cần có Tết, cần có Xuân xiết bao, thế mà chúng ta thực sự đã không biết được điều đó! ...

Điểm ‘check-in’ linh vật rắn đáng yêu ở Nghệ An

TPO - Linh vật rắn được tạo từ xốp và trang trí màu bắt mắt với dáng vẻ đáng yêu, thu hút sự quan tâm của người dân trên địa bàn huyện Thanh Chương (Nghệ An) đến tham quan, chụp hình "check-in". 25/01/2025 | 05:23 TPO...

Mùa xuân đặc biệt của cặp vợ chồng 12 năm thấp thỏm mong con

Tết năm nay, ngôi nhà nhỏ của vợ chồng chị Phùng Thị Liên (1990)...

Tình yêu và khát vọng cống hiến cho quê hương

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đến nay có khoảng 6 triệu người ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% là các nước phát triển. Thời gian qua, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai tích cực, hiệu quả, thể hiện rõ tình cảm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng. Việc thể chế hóa, triển khai thực hiện...

Hàng nghìn du khách đổ về thăm lễ hội Cổ Loa xem rước kiệu

Hà Nội duy trì tăng nhiệt kèm ẩm nồm TPO - Diễn biến thời tiết tại Hà Nội ngày 20 - 21/2 duy trì ổn định với nền nhiệt ở ngưỡng cao, thời điểm về đêm và sáng có sương mù xuất hiện. Trong những ngày này có thể xảy ra tình trạng 'quá mù ra mưa' rải rác và gián đoạn. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng có...

Bài đọc nhiều

Phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, nâng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Tạo dựng nét riêng độc đáo Từng được mệnh danh là “Thủ đô dâu tằm”, huyện Mỹ Đức đến nay vẫn duy trì và phát triển khá mạnh mẽ nghề dệt tơ tằm truyền thống. Những sản phẩm của nghệ nhân ở vùng đất này không chỉ độc đáo mà còn ngày một cải tiến phù hợp thị hiếu tiêu dùng. Đáng chú ý trong số đó có sản phẩm chăn bông tơ tằm tự dệt của Công ty TNHH...

La liệt động vật hoang dã quý hiếm “hiện ra” ở một khu rừng Bình Thuận, có gà rừng, con mang đỏ

Sau thời gian đặt bẫy ảnh, Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đã ghi nhận được 24 loại chim, loài thú là động vật rừng, động vật hoang dã; trong đó, có những loài nguy cấp, quý, hiếm cần phải được bảo...

Sản lượng lúa các tỉnh phía Bắc năm 2024 đạt trên 12,7 triệu tấn

Ngày 26/11, tại Thái Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt năm 2024, triển khai kế hoạch sản xuất năm 2025 các tỉnh phía Bắc. Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), năm 2024 điều kiện thời tiết, khí hậu không thuận lợi đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Các...

Tỷ phú Bắc Ninh nuôi cá đặc sản, trồng hoa, trồng cây cảnh tạo việc làm, thu nhập tốt cho lao động

Trong năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã phát triển sâu rộng, với nhiều điển hình tỷ phú nông dân trên các lĩnh vực, tạo việc làm cho hàng nghìn...

Nghe người nông dân kể chuyện tiên phong trong ứng dựng công nghệ vào trồng nấm

Mô hình trồng nấm của anh Vũ Tuấn Hiệp đã mang về doanh thu hơn 2 tỷ đồng/năm. Đó là kết quả mà người nông dân ở xã Hồng Thuận, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định gặt hái được sau quá trình hơn...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ, doanh thu tăng 22%, đột phá về AI

(Thành phố Hồ Chí Minh – Ngày 03 tháng 4 năm 2025) – Công ty Cổ phần VNG (VNG) vừa công bố kết quả tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính 2024. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, công ty vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thuần ấn tượng 22%, đạt...

Tin tức doanh nghiệp-Bắt nhịp kỷ nguyên công nghệ, nhiều đơn vị công an triển khai hoạt động trên không gian số

Hàng loạt đơn vị công an trên cả nước đang tiên phong ứng dụng Zalo Official Account (OA) và Zalo Mini App để kết nối với người dân, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy chuyển đổi số.Đây là bước đi thiết thực, thể hiện tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ...

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động năm 2024

VNG Snapshot FY.2024 trình bày tóm lược các chỉ số tài chính và những thông tin xoay quanh hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG, các mảng sản phẩm cho năm tài chính 2024.Trong năm 2024, bên cạnh việc đẩy mạnh các mũi nhọn chiến lược như AI, VNG tiếp tục đảm bảo trách nhiệm...

Tin tức doanh nghiệp-VNG được vinh danh tại Lễ tôn vinh & Phong đẳng cấp Thể thao điện tử 2025

Ngày 06/04/2025, VNG đã nhận bằng khen của Ủy ban Olympic nhờ những nỗ lực nổi bật trong việc phát triển Thể thao điện tử (eSports) và thúc đẩy phong trào Olympic tại Việt Nam năm 2024. Tại Lễ Tôn vinh & Phong đẳng cấp Thể thao Điện tử 2025 do Hiệp hội Thể thao điện tử Giải trí...

Tin tức doanh nghiệp-VNG lần thứ 3 tham gia Vietnam Game Awards 2025 với 53 đề cử

Tại vòng sơ loại Vietnam Game Awards 2025, VNGGames và Zalopay đang dẫn đầu với  53 đề cử cùng hơn 320.000 lượt bình chọn từ cộng đồng chỉ trong 3 tuần, khẳng định sức hút mạnh mẽ của hệ sinh thái giải trí và thanh toán số VNG.Cụ thể, Zalopay dẫn đầu hạng mục Kênh thanh toán yêu...

Mới nhất