Trang chủNewsThời sựquyết liệt ngăn chặn vi phạm trật tự xây dựng

quyết liệt ngăn chặn vi phạm trật tự xây dựng

Kinhtedothi-UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch thi hành Luật Thủ đô 2024, trong đó quy định “biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi xử lý vi phạm”, ban hành trước 1/1/2025, để kịp thời có hiệu lực cùng với Luật Thủ đô.

Chính sách đặc thù của Hà Nội

Mới đây, Sở Tư pháp Hà Nội tổ chức họp triển khai xây dựng Nghị quyết quy định chi tiết khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô 2024.

Theo đó, khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô quy định:

UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch thi hành Luật Thủ đô 2024, trong đó quy định “biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi xử lý vi phạm”
UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch thi hành Luật Thủ đô 2024, trong đó quy định “biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi xử lý vi phạm”

2. Trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh sau đây:

a) Công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung trong giấy phép xây dựng; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;

b) Công trình xây dựng trên đất bị lấn, chiếm theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Công trình xây dựng thuộc diện phải thẩm duyệt về thiết kế phòng cháy, chữa cháy nhưng được tổ chức thi công khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền;

d) Công trình thi công không đúng theo thiết kế về phòng cháy, chữa cháy đã được thẩm duyệt;

đ) Công trình xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy mà đã đưa vào hoạt động;

e) Cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, kinh doanh dịch vụ karaoke không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy;

g) Công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ và đã có quyết định di dời khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền.

3. Người cung cấp dịch vụ điện, nước có trách nhiệm ngừng cung cấp dịch vụ ngay khi có yêu cầu của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này bảo đảm đúng phạm vi, đối tượng, thời hạn. Quyền ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước của người cung cấp dịch vụ điện, nước trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải được thông báo cho người sử dụng dịch vụ và thể hiện trong hợp đồng sử dụng dịch vụ điện, nước.

4. HĐND TP quy định chi tiết trường hợp áp dụng, thẩm quyền áp dụng và việc thực hiện biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Tổ xây dựng dự thảo Nghị quyết nêu rõ, tại khoản 2, Luật Thủ đô quy định các trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với từng nhóm để đảm bảo an toàn an ninh trật tự và an toàn xã hội. Như vậy, có 7 trường hợp sẽ bị cắt điện, cắt nước nhưng các trường hợp trên bị cắt điện nước thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Bởi vậy, khi xây dựng Nghị quyết thì cần phải xác định xem trường hợp cần thiết là trường hợp nào.

Đại diện các cơ quan đã đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo Nghị quyết. Các ý kiến tập trung phân tích, thảo luận trường hợp nào là trường hợp cần thiết, có ảnh hưởng đến an ninh trật tự phải cắt điện, cắt nước, quy trình và cấp có thẩm quyền ngừng cung cấp dịch vụ điện nước.

Theo Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh, khi đưa nội dung ngừng cung cấp điện, nước vào Khoản 2, Khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô 2024, việc đánh giá tác động đã được TP Hà Nội thực hiện công phu. Đây là biện pháp quản lý hành chính chứ không phải xử lý vi phạm hành chính. Chính sách đặc thù này đến thời điểm hiện nay chỉ có Hà Nội thực hiện, được thể hiện trong Luật Thủ đô. Nghị quyết nếu được HĐND TP Hà Nội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, chỉ áp dụng với công trình phát sinh sau ngày 1/1/2025 mà không “hồi tố”, tức áp dụng với công trình vi phạm trở về trước.

“Dự thảo quy định thẩm quyền yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo hướng giao cho chủ tịch UBND cấp xã, bởi đây là cấp sát dân, sát công trình vi phạm. Từ khi chính quyền cấp xã lập biên bản xác định chủ công trình cố tình vi phạm, chỉ trong 2-3 ngày phải áp dụng biện pháp ngừng cung cấp điện, nước. Việc ban hành nghị quyết không làm tăng biên chế, không tạo ra yêu cầu bổ sung nhân lực cho bộ máy nhà nước, không tạo ra sự cồng kềnh trong tổ chức” -Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh nêu quan điểm. 

Tác động mạnh đến ý thức chấp hành của người vi phạm

Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Trưởng Phòng Tư pháp thị xã Sơn Tây Đào Hiến Chương góp ý: Về đối tượng áp dụng, tại khoản 1 Điều 2 dự thảo Nghị quyết đang quy định một trong các đối tượng áp dụng của Nghị quyết là: “Chủ đầu tư, cá nhân, tổ chức quản lý, sử dụng, sở hữu các công trình phải áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô”. Đề nghị bổ sung thêm đối tượng là cá nhân, tổ chức, hộ gia đình là khách hàng được cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình không thuộc quy định tại Điều 3 Nghị quyết nhưng cung cấp điện, nước cho các công trình, cơ sở vi phạm. 

Lý do được Trưởng Phòng Tư pháp thị xã Sơn Tây đưa ra, đó là để ngăn chặn, xử lý việc các công trình phải áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước sử dụng nhờ điện, nước của các khách hàng khác trước hoặc sau khi bị áp dụng biện pháp này. Có một thực tế việc cho dùng nhờ điện, nước đồi với các công trình vi phạm diễn ra phổ biến trong giai đoạn trước khi xử lý cắt điện, nước đối với các công trình vi phạm.

Theo nguyên Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP Hà Nội Nguyễn Đức Nghi, khi xử lý các công trình vi phạm, UBND TP Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đã áp dụng nhiều biện pháp khắc phục nhưng tiến độ chậm, xử lý không dứt điểm. Chủ đầu tư không tự giác khắc phục nên việc bổ sung biện pháp cắt điện, cắt nước sẽ tác động mạnh đến ý thức chấp hành của đối tượng vi phạm.

TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam lưu ý, theo Hiến pháp, người dân được quyền cung cấp điện, nước. Do đó, cơ quan soạn thảo cần làm rõ hơn các trường hợp áp dụng biện pháp cắt điện, nước khi xử lý vi phạm là “trường hợp cần thiết”.

Trong khi đó, TS Nguyễn Tiến Dĩnh – nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị bổ sung thêm biện pháp cưỡng chế. “Bởi vì đã thuộc trường hợp khẩn cấp và nguy hại đến tính mạng mà cơ quan chức năng lại tiếp tục cho ở, chỉ cắt mỗi điện, nước là chưa đầy đủ. Khi cơ quan chức năng đã thuyết phục, có quyết định nhưng không di dời thì biện pháp khẩn cấp phải là cưỡng chế” – TS Nguyễn Tiến Dĩnh nêu quan điểm.

PGS.TS Bùi Thị An – nguyên đại biểu Quốc hội cho hay, việc ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước là rất cần thiết nhằm bảo đảm kỷ cương, phép nước, diện mạo đô thị Thủ đô, cũng như liên quan trực tiếp đến an sinh và an ninh của nhân dân. Thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội vẫn còn tình trạng chủ đầu tư không tuân thủ, không chấp hành các quy định pháp luật về trật tự xây dựng, trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên, việc giám sát, thực hiện quy định sao cho đúng đối tượng, công bằng, vừa là biện pháp xử lý mạnh tay với những người coi thường pháp luật, nhưng cũng để người vi phạm tâm phục, khẩu phục. Vì đây là nội dung liên quan đến quyền lợi trực tiếp của các đối tượng vi phạm nên việc thực hiện phải chuẩn mực, tránh áp dụng sai. 

“Muốn vậy, cần công khai các công trình vi phạm, thông tin về việc áp dụng biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước để các tổ chức chính trị – xã hội, nhất là Mặt trận Tổ quốc cấp tương thích và người dân giám sát, hỗ trợ cho các cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật” – PGS.TS Bùi Thị An nêu quan điểm.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/cat-dien-nuoc-cong-trinh-vi-pham-quyet-liet-ngan-chan-vi-pham-trat-tu-xay-dung.html

Cùng chủ đề

Hà Nội xem xét ban hành 11 Nghị quyết để triển khai, thi hành Luật Thủ đô

Ngày 19/11, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 19-kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Phát biểu khai mạc kỳ họp,...

Đề xuất nhiều giải pháp phát triển Thủ đô bền vững, văn minh, hiện đại

Kinhteodothi-Theo các chuyên gia, nhà khoa học, với Luật Thủ đô 2024, Hà Nội tiếp tục hoàn thiện mô hình quản trị hiệu quả, hiện đại; đặc biệt, triển khai các quy hoạch, bảo đảm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững. Ngày 14/11, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số...

Tạo cơ sở pháp lý để Hà Nội phát triển nhanh và bền vững

Kinhtedothi – Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, việc triển khai Luật Thủ đô 2024 cùng với các Nghị quyết, Chỉ thị quan trọng của Trung ương như một cú hích quan trọng, tạo cơ sở pháp lý để Hà Nội phát triển nhanh và bền vững. Ngày 14/11, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển...

Tạo cơ hội để Thủ đô Hà Nội có các chính sách “mở đường”, đột phá

Kinhtedothi - Sáng 14/11, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Tham dự hội thảo có PGS.TS Lê Hải Bình - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Phó...

Phổ biến Tài liệu giới thiệu Luật Thủ đô tới người dân Hà Nội

Kinhtedothi - Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật TP Hà Nội xây dựng Tài liệu giới thiệu Luật Thủ đô nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng Luật Thủ đô tới mọi người dân Hà Nội. Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 28/6/2024 (Luật Thủ đô). Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành từ ngày...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá thép hôm nay 25/1: tiếp đà suy yếu

Giá thép tại miền Bắc Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.840 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.740 đồng/kg. Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.840 đồng/kg. Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 có giá...

dứt đà giảm, tăng mạnh trở lại

Đồng kỳ hạn ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 1,1% lên 9.337 USD/tấn, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 12/11 là 9.355,50 USD. Trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng vào tối thứ Năm, Trump cho biết ông không muốn phải áp thuế đối với Trung Quốc và rằng một thỏa thuận thương mại với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là có thể. Những bình luận này, cùng...

Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ ứng phó rét đậm từ chiều 27 Tết

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều và đêm 26/1/2025 (tức ngày 27 Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025), khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (bao gồm cả Hà Nội), trời rét đậm. Riêng vùng núi rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi Bắc Bộ từ...

Nam Định gặp mặt kiều bào dịp Tết Nguyên đán

Kinhtedothi-Nhân dịp đón Xuân mới Ất Tỵ 2025, tối 24/1, tại TP Nam Định, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nam Định tổ chức gặp mặt 125 kiều bào là người Nam Định đang sinh sống ở châu Âu và nhiều khu vực khác trên thế giới về thăm quê hương, đón Tết. Tham dự buổi gặp mặt có đồng chí Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc...

Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai. Cụ thể, tại Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 24/1/2025, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Hồ Văn Hà, tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở...

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Cùng chuyên mục

Mỹ bắt đầu sử dụng máy bay quân sự trục xuất người nhập cư

(CLO) Máy bay C-17 của quân đội Mỹ đã bắt đầu chở những người nhập cư bất hợp pháp bị giam giữ ra khỏi đất nước vào thứ Sáu, theo lệnh của Tổng thống Donald Trump. ...

Ngày dân tộc tụ về đường số Một

Đất nước có những ngày không thể nào quên. Một trong những ngày không thể quên là ngày 30-4-1975 ...

Hà Nội: Metro chạy xuyên giao thừa, xe buýt phục vụ các ngày dịp Tết

Nếu như các tuyến metro ở Hà Nội chạy xuyên giao thừa thì hệ thống xe buýt cũng phục vụ tất cả các ngày trong dịp Tết. Đại diện Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) cho biết, hai tuyến đường sắt đô thị (Cát Linh- Hà Đông, Nhổn – Ga Hà Nội) sẽ chạy xuyên giao thừa.  Việc kéo dài thời gian chạy tàu trong đêm giao thừa nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu đi...

Giữ nhịp thi công dịp Tết, đảm bảo thông xe kỹ thuật vào ngày 2/9

Đến nay, dự án Cầu Rạch Miễu 2 đã hoàn thành gần 80%, vượt tiến độ chung hơn 4% so với kế hoạch. Riêng phần cầu chính dây văng Rạch Miễu 2 đang vượt tiến độ 24%. ...

Tiến sĩ tốt nghiệp từ Séc chính thức làm Hiệu trưởng Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

(Dân trí) - PGS.TS Lê Hiếu Giang chính thức được Bộ GD&ĐT công nhận bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Theo thông tin từ Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, PGS.TS Lê Hiếu Giang chính thức được Bộ GD&ĐT công nhận bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường này.PGS.TS Lê Hiếu Giang sinh năm 1972, từng là cựu sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.Năm 2003, ông tốt nghiệp tiến...

Mới nhất

Hàng chục học sinh uống nhầm hoá chất diệt chuột hiện giờ ra sao?

Hiện nay, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Nhi Trung ương đang tập trung mọi nguồn lực, tích cực cấp cứu, khẩn trương hội chẩn để đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho 37 bệnh nhi...

3 loại trà thảo mộc người bị tiểu đường nên tránh

Trà thảo mộc có tác dụng giảm viêm, giảm buồn nôn, cải thiện sức khỏe đường ruột và nhiều lợi ích khác. Với...

5 dự án của học sinh Asian School đạt giải cấp thành phố

Học sinh Trường Quốc tế Á Châu (Asian School) đạt hai giải Nhì và ba giải Ba tại Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp thành phố năm học 2024-2025, do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức. ...

Mỹ đóng băng loạt viện trợ nước ngoài, đổi tên vịnh Mexico

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 24.1 ban hành lệnh 'ngừng hoạt động' đối với mọi khoản viện trợ nước ngoài hiện có và...

Mới nhất

Tết này đi đâu?