Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngquy hoạch phải đi trước một bước

quy hoạch phải đi trước một bước


Chiều 6/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Cần xây dựng quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính của quốc gia và từng địa phương

Tham gia ý kiến đối với nội dung liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch, đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cho hay, tại Kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022), khi Quốc hội thảo luận về nội dung giám sát chuyên đề việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành, đại biểu đã nêu vấn đề mà đại biểu cho là đang còn thiếu sót trong quy định của pháp luật về quy hoạch, đó là chưa có quy định về việc xây dựng và phê duyệt Quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính của quốc gia và từng địa phương.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cho hay, công tác quy hoạch phải đi trước một bước. Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cho hay, công tác quy hoạch phải đi trước một bước. Ảnh: Quochoi.vn

Do chúng ta chưa xem xét việc sửa đổi Luật Quy hoạch tại thời điểm đó nên tại mục 2.6 của Nghị quyết Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã giao Chính phủ nghiên cứu xây dựng quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính của quốc gia và từng địa phương (đến đơn vị hành chính cấp xã) phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Đến nay, đã qua hơn 2 năm nhưng việc triển khai của Chính phủ cũng mới dừng ở việc ban hành Kế hoạch xây dựng Quy hoạch nói trên và theo dự kiến trong kế hoạch thì phải đến hết năm 2026 mới có thể có nội dung để báo cáo Chính phủ. Đồng thời, cũng chưa có 1 văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về nội dung này để làm cơ sở cho các địa phương chủ động thực hiện việc nghiên cứu, lập quy hoạch ở cấp mình.

Theo đại biểu Nguyễn Phương Thủy, đa phần các nội dung quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hiện nay ở nước ta đều đang gắn trên địa bàn của các đơn vị hành chính cụ thể. Việc chúng ta chưa có 1 Quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính cấp quốc gia và việc từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng chưa có quy hoạch về đơn vị hành chính lãnh thổ thuộc địa phương mình để làm định hướng cho việc sắp xếp các không gian phát triển, tập trung các nguồn lực đầu tư, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, quản lý xã hội thực sự đang là một vấn đề bất cập.

Đại biểu băn khoăn, tại sao trong hệ thống quy hoạch quốc gia (quy định tại Điều 5 của Luật Quy hoạch) có Quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt mà lại không có quy hoạch đối với các việc tổ chức các đơn vị hành chính có tính phổ biến là vấn đề đại biểu chưa lý giải được. Trên thực tế, do không có quy định trong Luật Quy hoạch nên trong quá trình xây dựng quy hoạch cấp tỉnh, các địa phương hầu như bỏ qua phần liên quan đến quy hoạch hệ thống các đơn vị hành chính trên địa bàn.

Do đó, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 35/2023 về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030, Thủ tướng Chính phủ đã cấp bách ban hành Công điện số 616/CĐ-TTg ngày 04/7/2023 yêu cầu tất cả các địa phương tiến hành rà soát, bổ sung vào quy hoạch tỉnh nội dung liên quan đến việc sắp xếp các đơn vị hành chính để làm cơ sở cho việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 và 2026-2030.

“Do đây là giải pháp mang tính tình thế nên nội dung được ghi nhận trong các quy hoạch cấp tỉnh hiện nay cũng hết sức chung chung chưa thể hiện tính chất của việc quy hoạch, làm định hướng lâu dài cho việc sắp xếp tổ chức các đơn vị hành chính cũng như định hướng cho việc phát triển kinh tế – xã hội gắn với đơn vị hành chính lãnh thổ” – đại biểu Nguyễn Phương Thủy nêu quan điểm.

“Tinh – gọn – mạnh – hiệu năng – hiệu lực – hiệu quả”

Theo đại biểu Nguyễn Phương Thủy, vừa qua, qua các bài viết, bài phát biểu của mình, Tổng Bí thư Tô Lâm thường xuyên đề cập đến việc tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Do đó, Tổng Bí thư liên tục nhấn mạnh phải tiếp tục đổi mới, phải sắp xếp, phải tinh gọn lại, hướng tới yêu cầu “Tinh – gọn – mạnh – hiệu năng – hiệu lực – hiệu quả”.

Quang cảnh Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV. Ảnh: Quochoi.vn
Quang cảnh Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV. Ảnh: Quochoi.vn

Để thực hiện được điều này, việc tổ chức một cách hợp lý các đơn vị hành chính với quy mô về diện tích, dân số phù hợp, không chỉ ở cấp xã mà còn đối với cả cấp tỉnh, cấp huyện là một trong những điều kiện căn bản và cần có sự nghiên cứu, chuẩn bị với tầm nhìn chiến lược, dài hạn, xuất phát từ đặc điểm, nhu cầu phát triển của từng địa phương, không phải chỉ để thực hiện các yêu cầu, mệnh lệnh chỉ đạo cụ thể của Bộ Chính trị, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội như đối với việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính thời gian qua.

Về việc này, ngay từ Nghị quyết số 17- NQ/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa X (năm 2007) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã đặt ra yêu cầu khẩn trương xây dựng và đưa vào thực hiện quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp, trên cơ sở đó ổn định cơ bản các đơn vị hành chính ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Yêu cầu này tiếp tục được nhắc lại trong Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị năm 2018 và Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị năm 2022.

Do vậy, để thể chế hóa các nội dung chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, đại biểu Nguyễn Phương Thủy đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm bổ sung nội dung xây dựng và phê duyệt Quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính của quốc gia và Quy hoạch đơn vị hành chính của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào hệ thống quy hoạch chung của quốc gia và quy định rõ đây là một nội dung chủ yếu cần được tích hợp trong Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch cấp tỉnh (tại khoản 2 Điều 22 và khoản 2 Điều 27 của Luật Quy hoạch) để có cơ sở pháp lý cho Chính phủ, các địa phương chủ động nghiên cứu, chuẩn bị nội dung này trong các lần điều chỉnh quy hoạch tiếp theo làm cơ sở, định hướng cho việc sắp xếp, bố trí không gian phát triển, bảo đảm hiệu quả đầu tư và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tổ chức bộ máy quản lý hành chính các cấp và trực tiếp làm cơ sở cho việc tiếp tục thực hiện sắp xếp, tổ chức lại hệ thống các đơn vị hành chính theo chủ trương của Đảng trong các giai đoạn tiếp theo đúng với tinh thần quy hoạch phải đi trước một bước.

Giải quyết mâu thuẫn giữa Luật Quy hoạch với Luật Điện lực (sửa đổi)

Tại phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình) chỉ ra mối quan hệ giữa Luật Quy hoạch chung với các quy định về quy hoạch tại các Luật chuyên ngành, hiện nay không thống nhất, đơn cử là Luật Điện lực (sửa đổi) cũng được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình) chỉ ra mối quan hệ giữa Luật Quy hoạch chung với các quy định về quy hoạch tại các Luật chuyên ngành, hiện nay không thống nhất. Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình) chỉ ra mối quan hệ giữa Luật Quy hoạch chung với các quy định về quy hoạch tại các Luật chuyên ngành, hiện nay không thống nhất. Ảnh: Quochoi.vn

Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Cường, trong Luật Quy hoạch chung quy định, khi điều chỉnh quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn phải đảm bảo không được làm thay đổi mục tiêu, quan điểm của quy hoạch. Trong Luật Điện lực (sửa đổi) quy định thay đổi mục tiêu, quan điểm vẫn được điều chỉnh theo trình tự, thủ tục rút gọn, nhưng trong Luật Quy hoạch chung lại không có những trường hợp như vậy, không có những căn cứ như vậy.

Hay, trong Luật Điện lực (sửa đổi), trong trường hợp cần phải bảo đảm an ninh, quốc phòng, có thể được điều chỉnh theo cái trình tự, thủ tục rút gọn, nhưng căn cứ này trong Luật Quy hoạch lại không có. Trong trường hợp này, dù có trường hợp bảo đảm an ninh quốc phòng, vẫn phải tiến hành điều chỉnh quy hoạch theo thủ tục chung chứ không được điều chỉnh quy hoạch theo thủ tục rút gọn. Hay trong trường hợp hình thành dự án làm ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất, môi trường thì trong Luật Điện lực (sửa đổi) quy định rằng, trường hợp đó điều chỉnh theo trình tự, thủ tục rút gọn, nhưng trong Luật Quy hoạch lại không có trường hợp này, không có căn cứ…

“Giữa 2 Luật này có những quy định không thống nhất, về sau này sẽ không biết trường hợp nào áp dụng quy định của Luật chuyên ngành và trường hợp nào áp dụng quy định của Luật chung” – đại biểu Nguyễn Mạnh Cường băn khoăn.

Theo đại biểu, khi áp dụng pháp Luật, chúng ta phải giải quyết được mối quan hệ giữa Luật Quy hoạch (luật chung) với các luật chuyên ngành hiện nay. Lĩnh vực điện lực có rất nhiều đặc thù cần phải có quy định liên quan tới vấn đề quy hoạch. Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư có nói rằng: “Luật Quy hoạch chỉ quy hoạch những vấn đề chung thôi, còn những vấn đề chi tiết liên quan đến quy hoạch ở các ngành, các lĩnh vực thì phải do các Luật chuyên ngành quy định và áp dụng theo các quy định của Luật chuyên ngành”.

Nếu chúng ta định có nguyên tắc áp dụng pháp luật như vậy, cần phải quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật – bổ sung 1 quy định về nguyên tắc áp dụng pháp luật ở trong Luật Quy hoạch. Hiện nay trong Luật Quy hoạch không có Điều về nguyên tắc áp dụng pháp luật. Ngoài các căn cứ Luật Quy hoạch quy định, có thể có những căn cứ khác mà Luật chuyên ngành nhận thấy những trường hợp đó cũng phải áp dụng theo trình tự, thủ tục rút gọn để đảm bảo không chồng chéo giữa Luật Quy hoạch với Luật Điện lực.

“Ở đây, không chỉ có Luật Điện lực, có rất nhiều luật khác có liên quan đến quy hoạch. Đây là vấn đề rất quan trọng, nếu không được giải quyết ở ngay trong Luật Quy hoạch lần này, việc chồng chéo, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về quy hoạch sẽ tồn tại mãi, gây ra những ách tắc, vướng mắc trong thực hiện” – đại biểu Nguyễn Mạnh Cường nêu quan điểm.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/dai-bieu-quoc-hoi-quy-hoach-phai-di-truoc-mot-buoc.html

Cùng chủ đề

lo ngại đầu cơ, sốt giá đất

Kinhtedothi - Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) bày tỏ lo ngại cơn sốt giá đất sẽ lây lan nếu mở rộng quỹ đất làm nhà ở thương mại. Giá đất đang sốt, tăng phi mã Ngày 13/11, thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất...

Đường sắt tốc độ cao tạo động lực cho sự phát triển của nền kinh tế

Kinhtedothi - Thảo luận tại tổ, các đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho rằng, chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam hết sức cần thiết, là nguyện vọng của đại đa số Nhân dân, tạo động lực mới cho sự phát triển của nền kinh tế... Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, các đại biểu Quốc hội Đoàn...

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam tạo động lực mới cho sự phát triển của nền kinh tế

Kinhtedothi - Thảo luận tại tổ, các đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho rằng, chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam hết sức cần thiết, là nguyện vọng của đại đa số Nhân dân, tạo động lực mới cho sự phát triển của nền kinh tế... Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, các đại biểu Quốc hội Đoàn...

Đại biểu Quốc hội chất vấn về nguồn lực thực hiện chuyển đổi số báo chí

Kinhtedothi - Chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ Bộ có kế hoạch như thế nào đối với nguồn lực tài chính và nguồn lực con người để có thể thực hiện thành công công cuộc chuyển đổi số báo chí. Ngày 12/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại...

Rà soát Dự thảo Luật Đầu tư công với quy định của Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi - Đại biểu Quốc hội đề xuất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần chỉ đạo các cơ quan khẩn trương tiến hành rà soát, đánh giá tác động, ảnh hưởng của các quy định trong Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) đối với việc thực hiện các quy định của Luật Thủ đô… Sáng 6/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự án

Tròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện Vân Canh, Tập đoàn Nexif Ratch Energy đã tiến hành đo gió, đang xúc tiến các thủ tục để đấu thầu dự án. Bình Định: Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự ánTròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện...

Kỳ vọng xuất khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô

Trong tương lai, xuất khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô hứa hẹn sẽ là ngành đem lại giá trị xuất khẩu cao trong số các nhóm ngành tỷ USD ở Việt Nam. Linh kiện, phụ tùng ô tô - “điểm sáng” xuất khẩu Theo Tổng cục Hải quan, nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng 11 tháng năm 2024 với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 13,76 tỷ USD. So...

Danh tính doanh nghiệp trúng đấu giá 4,4ha đất tại quận Hoàng Mai

(Dân trí) - Công ty cổ phần Đầu tư BĐS Song Lộc trúng đấu giá khu đất gần 4,4ha tại Khu đô thị Nam hồ Linh Đàm (quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng với giá 1.827 tỷ đồng. Mới đây, UBND TP Hà Nội có Quyết định 234 công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án Đầu tư xây...

Tích cực đổi mới công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản

Đến nay, kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình đã có những đóng góp tích cực cho quá trình đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, thiết bị; nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ trong ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. Nhiều công trình nghiên cứu, sản phẩm của các đề tài, dự án thuộc chương trình đã được áp...

Bãi thải “khủng” ở phường Đại Mỗ sắp bị xóa sổ?

Liên quan đến công tác xử lý bãi thải và điểm tập kết vật liệu xây dựng, máy móc, phương tiện trái phép nằm trên địa phận Tổ dân phố Ngọc Trục, phường Đại Mỗ, điểm giáp ranh với địa phận phường Vạn Phúc, quận Hà Đông mà Báo Kinh tế & Đô thị đã nhiều lần phản ánh, lãnh đạo phường Đại Mỗ vừa cho biết thông tin quan trọng. Cụ thể, trao đổi với phóng viên Kinh...

Cùng chuyên mục

Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự án

Tròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện Vân Canh, Tập đoàn Nexif Ratch Energy đã tiến hành đo gió, đang xúc tiến các thủ tục để đấu thầu dự án. Bình Định: Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự ánTròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện...

Hành trang đưa Đà Nẵng bước vào kỷ nguyên mới

Vượt qua bao thăng trầm, Đà Nẵng đã xây dựng thành công thương hiệu đầu tàu kinh tế của khu vực miền Trung. Không thỏa mãn với thành quả đạt được, Đà Nẵng đang viết tiếp những trang sử vẻ vang trong kỷ nguyên mới. Vượt qua bao thăng trầm, Đà Nẵng đã xây dựng thành công thương hiệu đầu tàu kinh tế của khu vực miền Trung. Không thỏa mãn với thành quả đạt được, Đà Nẵng đang viết...

Nửa thế kỷ kiến tạo kỳ tích phát triển

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng, Đà Nẵng đã vươn mình trở thành đô thị lớn, năng động của đất nước và sẵn sàng cho chặng đường phát triển mới đầy kỳ vọng. Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng, Đà Nẵng đã vươn mình trở thành đô thị lớn, năng động của đất nước và sẵn sàng cho chặng đường phát triển mới đầy kỳ vọng. ...

Vinhomes mở bán phân khu The Komorebi ở Vũ Yên

(Dân trí) - Phân khu The Komorebi - quần thể sống và nghỉ dưỡng theo chuẩn Nhật thuộc Vinhomes Royal Island vừa được mở bán. Thị trường bất động sản Hải Phòng thêm nhộn nhịp với nhiều ưu đãi. Sức hút của "Nhật Bản thu nhỏ" Ngày 29/3, Vinhomes mở bán phân khu chuẩn Nhật The Komorebi ở Vũ Yên. Hơn 1.000 nhà đầu tư và khách hàng từ Hải Phòng và các tỉnh, thành lân cận đã có mặt.Nơi đây...

Trình Thủ tướng chấp thuận thí điểm sử dụng cát biển san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ

UBND TP. Cần Thơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp dự án Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1) trên cơ sở các giải pháp kỹ thuật được chủ dự án đề xuất. Trình Thủ tướng chấp thuận thí điểm sử dụng cát biển san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần ThơUBND TP. Cần Thơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp...

Mới nhất

Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự án

Tròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện Vân Canh, Tập đoàn Nexif Ratch Energy đã tiến hành đo gió, đang xúc tiến các thủ tục để đấu thầu dự án. Bình Định: Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự ánTròn 1...

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng. ...

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng từ góc nhìn các dự án bất động sản

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng đang phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại, thông minh, xanh và bền vững. Trong đó, các dự án bất động sản lớn đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt, định hướng, định hình hệ thống kiến trúc, góp phần tạo ra một diện mạo hiện đại cho đô thị...

Tìm giải pháp đa đạng hóa thị trường xuất khẩu

Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. ...

Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư trú ẩn vào các cổ phiếu nào?

Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay, nhà đầu tư không nên hoảng loạn, có thể tìm kiếm nơi “trú ẩn” bằng cách đầu tư vào các công ty hàng đầu, có nội lực để chống chọi được với khủng hoảng. Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư "trú ẩn"...

Mới nhất