Xuân này, các bản người Mông ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoác lên “màu áo” mới. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã khởi sắc rõ rệt, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Chiều 1/2, trong không khí náo nức những ngày đầu Xuân Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), tiếp tục chương trình đi kiểm tra một số công trình giao thông trọng điểm tại một số tỉnh, thành phố phía Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến đã đi kiểm tra tiến độ thi công dự án Nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh).Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Hun Sen; Bí thư Thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez và Đại tướng Raúl Castro Ruz; Tổng Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên Kim Jong Un đã gửi thư, điện chúc mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.Đồng bào dân tộc Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận có nhiều nghi lễ tôn giáo truyền thống hiện vẫn được duy trì, phát huy trong đời sống văn hóa tâm linh. Trong các nghi lễ đó có thực hành múa Rija dâng lễ cho thần linh và tổ tiên. Tại Ninh Thuận, từ nhiều năm qua, nghệ nhân, Người có uy tín Maduen Chiêu là người thực hành, truyền dạy nghệ thuật múa Rija, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng người Chăm.Doanh thu từ du lịch dịp Tết Ất Tỵ tại TP. Hồ Chí Minh ước khoảng 7.690 tỷ đồng, tăng khoảng 1.140 tỷ đồng so với Tết 2024, nhiều điểm đến lượng khách tăng đến 50%.Kiểm tra tiến độ thi công Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ năm 2025 phải quyết tâm hoàn thành cơ bản công trình.Sáng 1/2 (mùng 4 Tết), trong không khí chào mừng Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), cả nước mừng Xuân Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Dương và trao Giấy chứng nhận đầu tư.Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 23/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ. Ngọt ngào bưởi Diễn Bắc Sơn. Hồn núi rừng trong chiếc bánh chưng xanh.Những năm qua, chính sách dân tộc được huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk triển khai sâu rộng, sát với tình hình thực tế, mang hiệu quả tích cực đến các buôn đồng bào DTTS. Đặc biệt, Nghị quyết 07/NQ-HU ngày 11/10/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Ana về phát triển kinh tế – xã hội các buôn đồng bào DTTS trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 – 2025 đã tạo thêm “cú hích” thúc đẩy vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.Cùng với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước thì sự nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc là điều kiện cần để phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong bối cảnh toàn dân tộc đang vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình thì việc quan tâm đầu tư và đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền có ý nghĩa quan trọng nhằm tiếp tục bồi đắp ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc.“Vào đây, vào với làng! Vào nghe cồng chiêng, nghe ta lê, pa chanh, cha kit, nghe cái bụng của người Gié Triêng chân thật và nồng nhiệt”. Già làng A Brôl Vẻ đã 80 tuổi nhưng vẫn mạnh mẽ, khỏe khoắn cất tiếng kèn mời khách.Ngày 30/1/2025 (tức mùng Hai Tết Ất Tỵ 2025), tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, đã có buổi làm việc với Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres để trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm và hợp tác Việt Nam-Liên hợp quốc trong năm 2025.Nhanh nhạy nắm bắt thông tin, sáng tạo trong cách tuyên truyền, đội ngũ Người có uy tín trẻ cùng với những “cây đại thụ” ở các buôn làng Đắk Lắk đã phát huy vai trò của mình trong các phong trào thi đua ở cơ sở, góp phần phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, xứng đáng là “cầu nối” ý Đảng – lòng dân.
Sau hành trình vượt qua những cung đường núi quanh co đèo dốc, bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy lọt vào tầm mắt với những ngôi nhà gỗ thông nằm yên bình giữa sắc xanh núi rừng, điểm thêm vài mái nhà ngói đỏ. So với 5 năm trước, hạ tầng giao thông vào bản Mùa Xuân đã cải thiện rõ rệt. Tuyến đường trước đây là lối mòn gồ ghề xuyên rừng nay đã được bê tông hóa 80%.
Bên chén trà ấm, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Sung Văn Cấu không khỏi bồi hồi khi nhớ về những khó khăn trước đây. Thời ấy, bản Mùa Xuân biệt lập giữa núi rừng, không điện, không đường, không thông tin liên lạc. Mùa mưa, con đường đất dẫn vào bản trở thành nỗi ám ảnh, trơn trượt. Ánh sáng duy nhất về đêm là những ngọn đèn dầu leo lét.
“Trẻ em đến trường là cả một hành trình gian nan, nhiều em phải bỏ học vì không đủ điều kiện. Những khi ốm đau, người bệnh phải nằm nhà chịu đựng hoặc gắng sức vượt đường núi để ra trung tâm xã, không ít trường hợp đã không qua khỏi”, ông Sung Văn Cấu trầm ngâm nói.
Bản Mùa Xuân những năm gần đây đã khác, không chỉ cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ mà còn có nhiều đổi thay trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Từ vài chục hộ dân, giờ đây bản Mùa Xuân có 124 hộ với 573 nhân khẩu. Ông Sung Văn Cấu không giấu được sự xúc động khi nhắc đến những đổi thay đáng kể mà bản Mùa Xuân đã trải qua.
“Năm 2021, tuyến đường từ bản Son đến bản Ché Lầu và các tuyến nội bản Mùa Xuân được hoàn thiện, cùng với ánh sáng điện lưới quốc gia về đến 3 bản người Mông, mang lại niềm hy vọng mới. Dù kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng có điện, có đường đã giúp đời sống của bà con khởi sắc hơn trước rất nhiều”, ông Sung Văn Cấu phấn khởi nói.
Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng, bà con ở bản Mùa Xuân cũng đã được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và tập huấn kỹ thuật; nhiều hộ đã ổn định cuộc sống. Chính quyền địa phương cũng khuyến khích bà con khai hoang trồng lúa nước hai vụ.
Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Sung Văn Cấu dẫn chúng tôi đến thăm gia đình ông Thao Văn Nhia, hộ nghèo được hỗ trợ xây nhà. “Trước đây, gia đình tôi sống trong căn nhà tranh dột nát. Nay nhờ chính sách hỗ trợ, chúng tôi mới có được ngôi nhà vững chãi này”, ông Nhia xúc động chia sẻ.
Trong không khí ngập tràn sắc Xuân giữa núi rừng Quan Hóa, chúng tôi gặp lại ông Thao Văn Dia, Người có uy tín bản Mùa Xuân. Từng là Trưởng bản Mùa Xuân nên ông Dia cảm nhận rất sâu sắc tầm quan trọng của các chương trình, chính sách dân tộc đối với sự đổi thay của bản làng. Ông Dia khẳng định, các chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước là nguồn lực, đồng thời là động lực để đồng bào dân tộc Mông ở bản Mùa Xuân có cuộc sống như ngày hôm nay.
Cũng như bản Mùa Xuân của xã Sơn Thủy, các bản người Mông trên địa bàn huyện Quan Hóa đang đổi thay từng ngày. Toàn huyện có 3 bản đồng bào dân tộc Mông, với 217 hộ, 1.066 nhân khẩu; trong đó xã Sơn Thủy có bản Mùa Xuân và bản Xía Nọi, xã Na Mèo có bản Ché Lầu.
Theo ông Lê Hồng Quang, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, các bản Mông đều có địa hình đồi núi hiểm trở, cách xa trung tâm. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, cùng việc triển khai các chương trình, dự án, những năm gần đây đã góp phần cải thiện diện mạo và nâng cao đời sống người dân ở các bản đồng bào Mông.
Chính quyền đã vận động đồng bào ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, giúp thu nhập bình quân năm 2024 đạt 18 triệu đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2020. Cùng với kinh tế phát triển thì văn hóa truyền thống được bảo tồn với các điệu múa, khèn, trò chơi dân gian như cà kheo, ném còn, chơi cù; các hủ tục lạc hậu dần được xóa bỏ. Đời sống văn hóa mới của đồng bào dân tộc Mông đang được “định vị” rõ nét giữa núi rừng Quan Sơn.
Nguồn: https://baodantoc.vn/sac-moi-ban-mong-1737517706273.htm