Trang chủKinh tếNông nghiệpQuảng Yên (Quảng Ninh): Ưu tiên tạo điều kiện để người dân...

Quảng Yên (Quảng Ninh): Ưu tiên tạo điều kiện để người dân phục hồi nghề nuôi trồng thủy sản


Các lực lượng chức năng kịp thời hỗ trợ người dân sau bão
Các lực lượng chức năng luôn có mặt kịp thời hỗ trợ người dân sau bão

Thiệt hại nặng nề

Kể từ sau bão, hàng ngày ông Nguyễn Văn Hùng, khu Thống Nhất 2, phường Tân An, đã ra biển kéo lưới, phần để “mót” nốt chỗ cá song còn sót mắc lại trong lưới, phần mong muốn tìm cách trục vớt vài chục ô lồng bè nuôi cá của gia đình. Với hơn 30 ô nuôi cá song, gia đình ông dự kiến thu hoạch để bán vào dịp gần Tết Nguyên đán, ngờ đâu đã bị bão cuốn đi.

Ông Hùng ngậm ngùi, với số cá song bị mất khoảng 3.000 con, nhẩm tính khoảng 3 tỷ đồng. Trước bão, nhà ông cũng vừa xuống giống khoảng 50 nghìn con cá song, tiền vốn cỡ 2 tỷ đồng. Tất cả khoảng 5 tỷ đồng đã theo con sóng ra khơi. Những gì còn sót lại là ngư cụ chìm dưới đáy biển phải thuê người trục vớt, và những khoản nợ chưa biết cách nào chi trả.

Cùng hoàn cảnh, gia đình ông Đoàn Trung Mạnh, phường Yên Hải, nuôi thả 20 vạn giống hàu, hà ở 18 lồng, bè với tổng trị giá đầu tư gần 8 tỷ đồng. Đây là số vốn ông Mạnh làm tích cóp nửa đời người mới có được. Tuy nhiên, cơn bão số 3 đi qua cùng sức tàn phá khủng khiếp đã cuốn đi đến 90% tài sản đầu tư của gia đình.

“Gần 10 năm tập trung làm ăn giờ chả còn gì, tất cả trôi sạch. Từ sau bão đến giờ vẫn nhờ người thân, bạn bè hỗ trợ đi tìm tài sản xem còn vớt vát được chút nào hay chút đó, rồi thuê lao động gia cố lại bè, mảng, cắt bỏ các dây hàu, thu gom lại các phao nhựa để tới đây ổn định sẽ tái sản xuất”, ông Mạnh trải lòng.

Nhiều hộ nuôi trồng thủy sản gần như mất trắng
Nhiều hộ nuôi trồng thủy sản gần như mất trắng

Trên thực tế, khoảng 238 cơ sở nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, 800 bè hàu, 1.700 lồng nuôi cá của các hộ nuôi trên địa bàn thị xã Quảng Yên đều bị phá huỷ sau bão. “Của đau con xót”, những ngày này, nhiều người vẫn cố gắng ra biển tìm kiếm, cứu lại những tài sản cuối cùng, từ mảnh bè gỗ, tới sợi dây treo hàu, hà.

Nhiều giải pháp kịp thời

Ngay sau bão, lãnh đạo thị xã đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xuống tận cơ sở để thống kê thiệt hại, hướng dẫn bà con tu sửa lại ao đầm, lồng bè, xử lý môi trường để tiếp tục cho vụ nuôi khác trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân NTTS để kịp thời tháo gỡ những khó khăn trước mắt; tạo điều kiện tối đa nhất giúp người dân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của các ngân hàng để tái sản xuất sau bão.

Xác định đây là nghề sinh kế nên dù có mất mát, nhưng nhiều hộ NTTS vẫn không nản chí. Thời điểm này, mọi người vẫn đang tích cực tập trung khắc phục sau bão; tu sửa, khôi phục hệ thống ao đầm, lồng, bè, chuẩn bị đầy đủ nguyên, nhiên, vật liệu, vật tư đầu vào NTTS, sẵn sàng thả giống khi điều kiện môi trường cho phép.

Người dân tìm và gia cố lại những chiếc lồng bè
Người dân tìm và gia cố lại những chiếc lồng bè

Chị Ngô Thị Thúy, phường Tân An, cho biết: NTTS phải tính đến thời điểm xuống giống và đây chính là thời điểm thích hợp nhất để xuống giống vụ mới, khi nhiệt độ còn mát.

“Các chính sách hỗ trợ lúc này là rất kịp thời. Ngay sau khi được ngân hàng hỗ trợ vay vốn 500 triệu đồng, tôi đã mua ngay 5.000 cá song để tái sản xuất, đồng thời gia cố các bè mảng, cố gắng vực dậy, làm lại từ đầu”, chị Thúy chia sẻ.

Thị xã Quảng Yên cũng đang trao đổi, kết nối với một số doanh nghiệp hỗ trợ các hộ nuôi trồng thủy sản trong vùng quy hoạch phao xốp hợp chuẩn, hợp quy với tổng kinh phí gần 36 tỷ đồng. Vì nguồn kinh phí khá lớn nên lãnh đạo thị xã cũng bàn với các nhà đầu tư hỗ trợ theo hướng phục hồi sản xuất theo từng giai đoạn.

Đặc biệt, từ bao lâu nay Quảng Yên vẫn có thế mạnh là con hầu cửa sông tiêu thụ tốt, giá trị kinh tế cao. Đứng trước việc tỉnh Quảng Ninh không có cơ sở sản xuất giống hầu, thị xã đang kết nối con giống đã được cấy vào giá thể nhập khẩu từ Trung Quốc để nuôi thương phẩm. Đây là cách làm linh hoạt, kịp thời đảm bảo thương phẩm phát triển kinh tế cho bà con trên địa bàn.

UBND thị xã Quảng Yên họp nghe báo cáo tiến độ thẩm định, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và tiến độ giao khu vực biển nuôi trồng thủy sản
UBND thị xã họp nghe báo cáo tiến độ thẩm định, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và tiến độ giao khu vực biển nuôi trồng thủy sản

Trao đổi về nội dung này, Chủ tịch UBND thị xã Quảng Yên – Trần Đức Thắng nhấn mạnh: Đối với 462 hộ thuộc đối tượng sinh kế từ nghề NTTS sẽ cố gắng trong tháng 10 giao mặt biển cho các hộ, tạo điều kiện cho người dân phục hồi sản xuất;Đồng thời, khi giao mặt biển thị xã có cơ sở hỗ trợ cho người dân và cũng thuận lợi hơn cho công tác quản lý. 

“Xác định để đảm bảo công tác NTTS được bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, thị xã đang đề xuất với tỉnh triển khai đề tài khoa học thí điểm nuôi biển bền vững ở địa bàn Quảng Yên tạo sinh kế ổn định cho người dân”, ông Thắng cho hay..

Khôi phục nuôi trồng thủy sản ở Vân Đồn – Việc cần làm ngay





Nguồn: https://baodantoc.vn/quang-yen-quang-ninh-uu-tien-tao-dieu-kien-de-nguoi-dan-phuc-hoi-nghe-nuoi-trong-thuy-san-1728812251139.htm

Cùng chủ đề

Làng nghề đóng tàu Cống Mương mai này còn không?

Làng nghề đóng tàu vỏ gỗ Cống Mương đã tồn tại hơn 600 năm, từng là niềm tự hào của người dân phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh), bởi sự vang danh xa gần, với những chiếc thuyền ra đời từ những bàn tay nghề tài hoa khéo léo và kinh nghiệm đóng tàu của cha ông, để con thuyền có thể đi ngược nước, ngược gió, giúp ngư dân vươn ra biển cả. Tuy nhiên,...

Làng nghề đóng tàu hơn 600 tuổi nguy cơ thất truyền

Có bề dày hơn 600 năm, song hiện làng nghề đóng tàu vỏ gỗ Cống Mương ở phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đang dần mai một, đứng bên bờ vực thất truyền. ...

Hai cây lim hơn 700 tuổi, chứng tích chiến thắng Bạch Đằng tại Quảng Yên

TPO - Theo sử sách ghi lại, hai cây Giếng Rừng nằm tại trung tâm thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh hơn 700 năm tuổi là chứng tích còn lại trong khu rừng vốn được quân và dân nhà Trần chặt để làm cọc Bạch Đằng trong trận thủy chiến đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược năm 1288. 10/01/2025 | 15:26 ...

Bỏ việc lương tốt về quê nấu thứ gì mà 8X Quảng Ninh làm nên một sản phẩm OCOP, lãi 70 triệu/tháng

Đang có công việc ổn định với mức lương cả chục triệu đồng, nhưng anh Đoàn Công Bách (SN 1989, khu Biểu Nghi, phường Đông Mai, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) quyết nghỉ việc về nấu rượu. Sản phẩm rượu men lá Gốc Đa của anh Bách nay đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. Bỏ việc lương cao về nấu rượu men lá Theo lời giới thiệu của Hội Nông dân TX Quảng Yên về Chủ...

Tạo thương hiệu từ đặc sản nếp cái hoa vàng địa phương

Quảng Ninh Từ bỏ công việc ổn định, anh Đoàn Công Bách quyết tâm xây dựng sản phẩm rượu men lá Gốc Đa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng có...

Bài đọc nhiều

Đà Nẵng: Phát triển logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản

UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành văn bản số 1237/UBND-SCT về triển khai tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản.Theo đó, UBND TP. Đà Nẵng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, cơ cấu sản xuất nông lâm thủy sản trên địa bàn gần với phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics nông sản và quy định...

Doanh nghiệp phải là trung tâm phát triển chuỗi cung ứng nông nghiệp

SGGPO 29/09/2023 13:44 Ngày 29-9, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn Phát triển chuỗi cung ứng sản xuất nông nghiệp an toàn hướng đến bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp. Phát biểu tại diễn đàn, ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hàng hóa...

Lễ hội cà phê hướng đến kích thích kinh tế vùng Tây Nguyên

Cà phê Việt Nam không chỉ được biết đến về sản lượng đứng trong top đầu thế giới, mà còn tạo dựng được nét văn hóa cà phê rất riêng của người Việt. Hương vị cà phê Việt ngày càng bay cao, bay xa với những thương hiệu lớn như Cà phê Trung Nguyên, Vinacafe, NesCafe… đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế cho nước nhà. Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, để...

Huyện Phúc Thọ hoàn thành đạt và vượt 7 chỉ tiêu phát triển năm 2024

Theo UBND huyện Phúc Thọ, năm 2024, UBND TP Hà Nội giao địa phương thực hiện 18 chỉ tiêu. Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2021 - 2025, Nghị quyết HĐND huyện giao 22 chỉ tiêu, tăng 4 chỉ tiêu so với TP giao. Tính đến tháng 6/2024, UBND huyện đã hoàn thành đạt và vượt 7 chỉ tiêu. Cụ thể là: tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất trên địa bàn...

Tây Giang (Quảng Nam): Đồng bào Cơ Tu đổi mới cách nghĩ, cách làm để thoát nghèo

Thu nhập hơn nửa tỷ mỗi năm Chiều biên giới Tây Giang vừa ngớt mưa, chị Bnướch Thị Blắc (thôn R’cung, xã Bhalêê) vội mang bắp cho đàn gà trên trại cách nhà không xa. Mảnh vườn của vợ chồng chị nằm trên quả đồi sát đường liên xã, khoảng hơn 5ha với bạc ngàn cây ăn quả, quế và trang trại gà. “Hồi mới lập gia đình, vợ chồng chỉ nuôi mấy con heo, không đủ sống...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

MISA bắt tay cùng đối tác Mỹ, thúc đẩy giải pháp quản lý nhà hàng tại thị trường “khó tính”

Ngày 28/4/2025, Công ty Cổ phần MISA chính thức ký thỏa thuận hợp tác với Công ty LUQRA (Mỹ) nhằm đẩy mạnh việc triển khai giải pháp quản lý nhà hàng tại thị trường...

LỢI NHUẬN TĂNG 5,6% TRONG NĂM 2024, SABECO ĐẶT MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG 8% TRONG NĂM 2025

TP.HCM – 24/04/2025, tại Đại hội Cổ đông Thường niên 2025, Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã công bố kết quả tăng trưởng tích cực trong năm 2024 vừa qua trên nhiều phương diện. Kết quả này có được nhờ bước đi chiến lược và nỗ lực bền...

VIMC đặt niềm tin vào thế hệ trẻ chuyển đổi trong kỷ nguyên mới – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Nhằm hướng đến kỷ niệm 30 năm thành lập VIMC, ngày 18/4, Đoàn Thanh niên VIMC tổ chức Chương trình Đối thoại giữa Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị với đoàn viên thanh niên, với chủ đề: “Tác động của chuyển đổi – chuyển đổi xanh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...

Phát huy vai trò xung kích trong giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa

VHO - Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào ý nghĩa, chung tay cùng các cấp, ngành, địa phương gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa, các “địa chỉ đỏ” trên địa...

Khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử Bến phà II Long Đại

VHO - Ngày 28.4, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ khởi công công trình phụ trợ và khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 Thanh niên xung phong tại Bến phà II Long Đại ( Quảng Ninh - Quảng Bình). Đây là hoạt động có ý nghĩa...

Mới nhất