Trang chủNewsThời sựQuốc hội thảo luận một số vấn đề liên quan đến sắp...

Quốc hội thảo luận một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước

(TN&MT) – Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, ngày 14/2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

202502140853057809_z6315759947847_a571be0f4a79a887dcca8648921e0cc4.jpg
Toàn cảnh phiên họp

Thống nhất cao sự cần thiết và quan điểm sửa đổi “Luật Tổ chức Chính phủ

Trước khi thảo luận tại hội trường, sáng 13/2, Quốc hội đã thảo luận tại Tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), với 104 đại biểu cho ý kiến. Các ý kiến cơ bản nhất trí cao với sự cần thiết sửa đổi toàn diện cũng như nhiều nội dung trọng tâm của dự thảo luật; đồng thời đề nghị tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn các nội dung liên quan tới quy định về phân quyền, phân cấp, ủy quyền; rà soát, đảm bảo tính thống nhất với các dự án luật có liên quan đang được trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9.

202502140853057964_z6315765515461_f3c1a1e4a40a1666f958e9010cad0c45.jpg
Đại biểu Tô Văn Tám – Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum

Thảo luận tại Hội trường, các đại biểu đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và Cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc khẩn trương chuẩn bị Hồ sơ dự án Luật công phu, nghiêm túc, chất lượng. Tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật hiện hành, các đại biểu cho rằng, nội dung của dự thảo Luật lần này đã thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”, phân định thẩm quyền, trách nhiệm, quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Trung ương và địa phương; đồng thời tạo hành lang pháp lý để xử lý những vấn đề thực tiễn, tháo gỡ các “điểm nghẽn” về thể chế và khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Tập trung góp ý vào một trong những nội dung trọng tâm của dự thảo Luật liên quan tới quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền; về phân quyền, phân cấp, ủy quyền, các đại biểu nhấn mạnh, đây là điểm mới, tiến bộ và cần thiết so với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ và pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, cần rà soát, xác định rõ hơn về nội hàm các khái niệm; yêu cầu và cơ chế thực hiện phân quyền, quy định cụ thể về chủ thể phân cấp, ủy quyền, chủ thể được phân cấp, ủy quyền, các điều kiện để phân cấp, ủy quyền và cơ chế chịu trách nhiệm,… nhằm tăng cường quyền tự chủ, tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu.

Sửa đổi quy định về số lượng cấp phó

Về hiệu lực thi hành của Nghị quyết, ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An) tán thành với đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật là đề nghị quy định Nghị quyết này có hiệu lực thi hành ngay từ khi được Quốc hội thông qua để tạo cơ sở pháp lý càng sớm càng tốt cho các cơ quan từ trung ương đến địa phương thực hiện việc sắp xếp và chuyển giao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sẵn sàng đi vào hoạt động ngay từ thời điểm có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước bởi hiện tại cũng đã có một số cơ quan công bố và chính thức thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo các phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

dbqh-tran-nhat-minh-nghe-an.jpg
ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An) phát biểu.

Đại biểu Trần Nhật Minh nêu thực tế, hiện nay để thực hiện nhiệm vụ quyết định thành lập các bộ, cơ quan trung ương thuộc UBND theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, HĐND cấp tỉnh, HĐND cấp huyện phải ban hành các nghị quyết. Nhưng xét về căn cứ pháp lý, các nghị định của Chính phủ về tổ chức các cơ quan trung ương thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện vẫn còn hiệu lực pháp luật, chưa được sửa đổi, bổ sung theo mô hình tổ chức bộ máy mới.

Để áp dụng các văn bản của Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ về bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp, tổ chức các cơ quan trung ương thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện thì phải chờ Nghị quyết của Quốc hội ban hành. Do đó, nếu thời điểm có hiệu lực của Nghị quyết là từ ngày 1.3.2025, theo đại biểu Trần Nhật Minh là muộn, chưa đáp ứng được mục đích khi xây dựng Nghị quyết nhằm tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, qua đó xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, tránh khoảng trống pháp luật trong điều kiện chưa thể sửa đổi, bổ sung số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật.

Về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền tại Điều 4 dự thảo Nghị quyết, một số đại biểu nhận thấy, khoản 1 và khoản 2 chưa làm rõ việc cơ quan mới được tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ có thể sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ mới như thế nào trong phạm vi pháp luật cho phép. Điều này có thể gây ra tình trạng chồng chéo hoặc thiếu nhất quán giữa các cơ quan sau sắp xếp. Khoản 3 quy định “chậm nhất sau 5 năm phải giảm số lượng cấp phó theo đúng quy định” nhưng chưa đề cập đến các biện pháp cụ thể để thực hiện, dẫn đến nguy cơ kéo dài tình trạng dư thừa nhân sự. Khoản 5 chỉ nêu trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận nhưng chưa quy định cơ chế hợp tác giữa cơ quan đã bị giải thể/sáp nhập và cơ quan tiếp nhận để xử lý các vấn đề tồn đọng.

Vì vậy, một số ý kiến đề nghị, cần làm rõ phạm vi điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tiếp nhận. Theo đó, cơ quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ có quyền tiếp tục thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu cần điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ mới, phải có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Đồng thời, sửa đổi quy định về số lượng cấp phó. Theo đó, trong thời gian không quá 5 năm, các cơ quan có số lượng cấp phó vượt quá quy định phải thực hiện lộ trình giảm cấp phó bằng các hình thức như tinh giản biên chế, điều chuyển công tác hoặc không bổ nhiệm mới khi có vị trí trống. Bổ sung cơ chế phối hợp giữa cơ quan cũ và cơ quan tiếp nhận, trong thời gian 12 tháng sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ quan cũ có trách nhiệm phối hợp, chuyển giao hồ sơ, tài liệu và hướng dẫn nghiệp vụ cho cơ quan tiếp nhận để bảo đảm tính liên tục trong hoạt động quản lý nhà nước.

Rà soát, hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền, ủy quyền

202502140908447864_z6315871518067_1b6988f3d9b22ce8a5a6848288eb1491.jpg
Đại biểu Trần Văn Khải – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam

Tham gia thảo luận, liên quan tới phân quyền, đại biểu Trần Văn Khải – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam đề nghị, cần nghiên cứu bổ sung nguyên tắc “phân quyền có điều kiện”. Theo đó, chỉ phân quyền khi địa phương đủ năng lực tài chính, nhân lực, quản trị; Xây dựng chỉ số đánh giá năng lực quản trị của từng địa phương trước khi phân quyền. Đồng thời, tăng cường giám sát của Trung ương: Thành lập Hội đồng kiểm soát phân quyền để giám sát chặt chẽ việc thực hiện.

Bên cạnh đó, về phân cấp, đại biểu tỉnh Hà Nam đề xuất, bổ sung cơ chế “thẩm định hiệu quả phân cấp”. Trong đó, quy định rõ nhiệm vụ nào bắt buộc phải có báo cáo đánh giá hằng năm; các quyết định phân cấp phải được Quốc hội giám sát định kỳ. Đồng thời, cần áp dụng nguyên tắc “phân cấp linh hoạt”, đối với các địa phương chưa đủ năng lực, cần có chế tài kiểm soát chặt chẽ thay vì giao toàn bộ quyền hạn.

Về ủy quyền, đại biểu đề nghị cần giới hạn phạm vi ủy quyền và bổ sung trách nhiệm giải trình. “Phân quyền, phân cấp, ủy quyền là xu hướng tất yếu nhưng cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ. Bổ sung quy định giám sát, đánh giá năng lực địa phương và trách nhiệm giải trình là yếu tố quan trọng để tránh chồng chéo…”, đại biểu Trần Văn Khải nhấn mạnh.

202502140853057964_z6315778615862_ca7214ce67aa9165de2a0e3d883d220e.jpg
Đại biểu Thạch Phước – Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh

Quan tâm đến nội dung phân quyền, đại biểu Thạch Phước – Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh cho biết, Khoản 6 quy định chính quyền địa phương có thể đề xuất phân quyền khi có đủ điều kiện, năng lực nhưng không xác định rõ tiêu chí đánh giá năng lực và điều kiện cần thiết. Khoản 5 quy định chính quyền địa phương có thể chủ động phối hợp liên kết nội vùng, liên vùng nhưng không làm rõ cơ chế phối hợp, dẫn đến nguy cơ thiếu thống nhất giữa các địa phương. Khoản 2 yêu cầu công khai, minh bạch, nhưng chưa có cơ chế giám sát độc lập để bảo đảm việc thực hiện phân quyền không bị lạm dụng hoặc gây bất bình đẳng giữa các địa phương.

Vì vậy, đại biểu đề nghị bổ sung tiêu chí đánh giá điều kiện phân quyền theo hướng sửa khoản 6 thành: “Chính quyền địa phương được đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc phân quyền cho địa phương khi có đủ điều kiện về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, kinh nghiệm quản lý và đáp ứng tiêu chí theo quy định của Chính phủ.” Đồng thời, bổ sung cơ chế phối hợp liên vùng theo hướng sửa khoản 5 thành: “Chính quyền địa phương chủ động phối hợp liên kết nội vùng và liên vùng trong phát triển kinh tế – xã hội thuộc phạm vi được phân quyền trên cơ sở quy hoạch vùng, có sự giám sát và điều phối của Chính phủ.”.

Cũng tại phiên thảo luận, các đại biểu còn cho ý kiến về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Trong đó, liên quan tới nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ, có ý kiến đề xuất bổ sung quy định về cơ chế trách nhiệm giải trình là bổ sung khoản 7 vào Điều 6 nội dung “Chính phủ có trách nhiệm giải trình công khai trước Nhân dân và Quốc hội về các chính sách lớn, thông qua các báo cáo định kỳ, phiên chất vấn công khai, và cơ chế phản biện xã hội do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức.”

Ngoài ra, có ý kiến đại biểu đề nghị, Chính phủ cần khẩn trương chỉ đạo các Bộ ngành Trung ương sớm ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thi hành các Luật được thông qua tại kỳ họp này. Đặc biệt là rất cần ban hành một Nghị định quy định về “Phân cấp, phân quyền” theo hướng rõ ràng, minh bạch và chặt chẽ để các chủ thể phân cấp, phân quyền và chủ thể được phân cấp, phân quyền dễ dàng triển khai thực hiện một cách thông suốt, hiệu quả.

202502141019325775_z6316161280420_b045e067fffc8a52d3a5f656db0a610f.jpg
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Thay mặt Ban soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã phát biểu tiếp thu, giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu liên quan tới quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền; về phân quyền, phân cấp, ủy quyền; về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;..

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết sẽ nghiên cứu tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến đóng góp của các vị đại biểu Quốc hội. Bộ trưởng Bộ Nội vụ phân tích về sự cần thiết, ý nghĩa, quan điểm sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ trong bối cảnh hiện nay. Trong đó, tập trung làm rõ và nhấn mạnh vấn đề mang tính cốt lõi, căn cơ trong lần sửa đổi này là hoàn thiện nguyên tắc phân cấp, phân quyền, ủy quyền theo Hiến định và chủ trương của Đảng nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, thúc đẩy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động sáng tạo của các cơ quan hành chính nhà nước nhất là chính quyền địa phương; tạo hành lang pháp lý để xử lý những vấn đề thực tiễn, tháo gỡ các “điểm nghẽn” về thể chế và khơi thông nguồn lực…

202502141047146204_z6316224858945_94710f059e30882f6737b4edf11cd2af.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu kết luận nội dung thảo luận

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, qua thảo luận, các đại biểu tán thành sự cần thiết và nhiều nội dung cơ bản của dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm, toàn diện, trên tinh thần xây dựng, góp ý nhiều nội dung, đề xuất nhiều phương án cụ thể nhằm hoàn thiện dự thảo luật. Sau phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Ban soạn thảo và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu tiếp thu nghiêm túc, giải trình đầy đủ, thấu đáo các ý kiến của đại biểu Quốc hội tại tổ và hội trường để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật đảm bảo chất lượng cao nhất, trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/quoc-hoi-thao-luan-mot-so-van-de-lien-quan-den-sap-xep-to-chuc-bo-may-nha-nuoc-386633.html

Cùng chủ đề

Đánh thuế lãi từ tiền gửi tiết kiệm là không phù hợp

Lãi từ tiền gửi tiết kiệm là nguồn thu nhập quan trọng của người dân. Việc đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là không ‘bõ’ và không đáng. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – chuyên gia kinh tế đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này. - Thưa ông, câu chuyện về việc đánh thuế tiền gửi tiết kiệm với các cá nhân tại...

Vì sao 80 người sống sót trong tai nạn máy bay ở Canada?

Tai nạn trong chuyến bay ở Canada khiến cánh máy bay bị rụng, máy bay lật ngửa. Các chuyên gia đã đưa ra nhận định ban đầu về nguyên nhân 80 người đều sống sót. Điều gì tạo nên sự kỳ diệu trong vụ tai nạn máy bay ở Canada? Khi chuyến bay Delta 4819 từ Minneapolis đến Toronto hạ cánh trong một vụ tai nạn nghiêm trọng khiến cánh máy bay bị...

Lăn bánh từ 83 triệu đồng

Cập nhật giá xe SH 2025 ngày 19/2/2025, giá xe SH125i, giá xe SH160i, giá xe SH 350i, giá lăn bánh xe SH 2025, giá xe SH tại Hà Nội, bảng giá xe SH 19/2. Giá xe SH 2025 cập nhật ngày 19/2/2025 Honda SH là mẫu xe tay ga cao cấp có thiết kế dành cho nam giới, được đông đảo khách hàng ưa thích và lựa chọn. Hiện nay, mẫu xe...

Sáng tạo, trang trí mũ bảo hiểm, nón lá

TPO - Nhằm tạo sân chơi bổ ích, sáng tạo sau những giờ học căng thẳng, các Liên đội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk triển khai nhiều hoạt động phong phú, đa dạng. Qua đó, giúp các em có những trải nghiệm mới, phát triển tư duy, ý tưởng sáng tạo. TPO - Nhằm tạo sân chơi bổ ích, sáng tạo sau những giờ học căng thẳng, các Liên đội trên địa bàn tỉnh Đắk...

Chính phủ làm rõ tính cấp bách phải bổ sung vốn điều lệ cho VEC

Nếu được tăng vốn, VEC sẽ đủ điều kiện để huy động các nguồn vốn tín dụng để mở rộng các tuyến cao tốc do đơn vị này đang khai thác với nhiều đoạn tuyến đã mãn tải và thực hiện các dự án cao tốc khác trong tương lai. Chính phủ làm rõ tính cấp bách phải bổ sung vốn điều lệ cho VECNếu được tăng vốn, VEC sẽ đủ điều kiện để huy động các nguồn vốn tín...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kiện toàn tổ chức bộ máy Công an địa phương để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác, chất lượng phục...

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, tổ chức bộ máy ngành Công an khi không tổ chức Công an cấp huyện sẽ tạo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả cao nhất, phục vụ tốt nhất cho nhân dân, tạo thuận lợi tối đa cho phát triển đất nước, đảm bảo vững chắc an ninh, trật tự, củng cố môi trường an toàn, lành mạnh, góp phần tạo ra những đột phá mới của đất nước...

Nông nghiệp và Môi trường

(TN&MT) - Ngày 18/2/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XV tỉnh Yên Bái, làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhiệm kỳ 2021...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bí thư Quảng Tây, Trung Quốc

Chiều 18/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Trần Cương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ cho các thành viên Chính phủ mới được bổ nhiệm

Chiều ngày 18/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị triển khai Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ, giao nhiệm vụ cho một số thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026. Thủ tướng lưu ý, cùng với việc đẩy...

Công bố quyết định hợp nhất các cơ quan, tổ chức Đảng

(TN&MT) - Chiều 18/2, Tỉnh ủy Sơn La tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về kết thúc hoạt động, thành lập, hợp nhất các cơ quan, tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Sơn La và các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. ...

Bài đọc nhiều

Khắc phục ngay sự cố hư hỏng nặng trên tuyến đường Mỹ Xuân

Do xe lớn ra vào công trình nhiều khiến một đoạn trên tuyến đường Mỹ Xuân - Ngãi Giao hư hỏng nặng gây mất ATGT. ...

Bộ Chính trị thông báo tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước mắt, Bộ Chính trị phân công đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định. Văn phòng Trung ương Đảng hôm nay 18.7 đã phát thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.  Thông báo nêu rõ, thời gian...

6 tháng vận hành, Metro Nhổn – ga Hà Nội phục vụ gần 3,4 triệu khách

Sau 6 tháng vận hành thương mại, tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy đã vận chuyển gần 3,4 triệu lượt hành khách. Theo số liệu thống kê từ Công ty TNHH MTV Công ty đường sắt Hà Nội, sau 6 tháng vào vận hành khai thác thương mại, đã có gần 3,4 triệu hành khách di chuyển trên tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy....

Dự báo thời tiết ngày 17/2/2025: Ảnh hưởng không khí lạnh, miền Bắc mưa rét

Dự báo thời tiết ngày 17/2/2025, miền Bắc đang trải qua đợt rét đậm, mưa phùn kéo dài do ảnh hưởng của không khí lạnh. Hà Nội cũng không ngoại lệ khi thời tiết mưa rét, nhiệt độ dao động 15-17 độ C. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, không khí lạnh đã ảnh hưởng hầu hết khu vực phía Đông Bắc Bộ. Đêm 16/2, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến một số...

Ít nhất 15 người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp ở nhà ga Ấn Độ

(CLO) Ít nhất 15 người thiệt mạng và 15 người khác bị thương trong một vụ giẫm đạp tại nhà ga chính ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ vào tối thứ Bảy. ...

Cùng chuyên mục

Đánh thuế lãi từ tiền gửi tiết kiệm là không phù hợp

Lãi từ tiền gửi tiết kiệm là nguồn thu nhập quan trọng của người dân. Việc đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là không ‘bõ’ và không đáng. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – chuyên gia kinh tế đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này. - Thưa ông, câu chuyện về việc đánh thuế tiền gửi tiết kiệm với các cá nhân tại...

Vì sao 80 người sống sót trong tai nạn máy bay ở Canada?

Tai nạn trong chuyến bay ở Canada khiến cánh máy bay bị rụng, máy bay lật ngửa. Các chuyên gia đã đưa ra nhận định ban đầu về nguyên nhân 80 người đều sống sót. Điều gì tạo nên sự kỳ diệu trong vụ tai nạn máy bay ở Canada? Khi chuyến bay Delta 4819 từ Minneapolis đến Toronto hạ cánh trong một vụ tai nạn nghiêm trọng khiến cánh máy bay bị...

Chậm nhất sau 5 năm sắp xếp tổ chức bộ máy, giảm số lượng cấp phó về đúng quy định

Kinhtedothi - Sáng 19/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước. Có lộ trình về sắp xếp số lượng cấp phó tại đơn vị sáp nhập  Trước khi biểu quyết thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đã trình...

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hải Phòng sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Sáng 19/2, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hải Phòng tổ chức hội nghị công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Đây là cơ quan đầu tiên của TP Hải Phòng công bố các quyết định liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy. ...

Hà Nội, TPHCM được trao nhiều chính sách đặc biệt để phát triển đường sắt đô thị

Quốc hội sáng nay vừa thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM. Theo nghị quyết, hai TP lớn nhất nước được quyết định phân chia dự án thành các dự án thành phần, tiểu dự án khi phê duyệt; quyết định không phải thi tuyển phương án kiến trúc. Hà Nội và TPHCM được ứng trước...

Mới nhất

Cô gái trong vụ nam sinh bị đánh gãy mũi: ‘Tôi cố can ngăn nhưng không kịp’

Thấy một nam sinh mặc áo shipper bị hành hung trên đường, cô gái gần đó chạy tới can ngăn, kéo người đàn ông ra ngoài. ...

Mời tham dự 3 buổi tư vấn tại hai tỉnh miền Trung

Đại diện Bộ GD-ĐT cùng chuyên gia tuyển sinh của các trường sẽ tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc về chọn ngành, chọn trường cho thí sinh và phụ huynh. ...

Ăn sáng và tối sớm có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Một nghiên cứu đăng trên trang Nature Communications chỉ ra rằng thời gian dùng bữa có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim. ...

Vì sao EU lo ngại dù lập kỷ lục thặng dư thương mại với Mỹ?

Liên minh châu Âu (EU) đạt mức thặng dư thương mại kỷ lục với Mỹ vào năm 2024, với tổng giá trị lên đến 532 tỷ euro (558,2 tỷ USD). Thành tựu này tuy đáng ghi nhận nhưng đồng thời cũng đặt EU vào tình thế phải đối mặt với nguy cơ bị Mỹ áp thuế nhập khẩu. Dữ liệu từ...

Chậm nhất sau 5 năm sắp xếp tổ chức bộ máy, giảm số lượng cấp phó về đúng quy định

Kinhtedothi - Sáng 19/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước. Có lộ trình về sắp xếp số lượng cấp phó tại đơn vị sáp nhập  Trước khi biểu...

Mới nhất

Cuộc chiến trường công