Trang chủNewsThời sựSắc mới trên vùng tái định cư ở Thanh Chương

Sắc mới trên vùng tái định cư ở Thanh Chương


Xã TĐC Ngọc Lâm trên vùng đất Thanh Chương đang ngày càng phát triển nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ các chương trình dự án chính sách dân tộc
Xã TĐC Ngọc Lâm trên vùng đất Thanh Chương đang ngày càng phát triển nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ các chương trình dự án chính sách dân tộc

Chúng tôi về các xã Tái định cư (TĐC) Thanh Sơn và Ngọc Lâm (huyện Thanh Chương) không biết bao lần, và mỗi lần lại cảm nhận thêm những đổi thay mới mẻ. Rõ nhất là  quanh những căn nhà TĐC ở các bản làng không còn là những mảnh vườn đầy cỏ dại. Những khóm chuối mướt xanh; nương sắn, rừng keo bạt ngàn; con trẻ nô nức đến trường… là bức tranh sống động về cuộc sống của người dân sau gần 20 năm nỗ lực dựng xây.

Lãnh đạo huyện Thanh Chương cũng rất hồ hởi khi chúng tôi đề cập đến những đổi thay của vùng DTTS sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư đại hội DTTS lần thứ III (2019-2024). Ấy là tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 44% (năm 2019) giảm xuống còn 30,9% (năm 2023), bình quân hàng năm giảm 5%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019, là 16,5 triệu đồng, nhưng đến năm 2023, là 31,5 triệu đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2019.

Phát huy lợi thế vùng đồi núi, đồng bào đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tập trung phát triển kinh tế đồi rừng, góp phần đẩy nhanh công tác giảm nghèo, xây dựng NTM ở các địa phương. Trong đó, tập trung sản xuất theo hướng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất đại trà. 

Đồng bào được hỗ trợ sinh kế từ lợn giống sinh sản
Đồng bào được hỗ trợ sinh kế từ lợn giống sinh sản

Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, nhiều người dân không cam chịu đói nghèo trên vùng đất mới đã nỗ lực vươn lên, thi đua phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân. Trên các bản làng TĐC đã xuất hiện nhiều hộ sản xuất giỏi, xây dựng được mô hình kinh tế tổng hợp. Các mô hình phát triển đa dạng, lấy ngắn nuôi dài, tạo thu nhập bền vững. Trong số những tấm gương ấy, là hộ gia đình ông Lương Văn Phượng, Lương Văn Thái ở bản Tân Hợp, xã Ngọc Lâm; gia đình ông Vi Văn Tuyên, Vi Thanh Nghệ ở bản Thanh Dương, xã Thanh Sơn…

Tương trợ, đoàn kết, các hộ dân đã giúp đỡ lẫn nhau về vốn, giống cây con; xây dựng phường lúa, phường tiền, tổ tiết kiệm; trao đổi kinh nghiệm làm kinh tế giữa các hộ gia đình, giữa các dân tộc với nhau trong cộng đồng.

 Sát sườn hơn với cuộc sống của người dân, đồng bào ở những bản làng TĐC đã được thụ hưởng nhiều dự án, chính sách dân tộc thiết thực như, cấp 100 tec đựng nước sinh hoạt, 156 con bê cái sinh sản cho hộ nghèo và cận nghèo; đào tạo nghề cho 895 lao động, trong đó có trên 146 lao động tham gia xuất khẩu tại nước ngoài và hàng trăm lao động có việc làm tại chỗ; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2019 đạt 54%, năm 2024 là 64%. Nhiều cây, con giống cũng đã được hỗ trợ cho người nghèo ở 2 xã TĐC, giúp người dân có thêm điều kiện có cơ hội vươn lên khẳng định bản thân trên vùng đất mới.

Hai xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm đã có 357ha lúa nước 2 vụ, giúp đồng bào tự túc được một phần lương thực
Hai xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm đã có 357ha lúa nước 2 vụ, giải quyết cơ bản vấn đề lương thực cho các hộ

Vùng đồng bào DTTS Thanh Chương bao gồm 2 xã TĐC Thanh Sơn và Ngọc Lâm, thuộc khu vực III với 13 thôn, bản; chủ yếu là đồng bào Thái và Khơ Mú sinh sống. Trong giai đoạn thực hiện quyết tâm thư của Đại hội đại biểu các DTTS huyện Thanh Chương, tổng kinh phí đã cấp cho 2 địa phương là 24,52 tỷ đồng để đầu tư xây dựng 2 công trình giao thông, 3 công trình trường học, 2 nhà sinh hoạt cộng đồng, tổ chức duy tu bảo dưỡng được 9 công trình khác…

Bên cạnh đó, các hoạt động an sinh xã hội cũng đã góp phần quan trọng tăng các tiêu chí NTM đạt từ 2-3 tiêu chí/xã, đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 10,4%. Trong đó, tổng giá trị sản xuất năm 2023 đạt 377 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2019 là 180 tỷ đồng,

Có thể khẳng định, sau 5 năm thực hiện quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS huyện Thanh Chương lần thứ III, năm 2019, nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc; chương trình MTQG đã được thực hiện đồng bộ, thiết thực giải quyết được nhiều vấn đề thiết yếu dân sinh nên đạt được những kết quả tích cực. 

Nổi bật là, cơ sở hạ tầng được tăng cường làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS ngày càng được nâng lên, các giá trị về lịch sử, văn hóa DTTS ngày càng được duy trì và phát huy hiệu quả; tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm; đồng bào các dân tộc phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước, yên tâm xây dựng cuộc sống mới…

Trong nhiệm kỳ Đại hội đại biểu các DTTS huyện Thanh Chương lần thứ IV, năm 2024, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đã được đề ra. Đó là nâng tỷ lệ gia đình văn hóa đạt trên 70%; tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS xuống dưới 15%; cả năm sản xuất 360ha lúa, năng suất 65 tạ/ha; đến năm 2029 đảm bảo diện tích chè cho thu hoạch ổn định là 500ha…

Diện mạo mới trên vùng cao Bắc Trà My





Nguồn: https://baodantoc.vn/sac-moi-tren-vung-tai-dinh-cu-o-thanh-chuong-1719290038611.htm

Cùng chủ đề

50 năm Trường Phan: Lan toả một thương hiệu

Những năm 1964-1965, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đang ở giai đoạn vô cùng ác liệt. Đế quốc Mỹ ồ ạt mang quân viễn chinh Mỹ và Đồng minh vào miền nam gây nên cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc lần thứ nhất. Trong hoàn cảnh, tình hình khó khăn, khắc nghiệt như vậy, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn coi việc đào tạo nhân tài cho đất nước, chuẩn bị nguồn...

555 danh xưng Thanh Chương: Trang sử mới

(NADS) - Thanh Chương trước công nguyên gọi là Hàm Hoan, tiếp đó là huyện Cửu Đức, Thổ Du. Năm 1469, vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đồ cả nước, đặt tên huyện là Thanh Chương thuộc phủ Đức Quang, thừa tuyên Nghệ An, là một trong 6 huyện của phổ Đức Quang thuộc Thừa Tuyên. Danh xưng Thanh Chương được xác định từ thời điểm lịch sử đó. ...

555 năm Danh xưng Thanh Chương

Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ công bố Quyết định 555 năm Danh xưng Thanh Chương (1469-2024) và kỷ niệm 94 năm ngày Truyền thống Đảng bộ và Nhân dân huyện Thanh Chương (01/9/1939-01/9/2024) sáng 10/8/2024, tại Công viên Trung tâm, Thị trấn Thanh Chương (huyện Thanh Chương- Nghệ An) huyện ủy - UBND huyện Thanh Chương phối hợp với Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống tổ chức Triển lãm ảnh “Thanh Chương Đất và Người”. ...

Thị trấn Thanh Chương đón nhận Cờ Thi đua xuất sắc của Chính phủ và công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh

(NADS) - Thị trấn Thanh Chương (huyện Thanh Chương - Nghệ An) được thành lập ngày 27/10/1984, trên cơ sở tách một phần diện tích, dân số của 3 xã: Đồng Văn, Thanh Đồng, Thanh Ngọc. Thời kỳ đầu mới thành lập, quy mô thị trấn nhỏ, chỉ hơn 280 ha tự nhiên và dân số hơn 5.000 người. Sau 27 năm sau ngày thành lập, tháng 10/2011 thị trấn Thanh Chương tiếp tục được điều chỉnh, mở...

Vật Cù

Từ xưa, môn vật cù - trò chơi truyền thống đầy tính thượng võ khá phổ biến, gần gũi với người dân nhiều làng quê. Ở vùng quê Xứ Nghệ mà tiêu biểu là ở huyện Thanh Chương, nơi có dòng sông Lam chảy qua, môn vật cù có những nét đặc trưng mang tính địa phương tiêu biểu rất được mọi người ưa thích và tổ chức vào dịp Tết nguyên đán hoặc vào mùa lễ hội. Tác giả...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng có...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Dừng thu phí từ 2019, trạm BOT qua TP Cần Thơ vẫn chưa tháo dỡ

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị về việc tháo dỡ trạm thu phí BOT của cử tri TP Cần Thơ. Theo đó, cử tri cho biết Bộ GTVT đã thống nhất không tiếp tục thu phí tại trạm BOT T2 thuộc địa bàn quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ từ đầu năm 2021. Nhưng đến nay trạm thu phí chưa được tháo dỡ, bỏ hoang, xuống cấp, mất mỹ quan đô thị, không đảm bảo an...

Đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông lần thứ 2

(NLĐO) - Công viên địa chất tỉnh Đắk Nông tiếp tục được UNESCO công nhận danh hiệu công viên địa chất toàn cầu lần 2, giai đoạn 2024 - 2027. ...

5 công trình trọng điểm giúp khơi thông cửa ngõ TPHCM trong năm 2025

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoà, quốc lộ 50 và một phần dự án Vành đai 3, nút giao An Phú... hoàn thành năm 2025, giúp khơi thông các cửa ngõ TPHCM. Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất được khởi công cuối năm 2022 với tổng mức đầu tư gần 11.000 tỷ đồng. Công trình dự kiến hoàn thành vào dịp 30/4 đáp ứng công suất hơn 20...

Đi xe máy không biển số bị phạt bao nhiêu tiền?

Lỗi không biển số xe máy phạt bao nhiêu là băn khoăn của nhiều người tham gia giao thông khi Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ xe máy hàng đầu tại Đông Nam Á. Bên cạnh những lỗi cơ bản khi tham gia giao thông, đa phần các chủ xe còn chưa nắm rõ quy trình đăng ký biển số cũng như thắc mắc: “Xe không biển số phạt bao nhiêu?”Đối với người điều khiến:...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ, doanh thu tăng 22%, đột phá về AI

(Thành phố Hồ Chí Minh – Ngày 03 tháng 4 năm 2025) – Công ty Cổ phần VNG (VNG) vừa công bố kết quả tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính 2024. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, công ty vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thuần ấn tượng 22%, đạt...

Tin tức doanh nghiệp-Bắt nhịp kỷ nguyên công nghệ, nhiều đơn vị công an triển khai hoạt động trên không gian số

Hàng loạt đơn vị công an trên cả nước đang tiên phong ứng dụng Zalo Official Account (OA) và Zalo Mini App để kết nối với người dân, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy chuyển đổi số.Đây là bước đi thiết thực, thể hiện tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ...

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động năm 2024

VNG Snapshot FY.2024 trình bày tóm lược các chỉ số tài chính và những thông tin xoay quanh hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG, các mảng sản phẩm cho năm tài chính 2024.Trong năm 2024, bên cạnh việc đẩy mạnh các mũi nhọn chiến lược như AI, VNG tiếp tục đảm bảo trách nhiệm...

Tin tức doanh nghiệp-VNG được vinh danh tại Lễ tôn vinh & Phong đẳng cấp Thể thao điện tử 2025

Ngày 06/04/2025, VNG đã nhận bằng khen của Ủy ban Olympic nhờ những nỗ lực nổi bật trong việc phát triển Thể thao điện tử (eSports) và thúc đẩy phong trào Olympic tại Việt Nam năm 2024. Tại Lễ Tôn vinh & Phong đẳng cấp Thể thao Điện tử 2025 do Hiệp hội Thể thao điện tử Giải trí...

Tin tức doanh nghiệp-VNG lần thứ 3 tham gia Vietnam Game Awards 2025 với 53 đề cử

Tại vòng sơ loại Vietnam Game Awards 2025, VNGGames và Zalopay đang dẫn đầu với  53 đề cử cùng hơn 320.000 lượt bình chọn từ cộng đồng chỉ trong 3 tuần, khẳng định sức hút mạnh mẽ của hệ sinh thái giải trí và thanh toán số VNG.Cụ thể, Zalopay dẫn đầu hạng mục Kênh thanh toán yêu...

Mới nhất