Trang chủDestinationsKon TumSa Thầy đẩy mạnh trồng rừng

Sa Thầy đẩy mạnh trồng rừng



12/08/2023 14:12


Thời gian qua, huyện Sa Thầy đề ra nhiều giải pháp đồng bộ, hữu hiệu và quan tâm chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp, chính quyền địa phương cơ sở và người dân trên địa bàn nỗ lực phấn đấu triển khai nhằm hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch UBND tỉnh giao trồng mới 563ha rừng trong năm 2023.

Năm 2023, anh A Thun, người dân ở làng O, xã Ya Xiêr quyết định chuyển đổi từ trồng cây mì sang trồng cây bò ma trên diện tích đất rẫy rộng 2ha của gia đình. Bởi, bò ma là loại cây lâm nghiệp thường dùng để trồng rừng có giá trị kinh tế cao và lâu dài.

Chia sẻ về lý do quyết định chuyển đổi từ trồng cây mì sang trồng cây bò ma, anh A Thun cho biết, những năm gần đây, những diện tích trồng mì trong khu đất rẫy của gia đình nằm ở vị trí đồi núi cao không còn mang lại hiệu quả kinh tế vì đất đã bạc màu, cần phải chuyển đổi. Ngoài ra, điều thuyết phục để anh đưa ra quyết định này là do gia đình anh nhận thấy hiệu quả kinh tế mà việc trồng rừng mang lại.

Qua học hỏi kinh nghiệm từ những người dân đã trồng cây bò ma trên địa bàn thành phố Kon Tum, anh A Thun nhận thấy bò ma là loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở địa phương nên anh đã quyết định đầu tư kinh phí mua hơn 2.100 cây giống bò ma, phân bón cùng thuốc bảo vệ thực vật để về trồng trên diện tích đất rẫy đã bạc màu.








Anh A Thun (phải) là 1 trong những hộ đi đầu trong việc trồng rừng ở xã Ya Xiêr. Ảnh: ĐT

 

“Nhìn thấy tôi trồng cây bạch đàn và cây bò ma, các hộ dân trong làng đã đến gặp tôi để tìm hiểu. Các hộ dân sau đó đã đăng ký tham gia dự án trồng rừng do Nhà nước hỗ trợ, một số hộ dân còn tự bỏ kinh phí giống như tôi mua cây giống bò ma về trồng”- anh A Thun nói.

Theo ông Nguyễn Văn Hậu- Phó Chủ tịch UBND xã Ya Xiêr, nhờ đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, người dân trên địa bàn xã đã tích cực đăng ký tham gia trồng rừng, nhiều người dân còn tự bỏ kinh phí để trồng rừng. Ðến nay, xã Ya Xiêr đã trồng được 114ha rừng.

“Trồng rừng là hướng phát triển kinh tế phù hợp đối với người dân trên địa bàn xã. Trong thời gian tới, chính quyền xã Ya Xiêr sẽ tiếp tục đẩy mạnh vận động các hộ dân có đất sản xuất đủ điều kiện mạnh dạn đầu tư trồng rừng”- ông Hậu nói.

Tại xã Sa Bình, sau khi nhận được các văn bản chỉ đạo của Ðảng ủy xã, UBND xã Sa Bình tiến hành kiện toàn Tổ công tác chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn người dân trên địa bàn đăng ký tham gia dự án trồng và chăm sóc cây rừng năm 2023.

Số lượng hộ dân đăng ký tham gia và tổng diện tích trồng rừng của xã Sa Bình trong năm 2023 đã tăng lên rõ rệt so với năm 2022. Năm 2023, xã Sa Bình có 35 hộ dân đủ điều kiện được Nhà nước hỗ trợ trồng 22,4ha rừng (cây bạch đàn), 9 hộ đăng ký tự trồng 14ha rừng (cây sao, xà cừ, bạch đàn) và 45 hộ dân đăng ký tham gia dự án Nhà nước hỗ trợ trồng 28,2ha cây mắc ca.

Ông A Thuy- Chủ tịch UBND xã Sa Bình cho biết, cây bạch đàn, sao hay mắc ca đều là cây trồng lâm nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và có giá trị kinh tế cao. Từ năm 2019-2022, xã Sa Bình đã trồng được 123,15ha rừng, trong đó, có 5ha cây mắc ca. Các vị trí trồng rừng nằm ở khu vực đồi núi giáp với các xã Ya Xiêr, Ya Ly và Sa Nghĩa của huyện Sa Thầy. Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2023, hiện tại, toàn xã Sa Bình đã trồng được 14,5ha rừng.

Theo số liệu báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Thầy, năm 2023, UBND tỉnh giao chỉ tiêu cho huyện Sa Thầy trồng mới 563ha rừng. Trong quá trình triển khai, trên địa bàn huyện Sa Thầy có 278 hộ dân đăng ký trồng 412,17ha rừng. Tuy nhiên, qua kiểm tra, đo đạc ngoài thực địa, toàn huyện chỉ có 155 hộ dân đủ điều kiện được Nhà nước hỗ trợ trồng 218,08ha rừng. Năm nay, huyện Sa Thầy có hơn 198ha diện tích người dân đăng ký tự bỏ kinh phí để trồng rừng và các doanh nghiệp dự kiến trồng 265ha rừng. Như vậy, đến thời điểm này tổng diện tích rừng mà huyện Sa Thầy dự kiến trồng mới là 581,08ha.

Ông A Plưng- Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Thầy cho biết, Phòng đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND huyện Sa Thầy phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật trồng rừng năm 2023 và hoàn thiện hồ sơ của các hộ dân được Nhà nước hỗ trợ trồng rừng. Ðến thời điểm hiện tại, huyện Sa Thầy đã xuống giống, trồng được hơn 200ha rừng. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các bước tiếp theo để đảm bảo công tác trồng rừng trên địa bàn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu trồng rừng mới 563ha rừng trong năm 2023, do UBND tỉnh giao cho địa phương.     

Đức Thành





Source link

Cùng chủ đề

Xuất hiện tuyết rơi, mưa phùn, Cục CSGT khuyến cáo tài xế lái xe ở đường trơn

Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, tại Hà Giang đã xuất hiện tuyết rơi, Hòa Bình có mưa phùn... khiến đường trơn trượt gây mất an toàn giao thông. Sáng 26/1 (tức 27 tháng Chạp), tại 3 thôn của 2 xã ở huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) có tuyết rơi. Khu vực này giáp biên giới với Trung Quốc, có nhiệt độ ở mức 0 độ C. Đại diện UBND xã Thượng Phùng (huyện Mèo Vạc, Hà...

Việt Nam là thị trường lớn nhất của hạt điều Campuchia

Chiếm khoảng 90% lượng hạt điều xuất khẩu, Việt Nam hiện là thị trường lớn nhất đối với mặt hàng này của Campuchia. Theo báo cáo của Hiệp hội hạt điều Campuchia (CAC), năm 2024, Campuchia đã xuất khẩu được 815 nghìn tấn hạt điều, trị giá 1,15 tỷ USD, tăng 24% về lượng và tăng 31% về trị giá so với năm 2023. Trong đó, xuất khẩu hạt điều thô tới Việt Nam nhiều nhất,...

Thị trường 27 Tết, giá thực phẩm ổn định, sức mua tăng

Giá nhiều loại thực phẩm khá ổn định, giá trái cây có phần tăng nhẹ trong ngày 26/1 (tức 27 Tết), sức mua ghi nhận tăng nhanh tại cả chợ dân sinh và siêu thị. Giá thực phẩm ổn định, sức mua tăng Ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương về thị trường Tết tại một số chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội sáng ngày 26/1 (tức 27 Tết) sức...

Dự án Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượng

Trong khi phần cơ sở hạ tầng dùng chung Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượng thì dự án đường ven biển nối với bến cảng này vẫn đang còn vướng giải phóng mặt bằng. Đà Nẵng: Dự án Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượngTrong khi phần cơ sở hạ tầng dùng chung Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượng thì dự án đường ven biển nối với bến cảng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khi chủ thể hiểu rõ giá trị sản phẩm OCOP

Sau gần 6 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh ngày càng có sức lan tỏa rộng, góp phần khơi dậy tiềm năng của các địa phương. Hiểu rõ lợi ích thiết thực Chương trình OCOP mang lại, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã chủ động tham gia, tích cực đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để được công nhận mới...

Bài đọc nhiều

Lễ truyền voi của người Tây Nguyên

Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M'nông nổi tiếng nhất với nghề thuần dưỡng voi rừng, do cư trú ở vùng tự nhiên đa dạng có rừng, núi, sông, suối, đầm, hồ, thung lũng... là nơi quần tụ sinh sống của nhiều bầy đàn voi rừng nên người M'nông rất am hiểu đời sống của loài voi...

Cùng chuyên mục

Khám phá nhà thờ gỗ Kon Tum có tuổi đời hơn 100 năm

Nhà thờ gỗ Kon Tum là một trong những biểu tượng kiến trúc độc đáo và nổi tiếng nhất của Tây Nguyên. Với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman và nhà sàn truyền thống của người Ba Na, ngôi nhà thờ này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một kiệt tác nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Lễ truyền voi của người Tây Nguyên

Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M'nông nổi tiếng nhất với nghề thuần dưỡng voi rừng, do cư trú ở vùng tự nhiên đa dạng có rừng, núi, sông, suối, đầm, hồ, thung lũng... là nơi quần tụ sinh sống của nhiều bầy đàn voi rừng nên người M'nông rất am hiểu đời sống của loài voi...

Một ngày đi hết các điểm đến mới ở Măng Đen

KON TUM-Thanh Hằng gợi ý các địa điểm mới có khung cảnh thiên nhiên đẹp ở Măng Đen và lịch trình khám phá trong một ngày. Nguyễn Thanh Hằng, 24 tuổi, người Hà Nội, chuyển vào Măng Đen sinh sống và làm việc được 8 tháng. Thời gian ở đây, cô để dành những ngày cuối tuần, tách mình khỏi công việc, khám phá từng ngõ ngách của thị trấn nghỉ mát này. "Nhiều người nói Măng Đen buồn, ít chỗ chơi, quanh...

Mới nhất

Trồng cây phát tài búp sen, nữ nông dân bán sang cả nước ngoài

Cây phát tài búp sen xuất hiện trên bàn thờ của nhiều nhà ngày Tết. Loại cây này được một nữ nông dân ở TP.HCM trồng hàng chục nghìn chậu, xuất...

Video về ngày Tết xưa cách đây hơn 30 năm gây xúc động và nổi bật tuần qua

Video về ngày Tết xưa khiến nhiều người bồi hồi, xúc độngĐoạn video về ngày mồng 1 Tết Giáp Tuất năm 1994 đã khiến không ít người bồi hồi, xúc động về ngày Tết xưa cách đây hơn 30 năm.Đoạn video cho thấy các robot hình người cố gắng đá bóng vào lưới đối thủ và biết cách ăn...

Quýt hồng Lai Vung hút hàng dịp Tết

Từ 25 tháng chạp, các nhà vườn quýt hồng Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp tất bật hái quýt cân cho thương lái. Năm nay giá quýt ổn định và được đặt mua sớm, tạo sự phấn khởi cho nhà vườn. ...

Những con người “không thấy ngày nghỉ Tết” ở Hà Nội

Khi khắp nơi đang rộn ràng không khí đón Tết, nhà nhà sum vầy chờ đón khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thì vẫn có những người lặng lẽ làm việc, mưu sinh. Họ miệt...

Tin nhắn lúc 2h sáng của shipper khiến dân mạng xúc động

Tin nhắn lúc 2h sáng của shipper trong dịp Tết Nguyên Đán đã gây xúc động mạnh và nhận được nhiều sự đồng cảm từ cộng đồng mạng. ...

Mới nhất