Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcRanh giới mong manh, khó kiểm soát

Ranh giới mong manh, khó kiểm soát

TP – Quy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.

TP – Quy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.

Giải trình về vấn đề dạy thêm học thêm với đại biểu Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nói rằng, Bộ đang chủ trương không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức của nhà giáo.

Ép buộc hay tự nguyện học thêm: Ranh giới mong manh, khó kiểm soát ảnh 1

Sau một ngày dài học ở trường, học sinh tiếp tục được phụ huynh đưa đến một trung tâm học thêm tiếng Anh. ảnh: Hà Linh

Điều này được thể hiện cụ thể trong dự thảo Luật Nhà giáo quy định các hành vi nghiêm cấm đối với nhà giáo có nội dung: “Ép người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức, nộp các khoản tiền ngoài quy định của pháp luật”. Trong dự thảo luật quy định về dạy thêm học thêm cho phép với điều kiện: Được tổ chức khi học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ học sinh đồng ý. Không cắt giảm nội dung chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm; không sử dụng những ví dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm, học thêm để kiểm tra, đánh giá học sinh. Dự thảo cho phép giáo viên trên lớp dạy thêm chính học sinh của mình ở bên ngoài với điều kiện phải lập danh sách và báo cáo với hiệu trưởng nhà trường.

“Học thêm chỉ vì thi cử”

Bà Văn Thùy Dương, Phó Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Lương Thế Vinh, quận Cầu Giấy (Hà Nội), nói rằng, trên thực tế, phụ huynh có nhu cầu cho con học thêm và giáo viên có nhu cầu dạy thêm nên khó có thể cấm cản. Tuy nhiên, cơ quan quản lý giáo dục cần đưa ra những quy định cụ thể để học sinh yếu kém được học thêm nhằm mục đích tiến bộ hơn; học sinh giỏi phát triển năng lực hơn, tránh tình trạng dạy, học thêm tràn lan. Trong các giải pháp, không nên cho giáo viên đứng lớp dạy thêm chính học sinh của mình ở ngoài bởi lẽ điều này dễ gây mất bình đẳng đối với tất cả học sinh trên lớp.

“Hiện nay, nhiều người chửi học thêm, ghét học thêm nhưng cuối cùng ai cũng phải móc tiền ra đi học chỉ vì thi cử, sợ con điểm kém. Nhiều phụ huynh nhịn ăn, nhịn mặc cho con đi học thêm trong khi đã học ngày 2 buổi ở trường, kiệt sức ở các lớp học thêm”.

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT

“Trước đây, cố PGS Văn Như Cương đã đưa ra quy định, giáo viên của trường không được dạy thêm học sinh trên lớp vì khó có thể đánh giá được sự tiến bộ thực sự của học sinh. Khi đi học, các em nộp thêm tiền cho cô, ít nhiều sẽ có sự ưu ái về điểm kiểm tra. Những em không đi học thêm với thầy cô đó cũng sẽ ái ngại, lo lắng liệu có bị đối xử công bằng hay không. Một vấn đề nữa, khi dạy thêm ở ngoài, không ai có thể chạy theo để kiểm soát liệu giáo viên có dạy trước chương trình, có mang câu hỏi về kiểm tra trên lớp hay không”, bà Dương nói.

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT), chia sẻ, quản lý về dạy thêm, học thêm hiện nay rất khó. Bộ GD&ĐT đưa ra quy định “cấm ép buộc” hay “chỉ dạy thêm khi học sinh tự nguyện”, tuy nhiên tự nguyện chỉ là bình phong. Ranh giới giữa tự nguyện và ép buộc đôi khi rất mong manh. Một lời nhắc nhở của cô giáo cũng khiến phụ huynh phải trăn trở, suy nghĩ liệu có phải do không đi học thêm hay không. Trong quy định về hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo không có nội dung nào về dạy thêm, học thêm. Giáo viên chỉ phải chịu trách nhiệm bồi dưỡng những học sinh có năng lực yếu, kém trong nhà trường.

Dạy thêm, học thêm là vấn đề của nhiều quốc gia, trong đó Việt Nam rất nặng nề và mục tiêu không hẳn vì sự phát triển toàn diện của học sinh. Trẻ mầm non học thêm để trước khi vào lớp 1 phải biết đọc, biết viết; trẻ tiểu học học thêm để thi vào lớp 6 chất lượng cao; THCS – THPT học thêm để thi vượt cấp, thi vào ĐH. “Có thể thấy, học sinh học thêm chỉ vì thi cử, học thuộc thi xong quên ngay. Để giải quyết được vấn nạn này, cần phải có quy định rõ ràng, minh bạch về dạy thêm, giảm bớt thi cử”, TS Vinh nói.

Ám ảnh học thêm

Dự thảo mới về dạy thêm học thêm của Bộ GD&ĐT không cấm dạy thêm ở bậc tiểu học mà đưa ra nội dung rất chung chung, đó là: “Không tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường đối với các nhà trường đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày”. Phụ huynh, nhà quản lý giáo dục cho rằng, quy định này chưa chặt chẽ, chỉ cấm dạy thêm trong trường, có thể tạo kẽ hở cho giáo viên lôi kéo học sinh nhỏ tuổi ra ngoài dạy thêm.

Chị Trần Thị Thuỷ ở Hoàng Mai (Hà Nội), có 2 con đang học bậc tiểu học, chia sẻ niềm vui khi năm nay con gặp được “cô giáo có tâm, không ép học thêm”. Chị Thuỷ nhớ lại năm ngoái, khi con gái vừa lên lớp 3, cô giáo liên tục gọi điện cho cả vợ lẫn chồng để ca thán, con học yếu, chậm, không hiểu bài và đề nghị gia đình phải có giải pháp.

“Không chịu được áp lực, cuối cùng, mình đành huỷ lịch học tiếng Anh và học vẽ để cho con học thêm với cô ở ngoài nhà trường mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 150 nghìn đồng. Kể từ đó, mọi chuyện êm đẹp, cô không gọi điện phê bình nữa”, chị Thuỷ kể.

Nhiều phụ huynh chia sẻ thực tế, con học tiểu học đã phải “ngậm ngùi đi học thêm”. Không nói thẳng ra cần phải học nhưng thông qua ban phụ huynh thông báo thầy cô mở lớp và lập danh sách gửi vào nhóm khiến phụ huynh rất khó nghĩ.

Từ kinh nghiệm quản lý trường học của mình, bà Nguyễn Thị Kim Chi, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Liên, quận Đống Đa (Hà Nội), cho rằng, học sinh đã học 2 buổi/ngày ở trường, nếu phải tiếp tục đi học thêm ở ngoài chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Sau một ngày học tập, các con cần được nghỉ ngơi, vui chơi thể thao để tái tạo năng lượng cho ngày mới. Nhưng thực tế, vẫn có phụ huynh có nhu cầu cho con học thêm để đã giỏi rồi cần phải giỏi hơn hay yếu kém sẽ tiến bộ hơn.

“Quy định cấm dạy thêm ở bậc tiểu học là phù hợp. Với quy định này, ngay từ đầu năm học, nhà trường yêu cầu giáo viên ký cam kết không dạy thêm ở ngoài, đồng thời phối hợp với cơ quan quản lý kiểm tra thực tế. Ngoài ra, thông qua phiếu khảo sát ý kiến phụ huynh, nhà trường thu thập thông tin về trường hợp giáo viên dạy thêm để nhắc nhở và xử lý”, bà Chi nói.

Hà Linh





Nguồn: https://tienphong.vn/ep-buoc-hay-tu-nguyen-hoc-them-ranh-gioi-mong-manh-kho-kiem-soat-post1694029.tpo

Cùng chủ đề

Lưu ý khi tham gia các kì thi riêng

TP - Khoảng 5 năm trở lại đây, ngày càng nhiều cơ sở giáo dục ĐH tổ chức các kì thi riêng như kì thi đánh giá năng lực (2 ĐH Quốc gia, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2) hoặc kì thi đánh giá tư duy (ĐH Bách khoa Hà Nội), bài thi đánh giá (Bộ Công an), bài thi đánh giá chuyên biệt (Trường ĐH Sư phạm TPHCM)... TP...

Lịch đi học trở lại sau Tết của học sinh 63 tỉnh thành

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, phần lớn học sinh cả nước sẽ đi học trở lại từ ngày mai 3/2 (tức mùng 6 tháng Giêng). STTTỉnh, thànhLịch đi học trở lại 1An Giang3/2 (mùng 6 tháng Giêng)2Bà Rịa - Vũng Tàu7/2 (mùng 10 tháng Giêng)3Bắc Giang3/2 (mùng 6 tháng Giêng)4Bắc Kạn3/2 (mùng 6 tháng Giêng)5Bạc Liêu3/2 (mùng 6 tháng Giêng)6Bắc Ninh3/2 (mùng 6 tháng Giêng)7Bến Tre3/2 (mùng 6 tháng Giêng)8Bình Định3/2 (mùng 6 tháng Giêng)9Bình Dương3/2 (mùng...

Niềm tự hào của những “hạt giống đỏ” được gieo mầm trên ghế nhà trường

(Dân trí) - "Được kết nạp Đảng ở tuổi 18 là niềm vinh dự của tôi. Khoảnh khắc đứng trước cờ Đảng, cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ đọc lời tuyên thệ là kỷ niệm đẹp, niềm tự hào của bản thân tôi", Khánh Linh chia sẻ. Trần Khánh Linh là một đảng viên trẻ, được kết nạp khi đang học lớp 12, Trường THPT Lê Trực, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.Hành trình để được kết nạp Đảng...

Vị thế nhà giáo

Sau gần 20 năm ấp ủ và một quãng thời gian chuẩn bị, năm 2024, dự thảo Luật Nhà giáo trình lần đầu tiên được trình tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong phiên thảo luận tại tổ Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo: “Phải làm sao để Luật Nhà giáo ra đời sẽ được các thầy cô chào đón. Phải làm sao để người thầy đón nhận Luật Nhà giáo thực...

Hơn 20 năm giữ nếp ‘mùng 3 Tết thầy’

Đều đặn vào Tết Nguyên đán, nhiều học sinh chọn sum vầy bên người thầy, người cô đã dạy mình nên người, giữ nếp 'mùng 3 Tết thầy'. “Hồi xưa trên lớp trông cô có vẻ khó tính, về nhà thì ngược lại hoàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh dạy môn tích hợp ở bậc THCS

TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT. TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt...

Hoa bưởi đầu mùa nửa triệu đồng/kg nhưng vẫn đắt khách

TPO - Đầu tháng 2/2025, hoa bưởi lại theo chân những người bán hàng rong xuống phố Hà Nội. Dù giá bán lên đến 500.000 đồng/kg nhưng vẫn được nhiều người dân Thủ đô ưa chuộng. 03/02/2025 | 16:31 TPO - Đầu tháng 2/2025, hoa bưởi...

Những món quà ấm lòng người dân quay lại TPHCM mưu sinh

TPO - Mùng 5 Tết, khi dòng người ùn ùn trở về TPHCM sau kỳ nghỉ Tết, một số nhóm thiện nguyện cũng chuẩn bị nước, bánh mì phát miễn phí cho người đi đường. 03/02/2025 | 12:18 TPO - Mùng 5 Tết, khi dòng người...

Nhiều tuyến đường thông thoáng trong ngày đầu đi làm

TPO - Trong sáng 3/2, nhiều tuyến đường Thủ đô Hà Nội thông thoáng, các phương tiện xếp hàng dừng chờ trước vạch khi có đèn đỏ... 03/02/2025 | 10:44 TPO - Trong sáng 3/2, nhiều tuyến đường Thủ đô Hà Nội thông thoáng, các phương...

Lưu ý khi tham gia các kì thi riêng

TP - Khoảng 5 năm trở lại đây, ngày càng nhiều cơ sở giáo dục ĐH tổ chức các kì thi riêng như kì thi đánh giá năng lực (2 ĐH Quốc gia, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2) hoặc kì thi đánh giá tư duy (ĐH Bách khoa Hà Nội), bài thi đánh giá (Bộ Công an), bài thi đánh giá chuyên biệt (Trường ĐH Sư phạm TPHCM)... TP...

Bài đọc nhiều

Bộ Giáo dục và Đào tạo tinh gọn thế nào?

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm 2025, ngành đã, đang và sẽ triển khai việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy từ Bộ đến các nhà trường.

Người mẹ 53 tuổi tự học, tốt nghiệp thạc sĩ trường top châu Á

TRUNG QUỐC - “Câu chuyện về người mẹ này đã trở thành nguồn cảm hứng cho khả năng cân bằng giữa công việc, gia đình và học tập để nỗ lực chinh phục tấm bằng danh giá từ một trường đại học hàng đầu”, tờ South China Morning Post bình luận. Câu chuyện về một người mẹ 53 tuổi tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh từ Đại học Phúc Đán - một trong những ngôi trường...

10 lời chúc mừng thầy cô ngày 20/11 bằng tiếng Anh

Thay vì nói "Happy Teachers Day", bạn có thể bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô vào dịp 20/11 qua những lời chúc bằng tiếng Anh dưới đây. 1. Thank you for being a shining light in my life and inspiring me to be the best version of myself (Cảm ơn thầy/cô đã là ánh sáng soi rọi cuộc đời em và khuyến khích em trở thành phiên bản tốt nhất của mình).2. I never knew learning could...

Viết gì để học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt, công thành danh toại?

Khởi bút đầu năm (tân niên khai bút/ tân xuân khai bút) là một hoạt động tự thân của mỗi người với mong muốn công việc sẽ được tốt đẹp hanh thông trong suốt năm và cuộc đời. ...

Thí sinh nắm bắt lợi ích với ngành kế toán song ngữ trong bối cảnh hội nhập

Bối cảnh hội nhập, ngành kế toán đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), sinh viên được học tập trong môi trường song ngữ, không ngừng nâng cao năng lực tiếng Anh, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu. Đó cũng là mục tiêu đào tạo ra những kế toán...

Cùng chuyên mục

Cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh dạy môn tích hợp ở bậc THCS

TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT. TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt...

Học sinh tăng tốc ôn thi vào lớp 10 sau nghỉ Tết

Ngay sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2025, học sinh lớp 9 và các nhà trường dồn sức ôn thi, chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, học...

Bộ trưởng GD-ĐT trả lời về kiến nghị điều chỉnh việc dạy môn tích hợp

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT vừa có trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Thanh Hóa gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề dạy học tích hợp ở cấp THCS. ...

Nhiều trường đại học cho sinh viên học online tuần đầu tiên sau Tết

Tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, nhiều trường đại học cho sinh viên học online nhằm giảm áp lực tàu xe, đi lại. Tương tự, TS Nguyễn Trung Nhân - trưởng phòng đào tạo, Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM - cho biết...

Mới nhất

Nổ bom ở Moscow khiến 5 người thương vong

(CLO) Một quả bom đã phát nổ tại sảnh khu chung cư cao cấp Alye Parusa ở Moscow vào ngày 3/2 khiến ít nhất một người thiệt mạng và 4 người...

Ngày Xuân nghe người trẻ nói chuyện khởi nghiệp

Tuổi trẻ ngày nay luôn thể hiện bản lĩnh, mạnh dạn dấn thân, tìm kiếm cơ hội, chinh phục những thử thách mới trên con đường khởi nghiệp. Ngày xuân, nghe những câu chuyện khởi nghiệp, càng cảm nhận rõ hơn sự quyết tâm và khát vọng vươn lên của giới trẻ. Tuổi trẻ ngày nay luôn thể hiện bản...

Khối ngoại xả mạnh tay gần 1.500 tỷ đồng phiên khai xuân Ất Tỵ

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,02 điểm (-0,95%), về mức 1.253,03 điểm; HNX-Index tăng 0,48 điểm (+0,22%), lên mức 223,49 điểm. Đáng chú ý, khối ngoại bán ròng mạnh gần 1.500 tỷ đồng trên toàn thị trường. Khối ngoại xả mạnh tay gần 1.500 tỷ đồng phiên khai xuân Ất TỵKết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,02...

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ 2025 công chức, viên chức, người lao động khối cơ quan Bộ...

(Moha.gov.vn)-Sáng ngày 03/02/2025, ngày làm việc đầu tiên sau dịp nghỉ Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025, tại trụ sở Bộ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà gặp mặt đầu xuân cán bộ, công chức, viên chức, người...

Mới nhất