Trang chủNewsThời sựQuỹ phát triển hạ tầng huy động cách nào?

Quỹ phát triển hạ tầng huy động cách nào?


Theo các chuyên gia, việc huy động nguồn quỹ cần nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia đã triển khai thành công trên thế giới, làm sao để tận dụng được nguồn lực rất lớn của người dân.

Nhu cầu nguồn lực rất lớn

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận 72 của Bộ Chính trị về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Kế hoạch này nêu rõ sẽ nghiên cứu đề án hình thành quỹ phát triển hạ tầng trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Quỹ phát triển hạ tầng huy động cách nào?- Ảnh 1.

Ngân sách khó khăn, trong khi nhu cầu vốn đầu tư rất lớn, việc hình thành Quỹ phát triển hạ tầng là rất cần thiết. (Trong ảnh: Cao tốc Bắc – Nam đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu). Ảnh: Tạ Hải.

TS Khuất Việt Hùng, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT cho biết, theo 5 Quy hoạch ngành GTVT đã được phê duyệt (đường bộ, đường sắt, hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa), tổng nhu cầu vốn đầu tư cho quy hoạch giai đoạn 2021-2030 khoảng hơn 2 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng nhu cầu vốn theo khả năng cân đối nguồn lực chỉ đáp ứng hơn một nửa, khoảng hơn 1,1 triệu tỷ đồng.

Nguồn vốn này được ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông theo định hướng tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, bao gồm: Hệ thống đường bộ cao tốc (nhất là cao tốc Bắc – Nam phía Đông, các tuyến cao tốc kết nối các khu vực trọng điểm, chiến lược), cảng hàng không quốc tế Long Thành, mở rộng cảng hàng không quốc tế Nội Bài, chuẩn bị triển khai đường sắt tốc độ cao, các tuyến đường sắt quan trọng như Lào CaiHà NộiHải Phòng, Biên Hòa – Vũng Tàu, hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa.

Trên cơ sở tính toán, dự báo khả năng ngân sách Nhà nước sẽ đáp ứng khoảng 552 nghìn tỷ đồng (tương ứng khoảng 48%). Phần còn lại sẽ huy động từ các nguồn vốn ngoài ngân sách, đặc biệt trong các lĩnh vực có khả năng hấp dẫn nhà đầu tư như hàng hải, hàng không và đường thủy nội địa.

Theo ông Hùng, giai đoạn vừa qua, với chủ lực là nguồn ngân sách Nhà nước, chúng ta đã tập trung đầu tư cho hệ thống đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông với mục tiêu đến năm 2025 sẽ cơ bản hoàn thành. Sau khi đưa vào khai thác toàn bộ 2.063km cao tốc Bắc – Nam phía Đông, sẽ nâng tổng chiều dài hệ thống cao tốc toàn quốc lên hơn 3.000km, rút ngắn hơn nữa việc hoàn thành mục tiêu 5.000km cao tốc.

Theo PGS.TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ VN (Varsi), thực tế cho thấy, việc triển khai các dự án hạ tầng giao thông thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn bởi nguồn lực đầu tư.

Đối với nhóm các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công – tư (PPP), yêu cầu đặt ra là nhà đầu tư phải huy động nguồn lực khác cùng với vốn chủ sở hữu tham gia góp vốn cùng Nhà nước thực hiện.

Từ trước đến nay, nguồn huy động của các nhà đầu tư dự án PPP chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại. Song, việc lấy vốn ngắn hạn cho vay dài hạn đối diện nhiều rủi ro ở những dự án có thời gian hoàn vốn kéo dài, khiến các ngân hàng ngày càng không mặn mà. Họ chỉ dành sự quan tâm lớn đối với các dự án có thời gian hoàn vốn từ 18 năm trở xuống.

“Tuy nhiên, dù có vay được, nhà đầu tư cũng phải chịu mức lãi suất tín dụng không hề thấp, thường dao động từ 10,5-11%/năm hoặc hơn thế”, ông Chủng nói và cho biết, một số nhà đầu tư đã tính toán, xoay xở nhiều giải pháp: Hợp vốn nhiều ngân hàng thay vì chỉ phụ thuộc một ngân hàng; huy động nguồn lực theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC).

Kênh tài chính quan trọng

Trước thực tế trên, ông Khuất Việt Hùng cho rằng, việc hình thành Quỹ phát triển hạ tầng sẽ là động lực quan trọng để huy động nguồn lực đầu tư cho hệ thống kết cấu hạ tầng của nền kinh tế nói chung, mục tiêu hoàn thành 5.000km cao tốc vào năm 2030 nói riêng.

“Giai đoạn 2026-2030, chúng ta cần huy động một nguồn lực rất lớn để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao, các tuyến đường sắt quan trọng khác, các dự án metro tại Hà Nội và TP.HCM, việc hình thành Quỹ phát triển hạ tầng có ý nghĩa rất lớn”, ông Hùng nói.

Cùng quan điểm, ông Trần Chủng cho biết, trong bối cảnh nguồn vốn tín dụng vẫn thắt chặt, chủ trương nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển hạ tầng là rất cần thiết. Đây cũng là mô hình mà nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Anh, Hàn Quốc… đã thực hiện thành công.

Tương tự, TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính – tiền tệ Quốc gia khẳng định, quỹ sẽ là kênh tài chính quan trọng cho các dự án đầu tư công cũng như dự án theo phương thức PPP.

Lâu nay, việc huy động vốn cho các dự án đầu tư hạ tầng giao thông PPP chủ yếu dựa vào vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn nên nếu cho vay trên 20 năm sẽ rất rủi ro, trong khi nhiều dự án PPP giao thông mất hàng chục năm để hoàn vốn. Vì thế, nếu có quỹ này chắc chắn sẽ giúp khơi thông khó khăn trong việc huy động vốn.

Huy động nguồn lực từ người dân

Ông Trần Chủng góp ý, để đảm bảo tính khả thi của việc thành lập Quỹ phát triển hạ tầng, cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu xây dựng một đề án cụ thể. Trong đó, cần làm rõ các vấn đề: Huy động nguồn vốn ra sao? Cơ chế, điều kiện cho vay như thế nào? Nhóm dự án nào được ưu tiên vay từ nguồn quỹ này?

Quỹ phát triển hạ tầng huy động cách nào?- Ảnh 2.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh ngân sách còn khó khăn, việc nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển hạ tầng là rất cần thiết. (Trong ảnh: Thi công cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 đoạn qua tỉnh Bình Định).

Đề án cần tham vấn của các chuyên gia, hiệp hội chuyên ngành và cả các đối tượng sẽ chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ quỹ. Quá trình nghiên cứu kinh nghiệm, xây dựng đề án cần phân tích, đánh giá để đưa ra một công thức phù hợp với bối cảnh thực tiễn của Việt Nam. Tránh tình trạng quỹ được hình thành nhưng cơ chế cho vay quá ngặt nghèo, nhà đầu tư không thể tiếp cận.

“Từ sự nghiên cứu của cá nhân và những thông tin được tiếp nhận lại, tôi cho rằng, chúng ta có thể nghiên cứu mô hình quỹ phát triển hạ tầng của Hàn Quốc. Ở quốc gia này, nguồn quỹ hoạt động công khai và có sự huy động chủ yếu trong dân.

Việt Nam cũng có thể học hỏi kinh nghiệm đó, xây dựng cơ chế huy động với lãi suất hấp dẫn hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế, nguồn lực cho quỹ cũng có thể huy động từ các tổ chức quỹ lớn hoặc doanh nghiệp, tập đoàn lớn”, ông Chủng góp ý.

Trong khi đó, theo TS Lê Xuân Nghĩa, ở hầu hết các nước đang phát triển đều áp dụng mô hình phát triển hạ tầng giao thông thông qua ngân hàng phát triển quốc gia: “Như Trung Quốc, họ rất thành công với mô hình này. Ngân hàng phát triển quốc gia sẽ thực hiện các nhiệm vụ đầu tư, xây dựng, tái thiết hạ tầng giao thông”.

Nhiều kinh nghiệm từ quốc tế

Dẫn chứng kinh nghiệm trên thế giới, ông Khuất Việt Hùng cho biết, nhiều quốc gia trong quá trình phát triển hạ tầng giao thông đã hình thành các Quỹ phát triển hạ tầng với nguồn thu chủ yếu từ chính hạ tầng được đầu tư từ ngân sách Nhà nước, hoặc nguồn đầu tư từ quỹ.

Điển hình, tại Hoa Kỳ, Quỹ tín thác đường bộ (HTF) được chính phủ Hoa Kỳ thành lập vào năm 1956 để đảm bảo nguồn tài trợ ổn định từ chính phủ liên bang cho việc xây dựng hệ thống đường bộ liên bang.

HTF bao gồm hai tài khoản: Tài khoản đường bộ, chủ yếu dành cho việc xây dựng và bảo trì đường bộ, cầu và tài khoản vận tải công cộng, được sử dụng để chi tiêu cho xe buýt, đường sắt, tàu điện ngầm, phà và các phương thức vận tải công cộng khác.

Dù kết cấu hạ tầng giao thông mặt đất (đường bộ và đường sắt) tại Hoa Kỳ chủ yếu từ ngân sách địa phương (chính quyền bang và hạt, thành phố…) đầu tư nhưng nguồn tài trợ từ HTF thường ưu tiên tập trung cho các dự án trọng điểm quốc gia (ví dụ: 96% tổng chi ngân sách liên bang dành cho các dự án đầu tư đường cao tốc liên bang).

Nguồn thu chủ yếu cho HTF là từ thuế tiêu thụ xăng dầu (năm 2022, tổng thu từ thuế tiêu thụ xăng dầu là 40 tỷ USD, chiếm 83% tổng chi của HTF). Phần còn lại được bổ sung từ ngân sách liên bang từ quỹ chung của Bộ Tài chính.

Một ví dụ khác là tại Thái Lan, nguồn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông của Thái Lan được huy động khá hiệu quả thông qua mô hình Tài trợ cơ sở hạ tầng (Infrastructure Fund- IFF) theo các quy định và cơ chế do Ủy ban Chứng khoán quốc gia ban hành.

Mô hình IFF đóng vai trò là phương tiện thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng của Thái Lan, tạo cơ hội cho các cơ quan chính phủ và các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh cơ sở hạ tầng, huy động vốn từ các nhà đầu tư thông qua các dự án tạo ra thu nhập. Nguồn tiền thu được sẽ được vốn hóa để phát triển các dự án mới, giảm gánh nặng tài chính và nợ công.

Chính phủ Thái Lan không đầu tư trực tiếp ngân sách mà tài trợ mô hình này thông qua các chính sách ưu đãi về thuế: Miễn thuế cổ tức cho cá nhân bình thường trong vòng 10 năm kể từ ngày đăng ký quỹ; Miễn thuế giá trị gia tăng (VAT)/Thuế doanh nghiệp cụ thể (SBT)/Thuế tem đối với các giao dịch chuyển nhượng tài sản cho các quỹ cơ sở hạ tầng; Khấu trừ các khoản phí, thuế sử dụng đất…

Tại Ấn Độ, Quỹ Phát triển cơ sở hạ tầng Quốc gia (NIIF) được chính phủ thành lập nhằm hướng tới việc thu hút đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng trong nước.

NIIF phụ trách quản lý tổng số vốn cam kết đầu tư lên đến 5 tỷ USD, được phân bổ vào 4 nhóm khác nhau với chiến lược đầu tư riêng phục vụ việc phát triển kinh tế Ấn Độ trong dài hạn.

Chính phủ Ấn Độ cam kết cung cấp số vốn trị giá hàng tỷ USD, tương đương 49% tổng số vốn của cả 4 quỹ thuộc NIIF nói trên. 51% còn lại sẽ do NIIF cơ cấu từ các nhà đầu tư toàn cầu như Quỹ Đầu tư Quốc gia (ADIA), Australian Super, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB)…

Trong khi đó, tại Nam Phi, Quỹ Cơ sở hạ tầng (IF) do Cơ quan Phát triển cơ sở hạ tầng Nam Phi (ISA) quản lý và Ngân hàng Phát triển Nam Phi (DBSA) điều hành thông qua một đơn vị thuộc DBSA nhưng hoạt động hoàn toàn độc lập.

IF có trách nhiệm quản lý một loạt các công cụ tài chính phục vụ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng của Nam Phi. Điều đó không chỉ giúp mang lại động lực tích cực cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế mà còn tạo dựng niềm tin giữa Chính phủ và doanh nghiệp, tăng cường các khoản đầu tư của doanh nghiệp tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng.

Tại Saudi Arabia, nước này có Quỹ Cơ sở hạ tầng quốc gia (INFRA) do Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Faisal Alibrahim làm Chủ tịch.

INFRA đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng đất nước thông qua việc thúc đẩy đầu tư tư nhân qua đó đẩy nhanh việc hoàn thiện những dự án cơ sở hạ tầng quan trọng trong việc chuyển đổi kinh tế và xã hội của Saudi Arabia.

Nhóm PV



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/quy-phat-trien-ha-tang-huy-dong-cach-nao-192240729222537331.htm

Cùng chủ đề

Sôi động huy động vốn đầu năm 2025

Chỉ trong nửa đầu tháng 1/2025, nhiều thương vụ huy động vốn trên thị trường chứng khoán qua kênh phát hành cổ phiếu và trái phiếu đã có tín hiệu đáng chú ý. Chỉ trong nửa đầu tháng 1/2025, nhiều thương vụ huy động vốn trên thị trường chứng khoán qua kênh phát hành cổ phiếu và trái phiếu đã có tín hiệu đáng chú ý. Nhiều...

TP.HCM huy động 5 triệu tỷ đầu tư hạ tầng thế nào?

TP.HCM cần khoảng 5 triệu tỷ đồng để đầu tư phát triển hạ tầng, đô thị trong thời gian 5 năm tới. Vậy thành phố sẽ huy động bằng cách nào? ...

Bơm mạnh vốn tín dụng ngay từ đầu năm

Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 16% trong năm 2025, mức cao nhất trong nhiều năm ...

Sở Tài chính Đà Nẵng lên tiếng về vụ Công ty GFDI lừa đảo

(NLĐO) – Từ năm 2018 cho đến trước khi Công ty GFDI gặp vấn đề, doanh nghiệp này không nằm trong diện bị kiểm tra, giám sát tài chính của cơ quan chức năng. ...

Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu nhiều vấn đề liên quan đến chứng khoán

(NLĐO)- Tính đến hết tháng 11-2024, tổng mức huy động trên thị trường chứng khoán đạt trên 500.000 tỉ đồng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cháy lớn tại Chợ trung tâm huyện Yên Minh

Khoảng 16h ngày 26/1, tại Chợ trung tâm huyện Yên Minh (Hà Giang) đã xảy ra vụ cháy, thiêu rụi nhiều gian hàng như quần áo, giầy dép của các hộ kinh doanh. ...

Hà Nội đề xuất tăng 1,5-2 lần mức phạt vi phạm giao thông so với Nghị định 168

UBND TP Hà Nội vừa đề xuất dự thảo và lấy ý kiến nhân dân về việc nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với Nghị định 168/CP đối với 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. ...

Nhà thầu giao thông và chuyến xe ấm tình người ngày Tết

Sau một năm miệt mài tăng tốc tiến độ dự án, hàng nghìn công nhân Tập đoàn Đèo Cả đã được bố trí những chuyến xe để trở về nhà đón Tết sum vầy cùng gia đình, người thân. ...

Thi công xuyên Tết, đưa dự án cầu Phong Châu mới về đích trước 22/12

Tại dự án cầu Phong Châu mới, nhà thầu sẽ duy trì 5 mũi thi công xuyên Tết như ngày thường, bảo đảm hoàn thành công trình trong vòng 1 năm kể từ ngày khởi công. ...

Vì sao đường hoa Nguyễn Huệ tạm đóng cửa?

Theo thông tin từ Ban tổ chức, để tổng kiểm tra lần cuối, dọn dẹp vệ sinh chuẩn bị cho lễ khai mạc diễn ra vào tối 27/1 (28 tháng chạp) Đường hoa Nguyễn Huệ sẽ tạm đóng cửa từ 11h cùng ngày. ...

Bài đọc nhiều

Tây Ban Nha điều tra vụ ảnh khỏa thân AI của các thiếu nữ

Một nhóm các bà mẹ ở Almendralejo, vùng Extremadura, cho biết con gái họ đã nhận được những bức ảnh khỏa thân của chính mình. Một trong những bà mẹ, Miriam Al Adib, đã đăng một video về vụ việc này lên tài khoản Instagram...

Khởi tố Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh Đức và 6 bị can liên quan

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố vụ án hình sự "Tham ô tài sản; In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước" xảy ra tại Tập đoàn Thiên Minh Đức và các đơn vị có liên quan. Thực hiện kế hoạch đấu tranh làm rõ các dấu hiệu lãng phí, thất thoát trong quản lý tài chính, thuế và làm rõ hành vi chiếm đoạt...

Top địa phương tăng trưởng mạnh nhất nước: Nhiều nơi lập kỷ lục

(Dân trí) - Bà Rịa - Vũng Tàu, Lai Châu có tăng trưởng kinh tế cao nhất trong vòng một thập kỷ, Hải Phòng lần đầu lọt top 5 có GRDP cao nhất. Trong khi đó, Bắc Giang vẫn dẫn đầu nhưng có tín hiệu giảm tốc. Bắc Giang: 13,85% Theo Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, năm 2024, ngoài động lực tăng trưởng chính là công nghiệp chế biến chế tạo thì các yếu tố bất lợi đồng loạt xuất...

Sớm chuẩn bị lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động trong triển khai chính sách

Chiều 23/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp về kết quả công tác quản lý điều hành giá năm 2023 và định hướng năm 2024. Phó Thủ tướng Lê...

Mỹ quyết ngăn xung đột Israel

Xung đột Israel-Hamas Mỹ quyết ngăn chặn xung đột giữa Israel và Hezbollah. Ngoại trưởng Antony Blinken nhấn mạnh, Mỹ quyết tâm ngăn chặn xung đột giữa Israel và Hezbollah ở Lebanon. “Một trong những mục tiêu chính của chúng tôi kể từ tháng 10/2023 là đang làm mọi thứ có thể để ngăn chặn xung đột gia tăng và leo thang, bao gồm cả ở phía bắc Israel cũng như ở Lebanon và sau đó có...

Cùng chuyên mục

Cháy lớn tại Chợ trung tâm huyện Yên Minh

Khoảng 16h ngày 26/1, tại Chợ trung tâm huyện Yên Minh (Hà Giang) đã xảy ra vụ cháy, thiêu rụi nhiều gian hàng như quần áo, giầy dép của các hộ kinh doanh. ...

Hàng ngàn người lao động Bình Dương về Tết trên chuyến xe, chuyến bay 0 đồng

Sáng 26/1, 112 lao động diện khó khăn tại Bình Dương hạ cánh tại sân bay Vinh (Nghệ An) và sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) trên “Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2025” miễn phí đã về đến nhà. Dịp này, hơn 1.600 công nhân cũng đã được hỗ trợ về quê trên chuyến xe 0 đồng. Đây là chương trình do Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương tổ chức nhằm giúp công nhân kịp về...

Phòng không Ukraine bắn hạ tên lửa hành trình Kh-59 của Nga

Lực lượng vũ trang Ukraine đã sử dụng hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) VAMPIRE để tiêu diệt thành công tên lửa hành trình Kh-59 của Nga Theo Armyrecognition, lực lượng vũ trang Ukraine đã sử dụng hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) VAMPIRE để tiêu diệt thành công tên lửa hành trình Kh-59 của Nga trên Biển Đen. Đây là lần đầu tiên hệ thống VAMPIRE, được phát triển bởi tập...

Phát hiện thi thể cháy đen trong rừng

(NĐO) - Tại hiện trường, lực lượng chức năng TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng tìm thấy giấy tờ tùy thân mang tên P.T.N., nghi là của nạn nhân ...

Tết sum vầy của người lao động

Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, các hoạt động chăm lo Tết của các cấp Công đoàn đã triển khai đa dạng, linh hoạt. Chỉ trong dịp Tết Nguyên đán, đã có trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn. ...

Mới nhất

Sinh viên cật lực làm thêm mong kiếm vài triệu đồng dịp Tết

TPO - Thay vì về quê từ sớm, nhiều sinh viên ở các trường đại học chọn ở lại Hà Nội làm thêm đến ngày giáp Tết với mục tiêu đạt được vài triệu đồng sau hơn tuần làm việc. TPO - Thay vì về quê từ sớm, nhiều sinh viên ở các trường đại học chọn...

Đi sắm Tết chớ nên bỏ qua

Đây là 3 loại quả quen thuộc với người Việt nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho gan. ...

Đây là con động vật hoang dã khiến dân tình chụp ảnh lia lịa ở khu rừng rộng 115.000ha tại Đắk Lắk

Thay vì cưỡi voi, du khách khi đến Vườn quốc gia Yok Đôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk sẽ vào rừng tham quan, tìm hiểu các hoạt động, sinh hoạt...

HLV Shin Tae-yong nhận đủ tiền đền bù, chúc Indonesia dự World Cup

Chiều 26/1, HLV Shin Tae-yong chính thức nói lời chia tay với Indonesia. Nhà cầm quân cùng nhóm trợ lý Hàn Quốc trở về quê nhà sau quá trình thanh lý hợp đồng. Ông Shin có thể nhận đến 3,6 triệu USD tiền đền bù từ Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) cho hơn 2,5 năm hợp đồng...

Mới nhất

Giá trong nước đi ngang