Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiQuảng Ninh tìm giải pháp đưa nước sạch về từng hộ dân...

Quảng Ninh tìm giải pháp đưa nước sạch về từng hộ dân nông thôn


Hiệu quả từ mô hình tự quản công trình nước sạch nông thôn

Trước đây, người dân ở những thôn bản vùng sâu như Khe Lặc, xã Hà Lâu; Khe San, xã Phong Dụ phải đi rất xa để gánh nước hoặc bắt ống nước chưa được qua xử lý từ các con suối để về sinh hoạt. Dù đã có một số chương trình, dự án nước tự chảy, nước hợp vệ sinh trước đây nhưng hầu như không hiệu quả. Vậy nhưng hiện nay, nước sạch đã về đến từng hộ gia đình, khiến ai nấy cũng phấn khởi.

Sự thay đổi này có được từ khi huyện Tiên Yên đầu tư những công trình nước sinh hoạt tự chảy tại các địa bàn vùng cao với đầy đủ các hạng mục đảm bảo xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật về nước sinh hoạt. Những công trình này được chính người dân trong thôn trực tiếp quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ thông qua một Ban quản lý gồm trưởng thôn, đại diện các đoàn thể, hộ dân và được duy trì hoạt động theo Quy chế được UBND xã ban hành và thông qua.

Quảng Ninh tìm giải pháp đưa nước sạch về từng hộ dân nông thôn- Ảnh 1.

Đồng bào Sán Chỉ tại xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh sử dụng nước sạch. Ảnh: Trần Hoàn

Chị Nình Móc Chì (thôn Khe Lặc, xã Đại Dực, huyện Tiên Yên) cho biết, trước đây gia đình chị phải dẫn nước chưa được qua xử lý từ các con suối trên đầu nguồn để sinh hoạt. Chất lượng nước không bảo đảm, nhất là nước bị đục vào những ngày mưa. Nhưng từ khi có công trình nước sinh hoạt tập trung các thôn Khe Lặc, Đoàn Kết, Kéo Cai, xã Đại Dực, nước sinh hoạt về đến tận nhà, lại đảm bảo, sạch sẽ hơn hẳn.

Giống như người dân ở Đại Dực, bà con ở xã Phong Dụ giờ đây cũng được thụ hưởng nước sạch về đến tận nhà nhờ công trình đập dâng nước Khe San và hệ thống đường ống, bể chứa, bể lọc cấp nước sinh hoạt tại xã Phong Dụ. Công trình này có tổng vốn đầu tư hơn 30 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, do UBND huyện Tiên Yên làm chủ đầu tư.

Ông Hoàng Văn Lường, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Văn Mây (xã Phong Dụ) chia sẻ, trước đây, người dân trong thôn phải dẫn nước từ các khe suối trên đồi cao về nhà. Chi phí để thay ống dẫn nước hằng năm rất tốn kém, nguồn nước lại không đảm bảo vệ sinh. Vào mùa khô, khe suối cạn, người dân phải đi rất xa để gánh nước về sinh hoạt. Bây giờ, khi có nguồn nước sạch của nhà nước đầu tư, người rất phấn khởi.

Quảng Ninh tìm giải pháp đưa nước sạch về từng hộ dân nông thôn- Ảnh 2.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nghiêm Xuân Cường và lãnh đạo huyện Tiên Yên đi khảo sát một số mô hình nước sạch nông thôn tại xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên. Ảnh: Trần Hoàn

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Phong Dụ Nguyễn Chí Dũng: Hiện xã đã thành lập tổ tự quản để vận hành công trình nước sạch. Đồng thời xây dựng quy chế quản lý, thông qua mức đóng góp đảm bảo công tác vận hành 3.000 đồng/m3 để có nguồn kinh phí bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa những hư hỏng nhỏ trong quá trình sử dụng, đảm bảo hiệu quả sau đầu tư của công trình.

Huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh) có phần lớn diện tích là đồi núi, nhiều địa bàn vùng sâu, vùng xa, dân cư phân tán. Do vậy, việc đưa nước sạch đến với người dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi không dễ thực hiện.

Từ thực tiễn, bằng các giải pháp cụ thể, sáng tạo, huyện Tiên Yên đã tận dụng các nguồn nước tự nhiên, xây dựng hệ thống đập dâng, bể chứa, áp dụng công nghệ, đầu tư các mudule xử lý nước sạch, cải tạo các công trình nước tự chảy, giảm chi phí đầu tư. Từ đó, đưa nước sạch nông thôn tới từng hộ dân vùng cao, vùng khó khăn theo hướng sinh thủy tại chỗ, giữ nước, bảo vệ nguồn nước tại chỗ và quản lý vận hành, phân phối nước tại chỗ.

Nâng cao tỷ lệ dùng nước sạch nông thôn

Thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã huy động nhiều nguồn lực để hoàn thiện hạ tầng, mở rộng mạng lưới cấp nước sạch nông thôn, góp phần nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tại khu vực này. Đặc biệt, Quảng Ninh đã chỉ đạo các sở, ngành chuyên môn sớm hoàn thành xây dựng Đề án “Cấp nước sạch nông thôn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025”.

Quảng Ninh tìm giải pháp đưa nước sạch về từng hộ dân nông thôn- Ảnh 3.

Các đại biểu đi thực tế một số mô hình nước sạch trên địa bàn xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Trần Hoàn

Theo Sở NNPTNT tỉnh Quảng Ninh, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 278 công trình, hệ thống công trình phục vụ cấp nước khu vực nông thôn, trong đó có 271 công trình độc lập, 7 hệ thống công trình được đấu nối từ những công trình hiện có. Về mô hình quản lý, trên địa bàn tỉnh đang quản lý các công trình cấp nước tập trung theo 4 mô hình chính: Cơ quan nhà nước (UBND cấp xã); đơn vị sự nghiệp công lập; doanh nghiệp nhà nước; tư nhân quản lý.

Tuy nhiên, tại các công trình cấp nước có quy mô lớn, lao động làm việc tại các trạm cấp nước cơ bản là lao động phổ thông, trong khi việc quản lý, khai thác đòi hỏi yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ cao. Đồng thời, mức giá bán nước khu vực nông thôn còn thấp, chi phí quản lý vận hành lớn nên nguồn kinh phí để thực hiện công tác duy tu, sửa chữa, cải tạo nâng cấp còn hạn chế.

Còn đối với các công trình cấp nước quy mô nhỏ, hầu hết các công trình này không thu phí sử dụng nước; nguồn kinh phí phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách địa phương. Bởi vậy, việc duy tu, bảo dưỡng công trình còn gặp nhiều khó khăn; nhiều công trình bị hư hỏng nhỏ không được xử lý, khắc phục kịp thời dẫn đến hư hỏng lớn khó xử lý, lâu dần dẫn đến công trình không hoạt động được.

Bên cạnh đó, do tính chất đặc thù, nên địa bàn quản lý cấp nước khu vực nông thôn thường rộng, phân tán, người dân còn thói quen dùng nước sông, suối, giếng khoan, giếng đào… Bởi vậy, tỷ lệ đấu nối sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung tại một số địa phương còn thấp.

Quảng Ninh tìm giải pháp đưa nước sạch về từng hộ dân nông thôn- Ảnh 4.

Hội thảo mô hình quản lý nước sạch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh diễn ra vào ngày 15/3 vừa qua. Ảnh: Thanh Tuyền

Theo Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Minh Sơn, cần tìm được mô hình quản lý, vận hành, khai thác các công trình nước sạch nông thôn phù hợp, người dân được thụ hưởng với giá rẻ nhất.

Đối với khu vực có khả năng đấu nối cao, dân cư đông, sử dụng nhiều, khả năng chi trả tốt, công trình cấp nước tập trung nên do các đơn vị doanh nghiệp quản lý. Còn đối với khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ sử dụng thấp, dân cư thưa, khả năng chi trả thấp, qua kinh nghiệm các tổ tự quản quản công trình nước sinh hoạt như Tiên Yên là hiệu quả.

Trong thời gian tới, các địa phương cần tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ rừng đầu nguồn; hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn tại các khu vực rừng đầu nguồn, các công trình thủy lợi để duy trì nguồn sinh thủy.

Bên cạnh đó, các địa phương cần nghiên cứu, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung, đảm bảo phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, tiến tới xây dựng giá sản phẩm nước sạch nông thôn phù hợp với thực tế.

Sở NNPTNT sẽ cùng với các sở, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí thực hiện công tác bảo trì, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước, đảm bảo hoạt động bền vững của các mô hình quản lý công trình nước sạch nông thôn.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hơn 500 đoàn viên thanh niên cùng tham gia ngày hội đồng bào Sán Chỉ

Màu áo xanh của hơn 500 đoàn viên viên thanh niên hòa lẫn với màu áo xanh truyền thống của phụ nữ người Sán Chỉ, tạo nên khung cảnh hiếm có ở thung lũng Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh). ...

Về miền Soóng Cọ huyện Tiên Yên, Quảng Ninh

(PLVN) - Trong 2 ngày 23, 24/10, Sở Du lịch TP Đà Nẵng phối hợp Hãng hàng không Vietjet (Vietjet Air) tổ chức Lễ khai trương đường bay Đà Nẵng - Ahmedabad (Ấn Độ) và Chương trình chào đón chuyến bay từ Ahmedabad (Ấn Độ)-Đà Nẵng. (PLVN) -  Lễ hội hoa tam giác mạch năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị cho...

Giá nhà đất “trên trời” và giấc mơ an cư càng xa vời!

Giá đất tại nhiều huyện ngoại thành Hà Nội cùng với giá chung cư liên tục tăng cao, thiết lập các cột mốc “kỷ lục” mới khiến người dân, nhất là những người có nhu cầu thực sự về nhà ở ngày càng lo lắng, hoang mang khi giấc mơ an cư ngày càng xa vời. Những ngày qua khi sức nóng của cuộc đấu giá 68 lô đất tại khu Ngõ Ba (ở thôn Thanh...

Hà Nội: Xuyên đêm đấu giá đất ở Hoài Đức, từ 7,3 triệu lên hơn 133 triệu/m2

Sau khoảng 20 giờ trắng đêm tới 4 giờ 30 phút sáng nay 20-8, phiên đấu giá 19 lô đất ở khu Lòng Khúc (xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã kết thúc với giá trúng đấu giá tăng cao kỷ lục. Theo Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức, vào 9 giờ sáng qua 19-8, địa phương này tổ chức phiên đấu giá 19 lô đất có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mây mù bao phủ khu di tích danh thắng ở Hải Dương có lưng tựa núi, trước mặt là sông

Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc TP Chí Linh (Hải Dương) tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. ...

Bài đọc nhiều

Bí ẩn ‘Cánh cổng Địa ngục’ cháy hơn nửa thế kỷ chưa tắt ở Turkmenistan

Các đám cháy dưới lòng đất không phải là điều hiếm gặp. Trên thực tế, đó là một hiện tượng xảy ra trên toàn cầu, từ Mỹ, đến Đức hay Trung Quốc. Những...

Cục trưởng Điện ảnh phủ nhận tin Trương Nghệ Mưu tới Hà Nội

Ngày 3/11, ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh phản hồi thông tin đạo diễn Trương Nghệ Mưu cùng một số ngôi sao Hàn Quốc như Lee Kwang Soo, Shin So Yul, Jung Man Sik... tới Hà Nội tham dự Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 (HANIFF VII). Ông Vi Kiến Thành khẳng định với Tri Thức - Znews thông tin này là sai sự thật và không phải chia sẻ chính thống do Cục Điện...

Bà ngoại 90 tuổi dúi tiền cho cháu trai “đốn tim” cư dân mạng

Mới đây, một đoạn clip ghi lại "cuộc giao dịch bí mật nhất thế giới" giữa bà ngoại và cháu trai 40 tuổi được lan truyền khiến dân mạng thích thú, xuýt xoa.Đoạn video clip thể hiện cảnh cụ bà gọi riêng cháu trai vào phòng, thì thào, nhét vào tay anh một tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng. Bà cụ nói nhỏ: "Bà cho thêm con một đồng".Chủ nhân đoạn clip triệu view đó là anh Nguyễn...

Thời điểm tăng lương hưu mà không điều chỉnh lương cơ sở với công chức

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được kiến nghị của cử tri TPHCM do Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến, thắc mắc việc lương cơ sở của cán bộ, công chức tăng 30% nhưng đối với người đã nghỉ hưu chỉ là 15%. Do đó, cử tri kiến nghị Bộ quan tâm hơn nữa đến chính sách tiền lương đối với người đã nghỉ hưu.Về vấn đề này, Bộ Lao...

Hiểu đúng về nghi lễ thờ cúng cổ truyền Việt Nam

(CLO) Cuốn sách “Thờ cúng cổ truyền Việt Nam - Nghi lễ và thực hành nghi lễ” cho thấy, tín ngưỡng thờ cúng chính là một phương thức tu tâm mà người Việt đã thực hành qua hàng ngàn năm và sẽ không bao giờ mất đi. ...

Cùng chuyên mục

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Vì sao nhiều Gen Z thà ‘ăn bám bố mẹ’ cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?

Công việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ 2 đến thứ 7 đã không còn là chuyện hiển nhiên và lựa chọn duy nhất. ...

Quảng Bình ký kết hợp tác với Sun Group

(NADS) - Ngày 15/4, tại TP. Đồng Hới, UBND tỉnh Quảng Bình và Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) có buổi làm việc và ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược đầu tư phát triển”. Đây được xem là cột mốc quan trọng, mở ra giai đoạn mới cho tiến trình phát triển kinh tế - du lịch bền vững của tỉnh Quảng Bình. ...

Xác lập kỷ lục 135 món ăn từ trái thanh trà

VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác...

Vì sao ly hôn tập trung ở thành phố lớn?

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa được công bố cho thấy TP.HCM có tỉ lệ ly hôn, ly thân cao nhất cả nước với 263.000 người, đứng sau là Hà Nội với hơn 146.000 người. ...

Mới nhất

Bà Rịa-Vũng Tàu phát triển mạnh nhờ mô hình KCN gắn cảng biển

(TBTCO) – Sự kết hợp giữa khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng giao thông quanh cảng Cái Mép – Thị Vải đã giúp lưu lượng container qua cảng tăng mạnh trong năm 2024, cho thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình cảng biển – khu công nghiệp, tạo cơ hội lớn cho sự phát triển bền...

GIẢI BÓNG ĐÁ 7 NGƯỜI VĐQG BSG DRAGON CUP 2025 KHỞI ĐỘNG VỚI QUY MÔ LỚN NHẤT TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY

Hà Nội, ngày 15 tháng Năm năm 2025 – Tiếp nối thành công vang dội của những mùa giải trước, đặc biệt trong 3 mùa giải gần đây với sự đồng hành chiến lược của Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) thông qua thương hiệu Bia Saigon và các...

Bài 1: Giải mã dấu tích kinh thành đá

VHO - Trải qua hơn 600 năm phong sương và biến thiên lịch sử, những khối đá xanh khổng lồ ở Thành nhà Hồ vẫn lặng lẽ gìn giữ dấu ấn một kinh đô vương triều. Từ lòng đất Vĩnh Lộc, hàng loạt phát hiện khảo cổ học trong những năm gần đây đang góp phần phác họa...

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tham gia thúc đẩy thương mại hai chiều Việt – Mỹ tại SelectUSA 2025 – Tổng công...

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ, từ ngày 12 đến 15/5/2025, Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư SelectUSA Investment Summit 2025 tại thành phố National Harbor, bang Maryland, Hoa Kỳ đã trở thành điểm đến của hơn 130 đại biểu Việt Nam, đại diện cho hơn 100 doanh nghiệp hàng đầu trong...

Vinh danh tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh

VHO - Bộ VHTTDL vừa ban hành quyết định đưa “Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh” tại huyện Nam Trà My, (Quảng Nam) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua đó, khẳng định giá trị đặc biệt của “quốc bảo” sâm Ngọc Linh, đồng thời tôn vinh kho tàng tri thức...

Mới nhất