Trang chủPolitical ActivitiesQuốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc...

Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Nghị quyết của Quốc hội quy định một số cơ chế, chính sách đặc biệt để đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, gồm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 và các dự án thành phần, và một số cơ chế, chính sách đặc biệt áp dụng cho tỉnh Ninh Thuận để thực hiện dự án.

Ngày 19/2/2025, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (Nghị quyết), với 459 đại biểu tán thành (bằng 96,03% tổng số đại biểu Quốc hội).

Nghị quyết gồm 5 điều, quy định một số cơ chế, chính sách đặc biệt để đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, gồm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 và các dự án thành phần và một số cơ chế, chính sách đặc biệt áp dụng cho tỉnh Ninh Thuận để thực hiện Dự án.

Nghị quyết cho phép Dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt như: Triển khai đồng thời việc đàm phán với đối tác đã ký kết điều ước quốc tế hoặc với các đối tác khác để ký kết điều ước quốc tế về hợp tác xây dựng, cấp tín dụng cho thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, song song với quá trình phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư.

Nghị quyết cũng quy định thống nhất hình thức lựa chọn nhà thầu cho phép áp dụng là chỉ định thầu rút gọn theo quy định của pháp luật về đấu thầu như: Áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn đối với gói thầu chìa khóa trao tay xây dựng nhà máy chính với nhà thầu trong điều ước quốc tế. Phạm vi công việc của hợp đồng chìa khóa trao tay bao gồm các công việc theo quy định pháp luật xây dựng và các công việc lập hồ sơ phê duyệt địa điểm, mua bảo hiểm cho toàn bộ phạm vi thực hiện của hợp đồng (được phép mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không có chi nhánh được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam), cung cấp nhiên liệu hạt nhân, vận hành, bảo dưỡng nhà máy trong thời gian 05 (năm) năm kể từ ngày dự án nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn đối với các gói thầu tư vấn quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án, bao gồm: lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; tư vấn trợ giúp chủ đầu tư đàm phán, ký kết, quản lý thực hiện hợp đồng chìa khóa trao tay; thẩm tra hồ sơ phê duyệt địa điểm, thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, các báo cáo chuyên ngành theo quy định pháp luật; tư vấn quản lý dự án và giám sát thi công. Áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn để thẩm định công nghệ, an toàn, an ninh, kiểm tra pháp quy hạt nhân trong các giai đoạn đầu tư xây dựng các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận trên cơ sở sử dụng hiệu quả các chuyên gia và tổ chức trong nước và quốc tế.

img

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Nghị quyết chỉ quy định chỉ định thầu cho các gói thầu, công việc có tính đặc thù liên quan đến công nghệ, an toàn hạt nhân, gắn liền và phục vụ trực tiếp cho công tác triển khai đầu tư xây dựng nhà máy chính. Đối với việc thực hiện triển khai các dự án thành phần và các công việc khác thuộc dự án nhà máy chính mà các đơn vị trong nước có đủ năng lực kinh nghiệm thực hiện, chủ đầu tư và các cơ quan liên quan sẽ phải tuân thủ các hình thức, quy trình thủ tục lựa chọn nhà thầu theo pháp luật đấu thầu hiện hành.

Về phương án tài chính và thu xếp vốn, Nghị quyết quy định: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tăng vốn điều lệ của chủ đầu tư từ nguồn đánh giá lại tài sản đã hết khấu hao của các nhà máy điện BOT đã nhận bàn giao và các nhà máy thủy điện đa mục tiêu để thực hiện Dự án với mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia. Đồng thời, công tác lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cần tuân thủ đúng và đầy đủ pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường.

Quốc hội giao Chính phủ chịu trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện, quản lý đầu tư các dự án theo đúng Nghị quyết và quy định của pháp luật có liên quan; bảo đảm các dự án đúng tiến độ, chất lượng; báo cáo theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền; đồng thời khẩn trương triển khai dự án. Quản lý, sử dụng vốn, các nguồn lực và các hoạt động khác có liên quan bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, an toàn phóng xạ, môi trường theo quy định của Nghị quyết này và các quy định khác của pháp luật; thông tin đầy đủ để người dân hiểu, đồng thuận về chủ trương đầu tư dự án.

Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đàm phán điều ước quốc tế với các đối tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên…

Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày Quốc hội thông qua./.



Nguồn: https://mic.gov.vn/quoc-hoi-thong-qua-nghi-quyet-ve-co-che-chinh-sach-dac-thu-dau-tu-xay-dung-du-an-dien-hat-nhan-ninh-thuan-19725022508310183.htm

Cùng chủ đề

Đánh giá thực trạng hệ thống đường sắt qua Huế, xây dựng cơ chế phát triển phù hợp

Ngày 24/3, đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND TP Huế về khảo sát phục vụ thẩm tra dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). ...

Thủ tướng chủ trì hội nghị với các địa phương, nêu quyết tâm vượt ‘bẫy thu nhập trung bình’

Thủ tướng nói từ năm 1990 đến nay, chỉ có 34 nền kinh tế thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước có thu nhập cao, đòi hỏi Việt Nam phải có mức tăng trưởng cao trong giai đoạn tới. ...

Rõ việc, rõ trách nhiệm làm nhanh các dự án đường sắt

Quốc hội vừa thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM. ...

Những việc cần làm sau kỳ họp bất thường

Kỳ họp bất thường lần thứ 9 vừa qua là kỳ họp đặc biệt hơn cả những kỳ họp bất thường từ trước tới nay. ...

Thông qua Đề án chi hơn 6.000 tỷ đồng cho cán bộ nghỉ hưu

Chiều 20/2, Kỳ họp thứ 23 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND thành phố Hải Phòng khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã thông qua, quyết định nhiều nội dung quan trọng, cấp bách, phục vụ yêu cầu sắp xếp tinh gọn bộ máy. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thiết lập mạng quan trắc cảnh báo sớm bức xạ khu vực ASEAN

Mạng lưới các cơ quan pháp quy về năng lượng nguyên tử khu vực ASEAN đặt mục tiêu thiết lập một mạng lưới quan trắc, cảnh báo sớm bức xạ và kênh trao đổi dữ liệu có đủ năng lực phát hiện nhanh chóng và chính xác...

Doanh nghiệp có thể đầu tư nghiên cứu phát triển gấp 10

Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH,CN, ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia đã "cởi trói" một số nội dung về chi tiêu cho khoa học và công...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi

Gần đây, hàng loạt thủ đoạn lừa đảo tinh vi đang bùng phát, từ các cuộc gọi không lời kích thích sự tò mò, deepfake giả mạo hình ảnh để tống tiền, đến mạo danh tổ chức uy tín nhằm đánh cắp thông tin cá nhân. Cục...

Chiến lược dữ liệu quốc gia

Một số mục tiêu chính của Chiến lược dữ liệu quốc gia gồm: Xây dựng thể chế, chính sách: Tập trung nghiên cứu, xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số trong đó quy định các hình thức sở hữu dữ liệu, quyền tài sản dữ liệu, chính sách mua bán dữ liệu, đưa dữ liệu trở thành một loại tài sản được pháp luật bảo vệ và tạo thị trường dữ liệu; Nghiên cứu xây dựng chính sách...

Bài đọc nhiều

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Trong tháng 01/2025, cả nước có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là gần 94,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 81,5 nghìn lao động, tăng 6,6% về số doanh nghiệp, giảm 2,4% về vốn đăng ký và giảm 14,8% về số lao động so với tháng 12/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 30,3% về số doanh nghiệp, giảm 39,3% về số vốn...

Nghị định số 25/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ

(Moha.gov.vn) Ngày 21/02/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ. Theo đó, Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước;...

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế bảo đảm quyền con người

Trong giai đoạn hiện tại, không một quốc gia nào có thể bỏ qua vấn đề nhân quyền mà có thể thiết lập quan hệ tốt đẹp với nước khác và không gặp phải sự phản kháng của nhân dân. Vì thế, quay trở lại với các tư tưởng chính trực, đúng đắn và nhân văn được thực tế và lịch sử...

Phát huy tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn

Trong bối cảnh mới hiện nay, phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc là yêu cầu cấp thiết được đặt ra để thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. ...

Công bố quyết định thành lập Đảng bộ Bộ GDĐT

Chiều 25/2, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) diễn ra Hội nghị công bố Quyết định thành lập Đảng bộ và Quyết định chỉ định nhân sự Ban chấp hành Đảng bộ Bộ GDĐT. ...

Cùng chuyên mục

Công bố quyết định thành lập Đảng bộ Bộ GDĐT

Chiều 25/2, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) diễn ra Hội nghị công bố Quyết định thành lập Đảng bộ và Quyết định chỉ định nhân sự Ban chấp hành Đảng bộ Bộ GDĐT. ...

Phát động cuộc thi “Bác Hồ với Thiếu nhi

Ngày 25/2, tại thành phố Huế, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng tổ chức phát động cuộc thi "Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ" năm học 2024-2025. ...

Phát huy tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn

Trong bối cảnh mới hiện nay, phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc là yêu cầu cấp thiết được đặt ra để thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. ...

Thụy Điển thúc đẩy mô hình thời trang tuần hoàn

Thời trang tuần hoàn – Xu hướng tất yếu The Fashion ReModel là một dự án trình diễn mang tính đột phá, giúp các thương hiệu thời trang hàng đầu tìm kiếm giải pháp mở rộng quy mô mô hình kinh doanh tuần hoàn, từ đó giảm sự phụ thuộc vào sản xuất mới. Dự án này không chỉ góp phần giảm thiểu tác động môi trường, mà còn mở ra cơ hội kinh doanh mới, thúc đẩy ngành...

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế bảo đảm quyền con người

Trong giai đoạn hiện tại, không một quốc gia nào có thể bỏ qua vấn đề nhân quyền mà có thể thiết lập quan hệ tốt đẹp với nước khác và không gặp phải sự phản kháng của nhân dân. Vì thế, quay trở lại với các tư tưởng chính trực, đúng đắn và nhân văn được thực tế và lịch sử...

Mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim

Tối 25/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim nhân dịp Thủ tướng tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ 2 tại Hà Nội (từ ngày 25 - 26/2/2025). ...

Việt Nam, Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng–an ninh, thương mại–đầu tư

Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ vui mừng được gặp lại Thủ tướng Malaysia tại Việt Nam và nhắc lại những tình cảm ấm áp và chân tình của Thủ tướng, các lãnh đạo cấp cao và người dân Malaysia dành cho Tổng Bí thư và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam trong chuyến thăm chính...

hướng tới một ASEAN tự chủ, đổi mới và đoàn kết

Kinhtedothi - Với sự tham dự của hơn 600 đại biểu tầm cỡ trong và ngoài nước, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 không chỉ khẳng định vị thế của Việt Nam trong hành trình 30 năm đồng hành cùng ASEAN, mà còn mở ra tầm nhìn mới đầy tính tự cường và sáng tạo cho khu vực. Sáng 25/2,...

Lãnh đạo TP HCM thăm gia đình có cán bộ y tế bị mất khi tham gia phòng chống dịch COVID-19

(NLĐO) - Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân TP HCM luôn tưởng nhớ tri ân cán bộ, nhân viên y tế đã mất trong khi...

1,1 triệu người xem Phạm Thoại ‘live sao kê’ tiền ủng hộ bé Bắp

Sau hơn 30 phút 'lên sóng' tối 25-2, phiên live sao kê các khoản thu chi từ thiện hơn 16,7 tỉ đồng mà TikToker Phạm Thoại đứng ra kêu gọi để ủng hộ bé Bắp đã thu hút khoảng 1,1 triệu người xem. ...

Mới nhất