Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhQuốc hội thảo luận dự thảo Luật Thủ đô

Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thủ đô


Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 28/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thủ đô

Trước khi bước vào thảo luận, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền TP. Hà Nội

Trong đó, dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng chỉ quy định những cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền TP. Hà Nội nhưng đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm cao hơn đối với chính quyền thành phố trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô; không quy định lại các nội dung, các vấn đề đã được quy định trong các luật khác. Đồng thời, dự thảo Luật đã được rà soát, chỉnh lý theo hướng sắp xếp lại trật tự một số điều, khoản để bảo đảm logic, phù hợp hơn.

Về áp dụng Luật Thủ đô (Điều 4), dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng: Tiếp tục quy định trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội (ban hành sau ngày Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành) có quy định khác về cùng một vấn đề mà cần được áp dụng thì phải quy định cụ thể ngay trong luật, nghị quyết đó.

Để bảo đảm hiệu lực thi hành của các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung của Luật Thủ đô, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để thực hiện thẩm quyền được giao trong Luật Thủ đô, dự thảo Luật quy định các văn bản này được ưu tiên áp dụng trong trường hợp có nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng

Về mô hình tổ chức chính quyền tại TP. Hà Nội, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cho biết, mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội được xây dựng trên cơ sở kế thừa quy định của Nghị quyết số 97/2019/QH14, theo đó, không tổ chức HĐND ở các phường thuộc quận, thị xã, thành phố thuộc TP. Hà Nội.

Về cơ cấu tổ chức của HĐND TP. Hà Nội, HĐND quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố (Điều 9 và Điều 11), dự thảo Luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng tăng cường tổ chức bộ máy cho HĐND TP. Hà Nội, HĐND quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố nhằm bảo đảm để chính quyền các cấp của Thành phố đảm đương được các nhiệm vụ, quyền hạn được tăng thêm.

Dự thảo Luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho TP. Hà Nội, giúp chính quyền thành phố chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế để có thể đảm đương một cách hiệu quả vai trò, nhiệm vụ hết sức đặc thù là Thủ đô của Việt Nam; Chỉnh lý theo hướng đặt ra yêu cầu, trách nhiệm cao hơn cho TP. Hà Nội so với các địa phương khác để bảo đảm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô đã được xác định trong Nghị quyết số 15-NQ/TW, xác định rõ các chính sách đặc thù cần được áp dụng, quy định rõ hơn về đối tượng áp dụng, trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan và trình tự, thủ tục thực hiện để vừa thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố vừa có cơ chế để tổ chức thực hiện và kiểm soát việc thực thi.

Trong đó, cho phép UBND TP. Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của thành phố; quy định các nguyên tắc quản lý, sử dụng không gian ngầm trên địa bàn thành phố; phân quyền cho UBND thành phố quyết định thành lập, mở rộng khu công nghệ cao, ban hành quy chế hoạt động của các khu công nghệ cao do UBND thành phố thành lập, quy định một số cơ chế đặc thù đối với đơn vị sự nghiệp công lập tại khu công nghệ cao, trong đó bao gồm cả các cơ chế áp dụng đối với Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia đặt tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (khoản 2 Điều 24)…

Mở rộng các lĩnh vực mà HĐND thành phố được quy định mức tiền xử phạt vi phạm hành chính cao hơn; bổ sung một số thẩm quyền cho HĐND, UBND thành phố trong việc quyết định và triển khai thực hiện một số giải pháp về phát triển văn hóa, thể thao, du lịch, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, nông thôn và cải tạo, chỉnh trang đô thị…

Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thủ đô

Dự thảo Luật cũng tiếp thu, chỉnh lý theo hướng bổ sung, làm rõ thêm một số nội dung, biện pháp cụ thể nhằm thu hút, huy động nguồn lực xã hội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển Thủ đô.

Thiết kế 01 chương riêng về liên kết, phát triển vùng, trong đó thể hiện rõ hơn vai trò của Thủ đô Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy liên kết, phát triển, là cực tăng trưởng của vùng Thủ đô; xác định các chính sách ưu tiên đầu tư các chương trình, dự án liên kết, phát triển vùng được triển khai trên địa bàn TP. Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác, không chỉ giới hạn trong vùng Thủ đô.

Về điều khoản thi hành, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cho biết, dự thảo Luật dự kiến thời điểm có hiệu lực thi hành của Luật Thủ đô là từ ngày 1/1/2025 (trừ 7 nội dung cụ thể quy định tại khoản 2 Điều 53 thì có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 để các cơ quan có thời gian ban hành văn bản quy định chi tiết). Đồng thời, dự thảo Luật đã bổ sung các nội dung quy định chuyển tiếp để bảo đảm tính liên tục trong việc áp dụng pháp luật.

Cần áp dụng đồng bộ, thống nhất các nội dung về chính quyền đô thị

Điều hành nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các đại biểu tập trung vào một số vấn đề lớn như: Nguyên tắc áp dụng pháp luật; các quy định về tổ chức chính quyền đô thị; xây dựng, phát triển, quản lý bảo vệ Thủ đô; tài chính, ngân sách, huy động nguồn lực để phát triển thủ đô và các vấn đề khác đại biểu quan tâm.

Đồng góp về tổ chức chính quyền tại TP. Hà Nội, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho biết, chủ trương của Đảng và các văn kiện từ Đại hội XI đến nay đều xác định chính quyền địa phương phải tổ chức phù hợp với đặc điểm đô thị, nông thôn và hải đảo. Thực tế cho thấy, đến nay TP. Hồ Chí MinhĐà Nẵng đều đã tổ chức mô hình chính quyền đô thị một cấp chính quyền và rất hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của đô thị.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng
Đại biểu Hà Sỹ Đồng

Còn Hà Nội đang thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND ở phường. Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, nếu như dự thảo được thông qua, tổ chức chính quyền đô thị ở Hà Nội là 2 cấp chính quyền, nghĩa là không tổ chức HĐND quận và phường, còn chính quyền đô thị ở TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng là một cấp chính quyền. Do đó, đại biểu đề nghị cần xem xét kỹ lại mô hình tổ chức chính quyền đô thị ở Thủ đô như trong dự thảo để đảm bảo tính thống nhất trong tổ chức chính quyền đô thị ở Việt Nam.

Đưa ra góc nhìn khác, đại biểu Lê Hoàng Hải (Đồng Nai) tán thành với quy định về tổ chức chính quyền tại TP. Hà Nội như quy định tại Điều 8 của dự thảo Luật. Theo đó, việc không tổ chức HĐND ở các phường thuộc quận, thị xã, thành phố thuộc TP. Hà Nội sẽ góp phần khiến tổ chức chính quyền cấp xã, phường tinh gọn và năng động hơn.

Tuy nhiên cũng theo đại biểu Lê Hoàng Hải, mô hình này đang khác với mô hình chính quyền đô thị tại TP. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Do đó, đại biểu Lê Hoàng Hải đề nghị cần nghiên cứu, tổng kết, đánh giá, xem xét việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương hoặc xây dựng Luật Chính quyền đô thị riêng để tạo cơ sở áp dụng đồng bộ, ổn định, thống nhất các nội dung về chính quyền đô thị.

Đại biểu Lý Thị Lan
Đại biểu Lý Thị Lan

Tán thành với các quy định vượt trội trong dự thảo Luật để phát triển đồng bộ các khu công nghệ cao trên địa bàn Thủ đô, đại biểu Lý Thị Lan (Hà Giang) cho rằng điều này sẽ giúp hoàn thiện các biện pháp đặc thù để khu công nghệ cao Hòa Lạc phát triển bền vững và có bước đột phá sau khi được chuyển giao về UBND TP. Hà Nội quản lý, tương xứng với vị trí, vai trò.

Đại biểu cũng đồng tình cao với nguyên tắc áp dụng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất cho các dự án, hoạt động đầu tư vào khu công nghệ cao, các biện pháp ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc tại các khu công nghệ cao.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/quoc-hoi-thao-luan-du-thao-luat-thu-do-152096.html

Cùng chủ đề

Nhận diện thực trạng kinh tế – xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn...

Đánh giá việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề

Tham dự có các Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Đức Hải, Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long. Dự kiến phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ được tổ chức trong 1,5 ngày, từ ngày 21/8 đến hết buổi sáng ngày 22/8, tập trung vào những mặt được, những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các nghị quyết của...

Phát huy mạnh mẽ lợi thế và tiềm năng để Hải Phòng tạo đột phá phát triển

Qua nhiều ý kiến phát biểu của các đại biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện của Hải Phòng trong thời gian qua. Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tin tưởng, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thành phố Hải Phòng tiếp tục phát huy truyền...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 21/10, chia làm 2 đợt

Chiều 11/7, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 35, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành tổng kết Kỳ họp thứ 7 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long; Bộ trưởng, Chủ...

Cử tri và nhân dân đánh giá cao kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

NDO - Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình nhấn mạnh, cử tri và nhân dân đánh giá cao những chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ góp phần ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; đồng thời, đánh giá cao kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.   Trưởng Ban Dân nguyện trình bày báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dữ liệu – “nguồn tài nguyên mới”để Việt Nam vươn lên mạnh

Trong dòng chảy chuyển đổi số toàn cầu, dữ liệu đang trở thành “nguồn tài nguyên mới”, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới mô hình phát triển. Đối với Việt Nam, đây không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là “cơ hội vàng” để bứt phá, xây dựng nền kinh tế tri thức, sáng tạo và có giá trị gia tăng cao.Dữ liệu - “huyết mạch” của nền kinh tế...

Bốn nhóm rào cản “kìm hãm” dòng vốn đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 27/3/2025, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) chính thức công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2024 với chủ đề "Huy động đầu tư cho phát triển bền vững". Dù là vùng sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp chủ lực, nhưng ĐBSCL...

Thành lập Tổ công tác về phát triển Trung tâm tài chính TP. Đà Nẵng

UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định số 945/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển Trung tâm tài chính (TTTC) TP. Đà Nẵng. Tổ công tác có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các chính sách hỗ trợ và phát triển TTTC quốc tế tại Đà Nẵng, góp phần tạo nền tảng để biến Đà Nẵng trở thành một TTTC khu vực.Tổ công tác do Giám đốc...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp Từ cuối năm 2024 đến cuối tháng 2/2025, giá lúa trong nước và giá gạo xuất khẩu liên tục giảm sâu. Tuy nhiên đến nửa đầu tháng 3/2025, giá gạo xuất khẩu của Việt...

Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt với xu hướng giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm 2025. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Giá tiêu ổn định ở vùng đỉnh, tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu Theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam...

Bài đọc nhiều

Doanh nghiệp nhỏ không hề nhỏ, nếu…

Một buổi chiều muộn, trong căn phòng họp nhỏ của một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm quy mô nhỏ ở TP.HCM, giám đốc công ty loay hoay với kế hoạch mở rộng dây chuyền sản xuất. "Công ty cần vốn nhưng tiếp cận...

Doanh nghiệp dần chuyển mình thích ứng với xu hướng kinh doanh trực tuyến

Ra mắt Chi hội Tiếp thị và Công nghệ số hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến Ưu đãi từ các doanh nghiệp chuyển phát - “Trợ lực” cho người mới kinh doanh trực tuyến Cơ hội tiếp cận các xu hướng kinh doanh trực tuyến Sáng ngày 30/11, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức...

VN-Index lao dốc giảm gần 14 điểm về cuối phiên

Sau ít phút mở cửa tăng nhẹ, thị trường nhanh chóng giằng co quanh tham chiếu trước áp lực bán gia tăng. Hầu hết các nhóm ngành đều chìm trong sắc đỏ vào cuối phiên sáng, kể cả ngành vận tải - kho bãi cũng bị ảnh hưởng dù tăng khá tích cực vào đầu phiên. Một số mã gây áp lực lên chỉ số là RCB, MWG, BCM, HPG, FPT, SSI, TPB. Trong khi đó, ba mã...

VN-Index giảm gần 50 điểm, đâu là thủ phạm?

Sự tiêu cực bao trùm thị trường chứng khoán ngay từ lúc mở cửa phiên đầu tuần, áp lực bán đè nặng lên nhóm cổ phiếu trụ khiến VN-Index liên tục lao dốc mạnh. Hầu hết các nhóm ngành đều bị sắc đỏ chi phối. Các...

Sao đổi ngôi trong top 3 thị phần chứng khoán phái sinh

Đặt chân vào top 5 thị phần chứng khoán phái sinh hồi quý I/2024, DNSE tiếp tục tăng thị phần và có tên trong top 3 thị phần chứng khoán phái sinh. Trong khi đó, ngôi vương vẫn “nằm chắc” trong tay VPS. DNSE tiếp tục “gom” thêm thị phần chứng khoán phái sinh Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây đã...

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư trú ẩn vào các cổ phiếu nào?

Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay, nhà đầu tư không nên hoảng loạn, có thể tìm kiếm nơi “trú ẩn” bằng cách đầu tư vào các công ty hàng đầu, có nội lực để chống chọi được với khủng hoảng. Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư "trú ẩn" vào các cổ phiếu nào?Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay,...

Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng

Sabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồngSabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Công ty cổ...

Tiết lộ thù lao lãnh đạo loạt ngân hàng, nơi lãi nhất hệ thống trả thu nhập sếp ra sao?

Nhiều ngân hàng công bố báo cáo tài chính năm 2024 qua kiểm toán. Báo cáo minh bạch các khoản thù lao, thu nhập lãnh đạo quản lý được nhận năm ngoái. Chủ tịch LPBank không nhận thù lao 2 năm liềnTại LPBank, ông...

Con trai chủ tịch Nguyễn Duy Hưng bán hết cổ phiếu SSI

Ông Nguyễn Duy Linh - con trai chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng - đã bán ra toàn bộ số cổ phiếu SSI nắm giữ theo hình thức thỏa thuận. Tại báo cáo vừa gửi Ủy ban Chứng khoán, ông Nguyễn Duy Linh cho...

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học công nghệ

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. 30/03/2025 21:29 (PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. ...

Mới nhất

NOVAGROUP ĐỒNG HÀNH CÙNG THỂ THAO CÔNG AN NHÂN DÂN PHÁT TRIỂN CÁC BỘ MÔN THỂ THAO TRỌNG ĐIỂM, NÂNG CAO VỊ THẾ THỂ...

Lễ kết nạp Hội viên tổ chức và Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác có sự tham dự của: Giáo sư Tiến sỹ Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế; Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn – Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị - Bộ trưởng Bộ Công an, Cục trưởng Cục Công tác...

Tăng trưởng vượt bậc, vươn tầm quốc tế

Thị trường GPU dành cho trí tuệ nhân tạo (AI GPU) đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng vượt bậc, do nhu cầu triển khai khối lượng công việc AI tại các trung tâm dữ liệu ngày càng gia tăng. Theo dự báo của Gartner, doanh thu từ GPU AI toàn cầu sẽ tăng từ 13,1 tỷ USD...

Nỗ lực kết nối số quốc gia & phát triển AI vì người Việt

Năm 2024, thị trường công nghệ thông tin Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng, khi 78,8% dân số sử dụng Internet và 75,2% tham gia mạng xã hội, vượt xa mức trung bình toàn cầu 63,9%, theo báo cáo We Are Social 2025.  Trong bối cảnh này, Zalo tiếp tục giữ vững vị thế là công...

Tin tức doanh nghiệp-Chiến lược Phát triển Con người

Tại VNG, hành trình phát triển của đội ngũ luôn song hành với quá trình chuyển mình của doanh nghiệp. Bởi lẽ, câu chuyện của một công ty, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, chính là câu chuyện của những con người – nơi tài năng là động lực chính tạo nên đổi mới. Chúng tôi hướng...

Tin tức doanh nghiệp-VNG và Trách nhiệm xã hội

“Phát triển công nghệ và Con người, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn”Tại VNG, chúng tôi tin rằng công nghệ nên là lực đẩy tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và trao quyền cho cộng đồng. Là doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, VNG không dừng lại ở việc không ngừng đổi mới...

Mới nhất