Trang chủNewsThời sựQuốc hội thảo luận Tổ về dự án Luật Địa chất và...

Quốc hội thảo luận Tổ về dự án Luật Địa chất và khoáng sản


small_20240620_hop-to-dcks_1.jpg
Trưởng đoàn ĐBQH, Phó Bí thư tỉnh uỷ Đồng Nai Quản Minh Cường (tổ trưởng Tổ 6) điều hành phiên họp

Công khai quy hoạch một cách đầy đủ, chi tiết nhất

Theo đó, các đại biểu đều nhất trí sự cần thiết ban hành 2 dự án luật trên. Đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đồng Nai) nêu quan điểm: Để hoàn thiện Dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, cần chú trọng nội dung tiếp cận thông tin quy hoạch. Tại Điều 52 Dự thảo Luật chưa có quy định về tiếp cận thông tin quy hoạch. Hiện nay, việc đăng tải thông tin quy hoạch vẫn còn một số địa phương chưa công bố đồng đều, chưa tạo điều kiện thuận lợi tối đa để người dân tra cứu. Do đó, đề nghị bổ sung vào Dự thảo Luật quy định rõ việc công khai quy hoạch trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước phải được đăng tải đầy đủ như: quyết định, bản đồ, thuyết minh của tất cả các đồ án quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể, điều chỉnh cục bộ… Đồng thời, cần quy định bản chụp phải rõ ràng, độ phân giải đủ để nhìn rõ các thông tin trong bản đồ quy hoạch.

small_20240620_hop-to-dcks_5.jpg
Đại biểu Triệu Thị Ngọc Diễm (Sóc Trăng) phát biểu

Đồng quan điểm trên, đại biểu Triệu Thị Ngọc Diễm (Sóc Trăng) đề nghị, tại Điều 37 Ban soạn thảo cần nghiên cứu xem xét bổ sung quy định việc không lấy ý kiến cộng đồng dân cư đối với việc lập, hoặc điều chỉnh quy hoạch các khu vực đã giải phóng mặt bằng hiện không có người dân sinh sống trong khu vực quy hoạch, để rút gọn thủ tục hành chính. Đồng thời, giao Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về các nội dung liên quan đến công tác lấy kiến “cộng đồng dân cư”. Trong đó, làm rõ cụm từ “cộng đồng dân cư có liên quan” là “đại diện của những hộ dân dư trong khu vực ranh giới quy hoạch” hay là “bao gồm cả những hộ trong vùng quy hoạch và khu vực xung quanh khu vực lập quy hoạch”. Bên cạnh đó, làm rõ quy định rõ ý kiến cộng đồng dân cư là ý kiến tham vấn cho cơ quan có thẩm quyền quyết định hay là ý kiến mang tính quyết định nội dung lập quy hoạch, nếu là ý kiến mang tính quyết định thì rất khó khả thi để các địa phương triển thực hiện.

Về giải thích từ ngữ tại khoản 2, Điều 2, đại biểu Triệu Thị Ngọc Diễm kiến nghị bổ sung giải thích từ ngữ về cụm từ “nội thị, nội thành”, “ngoại thị, ngoài thành”, “Cộng đồng dân cư có liên quan” để có cơ sở áp dụng các quy định có liên quan về quản lý quy hoạch.

Liên quan đến kinh phí cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn, tại Điều 10 Dự thảo Luật có đề cập đến 3 nguồn kinh phí, đó là: Nguồn đầu tư công từ ngân sách nhà nước; kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước; kinh phí do các tổ chức, cá nhân tài trợ cho công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị và nông thôn. Đồng thời, có quy định cụ thể nguyên tắc sử dụng, quản lý nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn đối với Thủ trưởng cơ quan, Bộ Xây dựng, UBND các cấp trong từng nhiệm vụ cụ thể.

Có ý kiến đề xuất bổ sung nội dung quy định giao cho Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về trình tự thủ tục tiếp nhận, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tài trợ vào nguồn ngân sách dành cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn. Đồng thời, giao Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về trình tự thủ tục tiếp nhận, quản lý, sử dụng đối với trường hợp tiếp nhận Nguồn lực hỗ trợ “bằng hình thức kết quả nghiên cứu phục vụ công tác lập quy hoạch”, để làm cơ sở cho các địa phương thực hiện.

Bổ sung quy định về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến cát biển thay thế cát sông

small_20240620_hop-to-dcks_6.jpg
Đại biểu Hoàng Ngọc Định (Hà Giang) phát biểu

Xoay quanh Dự án Luật Địa chất và khoáng sản, đại biểu Hoàng Ngọc Định (Hà Giang) thống nhất đối với những nội dung liên quan đến quốc phòng, cụ thể: 7 quy định liên quan đến nguyên tắc, yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh đối với việc điều tra, quy hoạch và hoạt động khoáng sản; 3 quy định liên quan đến bảo đảm ưu tiên các khu vực hoạt động quân sự, quốc phòng. Song đại biểu đề nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quá triển khai phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng để thực hiện tốt nhiệm vụ kết hợp quốc phòng với phát triển kinh tế – xã hội trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản. Đặc biệt, nội dung liên quan đến việc xây dựng tiêu chí, danh mục khoáng sản chiến lược, quan trọng phục vụ chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và chiến lược quân sự, quốc phòng.

Tại Khoản 19 Dự thảo Luật quy định về “Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm đưa khoáng sản ra khỏi nơi thành tạo tự nhiên, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, chế biến khoáng sản và các hoạt động khác có liên quan trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản”, đại biểu Nguyễn Công Long (Đồng Nai) đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bỏ cụm từ “chế biến khoáng sản”. Bởi, chế biến khoáng sản là công đoạn hoạt động sau khi đã khai thác và được định nghĩa riêng Khoản 20, Điều 3. Trường hợp nếu gộp chung thì sẽ trùng lặp nội dung tại 2 Khoản 19 và 20 của Dự thảo Luật. Đồng thời, còn mâu thuẫn với điều 4, 5 và 6 quy định thuế tài nguyên xác định trên cơ sở sản lượng tài nguyên, giá tính thuế tài nguyên của Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12, mà sản lượng tài nguyên và giá tính thuế tài nguyên là sản lượng và giá của khoáng sản nguyên khai tại mỏ, đã khai thác nhưng chưa qua chế biến.

Đồng thời, đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét bổ sung quy định về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến cát biển thay thế cát sông nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng cát biển trong tương lai. Vì hiện nay trữ lượng cát sông chưa đáp ứng được nhu cầu xây dựng và đang gây ảnh hưởng môi trường, biến đổi dòng chảy, sạt lở nhà cửa, đê điều, công trình xây dựng do khai thác lạm dụng. Cùng với đó, quy định trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và cộng đồng dân cư nơi có tài nguyên địa chất và khoáng sản.

Đề cập về phương pháp xác định, phương thức thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, có ý kiến cho rằng quy định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo trữ lượng khoáng sản và được thu theo năm, quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế như quan điểm của Chính phủ tại dự thảo Luật là phù hợp. Bởi, tiền cấp quyền nộp theo năm sẽ giúp doanh nghiệp không mất khoản chi phí lớn tại thời điểm bắt đầu triển khai dự án. Mặt khác, việc quyết toán tiền cấp quyền theo sản lượng thực tế sẽ giải quyết vấn đề chênh lệch giữa trữ lượng thăm dò với sản lượng thực tế. Nếu tính tiền cấp quyền chỉ căn cứ trên cơ sở sản lượng thực tế thì có thể trùng với thuế tài nguyên.

Về trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản, một số đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu kỹ lưỡng để có phương án phù hợp, vừa đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 10-NQ/TW, vừa bảo đảm tính hiệu quả, khả thi. Đồng thời, cần phân tích, đánh giá tác động toàn diện, đầy đủ, báo cáo Quốc hội về ưu điểm, hạn chế của từng phương án và nêu rõ các điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiện theo phương án được lựa chọn.

small_20240620_hop-to-dcks_9.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã làm rõ thêm những ý kiến đã được các đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp.

Phát biểu tại phiên họp Tổ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã làm rõ thêm những ý kiến đã được các đại biểu quốc hội nêu tại phiên họp. Đồng thời, sẽ tiếp thu những ý kiến đóng góp mới để bổ sung dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản trong thời gian sớm nhất.

Theo Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, những ý kiến xây dựng luật của các đại biểu Quốc hội sẽ được cơ quan soạn thảo hoàn thiện để Luật Địa chất và khoáng sản sẽ khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập của Luật Khoáng sản hiện hành đã được tổng kết, đánh giá; Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt là các Luật có liên quan đến lĩnh vực địa chất, khoáng sản; đồng thời bảo đảm quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản, tính minh bạch trong việc kiểm soát hoạt động khoáng sản và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của ngành địa chất, khoáng sản.

Một số hình ảnh tại phiên họp Tổ 6

small_20240620_hop-to-dcks_2.jpg
Trưởng đoàn ĐBQH, Phó Bí thư tỉnh uỷ Đồng Nai Quản Minh Cường
small_20240620_hop-to-dcks_10.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh phát biểu
small_20240620_hop-to-dcks_8.jpg
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc Hội Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng) phát biểu
small_20240620_hop-to-dcks_4.jpg
Đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đồng Nai) phát biểu
small_20240620_hop-to-dcks_3.jpg
Đại biểu Nguyễn Công Long (Đồng Nai) phát biểu



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/quoc-hoi-thao-luan-to-ve-du-an-luat-dia-chat-va-khoang-san-375723.html

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm rõ các ý kiến xây dựng dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản của Đại biểu Quốc...

(TN&MT) - Thay mặt cho Cơ quan chủ trì soạn thảo và Cơ quan chủ trì thẩm tra, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đã báo cáo tiếp thu, giải trình một số nội dung có nhiều ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội đề cập tới trong phiên thảo luận tại hội trường về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản. ...

Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

(TN&MT) - Chiều 5/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản; Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản. ...

Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận dự án Luật Địa chất và khoáng sản

Các ý kiến phát biểu cũng nhất trí với nhiều nội dung đã được tiếp thu, chỉnh lý, đồng thời cũng đóng góp thêm nhiều ý kiến để hoàn thiện dự án luật nhằm đảm bảo tính khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đảm...

Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản làm định hướng, chiến lược công tác quản lý, khai thác

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh phân tích thêm khi mỏ được phép khai thác cần phải lắp hệ thống camera, hệ thống giám sát quan trắc 24/24 để không khai thác ngoài ranh giới mỏ, quá công suất, gây ảnh hưởng tới môi trường và phải...

Trình Quốc hội dự án Luật Địa chất và Khoáng sản với nhiều điểm mới

Chiều 20/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Địa chất và khoáng sản.Đa số ý kiến Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam – Indonesia nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia, chiều 10/3, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto đã chủ trì cuộc gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm và chính thức công bố nâng cấp quan hệ Việt Nam – Indonesia lên Đối tác Chiến lược...

Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Cộng hòa Indonesia từ ngày 9-11/3/2025 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, hai nước đã ra "Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam". ...

Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/3/2025 ban hành Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Theo đó, bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:1. Về tài nguyên nước:a) Văn bản xin chủ...

Phát huy tinh thần Chiến thắng Buôn Ma Thuột để Đắk Lắk tiến bước vào kỷ nguyên mới

Đây là mong muốn, niềm tin tưởng của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi tới Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Đắk Lắk tại Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975-10/3/2025), dấu mốc lịch sử trọng đại mở đầu cho thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột, sáng 10/3. ...

Phát biểu chính sách của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN, sáng 10/3, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN, thủ đô Jakarta, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và có bài phát biểu chính sách quan trọng. Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu nội dung Phát...

Bài đọc nhiều

Ông Thích Minh Tuệ ‘tự nguyện dừng đi bộ khất thực’

(Dân trí) - Trưa 3/6, Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) thông tin, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai; hiện không có địa chỉ cư trú...

Lào Cai có tân Bí thư Tỉnh ủy 48 tuổi

(NLĐO) - Ông Trịnh Xuân Trường, SN 1977, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, đã được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai ...

Tuyên phạt Bùi Tuấn Lâm 5 năm 6 tháng tù về tội tuyên truyền chống phá Nhà nước

Ngày 25/5, TAND TP Đà Nẵng xét xử sơ thẩm Bùi Tuấn Lâm (tên gọi khác là Peter Lam Bui, 38 tuổi, trú phường Thanh Bình, quận Hải Châu, Đà Nẵng) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điểm a, b Khoản 1 Điều 117 Bộ luật Hình sự.Theo cáo trạng, trong thời gian từ ngày 20/4/2019 đến...

Khởi động hoạt động tôn vinh và tri ân các thế hệ làm báo

(NB&CL) Những ngày này, hoạt động trọng tâm sôi nổi ở các Hội Nhà báo địa phương là công tác hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam… Các cấp Hội Nhà báo đã và đang chuẩn bị bắt tay vào từng hoạt động, nỗ lực...

Trường hợp không gạt chân chống xe máy sẽ bị xử phạt

Chân chống được sử dụng để cố định vị trí của xe khi đỗ xe, nhưng ngay khi đang điều khiển xe máy, nhiều người vẫn quên gạt chân chống. Đây là một lỗi rất phổ biến của người điều khiển xe máy. Việc quên gạt chân chống trong lúc xe đang chạy có thể dẫn đến va quẹt với mặt đường làm hư hại cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Khoản 1 Điều 8 Luật Giao...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất