Trang chủNewsNhân quyềnQuy định của Hiến pháp Việt Nam về cấm tra tấn

Quy định của Hiến pháp Việt Nam về cấm tra tấn

Theo Khoản 2 Điều 2 Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (CAT) quy định: “Không có bất kỳ hoàn cảnh ngoại lệ nào, cho dù là trong tình trạng chiến tranh, hoặc đang bị đe doạ bởi chiến tranh, mất ổn định chính trị trong nước hoặc bất kỳ tình trạng khẩn cấp nào có thể được viện dẫn để biện minh cho việc tra tấn”.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa quy định này của Công ước, trong đó có thể kể đến một số nội dung chính sau.

Xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta, từ lý luận và thực tiễn phát triển đất nước những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của vấn đề quyền con người và mối quan hệ giữa con người và chính trị, giữa công dân và Nhà nước, giữa tự do cá nhân và pháp luật quốc gia.

Người bị tạm giữ người bị tạm giam được tổ chức gặp thân nhân theo đúng thời gian và số lần quy định Ảnh Báo Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong mối quan hệ đó, phải khẳng định: Cá nhân làm nên xã hội; quyền lực nhà nước bắt nguồn từ công dân và bị giới hạn bởi ý chí của người dân. Tự do, nhân phẩm của mỗi cá nhân phải được xã hội, Nhà nước tôn trọng, bảo vệ.

Hiến pháp năm 1946 lần đầu tiên xác định một nguyên tắc về chống hành vi tùy tiện trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam, theo đó “tư pháp không quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam. Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam không được ai xâm phạm một cách trái pháp luật” (Điều 11). Mặc dù quy định này không đề cập cụ thể đến vấn đề tra tấn nhưng lại có ý nghĩa quan trọng để bảo vệ người dân trước những vi phạm nhân quyền trong hoạt động tư pháp, bao gồm các hành vi tra tấn, đối xử vô nhân đạo và hạ nhục.

Nguyên tắc trên tiếp tục được các bản Hiến pháp sau kế thừa và phát triển thành nguyên tắc hiến định đầy đủ về quyền bất khả xâm phạm thân thể, danh dự và nhân phẩm của công dân mà được áp dụng trong mọi hoàn cảnh, kể cả trong hoạt động tố tụng (các Điều: 27, 28 Hiến pháp năm 1959; các Điều 69, 70 và 71 Hiến pháp năm 1980; Điều 71 Hiến pháp năm 1992).

Cụ thể, Điều 71 Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi và bổ sung năm 2001) quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt bếu không có quyết định của tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải theo đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”.

Quy định trên của Hiến pháp năm 1992 tiếp tục được kế thừa và bổ sung, hoàn thiện tại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013. Theo đó: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm…

So với quy định tại Điều 71 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) thì Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 đã có sự thay đổi rất cơ bản như sau:

Thứ nhất, về mặt chủ thể, Hiến pháp năm 2013 bảo vệ tất cả các cá nhân, hay nói cách khác bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể cho con người trong khi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) chỉ ghi nhận quyền này cho công dân.

Chương trình Thắp sáng ước mơ thanh niên hoàn lương năm 2023 tại Trại giam Suối Hai Ba Vì Hà Nội Ảnh Đoàn Thanh niên Việt Nam

Thứ hai, nội dung quyền bất khả xâm phạm, các biện pháp bảo vệ và các hình thức vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của cá nhân theo Hiến pháp năm 2013 đã được quy định khái quát và rõ ràng hơn. Cụ thể như sau:

So với Hiến pháp năm 1992 thì Hiến pháp năm 2013 có quy định bổ sung hai hành vi “tra tấn, bạo lực” là những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực tư pháp hình sự nhằm bảo đảm quyền con người. Theo quy định này của Hiến pháp năm 2013, các hành vi cụ thể như lăng mạ, đe dọa, đánh đập đối với người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam hay người đang chấp hành hình phạt tù gây cho họ đau đớn, đau khổ nghiêm trọng về thể xác, tinh thần là các hành vi vi phạm quyền con người.

Các hành vi khác như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, ăn cơm nhạt, không cho ngủ, giam trong buồng tối, xét hỏi suốt ngày đêm gây cho người bị giam giữ căng thẳng tột độ, bắt đứng hoặc quỳ khi hỏi cung cũng đều là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, vi phạm quyền con người.

Quy định này của Hiến pháp năm 2013 đã bảo vệ mọi cá nhân trong mọi điều kiện, hoàn cảnh khác nhau (ví dụ, bao gồm cả công dân Việt Nam, người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam hay người đang bị giam, giữ…). Điều đó cũng có nghĩa trách nhiệm của Nhà nước là không được xâm phạm quyền này của cá nhân hay đặt ra giới hạn đối với quyền này, kể cả trong tình trạng khẩn cấp. Nhà nước có trách nhiệm phải ngăn chặn, xử lý mọi hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Ngoài quy định của Hiến pháp, quyền không bị tra tấn, bức cung, nhục hình và quy cấm tra tấn, bức cung, nhục hình còn được ghi nhận ở nhiều văn bản luật, trong đó có: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật thi hành án hình sự năm 2010, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 và Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015.

Trà Khánh

Cùng chủ đề

ĐHĐCĐ SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành

Ngày 22/4, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền. Trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện, SHB đang không ngừng phát triển, nâng tầm vị thế, hướng đến thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược, kế hoạch kinh doanh, qua...

Chụp ảnh miễn phí, thắp lửa yêu nước cho bé

Mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI trân trọng tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt tại cơ sở 286 – 294 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Không chỉ dành cho các bé từ 6 tháng đến 5 tuổi với hoạt động khám Nhi kết hợp chụp ảnh hóa thân, các bé sơ sinh cũng được chụp ảnh newborn độc đáo, theo...

Vosco và kế hoạch đầu tư đầy toan tính giữa tâm bão thuế quan – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Vosco ‘ra khơi’ giữa bối cảnh đầy sóng gió Chưa đầy một tuần nữa, Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (Vosco) sẽ nhận bàn giao tàu rời Sunlight, được đóng tại Nhật Bản từ năm 2013, dưới sự đồng hành về vốn của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB). Trước đó, cuối tháng 1/2025, Vosco đã nhận bàn giao tàu cỡ Supramax là Starlight tại Nhật Bản. Tàu thực hiện chuyến hải trình đầu tiên vận...

NÉT QUYẾN RŨ TINH TẾ TỪ NHỮNG ĐÓA HOA

Khi hoa – biểu tượng của sự nữ tính và sức hút của người phụ nữ, được chạm khắc tinh xảo trong từng món trang sức, chúng mang theo một ngôn ngữ mới – ngôn ngữ của sự quyến rũ tinh tế và khí chất nội tại. Bộ sưu tập trang sức kim cương Blooming Rose và Jasmine từ DOJI chính là hai bản hòa ca hoàn hảo, khắc họa trọn vẹn vẻ đẹp ấy. BST Blooming Rose mang...

Lễ ký kết Hợp đồng cấp Tín dụng để đầu tư phát triển Đội tàu giữa VOSCO và ngân hàng MSB – Tổng công...

Tiếp tục thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển đội tàu theo chiến lược hoạt động của Công ty, ngày 18/4/2025, tại trụ sở chính VOSCO đã diễn ra Lễ ký kết Hợp đồng cấp tín dụng giữa Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) và VOSCO để tài trợ vốn cho các Dự án đầu tư tàu của VOSCO. Sau khi đầu tư tàu hàng rời Vosco Starlight, VOSCO tiếp tục đầu tư và sẽ nhận...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Nâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống xóa đói...

Phấn đấu năm 2030, 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" là có 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực. Quyết định số 142/QĐ-TTg...

Bài đọc nhiều

Chung tay hành động thiết thực, giảm thiểu tổn hại đến trẻ em

Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước. Trẻ em như búp trên cành - rất cần được chăm sóc, yêu thương và giáo dục đúng cách. Vì vậy “Hãy lắng nghe trẻ em bằng trái tim, hãy bảo vệ trẻ em bằng hành động”. Có như vậy, trẻ mới được phát triển trong một môi trường sống an toàn, tốt đẹp nhất. Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm...

Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Chính phủ Australia xác nhận sẽ cử đại diện tham dự hội nghị quốc tế về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza.

Đà Nẵng khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động KH&CN và khởi nghiệp đổi mới sáng...

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến gửi lời chúc mừng đến đội ngũ trí thức, các nhà khoa học, các nhà sáng tạo và các cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nhân dịp...

Cùng chuyên mục

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Mới nhất

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ với những dấu ấn trong sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam – Tổng công ty Hàng...

Ngành hàng hải Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt quá trình phát triển, và trong bối cảnh đó, những nhân vật lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược như Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ đã đóng một vai trò không thể thiếu. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông vận...

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

VHO - Bộ VHTTDL vừa có quyết định số 1064 về việc cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, thành phố Huế). Quá trình khai quật năm 2024, đoàn khảo cổ cũng phát hiện và thu được khối lượng lớn di...

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu...

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1, tăng 16% so với cùng kỳ

Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm...

ĐƯỜNG VÀO SÂN BAY PHAN THIẾT HOÀN THÀNH: BƯỚC TẠO ĐÀ CHO HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG PHÁT TRIỂN

Sau hơn 1 năm nỗ lực thi công, dự án đường vào sân bay Phan Thiết đã cơ bản hoàn thành. Đây là đường kết nối Cảng hàng không quốc tế Phan Thiết (sân bay Phan Thiết) với đường ven biển Võ Nguyên Giáp (dẫn ra Mũi Né - Bàu Trắng), kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy...

Mới nhất