Trang chủPolitical ActivitiesQuy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh lĩnh vực...

Quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh lĩnh vực bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích



Thực hiện Quyết định số 3564/QĐ-BVHTTDL ngày 21/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Vụ Pháp chế đã biên soạn tài liệu cung cấp thông tin pháp luật, chính sách của ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, thể thaodu lịch. Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL đăng tải các câu hỏi – đáp quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh doanh lĩnh vực bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LĨNH VỰC BẢO QUẢN, TU BỔ VÀ PHỤC HỒI DI TÍCH

 Câu hỏi 1: Hành nghề tu bổ di tích gồm những nghề nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử -văn hóa, danh lam thắng cảnh (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Nghị định số 31/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2012/NĐ-CP, Nghị định số 61/2016/NĐ-CP và Nghị định số 36/2019/NĐ-CP) (sau đây gọi chung là Nghị định số 61/2016/NĐ-CP), hành nghề tu bổ di tích bao gồm:

a) Hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích;

b) Hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích;

c) Hành nghề thi công tu bổ di tích;

d) Hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích.

Câu hỏi 2: Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích được cấp cho những đối tượng nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng;

Theo Điều 69 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng) (sau đây gọi chung là Nghị định số 35/2023/NĐ-CP), cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng khi đáp ứng:

– Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:

+ Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

+ Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

(i) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;

(ii) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;

(iii) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

+ Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

– Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:

+ Khảo sát xây dựng:

(i) Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;

(ii) Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.

+ Thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.

+ Thiết kế xây dựng:

(i) Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);

(ii) Thiết kế cơ – điện công trình: chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt;

(iii) Thiết kế cấp – thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp – thoát nước.

(iv) Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ;

(v) Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu – hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông;

(vi) Thiết kế xây dựng công trình cấp nước – thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;

(vii) Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.

+ Giám sát thi công xây dựng:

(i) Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình;

(ii) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt, cấp – thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.

+ Định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.

+ Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.

– Điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

+ Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng của lĩnh vực chuyên môn ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện hoặc quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

+ Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng của lĩnh vực chuyên môn ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

+ Hạng III: Đã tham gia lập thiết kế quy hoạch xây dựng của lĩnh vực chuyên môn ít nhất trong 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Câu hỏi 3: Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích được cấp cho những đối tượng nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng

Theo Điều 70 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng) (sau đây gọi chung là Nghị định số 35/2023/NĐ-CP), cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng khi đáp ứng:

– Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:

+ Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

+ Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

(i) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;

(ii) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;

(iii) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

+ Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

– Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:

+ Khảo sát xây dựng:

(i) Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;

(ii) Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.

+ Thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.

+ Thiết kế xây dựng:

(i) Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);

(ii) Thiết kế cơ – điện công trình: chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt;

(iii) Thiết kế cấp – thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp – thoát nước.

(iv) Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ;

(v) Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu – hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông;

(vi) Thiết kế xây dựng công trình cấp nước – thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;

(vii) Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.

+ Giám sát thi công xây dựng:

(i) Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình;

(ii) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt, cấp – thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.

+ Định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.

+ Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.

– Điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

+ Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

+ Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

+ Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình từ cấp IV trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Câu hỏi 4: Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích được cấp cho những đối tượng nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hoặc người có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng;

Theo Điều 70 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng) (sau đây gọi chung là Nghị định số 35/2023/NĐ-CP), cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng khi đáp ứng:

– Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:

+ Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

+ Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

(i) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;

(ii) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;

(iii) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

+ Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

– Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:

+ Khảo sát xây dựng:

(i) Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;

(ii) Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.

+ Thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.

+ Thiết kế xây dựng:

(i) Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);

(ii) Thiết kế cơ – điện công trình: chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt;

(iii) Thiết kế cấp – thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp – thoát nước.

(iv) Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ;

(v) Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu – hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông;

(vi) Thiết kế xây dựng công trình cấp nước – thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;

(vii) Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.

+ Giám sát thi công xây dựng:

(i) Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình;

(ii) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt, cấp – thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.

+ Định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.

+ Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.

b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Câu hỏi 5: Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích được cấp cho những đối tượng nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình;

Theo Điều 71 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng) (sau đây gọi chung là Nghị định số 35/2023/NĐ-CP), cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng khi đáp ứng:

– Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:

+ Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

+ Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

(i) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;

(ii) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;

(iii) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

+ Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

– Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:

+ Khảo sát xây dựng:

(i) Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;

(ii) Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.

+ Thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.

+ Thiết kế xây dựng:

(i) Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);

(ii) Thiết kế cơ – điện công trình: chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt;

(iii) Thiết kế cấp – thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp – thoát nước.

(iv) Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ;

(v) Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu – hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông;

(vi) Thiết kế xây dựng công trình cấp nước – thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;

(vii) Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.

+ Giám sát thi công xây dựng:

(i) Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình;

(ii) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt, cấp – thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.

+ Định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.

+ Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.

– Điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

+ Hạng I: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc phụ trách lĩnh vực chuyên môn về giám sát thi công xây dựng của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

+ Hạng II: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc phụ trách lĩnh vực chuyên môn về giám sát thi công xây dựng của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

+ Hạng III: Đã tham gia giám sát thi công xây dựng hoặc tham gia thiết kế xây dựng hoặc thi công xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Câu hỏi 6: Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích như sau:

a) Thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được quy định như sau: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích.

b) Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích gồm:

– Đơn đề nghị theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP;

– Bản sao Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng, hành nghề thiết kế xây dựng, hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng, kiến trúc liên quan đến hoạt động đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích;

– Bản sao chứng chỉ hoặc chứng nhận đã tham gia chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích;

– 02 ảnh màu cỡ 3×4 cm chụp trong năm đề nghị cấp.

c) Trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích:

– Cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến người có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

d) Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực trong thời hạn 05 năm.

Câu hỏi 7: Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được cấp lại trong những trường hợp nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được cấp lại trong những trường hợp sau đây:

a) Bổ sung nội dung hành nghề;

b) Hết hạn sử dụng;

c) Bị mất hoặc bị hỏng.

Câu hỏi 8: Trình tự, thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, trình tự, thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được thực hiện như sau:

a) Thẩm quyền cấp lại Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được quy định như sau: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao.

b) Hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích gồm:

– Đơn đề nghị theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP;

– Bản chính Chứng chỉ hành nghề đã được cấp đối với trường hợp bổ sung nội dung hành nghề hoặc Chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng, bị hỏng;

– 02 ảnh màu cỡ 3×4 cm chụp trong năm đề nghị cấp lại;

Trường hợp bổ sung nội dung hành nghề đã được ghi nhận trong Chứng chỉ hành nghề đã cấp, phải gửi kèm theo hồ sơ các bản sao chứng chỉ, chứng nhận (Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng, hành nghề thiết kế xây dựng, hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng, kiến trúc liên quan đến hoạt động đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích)

c) Trình tự, thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích:

– Cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến người có thẩm quyền cấp lại Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích.

– Đối với trường hợp cấp lại Chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng hoặc bị hỏng, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao xem xét, quyết định cấp lại Chứng chỉ hành nghề, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Đối với trường hợp cấp lại Chứng chỉ hành nghề bị mất hoặc bổ sung nội dung hành nghề, thời hạn cấp được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới.

d) Nội dung và thời hạn của Chứng chỉ hành nghề cấp lại được ghi như sau:

– Đối với trường hợp bổ sung nội dung hành nghề, ghi bổ sung nội dung hành nghề theo thời hạn của Chứng chỉ hành nghề cũ;

– Đối với trường hợp hết hạn, nội dung và thời hạn ghi trong Chứng chỉ hành nghề được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới;

– Đối với trường hợp bị mất hoặc bị hỏng, ghi theo đúng nội dung và thời hạn của Chứng chỉ hành nghề cũ.

Câu hỏi 9: Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích bị thu hồi trong những trường hợp nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:

a) Thực hiện hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích không đúng với phạm vi cho phép của Chứng chỉ hành nghề;

b) Không tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa, về xây dựng và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

c) Cho người khác thuê, mượn hoặc sử dụng Chứng chỉ hành nghề;

d) Tự ý tẩy xóa, sửa chữa Chứng chỉ hành nghề;

đ) Các trường hợp bị thu hồi khác theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 10: Trình tự, thủ tục thu hồi Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, trình tự, thủ tục thu hồi Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích được thực hiện như sau:

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao đã cấp Chứng chỉ hành nghề thông báo Quyết định thu hồi đến tổ chức, cá nhân vi phạm, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

– Cá nhân bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề chỉ được xem xét cấp Chứng chỉ hành nghề sau thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị thu hồi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trình tự, thủ tục đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề sau khi bị thu hồi được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới.

Câu hỏi 11: Giấy chứng nhận hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích được cấp cho những đối tượng nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Giấy chứng nhận hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích được cấp cho tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có đủ điều kiện hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng;  

c) Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích.

Câu hỏi 12: Giấy chứng nhận hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích được cấp cho những đối tượng nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Giấy chứng nhận hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích được cấp cho tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có đủ điều kiện hành nghề thiết kế xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng;

c)  Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích.

Câu hỏi 13: Giấy chứng nhận hành nghề thi công tu bổ di tích được cấp cho những đối tượng nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Giấy chứng nhận hành nghề thi công tu bổ di tích được cấp cho tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có đủ điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng;

c) Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích.

Câu hỏi 14: Giấy chứng nhận hành nghề tư vấn giám sát thi công tu bổ di tích được cấp cho những đối tượng nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Giấy chứng nhận hành nghề tư vấn giám sát thi công tu bổ di tích được cấp cho tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có đủ điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định pháp luật về xây dựng;

c) Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích.

Câu hỏi 15: Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích được thực hiện như sau:

a) Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề đối với tổ chức hành nghề tu bổ di tích có trụ sở trên địa bàn.

b) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích gồm:

– Đơn đề nghị theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP;

– Danh sách người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích, Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích, Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích và Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề.

c) Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích

– Tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận hành nghề nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến người có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận hành nghề theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

d) Giấy chứng nhận hành nghề có hiệu lực trong thời hạn 05 năm.

Câu hỏi 16: Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích được cấp lại trong những trường hợp nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích được cấp lại trong những trường hợp sau đây:

a) Bổ sung nội dung hành nghề;

b) Hết hạn sử dụng;

c) Bị mất hoặc bị hỏng.

Câu hỏi 17: Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 15 và khoản 2 Điều 17 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích được thực hiện như sau:

a) Thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận hành nghề đối với tổ chức hành nghề tu bổ di tích có trụ sở trên địa bàn.

b) Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích gồm:

– Đơn đề nghị theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 61/2016/NĐ-CP;

– Bản chính Giấy chứng nhận hành nghề đã được cấp đối với trường hợp bổ sung nội dung hành nghề hoặc Giấy chứng nhận hành nghề hết hạn sử dụng, bị hỏng;

Trường hợp bổ sung nội dung hành nghề đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận hành nghề đã cấp, phải gửi kèm theo hồ sơ các bản sao: Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích, Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích, Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích, Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích và Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh.

c) Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích:

– Tổ chức nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến người có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích.

– Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề hết hạn sử dụng hoặc bị hỏng, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao xem xét, quyết định cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề bị mất hoặc bổ sung nội dung hành nghề, thời hạn cấp được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới.

d) Nội dung và thời hạn của Giấy chứng nhận hành nghề cấp lại được ghi sau:

– Đối với trường hợp bổ sung nội dung hành nghề, ghi bổ sung nội dung hành nghề theo thời hạn của Giấy chứng nhận hành nghề cũ;

– Đối với trường hợp hết hạn, nội dung và thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận hành nghề được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới;

– Đối với trường hợp bị mất hoặc bị hỏng, ghi theo đúng nội dung và thời hạn của Giấy chứng nhận hành nghề cũ.

Câu hỏi 18: Việc thu hồi Chứng chỉ hành nghề được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP, việc thu hồi Giấy chứng nhận hành nghề được thực hiện như đối với thu hồi Chứng chỉ hành nghề tu bổ, phục hồi di tích.

Câu hỏi 19: Hình thức và thẩm quyền bồi dưỡng kiến thức về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Thông tư số 04/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định Chương trình bồi dưỡng kiến thức về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, hình thức và thẩm quyền bồi dưỡng kiến thức về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích được pháp luật quy định như sau:

– Hình thức: tập trung tại cơ sở bồi dưỡng.

– Cơ sở bồi dưỡng là trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu có khoa hoặc ngành hoặc chuyên ngành đào tạo hoặc phòng, ban chức năng liên quan đến hoạt động tu bổ di tích.

– Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng có thẩm quyền cấp chứng chỉ đã hoàn thành Chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích cho đối tượng được bồi dưỡng tham gia tối thiểu 80% thời lượng trên lớp, nghiên cứu, khảo sát thực địa, làm bài tập thực hành và có Tiểu luận thu hoạch được đánh giá đạt yêu cầu./.



Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/quy-dinh-cua-phap-luat-ve-hoat-dong-kinh-doanh-linh-vuc-bao-quan-tu-bo-va-phuc-hoi-di-tich-2024123010400612.htm

Cùng chủ đề

Tết đến rồi, bao lì xì nhẹ thôi!

Nổi lên trong Tết này có vẻ nhiều bạn trẻ đang tìm về những giá trị giản dị, từ mái tóc đen tự nhiên, bộ đồ chân phương đến thói quen săn đồ "si" (hàng cũ) và giản lược luôn chuyện lì xì, quà cáp. ...

Học bổng toàn phần Chính phủ Úc 2025 cho công dân Việt Nam

Học bổng toàn phần Chính phủ Úc dành cho ứng viên Việt Nam gồm nông - lâm - ngư nghiệp, chuyển đổi số, giáo dục, công nghệ thông tin (chỉ dành cho người khuyết tật), môi trường, biến đổi khí hậu... Học bổng Chính...

Quảng Ninh hoàn thành sửa chữa nhiều công trình trọng điểm trước Tết

TPO - Các công trình trọng điểm bị ảnh hưởng do bão số 3 như Trung tâm tổ chức hội nghị tỉnh; Cung quy hoạch, Bảo tàng - thư viện tỉnh; Cột đồng hồ; Khu huấn luyện, thi đấu Đại Yên được tỉnh Quảng Ninh gấp rút sửa chữa và hoàn thành xong trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. 24/01/2025 | 09:14 ...

TP.HCM: Thủy hải sản, rau củ… về chợ tăng nhưng cần bám sát diễn biến giá dịp Tết

Lượng hàng thủy hải sản về TP.HCM đã tăng, chủng loại phong phú, nhưng lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Tài chính, Sở Công Thương... phải phối hợp chặt chẽ giám sát, đảm bảo không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến. Ông...

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội chúc Tết công nhân thi công Vành đai 4

Kinhtedothi - Sáng 24/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã đến kiểm tra tiến độ, thăm, chúc Tết và tặng quà động viên các công nhân viên, người lao động đang làm việc trên công trường Dự án đường Vành đai 4 tại Hà Nội. Với quyết tâm chính trị, sự ủng hộ, đồng thuận của Nhân dân đối với dự án, kết quả tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các dự án thành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thành phố Đà Nẵng triển khai nhiều giải pháp để phát triển TDTT quần chúng trong giai đoạn mới

Thực hiện Kết luận 70/KL-TW của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới, thành phố Đà Nẵng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh phong trào TDTT quần chúng trên địa bàn. ...

Lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Di sản...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Di sản văn hóa. ...

Khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định

Sáng 16/01, tỉnh Bến Tre tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm. Đây là một trong các hoạt động chào mừng kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre, 65 năm Ngày Bến Tre Đồng Khởi. ...

Lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch...

Bộ VHTTDL đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch khảo cổ; quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án đầu tư, xây dựng công trình, sửa chữa, cải tạo,...

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo của Lai Châu

Đến nay, Lai Châu có 12 điểm du lịch cộng đồng cấp tỉnh và 01 điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu ASEAN (bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ). Lai...

Bài đọc nhiều

Tập huấn phổ biến kiến thức và cập nhật tình hình công tác đối ngoại đa phương

Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng phát biểu khai mạc hội thảo. Tham dự khai mạc có Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An Nguyễn Việt Hưng; các báo cáo viên từ Ban Đối ngoại Trung ương và Học viện Ngoại giao cùng; lãnh đạo và công chức, viên chức các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ. Quang cảnh khai mạc hội thảo. Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng nhấn mạnh, đối ngoại đa phương là...

Doanh thu từ du lịch dịp lễ 30/4-1/5 ước đạt 600 tỉ đồng

Trong dịp lễ vừa qua, tỉnh Quảng Nam ghi nhận sự tăng về lượt khách quốc tế so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu từ tham quan, lưu trú du lịch trong 5 ngày lễ (từ 27/4 đến 1/5) ước đạt 600 tỉ đồng. ...

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ 10 tháng năm 2024 đạt 647,87 tỷ USD

(MPI) - Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê được công bố ngày 06/11/2024, trong tháng 10, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất...

Bộ GDĐT làm việc với Ủy ban Dân tộc về quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục

Ngày 31/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) có buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc về một số nội dung liên quan đến quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban Dân tộc. Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Kim Chi, Thứ trưởng, Phó Chủ...

Lễ công bố và trao quyết định điều động và bổ nhiệm Phó Trưởng phòng Phòng Hành chính – Quản trị, Văn phòng Bộ

Sáng ngày 06/11/2024, tại trụ sở Bộ, Văn phòng Bộ Nội vụ tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định điều động và bổ nhiệm Phó Trưởng phòng Phòng Hành chính – Quản trị, Văn phòng Bộ đối với ông Đinh Tiến Dũng – Chuyên viên chính Phòng Kế toán – Tài vụ giữ chức vụ Phó Trưởng phòng Phòng Hành chính – Quản trị, Văn...

Cùng chuyên mục

Bộ Công Thương làm việc với PTC1 về công tác cấp điện dịp Tết và năm 2025

Đoàn công tác do Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Trịnh Quốc Vũ làm trưởng đoàn cùng đại diện các cục: Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp, Điện lực và Năng lượng tái tạo, Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO) cùng các phòng, ban của PTC1.Sẵn sàng các phương án phòng ngừaBáo cáo đoàn công tác ông Hoàng Xuân Khôi – Phó Giám đốc Công ty...

Thành phố Đà Nẵng triển khai nhiều giải pháp để phát triển TDTT quần chúng trong giai đoạn mới

Thực hiện Kết luận 70/KL-TW của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới, thành phố Đà Nẵng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh phong trào TDTT quần chúng trên địa bàn. ...

Nghiên cứu thành lập Khu Kinh tế thương mại tự do Vũng Áng

(MPI) - Ngày 21/01/2025, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Văn bản số 542/VPCP-QHĐP về việc xử lý kiến nghị của Tỉnh ủy Hà Tĩnh tại buổi làm việc của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Theo đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nghiên cứu sự cần thiết, lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan...

Lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Di sản...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Di sản văn hóa. ...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tặng 7.400 cây gậy trắng cho Hội người mù Việt Nam

(MPI) - Chương trình Vì sự phát triển cộng đồng và Sáng kiến cây gậy trắng cho người mù Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát động vào ngày 05/12/2019 với thông điệp “Cả nước chung tay mang lại hạnh phúc cho người mù”. Đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đồng hành cùng Hội người mù Việt Nam trao tặng hơn 28.600 cây gậy trắng cho người...

Mới nhất

“Phát sốt” với vườn treo lủng lẳng các trái xoài mang hình con rắn ở Hậu Giang

Anh Bùi Văn Thức ở tỉnh Hậu Giang đưa ra thị trường sản phẩm mới lạ trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đó là trái xoài có hình con...

Gia hạn cuộc thi đến 18-2

(NLĐO) - Cuộc thi "Chạm đến tương lai cùng Metro" gia hạn đến 18-2-2025, mở rộng chủ đề sáng tạo, trao giải ngày 22-2-2025 tại Ga Bến...

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Thăm, tặng quà Tết cho con ngư dân nhận đỡ đầu

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân và Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân phối hợp với các đơn vị tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà và trao tiền hỗ trợ cho con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn được đơn vị nhận đỡ đầu năm 2025....

Ăn nhầm trứng gà tiêm thuốc diệt chuột, 2 trẻ ở Hòa Bình nhập viện thương tâm ngày giáp Tết

GĐXH - Thời điểm Tết Nguyên đán đến gần, Bệnh viện Nhi Trung ương liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc hết sức đáng tiếc. ...

Mới nhất