Trang chủKinh tếNông nghiệpQuy hoạch thủy lợi góp phần quan trọng vào phát triển bền...

Quy hoạch thủy lợi góp phần quan trọng vào phát triển bền vững của Việt Nam

Thủy lợi là một trong những hạ tầng quan trọng của quốc gia, không chỉ để phát triển kinh tế – xã hội, mà có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam.

Công bố quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công bố quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngày 21/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Quy hoạch đã đề xuất có kết hợp, đồng bộ với công trình giao thông, công trình hạ tầng khác theo hướng phục vụ đa mục tiêu, bảo đảm an ninh nguồn nước, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; Xây dựng các công trình kết nối, điều hòa, liên kết, chuyển nước, tiến tới hình thành mạng lưới liên kết nguồn nước liên tỉnh, liên vùng, liên lưu vực.

Các công trình, dự án đề xuất trong Quy hoạch đều được xem xét giải quyết những tồn tại, thách thức đối với công tác thủy lợi, phòng, chống thiên tai trong bối cảnh hiện nay và tầm nhìn đến năm 2050 như: an ninh nguồn nước quốc gia; biến đổi khí hậu, thiên tai cực đoan; ứng phó với các hoạt động phát triển thượng nguồn làm cho hạ nguồn bị thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn vào mùa khô; suy giảm phù sa, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân…Ưu tiên các giải pháp ứng dụng công nghệ số, hạ tầng quản trị số, khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, thông minh vào chỉ đạo, điều hành, quản lý, khai thác, vận hành hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai. Nâng cao năng lực quan trắc, cảnh báo lũ, lũ quét, úng, ngập, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sạt lở…

Các công trình, dự án đề xuất trong quy hoạch chú trọng đến bảo vệ môi trường, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm; bảo vệ môi trường nước, kiểm soát chất lượng nước, quản lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống công trình thủy lợi.

Quy hoạch cũng nhằm bảo đảm tưới, cấp nước, tiêu, thoát nước cho nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế; nâng cao năng lực chủ động phòng, chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra; đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế – xã hội bền vững, bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển của các quốc gia thượng nguồn. Cụ thể, đến năm 2030 sẽ tưới, cấp nước cho 3,2 triệu ha lúa; 70% – 90% diện tích cây trồng cạn, cây ăn quả, cây công nghiệp và rau màu; cấp đủ nước cho khoảng 10,5 triệu con gia súc, gia cầm… Cấp đủ nước cho sinh hoạt nông thôn, chăn nuôi, thủy sản tập trung; tạo nguồn cấp cho đô thị, công nghiệp và nhu cầu khác. Đồng thời bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi và chủ động ứng phó với hạn hán, thiếu nước, nâng cấp 8 hồ chứa lớn, tổng dung tích tăng thêm 360 triệu m3. Quy hoạch cũng đặt ra yêu cầu và mục tiêu nâng cao năng lực phòng chống lũ quét, sạt lở đất và các loại hình thiên tai khác.

Các dự án ưu tiên cũng được phân kỳ theo 3 giai đoạn với tổng mức đầu tư 489.000 tỷ đồng. Từ nay đến năm 2030 sẽ ưu tiên xây dựng mới các hồ chứa nước lớn; nâng cao dung tích hồ chứa lớn đã có. Nâng cấp các hệ thống thủy lớn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và một số hệ thống lớn, quan trọng khác. Đồng thời, xây dựng các công trình khắc phục hạ thấp mực nước trên lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả; nâng cấp đê sông, đê biển và các công trình phòng, chống thiên tai.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu các đơn vị của Bộ sẽ cùng địa phương sẽ rà soát lại các cơ chế chính sách, đề xuất Chính phủ, Quốc hội cơ chế chính sách đột phá về nguồn lực và nhân lực để giải quyết các mâu thuẫn, để thực hiện quy hoạch. Đồng thời, phối hợp và có giải pháp để thực hiện quy hoạch theo thứ tự ưu tiên.





Source link

Cùng chủ đề

Chuyên gia hiến kế giữ an toàn công trình đường bộ

Những vùng có rủi ro cao cần áp dụng tiêu chuẩn thiết kế cao hơn và sử dụng vật liệu bền vững chịu được tác động của môi trường, từ đó giảm thiểu tác động do thiên tai đối với công trình đường bộ. ...

Tăng chất lượng bảo trì đường bộ, giảm thiệt hại do thiên tai

Cục Đường bộ VN đề ra nhiều giải pháp để khắc phục các tồn tại, hạn chế trong quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng, đảm bảo chất lượng, an toàn giao thông, nhất là trong mùa mưa lũ. ...

Ứng dụng công nghệ mới trong bảo trì đường bộ, giảm phát thải, thân thiện với môi trường

Công nghệ cào bóc tái chế nguội tại chỗ giúp tận dụng vật liệu mặt đường cũ, tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải, thân thiện với môi trường. ...

Sớm khắc phục đường nông thôn bị sụt lún ở Bạc Liêu

Nhiều đoạn đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu bị sụt lún vẫn chưa được khắc phục, khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn. ...

58 năm Nhà máy nước Thủ Đức: Trái tim cấp nước TP.HCM

Nếu ví dòng nước như máu nuôi sống cơ thể thành phố này, Nhà máy nước Thủ Đức chính là trái tim bơm dòng máu đến từng tế bào. Về quy chuẩn nước đầu ra khi cấp cho người dân, Sawaco cho biết theo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 2/2025

Trong tháng 2/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến lĩnh vực thủy văn; kinh doanh bảo hiểm; sửa quy định về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng... Ảnh minh họa Trong tháng 2/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các...

CHÀO ẤT TỴ 2025: NĂM CỦA TRÍ TUỆ VÀ ĐỔI MỚI!

Năm Ất Tỵ 2025 vừa đến, mang theo hy vọng và niềm tin vào một tương lai tươi sáng cho mọi người dân đất Việt. Đông tàn, Xuân đến. Theo vòng quay của vũ trụ, năm con rắn lại trở về. Trong văn hóa của Đông Á và của người Việt, rắn là hình tượng biểu trưng cho trí tuệ, sự mềm dẻo và sự tái sinh. Đó cũng chính là một phần của những gì năm Ất...

Hướng đến tương lai Net Zero

Một năm mới đã đến, Việt Nam vẫn đang từng bước tiến lên trong hành trình xanh hóa nền kinh tế, hướng tới đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Đây không chỉ là cam kết với cộng đồng quốc tế mà vì chính Việt Nam, vì các thế hệ mai sau với một tương lai bền vững. Chặng đường ấy sẽ không hề bằng phẳng nhưng chiến lược đúng đắn,...

Tăng tốc chuyển đổi số cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, ngành Ngân hàng đã nhận thức cao và chỉ đạo quyết liệt công tác chuyển đổi số nhằm chuyển đổi hầu hết các hoạt động quản lý nhà nước, dịch vụ tín dụng sang môi trường số, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp. Thời gian qua, trong công tác chuyển đổi số quốc gia, ngành Ngân...

Đà Nẵng – Tín dụng chính sách như dòng suối mát lành

Mùa xuân đến như một bản hòa ca rộn rã, mang theo sức sống mới và những ước mơ vươn xa của thành phố biển Đà Nẵng. Giữa không gian tràn ngập sắc xuân, câu chuyện về tín dụng chính sách xã hội (CSXH) như dòng suối mát lành, tưới mát cho những mầm non hy vọng. Đó không chỉ là câu chuyện về những con số, mà còn là hành trình của lòng nhân ái, sự chung...

Bài đọc nhiều

Món canh môn da trâu “nghe đã thấy dai”, dưới xuôi nghe lạ mà người Thái đã nấu ăn Tết bao đời nay

Bạn đã bao giờ nghe đến món canh nấu từ da trâu chưa? Nghe có vẻ khó tin, nhưng với người Thái ở miền núi Thanh Hóa, đây lại là đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. ...

Nuôi cá chép giòn, cá đặc sản sông Đuống, toàn con to bự, tỷ phú Bắc Ninh hễ bán là hết veo

Những hộ nuôi cá đặc sản-cá chép giòn ở Bắc Ninh ai nấy đều phấn khởi bởi giá cá bán cao dịp Tết vẫn đắt hàng. Thương lái săn lùng, mua cá chép giòn với giá 120.000 đồng/kg. Có hộ tỷ phú Bắc...

Liều nuôi chim cu gáy hót vạn người mê, đẻ cản chả kịp, một người Thái Nguyên bán 1,3 triệu/cặp

Ngày xưa, trong rừng Thái Nguyên vẫn còn nhiều loại chim cu gáy, ông Mâu Tiến Lĩnh (xóm Ngò, xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đã đi bẫy về nuôi. Từ những con chim cu gáy hót vạn người mê này, ông Lĩnh nhân nuôi và phát tài...

Ế ẩm, mang nghìn con rắn hổ mang độc đi nấu cao, 1 anh nông dân Phú Thọ làm không kịp bán

Không chỉ mang lợi nhuận kinh tế cho gia đình, việc nấu cao rắn hổ mang đã phần nào hỗ trợ bà con nuôi rắn tại làng nghề tiêu thụ sản phẩm trong những ngày ế ẩm do dịch bệnh Covid-19 hoành hành. ...

Yên Bái xây dựng thương hiệu cá sấy hồ Thác Bà thành đặc sản phục vụ du lịch

Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Với hơn 1.300 đảo lớn nhỏ, hồ Thác Bà còn được thiên nhiên ban tặng nhiều loại thuỷ sản như cá lăng, cá chép, cá trắm… Người dân...

Cùng chuyên mục

Tiết lộ về người được chọn đóng vai vua Lê Đại Hành đi cày tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025

Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) đã có những thông tin ban đầu cho PV Dân Việt về người được chọn đóng vai vua Lê Đại Hành đi cày tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025. ...

Tận dụng mảnh đất, nông dân Quảng Bình trồng đủ thứ rau ngon, có rau thơm phức, tết ra nhổ tiện đủ đường

Người dân ở Quảng Bình tận dụng mảnh đất bên cạnh nhà để trồng đủ thứ rau, tết đến, ra hái từng giỏ vào ăn, rất tiện. ...

“Cú hích” từ một Nghị quyết

Những năm qua, chính sách dân tộc được huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk triển khai sâu rộng, sát với tình hình thực tế, mang hiệu quả tích cực đến các buôn đồng bào DTTS. Đặc biệt, Nghị quyết 07/NQ-HU ngày 11/10/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Ana về phát triển kinh tế - xã hội các buôn đồng bào DTTS trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 - 2025 đã tạo thêm “cú hích” thúc...

Xuất khẩu rau quả giảm 5,2%, chuyên gia hiến kế để các quả đặc sản Việt Nam bán tốt sang Trung Quốc

Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam (VINAFRUIT), trong tháng 1/2025 xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 416 triệu USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu rau quả đạt 285 triệu USD tăng 31%. ...

Để Hà Nội thêm xanh mỗi ngày

Các địa phương tích cực triển khai Trong những năm qua, huyện Sóc Sơn là một trong những địa phương hưởng ứng tích cực nhất phong trào Tết trồng cây đầu Xuân của TP Hà Nội. Theo thống kê, trong năm 2024, địa phương này đã trồng được tổng số 28.553 cây xanh các loại. Kết quả trên đạt 190,3% kế hoạch của huyện và đạt tới 259,6% kế hoạch TP Hà Nội giao. Tỷ lệ cây xanh sinh trưởng...

Mới nhất

8 ngày nghỉ Tết, có 481 người phải cấp cứu do pháo nổ

Bộ Y tế cũng cho biết, trong 24h qua có 5 trường hợp khám, cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ tự chế.  Tổng cộng trong 8 ngày nghỉ Tết có 481 trường hợp khám, cấp cứu...

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thiên Tạo và hành trình 20 năm “làm bạn” với rắn độc

TÔI THẤY MÌNH KHÔNG CÒN CÔ ĐƠN TRONG NGHIÊN CỨU VỀ RẮN Phóng viên: Trong cuộc trò chuyện 6 năm...

[Ảnh] Người dân thành phố Bắc Kinh hồ hởi du xuân Ất Tỵ

NDO - Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kéo dài 8 ngày, thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc tổ chức hơn 5.600 hoạt động văn hóa và trong 4 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ đã có hơn 3,97 triệu lượt người đến các công viên du xuân, tham quan các lễ hội truyền...

Du lịch Quảng Ngãi thu khoảng 65 tỷ đồng dịp Tết Nguyên đán

Kinhtedothi- Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Quảng Ngãi đón khoảng 109.600 lượt khách, doanh thu ước đạt 65 tỷ đồng. Ngày 1/2, Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch Quảng Ngãi cho biết, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tỉnh đón khoảng 109.600 lượt khách. Trong đó, khách do cơ sở lưu trú phục vụ...

Tai nạn trên đường dẫn cầu Cần Thơ, kẹt xe kéo dài

Kinhtedothi - Chiều ngày 1/2 (tức mùng 4 Tết), vụ tai nạn giao thông xảy trên đường dẫn cầu Cần Thơ làm kẹt xe hàng chục km. Trên tuyến đường từ ngã ba Cái Tắc đến trạm thu phí Cần Thơ, hàng trăm ô tô xếp thành hàng dài nhích từng chút một. Theo ghi nhận, khoảng 16 giờ ngày 1/2,...

Mới nhất