Trang chủNewsThế giớiRủi ro nào cho kinh tế

Rủi ro nào cho kinh tế


Đứng đầu trong danh sách trên chính là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới.

Từ bầu cử Tổng thống Mỹ…

Báo cáo trên nhận định: “Năm 2024, Mỹ phải đối mặt với sự suy yếu hơn nữa. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ chính trị của đất nước, thử thách nền dân chủ Mỹ ở mức độ mà đất nước này chưa từng trải qua trong 150 năm qua”.

Điều đó bắt nguồn từ việc “hệ thống chính trị Mỹ bị chia rẽ đáng kể”, không những vậy mà “niềm tin của công chúng vào các thể chế cốt lõi – như Quốc hội, tư pháp và truyền thông – đang ở mức thấp lịch sử”, “sự phân cực và đảng phái đang ở mức cao lịch sử”, theo đánh giá của Eurasia Group. Và sự chia rẽ này sẽ trở nên tồi tệ hơn trong thời gian trước cuộc bầu cử sắp tới.

Rủi ro nào cho kinh tế - chính trị toàn cầu 2024 ?- Ảnh 1.

Lực lượng Israel tại Dải Gaza trong ảnh được công bố ngày 21.1

Sự chia rẽ nội bộ chính trị Mỹ tác động sâu sắc đến chính sách của nước này với các đồng minh và đối tác. Điển hình là chính sách của Mỹ đối với Ukraine, Israel trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine kéo dài sang năm thứ 3 và chưa có lối thoát, còn căng thẳng ở Trung Đông cũng khó sớm hạ nhiệt.

…Đến các “mồi lửa” căng thẳng

Báo cáo trên nhận định: “Kyiv đã bị giáng một đòn mạnh từ sự ủng hộ chính trị và viện trợ của Mỹ đối với Ukraine. Người Mỹ đang ngày càng chia rẽ về cuộc chiến, và nhiều nhà lập pháp đảng Cộng hòa tích cực phản đối viện trợ nhiều hơn. Ngay cả khi Quốc hội thông qua hỗ trợ quân sự bổ sung cho năm 2024, đây có lẽ sẽ là khoản phân bổ đáng kể cuối cùng mà Kyiv sẽ nhận được từ Washington. Nếu ông Donald Trump thắng cử, ông sẽ cắt giảm mạnh viện trợ. Nếu Tổng thống Joe Biden giành chiến thắng thì việc viện trợ vẫn rất khó khăn nếu đảng Dân chủ không kiểm soát cả Hạ viện lẫn Thượng viện Mỹ”.

“Sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraine phải đối mặt với những cơn gió ngược mạnh mẽ hơn từ Đồi Capitol, làm căng thẳng liên minh xuyên Đại Tây Dương”. Khi đó, Kyiv có thể sẽ có những hành động “liều lĩnh” để đạt được những gì có thể trước khi tổng thống tiếp theo của Mỹ nhậm chức nếu ông Biden thất cử – vốn có thể dẫn đến hạn chế về nguồn viện trợ. Ngược lại, việc kỳ vọng viện trợ của Mỹ cho Ukraine sẽ chấm dứt vào năm 2025 có thể thúc đẩy Nga quyết tâm chiến đấu”, cũng theo báo cáo của Eurasia Group.

Ở Trung Đông, sự ủng hộ nổi bật của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Israel và sẵn sàng tấn công Iran sẽ có thể khiến tình hình khu vực thêm căng thẳng. Không những vậy, theo đánh giá của Eurasia Group thì Trung Đông không còn yên tĩnh và điều đó còn kéo dài. “Có một mạng lưới các mối quan hệ răn đe – một bên là Israel và Mỹ, bên kia là Iran và các lực lượng ủy nhiệm của họ, và các quốc gia vùng Vịnh được xem là “bên thứ ba” đến nay đã kiềm chế phần nào xung đột ở Dải Gaza. Không quốc gia nào muốn một cuộc chiến tranh khu vực nổ ra”, báo cáo phân tích và cho rằng vì quá nhiều bên liên quan nên ẩn chứa rủi ro. Vì thế, chiến sự hiện tại ở Gaza có thể chỉ là giai đoạn đầu tiên trong một cuộc xung đột mở rộng vào năm 2024. Rủi ro lan rộng xung đột mà báo cáo trên đặt ra chính là nguy cơ Israel tấn công lực lượng Hezbollah ở Li Băng dẫn đến kích hoạt phản ứng của nhiều bên thân Iran.

Bức tranh kinh tế không tươi sáng

Không chỉ bất ổn về chính trị – an ninh, thế giới năm 2024 còn đứng trước nhiều nỗi lo, theo đánh giá của Eurasia Group.

Trong đó, rủi ro nổi bật về kinh tế là nền kinh tế Trung Quốc đại lục không phục hồi mạnh. Là một động lực quan trọng, nên nếu kinh tế Trung Quốc phục hồi không khả quan thì sẽ ảnh hưởng đến kinh tế thế giới. Thế nhưng, theo báo cáo trên, quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc đang đối mặt 4 thách thức lớn.

Thứ nhất là xu thế tăng trưởng, sau khi Trung Quốc kết thúc chính sách zero-Covid, đang mờ dần. Sự thúc đẩy từ việc mở cửa trở lại vào năm 2023 sẽ biến mất khi tăng trưởng chậm lại, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn… Thứ hai, thị trường bất động sản vốn là trụ cột của kinh tế Trung Quốc nhưng vẫn đang rất yếu kém và chưa có dấu hiệu phục hồi khả quan. Thứ ba, các thị trường quan trọng đối với xuất khẩu của Trung Quốc, nổi bật là Mỹ và châu Âu, vẫn đang trì trệ nên nhu cầu giảm sút khiến cho xuất khẩu Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề. Thứ tư là Trung Quốc vẫn chưa có các biện pháp kích thích kinh tế đủ sức thuyết phục giới đầu tư.

Chẳng những Trung Quốc mà tình hình chung của kinh tế toàn cầu cũng đang có nhiều khó khăn. Báo cáo của Eurasia Group đánh giá: “Cú sốc lạm phát toàn cầu bắt đầu vào năm 2021 sẽ tiếp tục gây ra lực cản kinh tế và chính trị mạnh mẽ vào năm 2024. Lãi suất cao do lạm phát sẽ làm chậm tăng trưởng trên toàn thế giới”. Thế nhưng nhiều nước đã “tất tay” về chính sách và thậm chí lạm dụng quá đà một số chính sách dẫn đến rủi ro tiềm ẩn về cả kinh tế, xã hội lẫn chính trị.

Bên cạnh đó, các căng thẳng về thương mại khiến các nước sẽ thực hiện các biện pháp bảo hộ làm gián đoạn dòng chảy của các khoáng sản quan trọng, làm tăng biến động giá và định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu. Các khoáng sản được đề cập ở đây chính là các loại nguyên liệu cần thiết của ngành bán dẫn, sản xuất pin cho ô tô điện…

Ngoài ra, một nguy cơ mà Eurasia Group đặt ra chính là hiện tượng khí hậu El Nino đạt đỉnh vào nửa đầu năm 2024, kéo theo tình hình thời tiết cực đoan dẫn đến mất an ninh lương thực, tăng căng thẳng về nước, làm gián đoạn hậu cần, lây lan dịch bệnh, di cư nhiên liệu và bất ổn chính trị.

Tất cả những rủi ro trên khiến thế giới năm 2024 sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Rủi ro nào cho kinh tế - chính trị toàn cầu 2024 ?- Ảnh 2.

AI sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2024

Mối lo trí tuệ nhân tạo (AI)

Theo báo cáo trên, các lỗ hổng trong quản trị AI sẽ trở nên rõ ràng vào năm 2024 khi các mô hình và công cụ AI mạnh mẽ hơn nhiều, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các chính phủ.

Năm ngoái, thế giới đã chứng kiến làn sóng AI đầy tham vọng, nên các chính phủ đã thông báo chính sách và đề xuất để hợp tác các tiêu chuẩn mới phát triển AI. Nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới đã cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn tự nguyện về phát triển AI. Mỹ, Trung Quốc và hầu hết thành viên G20 đã ký Tuyên bố Bletchley về an toàn AI. Nhà Trắng đã ban hành một lệnh hành pháp AI. EU cũng đã đồng ý về Đạo luật AI…

Nhưng những đột phá về AI đang phát triển nhanh hơn biện pháp kiểm soát. Thêm vào đó, những bất đồng về chính sách kiểm soát giữa các nước dẫn đến sự hạn chế về biện pháp kiểm soát. Không những vậy, cuộc chạy đua cạnh tranh AI có thể khiến các quốc gia, tập đoàn công nghệ vì lợi ích thương mại mà “lách” việc kiểm soát. Trong khi đó, mặt trái và rủi ro tiềm ẩn từ AI thì đã quá rõ ràng. Chính vì thế, dù đã có những động thái kiểm soát và hứa hẹn nhiều lợi ích, AI vẫn tiềm ẩn rủi ro lớn cho thế giới.



Source link

Cùng chủ đề

Tương lai của AI dưới thời Tổng thống Donald Trump

Là cường quốc về AI, nước Mỹ dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump được dự báo sẽ triển khai những chính sách AI mới, tác động mạnh mẽ với thế giới. Điều chỉnh quy định AI Ngay sau khi quay lại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện một động thái mang tính biểu tượng liên quan đến tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Ông đã loại bỏ...

Mỹ phê chuẩn ngoại trưởng mới ngay sau khi ông Trump nhậm chức

Thượng viện Mỹ phê chuẩn Ngoại trưởng Marco Rubio, người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc và các nước châu Mỹ La tinh. ...

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam chúc mừng Tổng thống Donald Trump

(Dân trí) - Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 47 của Mỹ. Nhân dịp ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 47 của Mỹ, ngày 21/1 (giờ Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng. Tổng Bí thư...

Những hình ảnh ấn tượng trong lễ nhậm chức lần thứ 2 của ông Trump

(Dân trí) - Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2, trở thành tổng thống thứ 47 của nước Mỹ. Lễ nhậm chức của ông Trump năm nay đánh dấu sự trở lại của một nhà lãnh đạo chính trị từng trải qua nhiều biến động. Vì vậy, lễ nhậm chức của ông Trump lần này đặc biệt thu hút sự quan tâm không chỉ của chính giới và người dân Mỹ mà...

Chuyện về lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ

(NB&CL) Dường như tất cả những gì liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cũng như người đứng đầu nước Mỹ đều có thể trở thành tâm điểm của truyền thông. Lễ nhậm chức của các Tổng thống đắc cử của Mỹ là ví dụ. Dưới sự mổ xẻ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kiểu tóc siêu xinh sẽ phủ sóng năm 2025, bạn không nên bỏ lỡ

Có khá nhiều cô gái, chàng trai luôn chọn thời điểm đầu năm mới để đổi kiểu tóc mới....

Tổng thống Zelensky thay chỉ huy đội quân chủ chốt lần 3 trong một năm

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 26.1 đã thay chỉ huy của một đội quân chủ chốt chịu trách nhiệm bảo vệ thành phố Pokrovsk đang có nguy cơ cao rơi vào tay lực lượng Nga. ...

Bài đọc nhiều

Thành lập Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc thành phố Hải Phòng

Ngày 20/1, Hội hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc và Hội người Hàn Quốc tại Hải Phòng tổ chức Giao lưu hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc và ra mắt Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hải Phòng. Thành lập Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hải Phòng. (Ảnh:...

Ông Trump muốn chấm dứt xung đột Nga

Ông Keith Kellogg, đặc phái viên hòa bình Ukraine do Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chọn, cho hay ông Trump đặt mục tiêu chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong vòng 100 ngày kể từ ngày nhậm chức. ...

Hungary gọi kế hoạch viện trợ Ukraine của NATO là ‘điên rồ’

Ngoại trưởng Hungary cho biết nước này sẽ không tham gia vào kế hoạch dài hạn của NATO nhằm hỗ trợ Ukraine và gọi đây là "sứ mệnh điên rồ". "Hungary sẽ đứng ngoài sứ mệnh điên rồ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bất chấp mọi áp lực", Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto ngày 8/5 nói.Các đồng minh NATO hồi tháng 4 nhất trí bắt đầu kế hoạch hỗ trợ quân sự lâu dài...

Vũ khí hạt nhân chiến thuật Nga sắp triển khai có sức công phá bằng 3 lần bom nguyên tử

Ngày 14/6, hãng thông tấn TASS (Nga) đưa tin, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã tiết lộ rằng, vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga đặt tại nước này mạnh gấp 3 lần những quả bom nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản.

Châu Âu lục đục vì khí đốt Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 22.12 bất ngờ sang thăm Moscow và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin với mục đích chính được cho là gia hạn thỏa thuận cung cấp khí đốt. ...

Cùng chuyên mục

Tổng thống Zelensky thay chỉ huy đội quân chủ chốt lần 3 trong một năm

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 26.1 đã thay chỉ huy của một đội quân chủ chốt chịu trách nhiệm bảo vệ thành phố Pokrovsk đang có nguy cơ cao rơi vào tay lực lượng Nga. ...

Lãnh đạo Anh – Mỹ điện đàm, nhất trí sớm đối thoại trực tiếp

Hai nhà lãnh đạo Anh-Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa hai bên trong cuộc điện đàm ngày 26/1.

Mỹ và Colombia ăn miếng trả miếng ngay lập tức

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26.1 ra lệnh áp thuế quan và trừng phạt đối với Colombia để trả đũa việc nước này từ chối chấp nhận các chuyến bay trục xuất người di cư. ...

Colombia cấm các chuyến bay trục xuất người di cư từ Mỹ, Tổng thống Donald Trump lập tức hành động

Tổng thống Colombia Gustavo Petro ngày 26/1 thông báo sẽ không cho phép các máy bay từ Mỹ chở người di cư bị trục xuất hạ cánh ở Colombia.

Ukraine sơ tán nhiều nơi ở Donetsk, Nga kiểm soát thêm 2 làng

Ukraine sơ tán bắt buộc đối với những gia đình có trẻ em tại nhiều khu vực ở Donetsk, trong khi có thông tin Nga giành quyền kiểm soát thêm 2 ngôi làng ở vùng này. ...

Mới nhất

Cận cảnh ngôi chùa Bát Long dát vàng độc đáo ở Ninh Bình, view “vô cực” đang “gây sốt” mạng xã hội

Ngôi chùa Bát Long tọa lạc giữa hồ Núi Lớ (xã Ninh Nhất, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) trở nên lộng...

12 món ăn ngày Tết quen thuộc trong mâm cỗ người Việt

Mỗi món ăn ngày Tết đều mang ý nghĩa độc đáo, riêng biệt. Tất cả tạo nên mâm cỗ đầm ấm, sum họp của các gia đình người Việt. Xem nhanh: 1. Bánh chưng 2. Bánh tét 3. Canh bóng 4. Xôi gấc 5. Thịt kho trứng 6. Gà luộc 7. Thịt đông 8. Hành muối (kiệu muối) 9. Nem rán 10. Giò lụa 11. Thịt lợn, bắp bò...

Nghiên cứu mới cho thấy vitamin D có thể làm giảm huyết áp

Vitamin D là một chất dinh dưỡng phổ biến, được biết đến với vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương và quá trình chuyển hóa canxi… Không chỉ vậy, chất dinh dưỡng này còn có tác động...

Cùng con gìn giữ những giá trị của Tết xưa

Là người yêu Tết, luôn mong các con cảm nhận được những giá trị, ý nghĩa mà Tết...

Năm 2025, thế giới đón 4 lần Mặt Trăng “biến hình”

(NLĐO) - Có tới 2 lần sắc đỏ sẽ xâm chiếm hoàn toàn Mặt Trăng trong năm 2025, có thể quan sát từ nhiều châu lục. ...

Mới nhất