Trang chủChính trịNgoại giaoQuyền lực khí đốt Nga quá lớn, còn sớm để tự tin...

Quyền lực khí đốt Nga quá lớn, còn sớm để tự tin nói ‘thời kỳ tồi tệ nhất đã qua’


Thực tế, 13% lượng nhập khẩu LNG vào EU vẫn đến từ Nga. Nếu muốn tránh giá khí đốt tăng đột biến, châu Âu cần “cầu trời” cho thời tiết ôn hòa trên khắp Bắc bán cầu trong khi không có sự gián đoạn lớn đối với nguồn cung.

Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu: Quyền lực khí đốt Nga quá lớn, còn sớm để tự tin nói ‘thời kỳ tồi tệ nhất đã qua’
Bên trong cơ sở cung cấp khí đốt Bovanenkovo trên bán đảo Yamal, Nga. (Nguồn: AFP)

Mùa Đông năm ngoái đã trôi qua mà không xảy ra tình trạng thiếu khí đốt nghiêm trọng nhờ các hành động kịp thời và cấp bách của các thành viên Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, trong bài viết trên The Conversation gần đây, Giáo sư năng lượng toàn cầu Michael Bradshaw tại Trường Kinh doanh Warwick, Đại học Warwick, Vương quốc Anh cảnh báo, vấn đề nguồn cung khí đốt còn lâu mới được giải quyết trong những mùa Đông sắp tới.

Việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (từ tháng 2/2022) đã gây ra cú sốc năng lượng bất ngờ cho châu Âu. Trước viễn cảnh thiếu hụt nghiêm trọng nguồn khí đốt từ Nga, có lo ngại rằng cơ sở hạ tầng năng lượng của châu Âu sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu cho mùa Đông 2022-2023, khiến các nền kinh tế sụp đổ.

Tuy nhiên, một mùa Đông với khí hậu ôn hòa và việc EU triển khai dần dần kế hoạch giảm mức tiêu thụ năng lượng, mua thêm từ các nhà cung cấp thay thế đã khiến khu vực này không bị đánh bại trong cơn thiếu năng lượng, mặc dù có đôi chút khó khăn về nguồn cung.

Đức, Italy và các quốc gia khác đã thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt Nga mà không bị thiếu điện nghiêm trọng.

Kể từ đó, có nhiều tin tích cực hơn đối với châu Âu. Giá năng lượng đã giảm đều đặn vào năm 2023, trong khi mức dự trữ khí đốt của châu lục đạt 90% công suất trước mục tiêu (tháng 11) tới ba tháng và thậm chí có thể đạt 100% vào tháng 9 này.

Theo các chính trị gia như Bộ trưởng Năng lượng Đức Robert Habeck, thời kỳ tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng năng lượng đã qua. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy, vẫn còn hơi sớm để tự tin như vậy.

Lỗ hổng mới

Tỷ trọng nhập khẩu khí đốt qua đường ống của EU từ Nga đã giảm từ 39% xuống chỉ còn 17% trong khoảng thời gian từ đầu năm 2022 đến đầu năm 2023. Để đối phó với sự thay đổi này, EU trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào việc vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) so với trước đây.

Tổng thị phần nhập khẩu LNG của liên minh đã tăng từ 19% vào năm 2021 lên khoảng 39% vào năm 2022, trong bối cảnh cơ sở hạ tầng được nâng cấp nhanh chóng nhằm tăng thêm 1/3 công suất LNG từ năm 2021 đến năm 2024. Thực tế là 13% lượng nhập khẩu LNG vào EU vẫn đến từ Nga, quốc gia có lượng hàng xuất khẩu cũng tăng đáng kể tính từ thời điểm cuộc xung đột tại Ukraine nổ ra.

Sự gia tăng LNG này đã khiến các nước châu Âu dễ bị tổn thương trước những biến động trên thị trường – đặc biệt khi 70% lượng nhập khẩu được mua trong thời gian ngắn thay vì sử dụng các hợp đồng dài hạn phổ biến ở châu Á.

Ví dụ: Theo thống kê, giá khí đốt chuẩn của châu Âu tăng lên trong những tuần gần đây do lo ngại về các cuộc đình công tại một số nhà máy LNG của Australia. Điều này cho thấy, nguồn cung vẫn khan hiếm và có nhiều khả năng bị gián đoạn trong một thị trường toàn cầu có tính kết nối cao hiện nay.

Để đồng bộ hóa nhu cầu về LNG, Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra các sáng kiến như Nền tảng năng lượng EU – một nền tảng công nghệ thông tin giúp các công ty cung cấp ở các quốc gia thành viên cùng mua nhiên liệu dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không rõ mức độ cung cấp nào có thể được chuyển qua công cụ này vì nó vẫn chưa được kiểm tra. Ngoài ra, cũng đã xuất hiện lo ngại rằng kiểu can thiệp này của nhà nước có thể gây tác dụng ngược và làm suy yếu hoạt động của thị trường.

Về khí đốt qua đường ống, Na Uy đã vượt Nga để trở thành nhà cung cấp hàng đầu châu Âu, đáp ứng 46% nhu cầu cho châu lục này vào đầu năm 2023 (so với 38% một năm trước đó). Tuy nhiên, lượng tải bổ sung này đã gây căng thẳng cho cơ sở hạ tầng khí đốt của Na Uy.

Vào tháng 5 và tháng 6 vừa qua, công việc bảo trì đường ống bị trì hoãn đã khiến dòng chảy chậm lại, làm giá tăng cao. Điều này một lần nữa cho thấy thị trường châu Âu hiện đang thắt chặt như thế nào. Công việc bảo trì kéo dài ở Na Uy dẫn đến nhiều trở ngại hơn trong tương lai rõ ràng là có thể xảy ra.

Trong khi đó, EU dự kiến vẫn phải mua khoảng 22 bcm (tỷ mét khối) khí đốt từ Nga trong năm nay. Trong đó, một phần lớn lượng khí đốt đi qua Ukraine và trong điều kiện thỏa thuận vận chuyển Nga-Ukraine hiện tại khó có thể được gia hạn sau khi hết hạn vào năm 2024, tuyến cung cấp này đang có nguy cơ bị đình trệ.

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), là một phần của chiến lược xoay trục khỏi Nga, EU đã cố gắng giảm mức tiêu thụ khí đốt xuống 13% vào năm 2022 (so với mục tiêu 15%). Trong những tháng tới, các quốc gia EU, vốn mệt mỏi vì xung đột, có thể không hoạt động tốt trên mặt trận này.

Việc giá cả đã giảm cũng như việc một số quốc gia không giảm lượng tiêu thụ vào mùa Đông năm ngoái cũng chẳng ích gì. Chỉ có 14 trong số 27 thành viên EU đưa ra các chính sách cắt giảm năng lượng bắt buộc, trong khi các quốc gia phía Đông như Ba Lan, Romania và Bulgaria hầu như không làm gì để giảm mức tiêu thụ. Nếu xảy ra tình trạng thiếu khí đốt ở châu Âu vào mùa Đông năm nay, điều này có thể làm suy yếu những lời kêu gọi đoàn kết nội khối.

Điều gì sẽ xảy ra?

Thực tế là, nếu muốn tránh giá khí đốt tăng đột biến, trong ít nhất hai hoặc ba mùa Đông nữa, châu Âu sẽ phải hy vọng thời tiết ôn hòa trên khắp Bắc bán cầu mà không có sự gián đoạn lớn đối với nguồn cung LNG toàn cầu.

Ngay cả khi mọi thứ ổn định, giá khí đốt ở châu Âu vẫn cao hơn khoảng 50% so với mức trung bình dài hạn trước cuộc xung đột, điều này đang gây tổn hại về kinh tế cho cả hộ gia đình và doanh nghiệp.

Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu: Quyền lực khí đốt Nga quá lớn, còn sớm để tự tin nói ‘thời kỳ tồi tệ nhất đã qua’
Áp lực về khí đốt ít nhất sẽ giảm bớt từ giữa những năm 2020.

Vấn đề đặc biệt quan trọng đối với Đức, cường quốc công nghiệp của EU, khi có ngành công nghiệp ô tô và hóa chất tiêu tốn nhiều năng lượng. Ngày càng có nhiều lo ngại rằng giá năng lượng tiếp tục ở mức cao có thể thúc đẩy quá trình phi công nghiệp hóa khi các ngành sử dụng nhiều năng lượng chuyển đi nơi khác.

Tuy nhiên, tin tốt là áp lực về khí đốt ít nhất sẽ giảm bớt từ giữa những năm 2020. Nguồn cung LNG mới đáng kể sẽ xuất hiện ở Mỹ, Qatar và thị trường sẽ cân bằng lại. Theo kế hoạch cắt giảm năng lượng, nhu cầu khí đốt của châu Âu cũng sẽ giảm đáng kể – giảm 40% vào năm 2030.

Thậm chí còn có tin đồn về tình trạng dư cung vào cuối thập niên này, tùy thuộc vào việc tăng cường triển khai năng lượng tái tạo ở châu Âu và thế hệ nhà máy điện hạt nhân mới sắp đi vào hoạt động. Điều này sẽ làm giảm đáng kể nhu cầu nhập khẩu khí đốt của châu Âu, nhưng sẽ chỉ xảy ra nếu khối này phối hợp hiệu quả.

Người ta đã thấy những gì các quốc gia EU có thể đạt được trong những tháng sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. Khi đó, Pháp cung cấp khí đốt cho Đức, giúp Berlin giảm sự phụ thuộc vào Nga, sau đó Đức lại cấp điện cho các thành phố của Pháp để khắc phục tình trạng mất điện do bảo trì nhà máy năng lượng hạt nhân.

Mặc dù vậy, vẫn còn thách thức với khối. Trong khi Pháp cố gắng thu hút sự ủng hộ cho việc hiện đại hóa nhà máy năng lượng hạt nhân ở cả trong nước và các nơi khác ở châu Âu, Paris đang vấp phải sự phản đối từ những nhóm như “Những người bạn đổi mới” do Đức đứng đầu, vốn ủng hộ việc chỉ xây dựng và phát triển năng lượng tái tạo. Sự chia rẽ này có thể là trở ngại nghiêm trọng trong việc đạt được sự chuyển đổi năng lượng nhanh hơn khỏi nhiên liệu hóa thạch.

Vì vậy, mặc dù đã tìm cách tránh xa khí đốt qua đường ống của Nga, nhưng châu Âu sẽ vẫn phải đối mặt với sự biến động của thị trường toàn cầu, trừ khi các quốc gia giảm đáng kể nhu cầu trong những năm tới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Kho dầu khổng lồ của Nga ở Krasnodar chìm trong biển lửa trong suốt 5 ngày

(CLO) Theo các nhà chức trách Nga, các sản phẩm dầu tràn ra từ một "bể chứa đang cháy" tại một kho dầu ở Krasnodar bị UAV Ukraine tấn công trước đó đã khiến đám cháy vẫn dữ dội trong suốt 5 ngày liên tiếp. ...

Giao tranh 158 lần ở tiền tuyến, châu Âu cân nhắc mua khí đốt Nga?

Nga tiếp tục dùng máy bay không người lái (UAV) tập kích các cơ sở quân sự - công nghiệp và các xưởng lắp ráp UAV của Ukraine, trong khi Kyiv cáo buộc đối phương tấn công trúng một tòa chung cư. ...

Hungary làm khó EU về quyết định cấm vận Nga

Thủ tướng Hungary Viktor Orban tiếp tục có động thái ngăn Liên minh châu Âu (EU) gia hạn các biện pháp cấm vận Nga. ...

Nga cáo buộc Ukraine tấn công đường ống khí đốt cuối cùng tới châu Âu

(CLO) Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc quân đội Ukraine đã tấn công một trạm khí đốt thuộc tuyến đường ống Turkish Stream, nhằm "cắt đứt nguồn cung khí đốt cho các quốc gia châu Âu", theo thông tin từ trang tin địa phương Crimean Wind. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam – Anh trên nhiều lĩnh vực

Ngày 3/10, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Bộ trưởng phụ trách Scotland của Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Alister Jack. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Ngài Alister Jack, Bộ trưởng Nội các phụ trách Scotland (Anh). Ảnh: TTXVN Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước thời gian qua phát...

Đa dạng hoá chuỗi cung ứng, nâng cao khả năng thích ứng cho doanh nghiệp

Mặc dù chuỗi cung ứng đã dần được tái cấu trúc, nhưng thực tế đa số các doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam còn nhỏ lẻ, chưa thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị.

Một nước châu Âu tìm thấy tia sáng ở Qatar, thế giới cần thêm 7.000 tỷ USD để đảm bảo đủ khí đốt

Ngày 23/10, Tập đoàn năng lượng quốc gia QatarEnergy của Qatar thông báo đã đạt thỏa thuận cung cấp khí đốt tự nhiên cho tập đoàn Eni của Italy trong 27 năm.

Châu Âu tự tin bước vào mùa Đông, tạm quên khủng hoảng năng lượng nhờ “cứu tinh” từ Pháp?

Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu thêm trầm trọng vào mùa Đông năm ngoái, khi Pháp buộc phải dừng hoạt động hơn chục lò phản ứng hạt nhân - vốn giúp nước này trở thành nước xuất khẩu điện quan trọng. Nhưng năm nay, mọi thứ đã khác.

Doanh nghiệp Việt Nam và sứ mệnh tiên phong

Thực tế, thực lực của doanh nghiệp Việt Nam, dù đã cải thiện rất lớn sau 40 năm Đổi mới, nhưng vẫn còn non trẻ so với thế giới.

Cùng chuyên mục

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Thúc đẩy kinh tế tư nhân và bài học từ Mỹ (kỳ 1)

Mô hình America Inc. dưới thời chính quyền Trump 2.0 - coi chính phủ như một tập đoàn cần tái cấu trúc để hoạt động hiệu quả, linh hoạt và tiết kiệm - gồm 10 điểm nhấn chiến lược.

ASEAN chung tay khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan

Sáng 30/3, theo đề nghị của Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2025, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn theo hình thức trực tuyến để bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất xảy ra ngày 28/03 tại Myanmar và Thái Lan.

Tuyên bố không bận tâm nếu giá tăng sau ‘Ngày giải phóng’, ‘ván cược’ của Tổng thống Trump có đưa ngành sản xuất Mỹ...

Nhà Trắng đang chuẩn bị áp dụng mức thuế mới đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng vào ngày 2/4, động thái vấp phải sự chỉ trích từ các nhà lãnh đạo quốc tế và lo ngại về khả năng giá cả tăng đối với người tiêu dùng. Tổng thống Donald Trump tuyên bố không bận tâm.

Mới nhất

Hyundai Thành Công Việt Nam bàn giao xe Hyundai Santa Fe Calligraphy 2.5 Turbo cho HLV Kim Sang-Sik – Tập đoàn Thành Công

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2025 – Liên doanh Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) tổ chức lễ bàn giao chiếc xe Hyundai Santa Fe phiên bản cao cấp nhất cho HLV bóng đá Kim Sang-sik, nhằm ghi nhận và đồng hành cùng những đóng góp xuất sắc của ông trong sự nghiệp phát triển bóng...

Sự việc đáng tiếc và gây hậu quả rất nghiêm trọng

VHO - Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Huế cho rằng vụ xâm phạm gây hư hại bảo vật quốc gia ở điện Thái Hòa là sự việc đáng tiếc và gây hậu quả rất nghiêm trọng. Đến nay, thành phố Huế có 14 hiện vật/bộ hiện vật với 41 hiện vật đơn...

Viglacera thực hiện chiến lược phát triển giai đoạn mới – Tổng công ty Viglacera

Năm 2025, mục tiêu kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.743 tỷ đồng, cổ tức tương ứng 22% Theo kế hoạch, năm nay Viglacera đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 14.437 tỷ đồng, tăng 21% so với năm trước, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.743 tỷ đồng, tăng 7% so với thực hiện năm 2024....

Ký kết phối hợp 2025 giữa ĐTN VIMC và ĐTN CQ Đảng Nghệ An

Ngày 24/5/2025, tại trụ sở Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), đã diễn ra Lễ ký kết chương trình phối hợp công tác năm 2025 giữa Đoàn Thanh niên VIMC và Đoàn Thanh niên Các cơ quan Đảng tỉnh Nghệ An. Chương trình nhằm tăng cường sự gắn kết, phát huy vai trò xung kích, sáng...

Gần 16,8 tỉ đồng tu bổ tháp Bắc, tháp Giữa di tích tháp Chăm Chiên Đàn

VHO - UBND tỉnh Quảng Nam vừa quyết định phê duyệt dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị tháp Bắc, tháp Giữa thuộc di tích quốc gia tháp Chăm Chiên Đàn (xã Tam An, huyện Phú Ninh) nhằm phục hồi, ổn định lâu dài cho các cấu trúc của di tích; góp...

Mới nhất