Trang chủChính trịNgoại giaoRời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm...

Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?

Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu chấm dứt mọi hoạt động nhập khẩu hydrocarbon từ Nga vào năm 2027. Nhưng một số quốc gia ở Trung và Đông Âu đang phải vật lộn để thỏa mãn “cơn khát” dầu khí.

Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Nord Stream 2 sẽ không bao giờ chảy, Đức không lụy vào khí đốt Nga, nhưng… (Nguồn: Oilprice)

Bất chấp các lệnh trừng phạt toàn diện của EU đối với Nga nhằm đáp trả chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này vào Ukraine hồi tháng 2/2022, dầu Moscow vẫn tràn vào khối 27 thành viên. Phần lớn số dầu này không rõ nguồn gốc.

Trên thực tế, tính đến giữa tháng 10/2024, xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch ước tính đã bơm 4,47 tỷ Euro (tương đương 4,85 tỷ USD) mỗi tuần vào nền kinh tế Nga, trong đó 350 triệu Euro đến từ EU.

Lượng khí đốt mua từ Moscow mặc dù vẫn thấp hơn nhiều so với mức 150 tỷ m3 (bcm) được ghi nhận vào năm 2021 – thời điểm trước chiến dịch quân sự đặc biệt – nhưng bắt đầu tăng trở lại vào cuối năm 2023.

Gần đây, khi phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Năng lượng EU vào giữa tháng 10/2024, Ủy viên Năng lượng EU Kadri Simson bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” về sự gia tăng này: “Chúng ta phải luôn cảnh giác để điều này không trở thành xu hướng mang tính cấu trúc”.

Tuy nhiên, một số quốc gia thành viên trong khối thậm chí còn không cố gắng hạn chế tình trạng “nghiện” năng lượng Nga.

Khó từ bỏ năng lượng Nga

Ở Trung Âu, nơi phụ thuộc nhiều nhất vào năng lượng Moscow, các nước như Áo, Hungary và Slovakia vẫn nhập khoảng 80% lượng khí đốt từ xứ sở bạch dương.

Với mức độ phụ thuộc cao như vậy, chắc chắn đây là nhiệm vụ khó khăn đối với những quốc gia kể trên khi chuyển sang các giải pháp thay thế.

Đối với Czech, quốc gia này đã xoay xở để chuyển sang mua khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) thông qua Hà Lan và Đức. Tuy nhiên, việc “cai nghiện” dầu Nga còn trở nên khó khăn hơn.

Còn tại Hungary, Thủ tướng Viktor Orban dường như càng gia tăng sự phụ thuộc của đất nước vào năng lượng Nga khi Budapest tiết lộ đang thảo luận về việc mua thêm nữa.

Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto mới đây đã tuyên bố, đất nước “không có lựa chọn nào khác” ngoài việc dựa vào dầu mỏ của Điện Kremlin.

18 tháng trước, EU đã cấp cho Hungary, Czech và Slovakia quyền miễn trừ tạm thời lệnh cấm vận dầu thô của Moscow. Những nước này có thời gian sắp xếp các phương án thay thế.

Dù vậy, Budapest đã từ chối các lựa chọn đa dạng hóa.

Thách thức mới

Đã xuất hiện thách thức mới với một số quốc gia vẫn đang mua khí đốt Nga.

Trước chiến dịch quân sự đặc biệt, tháng 12/2019, Moscow và Kiev đã đồng ý về một thỏa thuận kéo dài 5 năm về việc vận chuyển khí đốt. Theo thỏa thuận, sẽ có 45 tỷ m3 khí đốt Nga chảy qua Ukraine vào năm 2020 và 40 tỷ m3/năm vào thời điểm từ năm 2021-2024.

Cuối năm nay, thỏa thuận trên sẽ kết thúc. Thỏa thuận này được cho rằng khó có thể gia hạn tiếp và điều đó sẽ ngăn chặn dòng chảy khí đốt Nga tới châu Âu – trực tiếp” tấn công” thị trường khu vực vào thời điểm quan trọng – mùa cần sưởi ấm.

Để giải quyết vấn đề này, các bên liên quan, bao gồm Nga, Ukraine và các quốc gia khác được cho là đang cân nhắc nhiều kịch bản khác nhau giữ cho đường ống dẫn khí nói trên tiếp tục hoạt động.

Các kịch bản đó bao gồm việc Nga có thể bán khí đốt tại biên giới và để khách hàng tự sắp xếp quá cảnh qua Ukraine. Hoặc Azerbaijan có thể đóng vai trò trung gian. Tuy nhiên, bất kỳ thỏa thuận nào cũng sẽ yêu cầu sự hợp tác của Nga.

Sự bất ổn về tuyến đường vận chuyển của Kiev đang góp phần gây thêm áp lực lên những quốc gia chưa tìm được nguồn cung thay thế khí đốt Moscow.

Không cần “run rẩy”

Hungary – phần lớn được cung cấp khí đốt từ Nga thông qua đường ống Turk Stream chạy bên dưới Biển Đen – sẽ không có nhiều thay đổi nếu thỏa thuận của Moscow và Kiev kết thúc.

Ngược lại, Slovakia và Áo buộc phải hành động.

Tuy nhiên, không bên nào phải “run rẩy” vào mùa Đông này, dù thỏa thuận kể trên có đi đến hồi kết. Trong trường hợp thiếu hụt khí đốt, hai quốc gia trên có thể khai thác các cơ sở lưu trữ của EU. Phía Brussels cho biết, các cơ sở lưu trữ khí đốt của khối đã được lấp đầy tới 95%.

Song song với đó, Slovakia và Áo cũng có thể sắp xếp nguồn cung thay thế.

Na Uy hiện là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của khối 27 thành viên. Trong khi đó, các mạng lưới của EU cũng sẽ cho phép giao LNG của Mỹ và Bắc Phi qua các nhà ga ở Đức, Ba Lan và Italy.

Ông Martin Jirusek, chuyên gia về địa chính trị và an ninh năng lượng tại Đại học Masaryk của Czech nhận định: “Mục tiêu ngăn chặn mọi hoạt động nhập khẩu của Nga là thực tế. Tất cả các quốc gia EU đều có năng lực vật chất để thực hiện điều đó. Có những tuyến đường để đưa dầu và khí đốt không phải của Moscow đến Hungary và Slovakia”.

Hiện tại, một gói trừng phạt nhằm vào Nga, tập trung chủ yếu vào năng lượng, đang được triển khai.

Tuy nhiên, bà Simson bày tỏ: “Nếu các quốc gia thành viên muốn tiếp tục nhập khẩu khí đốt của Nga hoặc ký các thỏa thuận mới với nước này, tôi nói rõ: Đây không phải là điều cần thiết và là một lựa chọn nguy hiểm”.





Nguồn: https://baoquocte.vn/roi-xa-nang-luong-nga-van-la-bai-toan-kho-hungary-tham-chi-con-muon-mua-them-chau-au-co-cach-gi-292118.html

Cùng chủ đề

Kho dầu khổng lồ của Nga ở Krasnodar chìm trong biển lửa trong suốt 5 ngày

(CLO) Theo các nhà chức trách Nga, các sản phẩm dầu tràn ra từ một "bể chứa đang cháy" tại một kho dầu ở Krasnodar bị UAV Ukraine tấn công trước đó đã khiến đám cháy vẫn dữ dội trong suốt 5 ngày liên tiếp. ...

Giao tranh 158 lần ở tiền tuyến, châu Âu cân nhắc mua khí đốt Nga?

Nga tiếp tục dùng máy bay không người lái (UAV) tập kích các cơ sở quân sự - công nghiệp và các xưởng lắp ráp UAV của Ukraine, trong khi Kyiv cáo buộc đối phương tấn công trúng một tòa chung cư. ...

Hungary làm khó EU về quyết định cấm vận Nga

Thủ tướng Hungary Viktor Orban tiếp tục có động thái ngăn Liên minh châu Âu (EU) gia hạn các biện pháp cấm vận Nga. ...

Nga cáo buộc Ukraine tấn công đường ống khí đốt cuối cùng tới châu Âu

(CLO) Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc quân đội Ukraine đã tấn công một trạm khí đốt thuộc tuyến đường ống Turkish Stream, nhằm "cắt đứt nguồn cung khí đốt cho các quốc gia châu Âu", theo thông tin từ trang tin địa phương Crimean Wind. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện được hiểu như thế nào?

(Dân trí) - Theo các chuyên gia, việc Mỹ và Việt Nam nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện được đánh giá là bước phát triển nhảy vọt và mở ra giai đoạn lịch sử mới cho quan hệ song phương. Vào chiều 10/9, trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Việt Nam, lãnh đạo hai nước đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên Đối tác...

‘6 điều hơn’ trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản sau 50 năm thiết lập quan hệ

Điểm lại những dấu mốc và thành quả lớn trong 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản với nhiều bước tiến vượt bậc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, có "6 điều hơn": Tình cảm sâu sắc hơn; sự chân thành được cảm nhận rõ hơn; tin cậy cao hơn; hiệu quả và thực chất hơn; hợp tác ngày càng mở rộng hơn về phạm vi, quy mô; ngày càng hiểu nhau và yêu quý nhau...

Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Cách đây vài thập kỷ, nền kinh tế của Việt Nam chủ yếu là nông nghiệp,. Nhưng hiện tại, đây là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á.

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam tham dự cuộc họp Ủy ban thường trực lần thứ 41 và Hội đồng kinh doanh...

Phát huy vai trò là Ủy viên Ủy ban thường trực ICAPP liên tục trong nhiều nhiệm kỳ vừa qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tham gia và có nhiều đóng góp tích cực vào việc triển khai các mục tiêu của ICAPP.

Phát hiện “củ cà rốt” hữu ích trong đàm phán, Bắc Kinh có những “cây gậy” nào?

Giống như trong các tranh chấp trước đây, Trung Quốc có vẻ đang chuẩn bị một loạt hành động để trừng phạt Liên minh châu Âu (EU) vì áp thuế đối với ô tô điện. Cuộc điều tra chống bán phá giá thịt lợn từ EU là minh chứng có điều này.

Cùng chuyên mục

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Thúc đẩy kinh tế tư nhân và bài học từ Mỹ (kỳ 1)

Mô hình America Inc. dưới thời chính quyền Trump 2.0 - coi chính phủ như một tập đoàn cần tái cấu trúc để hoạt động hiệu quả, linh hoạt và tiết kiệm - gồm 10 điểm nhấn chiến lược.

ASEAN chung tay khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan

Sáng 30/3, theo đề nghị của Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2025, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn theo hình thức trực tuyến để bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất xảy ra ngày 28/03 tại Myanmar và Thái Lan.

Tuyên bố không bận tâm nếu giá tăng sau ‘Ngày giải phóng’, ‘ván cược’ của Tổng thống Trump có đưa ngành sản xuất Mỹ...

Nhà Trắng đang chuẩn bị áp dụng mức thuế mới đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng vào ngày 2/4, động thái vấp phải sự chỉ trích từ các nhà lãnh đạo quốc tế và lo ngại về khả năng giá cả tăng đối với người tiêu dùng. Tổng thống Donald Trump tuyên bố không bận tâm.

Mới nhất

Bất ngờ một mạnh thường quân mua logo tiền thưởng tặng em nhỏ mồ côi trong chương trình “Mái ấm gia đình Việt”

Trong một chương trình thiện nguyện, Lâm Vỹ Dạ – Hứa Minh Đạt và...

Quảng Ngãi tập trung xử lý dứt điểm những kiến nghị của Hòa Phát để đảm bảo tiến độ dự án

Chiều 25/4/2025, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp nhằm giải quyết những kiến nghị của Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất về những khó khăn vướng mắc trong thực hiện các dự án trên địa bàn, trong đó có dự án sản xuất ray thép và thép đặc biệt của Tập đoàn Hòa...

VOSCO nhận bàn giao tàu hàng rời VOSCO SUNLIGHT

25/04/25 4:53 PM Ngày 23/4/2025, tại Singapore, Công ty Cổ phần Vận tải Biển Việt Nam (VOSCO) đã chính thức tiếp nhận tàu hàng rời Vosco Sunlight (tên cũ là Teleri-M). Đây tiếp tục là một bước đi quan trọng trong chiến lược mở rộng đội tàu và nâng cao năng lực vận tải của VOSCO trong năm 2025. Vosco Sunlight là...

VIGLACERA ĐẠT ĐÁNH GIÁ SMETA 4 VÀO NGÀY 31/03/2025 – Tổng công ty Viglacera

Viglacera, thương hiệu hàng đầu trong ngành vật liệu xây dựng tại Việt Nam, tự hào thông báo hiện nhiều nhà máy trong chuỗi sản xuất của mình đã hoàn thành thành công đánh giá SMETA 4 – tiêu chuẩn kiểm toán đạo đức thương mại uy tín toàn cầu do Sedex thiết lập. Đây là một cột...

VNR 500 vinh danh Viglacera thuộc Top 10 doanh nghiệp Bất động sản công nghiệp uy tín & Vật liệu xây dựng uy tín...

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2025 - Tổng công ty Viglacera - CTCP (Viglacera) vừa được Tổ chức VNR500 vinh danh đồng thời ở hai hạng mục uy tín hàng đầu: Top 10 Công ty Bất động sản Công nghiệp và Top 10 Doanh nghiệp Vật liệu Xây dựng. Đặc biệt, trong lĩnh vực bất động...

Mới nhất