Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngQuy hoạch thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long cần tăng tính...

Quy hoạch thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long cần tăng tính ứng phó với các vấn đề bất định


Quy hoạch thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long cần tăng tính ứng phó với các vấn đề bất định

Quá trình quy hoạch thủy lợi không chỉ giải quyết vấn đề cấp bách mà cần tạo hạ tầng mang tính đột phá, làm nền tảng cho những chiến lược lâu dài giải quyết đa mục tiêu trong tương lai.

Thách thức từ hạ tầng thủy lợi

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đã chủ trì Hội thảo Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch).

Hội thảo nhằm lấy ý kiến các địa phương, cơ quan liên quan, chuyên gia… để Quy hoạch phù hợp với thực tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh trong lưu vực sông Cửu Long, cũng như các yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp.





Hội thảo Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hiện nay hạ tầng thủy lợi khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều hạn chế. Trong đó, nhiều ô bao, bờ bao kiểm soát lũ còn chưa bảo đảm tiêu chuẩn ngăn lũ, nguy cơ ngập vẫn thường xuyên xảy ra.

Đồng thời, việc thiếu trạm bơm tiêu đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với các khu vực nền địa hình thấp trũng, ảnh hưởng giáp nước, khó tiêu thoát ở khu vực Long Mỹ, Vị Thủy – Hậu Giang; Ngã Năm, Thạnh Trị, Châu Thành – Sóc Trăng

Ông Đỗ Đức Dũng, Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam (đơn vị tư vấn Quy hoạch) thông tin, hiện các hệ thống thủy lợi vùng đồng bằng sông Cửu Long đã đầu tư còn chưa hoàn chỉnh, hệ thống kênh nội đồng không được nạo vét theo định kỳ, trạm bơm tưới chưa được đầu tư… nên tình trạng thiếu nước tưới trong mùa khô vẫn xảy ra.

Trong khi đó, các khu vực đô thị như Cà Mau, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Tân An… chưa được đầu tư hệ thống chống ngập, tình trạng ngập ngày càng nặng. Vùng Tứ giác Long Xuyên tuy đã đầu tư các công trình kiểm soát lũ đầu mối, tuy nhiên vẫn chưa khép kín (còn hở các cửa kênh thông với sông Hậu) nên chưa hoàn toàn chủ động kiểm soát lũ vào nội đồng.

Hiện khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang chuyển dịch từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Chính vì vậy, thủy lợi vừa phải bảo đảm chủ động nguồn nước phục vụ kinh tế – xã hội trong mọi tình huống bất lợi; vừa gắn với không gian sống, không gian văn hóa – du lịch

“Trước những thách thức và xây dựng chiến lược đến năm 2050, tầm nhìn về Quy hoạch thủy lợi cần dài hạn, đề xuất được các bước đi, những việc cần làm để tăng tính chủ động ứng phó với các vấn đề bất định của vùng như: Biến đổi khí hậu, sử dụng nước của các quốc gia thượng nguồn, các thay đổi, tiến bộ về khoa học công nghệ và cả biến động về thị trường…”, ông Dũng chia sẻ.

Xây dựng nội dung cụ thể

Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam cho hay, điểm mới của Quy hoạch này là bước đầu hình thành các hệ thống kiểm soát nguồn nước theo quy mô lớn, liên vùng (vùng Hữu sông Hậu, vùng Tả sông Tiền…). Các công trình cống lớn kiểm soát cửa sông cũng được tính toán, đánh giá hiệu quả vận hành kỹ hơn (cống Vàm Cỏ, Hàm Luông), làm cơ sở đề xuất đầu tư, xây dựng.

Ngoài ra, do nhu cầu thực tế của việc nuôi trồng thủy sản cần nước ngọt pha loãng, hoặc các khu vực sản xuất tôm – lúa cần hỗ trợ cấp nước ngọt cho vụ lúa, quy hoạch lần này đã đề xuất 2 hệ thống chuyển nước cho vùng Nam Cà Mau và Nam Quốc lộ 1A Bạc Liêu.

Về vấn đề cấp nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, quy hoạch lần này đề xuất mô hình cấp nước biển từ khoài xa bờ bằng trạm bơm và đường ống trực tiếp cho các khu nuôi, hệ thống kênh sẽ chỉ còn nhiệm vụ tiêu thoát nước (mô hình cấp thoát tách rời hoàn toàn).

Một số khu vực có điều kiện hệ thống thủy lợi tương đối thuận lợi sẽ thí điểm bố trí hoàn thiện hệ thống công trình (cống, kênh), vận hành hệ thống để cấp thoát tách rời (khu Nam quốc lộ 1 Bạc Liêu, khu ven biển Vĩnh Châu Sóc Trăng, khu An Minh – An Biên Kiên Giang).





Cần quy hoạch thủy lợi đa mục tiêu, đa giá trị gắn với bảo tồn văn hóa, dịch vụ, du lịch…

Giải pháp cho các vùng còn lại là đầu tư các tiểu ô thủy lợi khép kín để chống ngập, vận hành tiêu thoát; mô hình sản xuất là nuôi thủy sản nước mặn; tăng cường nạo vét các trục kênh để tăng trao đổi nước, hạn chế tác động do nước quá mặn vì bị bốc hơi trên ruộng; các ô bao sẽ chủ động trữ nước mưa trên hệ thống kênh để hỗ trợ sản xuất thêm.

Cần nhanh chóng thực hiện để đối phó với thời tiết khắc nghiệt

Theo đại diện các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long, việc thực hiện Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cần thiết. Tuy nhiên, cần đẩy nhanh tiến độ của Quy hoạch, do quá trình biến đổi khi hậu tác động không nhỏ vào nền kinh tế, xã hội của từng địa phương.

Ông Phạm Tấn Đạo, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng thông tin, nhiều khu vực tại địa phương bị ngập lụt do vùng trũng không đều, thời gian nhiễm mặn không cố định khiến địa phương rất khó kiểm soát, người dân khó khăn trong phát triển nông nghiệp. Do vậy, Sóc Trăng mong muốn quy hoạch xây dựng các cống, hồ chứa nước ngọt trong thời gian tới.

Đồng tình với ý kiến, ông Văn Hữu Huệ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long chia sẻ: “Với tình hình biến đối khí hậu hiện nay, tỉnh Vĩnh Long đang có ý tưởng khai thác sông Măng Thít với diện tích trên 61 ha làm hồ trữ nước ngọt phục vụ nông nghiệp, sinh hoạt, giao thông, phát triển kinh tế…bằng giải pháp xây âu thuyền 2 đầu sông và thực hiện sau năm 2030.

Ngoài ra, trước tình trạng xâm nhập mặn trên các tuyến sông chính tăng cao kết hợp triều cường lấn sâu vào kênh, mương nội đồng khiến đời sống, sản xuất của người dân Bến Tre gặp nhiều khó khăn, ông Nguyễn Minh Cảnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre nêu thách thức, khó khăn nhất hiện nay là tình trạng nước biển dân, việc sử dụng nước ngọt thượng nguồn ở một vài quốc gia, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng.

“Giai đoạn 2015-2016 được nhận định là đợt nhiễm mặn kỷ lục, hàng trăm năm mới diễn ra 1 lần. Tuy nhiên, sau 4 năm tình trạng nhiễm mặn này lại diễn ra với mức độ nghiêm trọng hơn. Sau 4 năm tiếp theo lại diễn ra tình trạng nhiễm mặn như năm 2015-2016 và diễn biến trong thời gian tới là khó đoán định”, ông Cảnh chia sẻ.

Thiếu nước ngọt, việc sử dụng nước ngầm nhiều hơn dẫn đến tình trạng sụt lún, sạt lở. Vì vậy, nếu không có giải pháp căn cơ hơn thì đến năm 2050 hoặc năm 2100, Bến Tre nói riêng và các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ sẽ gặp tác động nhiều hơn nữa.

Vì vậy ông Cảnh cho rằng, việc quy hoạch một số hồ nước lớn sẽ khó khả thi vì gặp khó trong việc giải phóng mặt bằng và vận chuyển nguồn nước. Do đó, nếu từng địa phương có các hồ nước nhỏ để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt thì sẽ chủ động hơn.  

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, hiện nay, quy hoạch phát triển cho vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có đầy đủ. Vì vậy, làm sao các vấn đề đặt ra trong quy hoạch phải giải quyết được mâu thuẫn, khó khăn cơ bản của từng địa phương.

Đặc biệt, quy hoạch này phải gắn kết, phù hợp và đồng bộ với các quy hoạch trước đó đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt (quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch chuyên ngành thủy lợi, phòng thống thiên tai quốc gia; quy hoạch của địa phương).





Nguồn: https://baodautu.vn/quy-hoach-thuy-loi-dong-bang-song-cuu-long-can-tang-tinh-ung-pho-voi-cac-van-de-bat-dinh-d220464.html

Cùng chủ đề

Nữ giảng viên trẻ nghiên cứu công nghệ mới biến nước mặn thành nước ngọt

Công trình nghiên cứu đầy thiết thực của nữ giảng viên phố núi về công nghệ xử lý nước nhiễm mặn đã lọt vào vòng chung khảo Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho giảng viên trẻ năm 2024. ...

Bộ GTVT khẳng định chưa sử dụng cát biển để thi công cao tốc phía Nam

Bộ GTVT khẳng định chưa sử dụng cát biển để thi công cao tốc phía NamĐến thời điểm này, các dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 nói chung, Dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Cà Mau nói riêng đều sử dụng cát sông làm vật liệu nền đường. Thi công cao tốc Bắc -...

Người dân miền Tây ngày đêm chờ hứng từng can nước

TPO - Thiếu nước sinh hoạt, hàng ngàn người dân trong vùng ngọt hóa Gò Công, tỉnh Tiền Giang phải mang từng can nhựa đến vòi nước công cộng chờ hứng nước. Theo ghi nhận của phóng viên, trưa 3/4, từ trung tâm huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang về các xã Phước Trung, Tăng Hoà... dọc hai bên đường không khó bắt gặp cảnh người dân mang theo can...

Hồ chứa nước ngọt lớn nhất miền Tây mặn vượt chuẩn

Chiều 18/3, ông Hồ Ngọc Hậu, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Bến Tre - đơn vị quản lý hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp, xác nhận với phóng viên Dân trí việc nước trong hồ chứa này đang bị mặn vượt chuẩn."Nước ở sông Ba Lai và mương nội đồng xung quanh hồ Kênh Lấp đã bị xâm nhập mặn, tuy nhiên hồ không bị rò rỉ. Nước hồ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay giai đoạn 2 cao tốc Đồng Đăng

Ngày 2/2 (tức Mùng 5 Tết), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác khảo sát thực địa, kiểm tra tình hình thực hiện hai dự án cao tốc: Đồng Đăng – Trà Lĩnh và Hữu Nghị - Chi Lăng. Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay giai đoạn 2 cao tốc Đồng Đăng - Trà LĩnhNgày 2/2 (tức Mùng 5 Tết), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác khảo...

Quảng Nam thống nhất lập thủ tục cấp sổ cho Khu dân cư Cầu Hưng

Tỉnh Quảng Nam thống nhất tiếp tục được lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khu dân cư Cầu Hưng - Lai Nghi (giai đoạn 1), nhưng chỉ được chuyển nhượng cho người bị ảnh hưởng giải phóng mặt bằng của dự án. Quảng Nam thống nhất lập thủ tục cấp sổ cho Khu dân cư Cầu Hưng - Lai NghiTỉnh Quảng Nam thống nhất tiếp tục được lập thủ tục cấp giấy chứng...

Sản lượng vận tải trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tăng cao kỷ lục

Trong giai đoạn từ ngày 25 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ, tổng sản lượng vận chuyển hành khách toàn thị trường hàng không đạt 2,5 triệu hành khách, tăng 17,8% so với cùng kỳ 2024. Sản lượng vận tải trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tăng cao kỷ lụcTrong giai đoạn từ ngày 25 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất...

Hoà Phát (HPG) rót hơn 60.000 tỷ đồng vào “quả đấm thép” Dung Quất 2

Tổng nợ vay tài chính của HPG lên đến gần 83.000 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2024, tăng hơn 4.000 tỷ đồng so với cuối quý III và cao hơn gần 18.000 tỷ đồng so với năm 2023. Hoà Phát (HPG) rót hơn 60.000 tỷ đồng vào “quả đấm thép” Dung Quất 2Tổng nợ vay tài chính của HPG lên đến gần 83.000 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2024, tăng hơn 4.000 tỷ đồng so với cuối quý III...

Chính phủ chính thức trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC

Trong trường hợp được Quốc hội cho phép bổ sung vốn điều lệ như đề xuất của Chính phủ, Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) sẽ có số vốn điều lệ là 39.366 tỷ đồng. Chính phủ chính thức trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VECTrong trường hợp được Quốc hội cho phép bổ sung vốn điều lệ như đề xuất của Chính...

Bài đọc nhiều

Kỳ vọng xuất khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô

Trong tương lai, xuất khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô hứa hẹn sẽ là ngành đem lại giá trị xuất khẩu cao trong số các nhóm ngành tỷ USD ở Việt Nam. Linh kiện, phụ tùng ô tô - “điểm sáng” xuất khẩu Theo Tổng cục Hải quan, nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng 11 tháng năm 2024 với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 13,76 tỷ USD. So...

3 điểm nổi bật của ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 1/2025 là gì?

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng ngành sản xuất Việt Nam (PMI) đạt kết quả 48,9 điểm trong tháng 1/2025. Sáng 3/2/2025, S&P Global công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 1/2025. Trong đó có 3 điểm nổi bật: Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm trở lại; giá bán hàng giảm lần đầu tiên trong 9 tháng và việc làm...

Tháng 1/2025 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 29,49%

Nhờ tập trung sản xuất, kịp thời gian giao hàng cuối năm trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, sản xuất công nghiệp của tỉnh Nam Định tháng 1/2025 tăng tới 29,49%. Theo số liệu Cục Thống kê Nam Định vừa công bố, so với cùng kỳ năm 2024 (tháng trước Tết), chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 1/2025 tăng 29,49% với sự đóng góp tích cực của doanh nghiệp mới. ...

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch ô đất trường học phường Thạch Bàn, quận Long Biên

Theo đó, khu vực điều chỉnh quy hoạch thuộc phường Thạch Bàn, quận Long Biên, phía Bắc giáp đường nội bộ và ô đất nhóm nhà ở cao tầng, các phía còn lại giáp đường theo quy hoạch. Quy mô nghiên cứu lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết có diện tích khoảng 60.284m2. Mục tiêu điều chỉnh nhằm triển khai cụ thể hóa Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N10, tỷ lệ...

Giữa lúc giá chung cư neo cao, loạt dự án nhà ở giá rẻ bung hàng

(Dân trí) - Mới đây, nhiều dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội được công bố đủ điều kiện bán căn hộ cho thuê sau 5 năm. Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố thông tin về loạt dự án nhà ở xã hội trên địa bàn. Cụ thể, dự án Khu nhà ở xã hội Phú Lãm (phường Phú Lãm, quận Hà Đông) do Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát làm chủ đầu tư....

Cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay giai đoạn 2 cao tốc Đồng Đăng

Ngày 2/2 (tức Mùng 5 Tết), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác khảo sát thực địa, kiểm tra tình hình thực hiện hai dự án cao tốc: Đồng Đăng – Trà Lĩnh và Hữu Nghị - Chi Lăng. Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay giai đoạn 2 cao tốc Đồng Đăng - Trà LĩnhNgày 2/2 (tức Mùng 5 Tết), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác khảo...

Chính phủ chính thức trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC

Trong trường hợp được Quốc hội cho phép bổ sung vốn điều lệ như đề xuất của Chính phủ, Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) sẽ có số vốn điều lệ là 39.366 tỷ đồng. Chính phủ chính thức trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VECTrong trường hợp được Quốc hội cho phép bổ sung vốn điều lệ như đề xuất của Chính...

Hội nghị toàn quốc về bất động sản dự kiến được tổ chức trước ngày 15/2

(Dân trí) - Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng phối hợp với Văn phòng Chính phủ trước ngày 15/2 tổ chức hội nghị toàn quốc về thúc đẩy nhà ở xã hội và thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 03 đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025.Một trong những nội dung...

Cùng The Sentry trải nghiệm dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói hàng đầu TP.HCM

Có thể bạn chưa biết, dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói tại các nước phát triển như Anh, Australia, Mỹ...vô cùng phổ biến. Vì vậy khi mới vừa xuất hiện tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, mô hình này đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp, cá nhân. Mang lại cơ hội trải nghiệm một không gian làm việc hiện đại, chuẩn 4.0, đầy đủ tiện nghi, dịch vụ mà mức chi phí bỏ ra lại vô cùng hợp lý.

Giao 11.342,1m2 đất cho huyện Đông Anh để đấu giá quyền sử dụng đất

Vị trí, ranh giới, diện tích khu đất được xác định tại Bản vẽ Tổng mặt bằng, tỷ lệ 1/500 dự án xây dựng khu đấu giá quyền sử dụng đất thôn Vạn Lộc 2, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh do Công ty CP tư vấn đầu tư xây dựng Ngọc Minh lập và hoàn thành năm 2024, được Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Đông Anh xác nhận kèm theo Văn bản số 1579/TTQĐ-QL&PTQĐ ngày...

Mới nhất

Phát hiện ‘núi’ bánh kẹo đổ trong bãi rác La Phù, lãnh đạo huyện Hoài Đức nói gì?

Hàng loạt bánh kẹo được đổ thành 'núi' trong một bãi rác thuộc Khu công nghiệp La Phù (xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội), UBND huyện Hoài Đức nói sẽ 'đi đến cùng sự việc'. ...

2 vấn đề sức khỏe có thể tránh được nhờ tách cà phê sáng

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ Medicine cho thấy bạn có thể tránh được 2 vấn đề sức...

Mới nhất