Trang chủDi sảnĐô thị cổ Hội AnQuy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá...

Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An giai đoạn 2012-2025

Văn bản số 2272/BVHTTDL-DSVH trình Thủ tướng Chính phủ về việc thẩm định Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An giai đoạn 2012-2025.
Trước đó, Bộ VHTTDL đã nhận được Tờ trình số 1953/TTr-UBND ngày 7/6/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ VHTTDL trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An gắn với phát triển thành phố Hội An và du lịch giai đoạn 2012-2025.

Trên cơ sở nội dung Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An gắn với phát triển thành phố Hội An và du lịch giai đoạn 2012-2025 đã được UBND tỉnh Quảng Nam chỉnh sửa theo ý kiến góp ý của Bộ Tài chính tại Công văn số 15306/BTC-DT ngày 11/11/2010, ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 8249/BKH-LĐVX ngày 17/11/2010 và ý kiến của Bộ Xây dựng tại Công văn số 36/BXD-KTQH ngày 10/1/2011, Bộ VHTTDL báo cáo Thủ tướng Chính phủ như sau:

Về nội dung chính của Quy hoạch:

Tên quy hoạch: Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An gắn với phát triển thành phố Hội An và du lịch giai đoạn 2012-2025.

Cấp quyết định chủ trương đầu tư: Thủ tướng Chính phủ.

Tổ chức lập quy hoạch: Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng miền Trung, Viện Khoa học công nghệ xây dựng, Bộ Xây dựng.

Mục tiêu của quy hoạch: Thực hiện những nhiệm vụ còn lại của Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 14/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ; bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể; bảo tồn cảnh quan vốn có, môi trường cảnh quan liên hệ; nâng cao và phát huy vai trò cộng đồng trong công cuộc bảo tồn di sản, giáo dục người dân ý thức bảo tồn di sản cộng đồng, hài hòa giữa công tác bảo tồn đô thị và phát triển đô thị mới mang tính chất của một đô thị văn hóa, đô thị nhân văn; nâng cấp hạ tầng kỹ thuật đô thị cổ để phù hợp với việc bảo tồn di sản văn hóa, giảm thiểu các tác động xấu của môi trường đến di tích Hội An, hướng tới phòng chống thảm họa do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra; đề xuất quy chế quản lý di sản. Đồng thời, đáp ứng các yêu cầu của một di sản văn hóa thế giới, các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Nam, đáp ứng quy hoạch mới thành phố Hội An, chuẩn bị cơ sở cho những bước phát triển tiếp theo của một đô thị loại II – di sản văn hóa thế giới – thành phố sinh thái – thành phố du lịch.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của quy hoạch: Không gian văn hóa kiến trúc cổ (khu tiêu điểm là hạt nhân lịch sử, khu vực đệm chuyển tiếp, các làng nghề, làng cổ, các di tích…); không gian di sản văn hóa phi vật thể (tiếng nói, chữ viết, tác phẩm VHNT…).

Khu vực quy hoạch là khu di tích đô thị cổ đặc biệt quan trọng đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới.

Phạm vi nghiên cứu khoảng 1,6 km2, trong đó, khu đô thị cổ có diện tích 0,3 km2.

Đánh giá kết quả thực hiện Dự án tổng thể đầu tư bảo tồn, tu bổ và khai thác di tích khu phố cổ Hội An đã tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội ở địa phương, đặc biệt trên lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa khu phố cổ Hội An, đưa khu phố cổ Hội An trở thành một trong 10 thành phố du lịch quyến rũ nhất thế giới vào năm 2008.

Bên cạnh đó là những vấn đề còn tồn đọng như: di sản văn hóa khu phố cổ Hội An ngày càng bộc lộ rõ nét nhiều nguy cơ, trong đó có những nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của khu phố cổ đó là thiên tai bão lụt, hỏa hoạn, mối mọt, sự xuống cấp di tích…, các mặt tiêu cực của kinh doanh dịch vụ tác động đến việc bảo tồn di sản, làm biến dạng kiến trúc, việc thay đổi chủ sở hữu làm xói mòn các giá trị kiến trúc và tập quán sống truyền thống của đô thị cổ.

Nội dung quy hoạch bảo tồn di sản văn hóa gồm bảo tồn không gian kiến trúc-quy hoạch đô thị cổ và bảo tồn các công trình cổ, công trình cũ.

Nội dung quy hoạch đô thị nông thôn vùng di sản gồm điều chỉnh, bổ sung một số nội dung quy hoạch chung thành phố Hội An và các giải pháp cụ thể.

Nội dung quy hoạch gắn với phát triển du lịch, chú trọng vấn đề quản lý di sản và vai trò của cộng đồng, các chính sách, cơ chế và biện pháp thực hiện quy hoạch.

Tổng mức đầu tư: 1.468.869.000.000 đồng (Một nghìn, bốn trăm sáu mươi tám tỷ, tám trăm sáu mươi chín triệu đồng).

Nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Trung ương, Ngân sách địa phương, tài trợ của quốc tế và nguồn xã hội hóa.

Thời gian thực hiện quy hoạch: từ năm 2012 đến 2025.

Về ý kiến đánh giá, nhận xét của các Bộ, Ngành:

Các Bộ đều nhất trí chủ trương lập Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di snar văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An gắn với phát triển thành phố Hội An và du lịch giai đoạn 2012-2025 của UBND tỉnh Quảng Nam.

Về kiến nghị của Bộ VHTTDL:

Đối với các loại công trình thuộc diện đầu tư tập trung trọng điểm cần phải được phân loại theo sở hữu để xem xét quyết định đầu tư 100% kinh phí hoặc nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí. Đối với các công trình không có giá trị bảo tồn nằm trên phố Trần Phú, Nguyễn Thái Học vẫn bắt buộc cải tạo mặt tiền phù hợp với cảnh quan chung phố cổ.

Cần tách bạch rõ phần việc đã đầu tư cải tạo hệ thống giao thông, cấp thoát nước, điện chiếu sáng, hệ thống phòng chống cháy trong khu vực di tích đã được triển khai trước đây ra khỏi nội dung quy hoạch này.

Cần cụ thể hơn nữa các dự án thành phần, giải pháp về nguồn vốn, lộ trình và thời gian thực hiện quy hoạch.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/quy-hoach-tong-the-bao-ton-ton-tao-va-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-the-gioi-do-thi-co-hoi-an-giai-doan-2012-2025-10299764.htm

Cùng chủ đề

Thể thao Người khuyết tật Việt Nam hướng đến mục tiêu nâng tầm quốc tế

Nhiều năm qua, vị thế của Thể thao Người khuyết tật Việt Nam không ngừng được khẳng định trên đấu trường khu vực và châu lục. Do đó, mục tiêu Ủy ban Paralympic Việt Nam...

ChatGPT thêm công cụ Deep Research, cạnh tranh DeepSeek

OpenAI khẳng định với công cụ Deep Research mới nhất, ChatGPT có thể 'hoàn thành trong vài chục phút những việc mà con người phải mất đến nhiều giờ'. Theo AFP ngày 3-2, gã khổng lồ công nghệ Mỹ OpenAI công bố một công...

Gần 3,6 triệu hành khách qua các sân bay Việt Nam dịp Tết

Trong dịp Tết Ất Tỵ, có xấp xỉ 3,6 triệu hành khách thông qua các sân bay Việt Nam, tăng 16% so với cùng kỳ 2024. Hành khách quốc tế và nội địa đều tăng so với cùng kỳ. Thông tin từ Cục Hàng...

1,2 triệu lượt khách tham quan, hơn 1.500 bài báo đưa tin

(NLĐO)- Điểm nhấn của Đường hoa Nguyễn Huệ năm nay là linh vật, đã mang lại nhiều cung bậc cảm nhận và nhận được vô vàn lời khen từ người dân và du khách ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vietjet và trường bay F AIR ký thỏa thuận đào tạo phi công

Hãng hàng không Vietjet và trường bay F AIR (Cộng hòa Séc) hôm nay ký thỏa thuận hợp tác đào tạo phi công trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng chính phủ Cộng Hòa Séc Petr Fiala. Ông Trần Hữu Quốc, Giám đốc VJAA (trái) và ông Michal Markovic, CEO của F AIR (phải) ký kết thoả thuận đào tạo phi công trước sự chứng kiến của chứng kiến của...

Doanh nghiệp Việt Nam, Pháp thí điểm hợp tác khai thác, chế biến sâu khoáng sản, kim loại chiến lược

Sáng 21/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp ông Benjamin Gallezot, Đại diện liên bộ về cung ứng khoáng sản và kim loại chiến lược Pháp. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Benjamin Gallezot, Đại diện liên bộ về cung ứng khoáng sản và kim loại chiến lược Pháp - Ảnh: VGP/Đình Nam Phó Thủ tướng khẳng định chuyến thăm, làm việc của ông Benjamin Gallezot là tín hiệu hợp tác tích cực giữa doanh nghiệp Việt...

‘Chân trời hợp tác mới’ Việt Nam-Hoa Kỳ từ chuyến bay đầu tiên của Vietjet

Chuyến công tác của Ban lãnh đạo Vietjet đến Hoa Kỳ từ ngày 8/1 đến 11/1/2025 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ, không chỉ trong lĩnh vực hàng không mà còn mở ra những cơ hội mới trong các ngành như công nghệ, tài chính và đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, Chủ tịch HĐQT Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo và đoàn công tác đã có dịp gặp gỡ và...

Nâng cao hiểu biết tài chính cho người nông dân

Để nâng cao kiến thức tài chính cho người nông dân, Viện Chiến lược ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển nông thôn và Sacombank), các chuyên gia và nhà khoa học biên soạn bộ sách “Quản lý tài chính cá nhân cho nông dân”. Bộ sách hữu ích cho người nông dân - Ảnh: VGP/Lân Khánh Thực tiễn tại nhiều quốc gia đã khẳng định giáo dục tài chính là...

Thủ tướng thông báo tin vui đặc biệt với kiều bào tại Czech

(Chinhphu.vn) - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Czech, tối 19/1 theo giờ địa phương, tại thủ đô Praha, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự chương trình Xuân Quê hương 2025 và chúc Tết cộng đồng người Việt Nam tại Czech.   Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân tham dự chương trình Xuân Quê hương 2025 và chúc Tết cộng đồng...

Bài đọc nhiều

Cột Cờ Hà Nội: Chứng Nhân Lịch Sử Qua Những Biến Động Thế Kỷ

Cột Cờ Hà Nội là biểu tượng bất diệt của Thủ đô, lặng lẽ nhưng uy nghi, đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử đất nước qua hơn hai thế kỷ. Được xây dựng dưới triều đại Gia Long vào năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812, công trình này không chỉ là một kỳ quan kiến trúc mà còn là minh chứng sống động cho tinh thần kiên cường của dân tộc Việt Nam....

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Cửa Bắc- Nhân Chứng Lịch Sử Và Tinh Thần Kháng Chiến Hà Nội

Nằm khiêm nhường trên con phố Phan Đình Phùng rợp bóng cây xanh, Cửa Bắc hiện diện như một chứng nhân bất khuất của lịch sử, gắn liền với những giai đoạn hào hùng và đau thương trong cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống lại thực dân Pháp. Xây dựng từ thời Nguyễn, Cửa Bắc là cổng thành duy nhất của Hoàng thành Hà Nội còn tồn tại nguyên vẹn đến nay, trở thành biểu tượng...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Di Sản Gốm Chu Đậu: Nét Đẹp Tinh Hoa Từ Đất và Lửa

“Gốm Chu Đậu- tinh hoa văn hóa Việt Nam”- Đây là 9 chữ vàng mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp ưu ái dành tặng gốm Chu Đậu. Những lời này không chỉ thể hiện sự trân trọng đối với di sản gốm Chu Đậu mà còn khẳng định vị thế của nó trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Ngược dòng thời gian, gốm Chu Đậu đã có lịch sử phát triển lâu đời từ thế kỷ XV tại Chu...

Cùng chuyên mục

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Đầu Xuân trẩy hội Đền Mẫu Thác Bà

VHO - Từ ngày 5-6.2 (tức mùng 8-9 tháng Giêng), tại sân Đền Thác Bà và khu vực nhà văn hoá ngoài trời, sân vận động thể thao của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà, UBND huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) sẽ tổ chức Lễ hội Đền Thác Bà dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Lễ hội Đền Thác Bà là lễ hội thường niên nằm trong chuỗi lễ hội đầu xuân vùng sông Chảy, khởi động...

Sống trong không gian truyền thống nghi lễ Tết Cung đình

VHO - Ngày 22.1, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức giới thiệu và trình diễn tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. “Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ cung đình ngày Tết cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa...

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa | Báo Văn Hóa Online   Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/dung-neu-don-tet-tai-khu-di-san-hue-119473.html

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Mới nhất

Tranh cãi chi chuyện lì xì, dạy trẻ trân quý những điều bình thường

Hôm nay dạy trẻ biết thụ đắc những điều giản dị quanh mình, chúng ta sẽ không phải lo lắng nhiều cho ngày mai. ...

Dự kiến cuối năm khởi công đường sắt 8 tỷ USD Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Theo kế hoạch dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ được trình Quốc hội xem xét trước 10/2, khởi công vào cuối năm nay. Tại hội nghị giao ban công tác tháng 1 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 2/2025 diễn ra vào sáng nay (3/2), lãnh đạo Vụ Kế hoạch-Đầu...

Nhiều mác tàu chạy xuyên Tết phục vụ khách du xuân

Lần đầu tiên trên chuyến tàu cuối cùng khởi hành trước thềm năm mới có toa xe cộng đồng được trang trí mang đậm phong vị Tết cổ truyền phương Nam với mai vàng, các trò chơi dân gian... phục vụ hành khách đón Giao thừa năm Ất Tỵ cũng như suốt hành trình tàu. Thời khắc Giao thừa...

3 điểm nổi bật của ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 1/2025 là gì?

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng ngành sản xuất Việt Nam (PMI) đạt kết quả 48,9 điểm trong tháng 1/2025. Sáng 3/2/2025, S&P Global công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 1/2025. Trong đó có 3 điểm nổi bật: Sản lượng và số lượng...

Mới nhất