Trang chủNewsNhân quyềnQuyết tâm năm 2025 hoàn thành 3 nhiệm vụ xóa nhà tạm,...

Quyết tâm năm 2025 hoàn thành 3 nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 9/11/2024 về việc đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước.

Cả nước còn khoảng 315.000 hộ cần được hỗ trợ nhà ở 

Trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở, nhất là nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số. Các chính sách trên đã giúp cho khoảng 340.000 hộ người có công với cách mạng và trên 800.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở có chỗ ở ổn định, an toàn, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Quyết tâm năm 2025 hoàn thành 3 nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát - 1
Báo Dân trí khởi công xây dựng nhà Nhân ái dành tặng bà Hoàng Thị Miến tại thị trấn Bằng Lũng Chợ Đồn, Bắc Kạn (Ảnh; Thanh An).

Tuy nhiên, đến nay cả nước còn khoảng 315.000 hộ có khó khăn về nhà ở (bao gồm các đối tượng người có công, các chương trình mục tiêu, hộ nghèo, hộ cận nghèo,…) cần được hỗ trợ để cải thiện nhà ở đảm bảo an toàn, ổn định để “an cư, lạc nghiệp”, yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Chỉ thị nêu rõ: Mục tiêu phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 3 nhiệm vụ: (i) Hỗ trợ nhà ở cho người có công; (ii) Hỗ trợ nhà ở cho người dân theo các chương trình mục tiêu quốc gia; (iii) Xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân ngoài 2 nhóm hỗ trợ trên. 

Hỗ trợ nhà ở cho người có công, xóa nhà tạm, nhà dột nát là một nhiệm vụ chính trị

Thủ tướng yêu cầu quán triệt phương châm “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hỗ trợ, nhân dân làm chủ”; quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm trọng điểm;

Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có quyết tâm và xác định việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo là một nhiệm vụ chính trị, trong đó chính quyền địa phương các cấp là đơn vị quyết định sự thành công của chương trình.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò và gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả các nguồn lực để thực hiện công tác hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức, triển khai hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo đảm bảo thống nhất, đồng bộ, khả thi, phù hợp.

Đổi mới cơ chế, chính sách theo hướng nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương, doanh nghiệp và người dân trong tiếp cận chính sách về hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo gặp khó khăn về nhà ở.

Đa dạng hóa nguồn lực theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trung ương dành nguồn vốn ngân sách theo các Chương trình, đề án, tiết kiệm chi,… hỗ trợ về nhà ở cho người dân, nhất là người có công với cách mạng, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Các Bộ, ngành, địa phương bố trí, phân bổ đủ vốn cho các chương trình theo kế hoạch đề ra.

 Đồng thời, kêu gọi mọi người dân, doanh nghiệp đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ, “ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”, tạo phong trào, xu thế vì người nghèo, vì phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Tăng cường công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội để mọi người ủng hộ, chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm trong chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là người nghèo, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Bố trí vốn hỗ trợ nhà ở, ưu tiên xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công

Chỉ đạo về các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan trình Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo

Chủ trì, phối hợp Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành và địa phương xây dựng, hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11 năm 2024.

Chủ động tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước các biện pháp, giải pháp, cách làm cụ thể, hiệu quả để triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước, đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu đề ra.

Quyết tâm năm 2025 hoàn thành 3 nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát - 2
 Báo Dân trí  tổ chức lễ khởi công, trao hỗ trợ 50 triệu đồng xây dựng công trình nhà ở tặng gia đình thương binh Cầm Bá Sực (SN 1958, trú thôn Ná Mén, xã Vạn Xuân,huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Ảnh: Hoàng Dương).

Chỉ đạo, hướng dẫn Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định đối tượng người có công với cách mạng, đối tượng được hỗ trợ từ Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo đúng quy định.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là đầu mối cùng Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng tổ chức thực hiện việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát các địa phương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước theo quy định.

Bộ Xây dựng khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023 – 2025 ngay trong tháng 11 năm 2024; tổ chức triển khai thực hiện, hoàn thành trong năm 2025.

Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương trong phạm vi Dự án 5: hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 08/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đảm bảo hoàn thành hỗ trợ trong năm 2025.

Khẩn trương hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà tạm, nhà dột nát nghiên cứu, thiết kế một số mẫu nhà ở điển hình, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả, phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán và đặc điểm của từng địa phương, vùng miền để các hộ gia đình tham khảo, nghiên cứu áp dụng xây nhà ở phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng hộ, hoàn thành trước ngày 15 tháng 12 năm 2024.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương cân đối, bố trí vốn từ ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nhà ở cho người dân từ chương trình mục tiêu quốc gia và hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội đề xuất cho phép sử dụng khoản cắt giảm, tiết kiệm 5% chi phí thường xuyên năm 2024 của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để triển khai hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và được chuyển nguồn sang năm 2025 và trình Chính phủ hướng dẫn triển khai thực hiện sau khi được Quốc hội cho phép.

Đẩy mạnh tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”.



Nguồn: https://dansinh.dantri.com.vn/xoa-doi-giam-ngheo/quyet-tam-nam-2025-hoan-thanh-3-nhiem-vu-xoa-nha-tam-nha-dot-nat-20241110090302324.htm

Cùng chủ đề

Giá vàng tăng vù vù, kim loại quý sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi thảm họa tài chính, “niềm hy vọng” ngày vía...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025: Giá vàng thế giới tiếp tục đà tăng vững chắc từ đầu năm mới 2025, tiến sát đỉnh lịch sử. Giá vàng trong nước có cơ hội lấy lại ngưỡng 90 triệu đồng/lượng, khi ngày vía Thần Tài đang đến gần hơn.

Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 230/QĐ-TTg ngày 24/1/2025 thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải PhòngPhó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa...

Kon Tum quy định điều kiện, tiêu chí, quy mô để tách thành dự án độc lập

Kon Tum quy định, đối với các dự án có quy mô từ 200.000 m2 trở lên, diện tích đất do cơ quan, tổ chức Nhà nước quản lý chiếm từ 15% trở lên trong tổng diện tích khu đất thực hiện dự án. Kon Tum quy định, đối với các dự án có quy mô từ 200.000 m2 trở lên, diện tích đất do cơ quan, tổ chức Nhà nước quản lý chiếm từ 15% trở lên trong tổng...

Thủ tướng chỉ đạo xử lý thông tin nhà máy xi măng thua lỗ

Thủ tướng Chính phủ giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng nghiên cứu nội dung về các nhà máy xi măng thua lỗ, nguy cơ dừng sản xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/01/2025. Thủ tướng Chính phủ giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng nghiên cứu nội dung về các nhà máy xi măng thua lỗ, nguy cơ dừng sản xuất, báo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TPHCM sụt giảm hơn một nửa dân nhập cư: Tín hiệu vừa đáng mừng vừa đáng lo

(LĐXH) - Số liệu thống kê cho thấy, lần đầu tiên TPHCM không còn là điểm đến lý tưởng của dân nhập cư khi năm 2023 chỉ có khoảng 65.000 người đến lập nghiệp, giảm hơn một nửa so với những năm trước. Tình trạng sụt giảm dân nhập cư đặt thành phố trước những vấn đề nan giải.TPHCM có còn là “miền đất hứa”?Thực tế, lượng người nhập cư vào TPHCM trong năm 2024 cũng không hơn gì so...

Người nặng lòng với kiến trúc đô thị

(LĐXH) - Nhà báo, kiến trúc sư (KTS) Phạm Thanh Tùng là chuyên gia có uy tín, luôn nặng lòng với kiến trúc đô thị. Ông luôn có cái nhìn, sự phản biện xác đáng, đóng góp cho sự phát triển đô thị trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan.KTS Phạm Thanh Tùng (SN 1949, quê Hưng Yên), sống và làm việc tại Hà Nội. Ông là con trai nhà thơ Xuân Thiêm - thành viên sáng lập...

Xuất khẩu lao động bứt phá nhưng vẫn còn điểm yếu về ngoại ngữ, kỷ luật

(LĐXH) - Với hơn 158.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, 2024 được coi là năm thành công với công tác xuất khẩu lao động. Nhưng điểm yếu của lao động Việt Nam vẫn là ngoại ngữ và ý thức kỷ luật. Mở rộng thêm nhiều thị trường thu nhập cao, điều kiện làm việc tốtTheo số liệu thống kê từ các doanh nghiệp, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2024...

Việt Nam tăng 11 bậc về chỉ số hạnh phúc

(LĐXH) - Những năm gần đây, xếp hạng chỉ số hạnh phúc của Việt Nam trên thế giới đã tăng vượt bậc. Điều này không chỉ minh chứng cho nỗ lực bảo đảm quyền con người mà còn thể hiện sự tin tưởng của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.Chỉ số hạnh phúc tăng 11 bậcVới quan điểm “dân là gốc”, mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền...

Kinh nghiệm đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai của các nước

(VTE) - Việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong hệ thống giáo dục đã được nhiều quốc gia triển khai thành công. Hà Lan, Singapore, Malaysia... là những điển hình trong việc xây dựng chính sách ngôn ngữ hiệu quả. Việt Nam có thể học hỏi từ kinh nghiệm của những quốc gia này để áp dụng vào thực tiễn.Hà Lan: Hơn 95% người dân sử dụng tiếng Anh thành thạo Năm 2024, Hà Lan một lần...

Bài đọc nhiều

Đụng đâu vướng đó, khó hoàn thành tiến độ!

Thiếu đủ thứ…Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo của công ty tham gia gói thầu (xin giấu tên) cho biết: Tại dự án này, có 3 nhà thầu chính là Công ty TNHH Xây dựng Đức Nhanh, Công ty CP Đầu tư Xây dựng...

Haruna Ishimaru – cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ

"Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được nghe người ta nói rằng phụ nữ không cần phải có thu nhập, rằng bạn càng sớm kết hôn với ai đó thì càng tốt. Tôi luôn đặt câu hỏi về quan điểm này vì họ không nói những điều tương tự với các bạn nam. Do dự án này hướng đến giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về bình đẳng giới nên tôi nghĩ đây là dự...

Các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ đêm 29/10 đến sáng ngày 31/10, từ Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 50-150mm, có nơi trên 200mm; mưa...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Cùng chuyên mục

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.

Thông tin đối ngoại là vũ khí đắc lực trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam

Báo chí và mạng xã hội song hành là xu thế tất yếu hiện nay bởi mạng xã hội có rất nhiều thế mạnh trong việc lan tỏa thông tin. Việc vận dụng các phương tiện truyền thông mới nêu trên đã được các cơ quan báo, đài từ trung ương đến địa phương tích cực triển khai trong thời gian qua, tạo nên những cầu nối tin tức sinh động, hấp dẫn và tin cậy.

Các phương thức truyền thông mới và ứng dụng trong công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Phát triển truyền thông đa kênh trong lĩnh vực đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam là một giải pháp hiệu quả để nâng cao nhận thức, bảo vệ quyền con người, đồng thời phản bác các thông tin sai lệch.

Tết ấm áp đến với trẻ em vùng cao Quảng Trị và Quảng Ngãi

Trong hai ngày 21 và 24/1, tổ chức Zhi Shan Foundation đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” dành cho 3.000 trẻ em vùng cao tại huyện Đakrông (Quảng Trị) và huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Chương trình mang đến cho các em bữa tất niên đặc biệt tại trường với nhiều món ăn phong phú. Ngoài bữa ăn,...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Mới nhất

Đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025, thêm 2 mã bài thi

Kỳ thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025 sẽ có 4 mã bài thi, thay vì 2 mã bài thi như năm ngoái. ...

WHO thừa nhận khó khăn tài chính khi Mỹ rời đi

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ cắt giảm chi phí và xem xét chương trình y tế nào cần ưu tiên sau khi ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi cơ quan này. ...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tặng quà Tết Ất Tỵ tại Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

(MPI) - Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong chiều ngày 22/01/2025, Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đoàn Thanh niên cơ quan tổ chức Đoàn công tác tới thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn và các...

Người lớn và trẻ nhỏ kiên nhẫn vượt ùn tắc ở cửa ngõ TPHCM trong ngày 25 Tết

Trong ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, giao thông tại cửa ngõ phía Đông TPHCM luôn rơi vào tình trạng ùn tắc. Hôm nay là ngày 25 tháng Chạp, ngày làm việc cuối cùng và cũng chỉ còn 4 ngày nữa là kết thúc năm Giáp Thìn. Vì thế, người dân bắt đầu di chuyển...

Dịch vụ cho thuê mai chưng Tết hút khách ở vùng biển Tây Nam

Dịch vụ thuê mai chơi Tết trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người dân và doanh nghiệp hiện nay. Giá thuê mai chưng Tết có giá dao động 4-20 triệu đồng giúp nhiều người tiết kiệm chi phí và chăm sóc mai. ...

Mới nhất

Lạ lùng bún chuối