Trang chủDestinationsQuảng NamQuảng Nam qua mộc bản, châu bản triều Nguyễn | BÁO QUẢNG...

Quảng Nam qua mộc bản, châu bản triều Nguyễn | BÁO QUẢNG NAM ONLINE



(VHQN) – Mộc bản, châu bản triều Nguyễn có liên quan vùng đất Quảng Nam được sưu tầm chưa nhiều nhưng thông qua đó phần nào đã phản ánh vai trò quan trọng của thương cảng Hội An, xứ Quảng Nam đối với kinh kỳ cũng như của lịch sử mở cõi, phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị… của các triều đại phong kiến Việt Nam.

Mộc bản.
Mộc bản.

Mộc bản

Về mộc bản liên quan đến vùng đất Hội An, Quảng Nam xưa phải kể đến các bộ thông sử của triều Nguyễn như sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”. Trong sách này khắc về tên gọi của vùng đất Quảng Nam bằng việc vua Lê Thánh Tông đặt đạo Quảng Nam vào năm Tân Mão (1471).

Nhà vua đem đất Chiêm Thành đặt làm Quảng Nam thừa tuyên, phủ là Quảng Nam. Mộc bản sách “Đại Nam nhất thống chí” (quyển 5), chép rất kỹ về vị trí địa lý của tỉnh Quảng Nam gồm phía Đông đến Yên Sơn; phía Tây giáp huyện Phú Lộc, phủ Thừa Thiên; phía Nam giáp huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi và phía Bắc đến cửa ải Hải Vân.

Sách còn chép hình thế của tỉnh Quảng Nam gồm phía Đông có biển bao vòng, phía Tây có núi che chở, phía Nam liền tỉnh Quảng Ngãi, phía Bắc hướng về Kinh đô. Núi cao thì có núi Tào, núi Ấn, núi Chúa, núi Ngũ Hành. Sông lớn thì có sông Chợ Củi (Sài Thị), sông Cẩm Lệ và sông Bến Ván (Bản Tân). Đồng ruộng rộng bằng phẳng, dân cư đông đúc…

Trong thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, Quảng Nam thuộc xứ Đàng Trong chịu sự cai quản của chúa Nguyễn và Hội An được chúa Nguyễn chọn làm nơi giao thương với các nước trên thế giới.

Mộc bản sách “Đại Nam thực lục tiền biên” cũng chép rằng chúa Nguyễn Hoàng đã cho đổi huyện Điện Bàn thành phủ Điện Bàn vào năm 1604; chúa Nguyễn Phúc Chu cùng Hòa thượng Thích Đại Sán (người Trung Hoa) đi thăm dinh Quảng Nam, đến phố Hội An, nhận thấy phía tây phố có cầu, là nơi thuyền buôn tụ họp nên đặt tên cầu là Lai Viễn kiều vào năm 1719.

Mộc bản “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ” khắc về việc sau khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Nguyễn, vua Gia Long cho dời tỉnh lỵ Quảng Nam từ Hội An đến xã Thanh Chiêm, huyện Diên Phước vào năm 1806. Còn sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ” khắc việc vua Minh Mệnh cho đổi huyện Diên Khánh thành huyện Diên Phước.

Đến năm 1824, vua Minh Mệnh cho đào sông ở Quảng Nam, đào hơn hai tháng thì xong và đặt tên sông Vĩnh Điện, cầu bắc qua sông ấy cũng gọi là cầu Vĩnh Điện. Mộc bản sách này cũng ghi chép về việc vua Minh Mệnh cho đặt thêm huyện Quế Sơn thuộc Quảng Nam vào năm 1827. Cùng năm đó, vua Minh Mệnh cho đổi dinh Quảng Nam thành trấn Quảng Nam.

Ngoài ra, mộc bản sách khắc về ba nhà khoa bảng Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh, Nguyễn Đình Hiến…

Châu bản.
Châu bản.

Châu bản

Châu bản liên quan đến Quảng Nam dưới thời Gia Long chủ yếu là của quan công đồng truyền cho các vị cai đội đến Quảng Nam mua vật dụng như đá lát đường, các loại gỗ… và thổ sản như tơ lụa, quế, cau tươi… vận chuyển về kinh phụng nạp hay truyền cấp phát lương thực cho các tàu buôn của người Thanh bị sóng gió đánh dạt vào cửa Đại Chiêm.

Đặc biệt là các bản truyền của quan công đồng cho phép cai đội Trần Văn Huyên lập Thanh Châu Yến đội. Đây là một nghề khá đặc biệt của xứ Quảng, là nguồn tài nguyên thiên nhiên bổ dưỡng được cống nạp vào kinh để hoàng tộc, quan lại trong triều tẩm bổ. Là nghề gắn liền với lịch sử nghề yến Thanh Châu của Hội An – Quảng Nam và cả tam tỉnh yến hộ sau này (Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa).

Châu bản thời Minh Mệnh chép khá kỹ việc đào sông Vĩnh Điện tại Quảng Nam vào năm 1824. Cũng trong chuyến tuần du đến Quảng Nam, vua Minh Mệnh đã truyền dụ cho các địa phương rằng loan giá đi tuần cốt là thăm địa phương xét quan lại, ban ơn huệ cho nhân dân.

Quan binh theo hầu, những nơi đi qua không được giày xéo ruộng lúa, không được làm càn quấy nhiễu. Hội An ở Quảng Nam tuy không được giàu có bằng trước, nhưng vẫn là nơi dân cư đông đúc, hàng hóa tụ tập, nếu có người tham lận, yêu sách mua rẻ, làm cho chợ phố sợ hãi, thì cho dinh thần lập tức tra xét xử tội…

Các nhà phố cùng chợ búa hương thôn cứ làm ăn như thường, chớ có bày biện gì cả. Lại sai Bộ Hộ rằng phàm đường xa giá đi qua, tất cả thứ cung ứng như thuê phu, thuê thuyền, rơm cỏ cho voi ngựa, đều phải trả giá hậu, chớ bắt dân phụng nạp.

Đặc biệt, khi xa giá đến Hội An nhà vua cũng ban cho dân xã Minh Hương được giảm 5 phần bạc thuế, lại thưởng cho miếu Quan Đế 300 lạng bạc, miếu Thiên Hậu 100 lạng bạc để làm nhu phí đèn nhang. Hiện nay tại Quan Công miếu (chùa Ông) ở Hội An vẫn còn lưu giữ tấm bia ghi lại sự kiện quan trọng này.

Các châu bản thuộc thể loại tấu, bẩm từ thời vua Minh Mạng đến thời vua Khải Định còn cho biết nhiều tàu thuyền các nước như người Trung Hoa, người Pháp… vẫn tiếp tục đến xin buôn bán ở Hội An.

Trong đó có cả việc người Thanh đến xin bán súng, đạn. Ngoài ra, rất nhiều châu bản liên quan đến việc định thuế, thu thuế, giảm thuế, miễn thuế ở phố Hội An và các cảng trong vùng.

Qua hệ thống các bản tấu từ thời Gia Long đến triều Duy Tân cho thấy việc nhà Nguyễn có nhiều chính sách khuyến dụ cho phép thương thân Trung Hoa vào xứ Quảng, cảng Hội An buôn bán càng ngày càng nhiều, thậm chí còn cho phép họ được khai khẩn đất hoang và thăm dò, khai thác khoáng sản.

Năm 1898, vua Thành Thái ban Dụ thành lập một loạt thị xã tại miền Trung, trong đó có thị xã Faifo (Hội An). Cũng như phần mộc bản, các tư liệu châu bản triều Nguyễn sưu tầm được được còn cho biết về nhiều danh nhân tiêu biểu của vùng đất Quảng Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.





Nguồn

Cùng chủ đề

Khám phá chính sách ngoại giao độc đáo của triều Nguyễn qua triển lãm 3D

Đây là sự kiện do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức nhân kỷ niệm Ngày truyền thống ngành Ngoại giao Việt Nam (28/8).Triển lãm sẽ giới thiệu đến công chúng hàng trăm tài liệu đặc sắc, trong đó có...

Phát huy giá trị di sản để Cố đô Huế thành điểm đến hấp dẫn

Huế là vùng đất được mệnh danh là xứ sở của di sản, nơi lưu giữ và bảo tồn tốt nhất văn hóa và nghi lễ truyền thống Việt Nam, là điểm đến không thể bỏ qua đối với bất cứ ai muốn khám phá về cội nguồn dân tộc.

Điện Kiến Trung sẽ “tỏa sáng” trong đêm khai mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024

Theo đó, chương trình khai mạc dự kiến diễn ra vào lúc 20h ngày 7/6/2024 sẽ mở màn cho chuỗi hoạt động sôi nổi của Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024. Chương trình với nội dung được dàn dựng công phu, mới lạ, kết hợp hiệu ứng...

Trưng bày Châu bản triều Nguyễn kết hợp công nghệ trình chiếu ánh sáng

Nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) phối hợp tổ chức Không gian trưng bày "Châu bản triều Nguyễn - Ký ức một triều đại'.

Nhiều châu bản quý của triều Nguyễn sắp được công bố lần đầu

Trải qua 143 năm tồn tại (1802-1945), triều Nguyễn (triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam) đã lưu dấu ấn trong lịch sử về thống nhất giang sơn, xác lập chủ quyền, quan hệ bang giao, kiến thiết kinh đô, văn hóa giáo dục, đời sống xã hội, thiết chế hành chính, chế định luật pháp, khoa cử thư tịch… Tất cả dấu ấn lịch sử này đều được phản ánh rõ nét qua...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một chuyên khảo về Hội An

Một chuyên khảo về Hội An được một nhà “Việt Nam học” người nước ngoài thực hiện cách đây gần 60 năm. Chuyên khảo được đánh giá là “rất công phu và nghiêm cẩn”. Người Hoa ở Hội An “Mấy điều nhận xét về Minh Hương xã và các cổ tích tại Hội An” là tên một khảo cứu về cộng đồng người Hoa và những công trình xây dựng của họ tại Hội An. Tác giả chuyên khảo là Giáo...

Dấu xưa trên vùng đất An Bang

Vào ngày 16 tháng Giêng hằng năm, cư dân ấp An Bang làng Thanh Hà xưa (nay là khối An Bang, phường Thanh Hà, TP.Hội An) long trọng tổ chức lễ tế xuân, cầu an đầu năm nhằm tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã dày công khai mở và phát triển xóm ấp ngày thêm rạng rỡ. Sau nghi thức lễ tế trang nghiêm theo cổ truyền, phần hội luôn rôm rả những tích xưa, chuyện cũ về...

“Đêm phố cổ” đi qua một phần tư thế kỷ

Sản phẩm du lịch “Đêm phố cổ” tồn tại và phát triển đến nay vừa tròn chặng đường 25 năm. “Đêm phố cổ” đã định vị được thương hiệu lớn với du khách nhưng cần chỉn chu, đổi mới để giữ được sức hút lâu dài. “Thắp lửa” cho di sản văn hóa thế giới Tháng 8/1998, UBND thị xã Hội An lúc đó đã ban hành Quyết định số 336 phê duyệt Đề án “Nghiên cứu, phục hồi Ngày phố...

Trưng bày ảnh “Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An – 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị”

Từ ngày 29/11 đến 9/12, tại di tích đình Hội An (số 27 Lê Lợi) sẽ diễn ra hoạt động trưng bày ảnh với nội dung “Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An - 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị”. Sự kiện do Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An chủ trì thực hiện nhằm chào mừng kỷ niệm 25 năm ngày Đô thị cổ Hội An được...

Nỗi lo di tích nhà cổ Hội An

Hội An còn hàng chục di tích trong phố cổ đã xuống cấp, có nguy cơ hư hại do mưa lũ nhưng vẫn chưa thể hạ giải trùng tu. Ông Phạm Phú Ngọc – Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho biết, nhằm triển khai công tác phòng chống lụt bão cho các di tích trong khu phố cổ, từ tháng 6/2024, đơn vị đã chủ động phối hợp các địa phương,...

Bài đọc nhiều

Từ ngày 26/6 – 30/6, phẫu thuật miễn phí dị tật sứt môi, hở hàm ếch | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Từ ngày 26/6 – 30/6, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam phối hợp với Tổ chức sứt môi, hở hàm ếch Nhật Bản - Hàn Quốc khám và phẫu thuật miễn phí cho người dị tật sứt môi, hở hàm ếch trên địa bàn tỉnh và các...

Hiệu quả từ công nghệ rạn nhân tạo | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Với sự tài trợ của Cơ quan Tài nguyên Thủy sản Hàn Quốc (FIRA), dự án “Thiết lập mô hình quản lý và phát triển nguồn lợi thủy hải sản ven bờ” tại TP.Hội An đã và đang tạo ra nguồn lợi thủy sản bền vững thông qua mô hình...

Nghiên cứu giải pháp quản lý tổng hợp bệnh tua mực hại cây quế | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Ngày 17/5, Sở KH&CN Quảng Nam tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học “Nghiên cứu giải pháp quản lý tổng hợp bệnh tua mực hại cây quế tại tỉnh Quảng Nam và vùng phụ cận”. Đề tài triển khai từ tháng 11/2018 - 4/2023 do TS. Đào...

Đô thị zero carbon | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Tận dụng, tái chế và tái sử dụng tài nguyên tự nhiên là những khái niệm để tiến đến một đô thị zero carbon. Đó cũng là phương pháp tối ưu với các vùng đất nhằm hạn chế những tác động tai hại từ sự biến đổi khí hậu, khi...

5 năm, Tiên Phước có hơn 13.400 lượt hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Sáng nay 20/6, Hội Nông dân huyện Tiên Phước tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ X (nhiệm kỳ 2023 - 2028) với sự tham dự của 186 đại biểu đại diện cho hơn 12.400 nông dân toàn huyện. Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Huỳnh Thị Thùy...

Cùng chuyên mục

Người gìn giữ điệu hò cổ xứ Quảng

      Hò khoan xứ Quảng là một di sản văn hóa quý báu của người dân Quảng Nam. Đây không chỉ đơn thuần là những câu hát đối đáp mà còn là một nét đẹp văn hóa đặc trưng, phản ánh đời sống, tình cảm của người dân xứ Quảng. Để điệu hò này được lưu truyền và phát triển, không thể không nhắc đến những người gìn giữ - những nghệ nhân tâm huyết, dành cả...

Biểu diễn hò Bả Trạo trên sông Hội An

Đêm phố cổ Hội An, một trung tâm du lịch của miền đất Quảng Nam, trong ánh sáng lung linh của những chiếc đèn lồng và những con thuyền lướt đi trên mặt nước sông Hoài, một tiết mục diễn xướng độc đáo của xứ Quảng được biểu diễn cho khách du lịch: "hò Bả Trạo". Hò Bả Trạo là một trong số rất nhiều những hoạt động diễn xướng của cư dân miền Trung. Hò Bả Trạo hay...

Bảo tồn giai điệu hò Bả Trạo xứ Quảng

Hò Bả Trạo, còn gọi là Hò Chèo Bả Trạo, là một loại hình dân ca độc đáo của Quảng Nam, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005. Hò Bả Trạo được hát bởi hai đội, mỗi đội gồm 16 - 20 người, nam nữ phân chia đều nhau. Các đội ngồi đối diện nhau trên hai chiếc thuyền, vừa hát vừa chèo mái nhịp nhàng. Nội dung bài hát...

Đèn lồng phố Hội

Phố cổ Hội An, một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn thuộc khu vực miền trung ven biển tỉnh Quảng Nam. Trên khắp ngả phố của Hội An, bất kì một chi tiết nhỏ nào cũng dễ dàng làm sao xuyến mọi du khách thăm quan. Nhưng điều đặc biệt làm nên dấu ấn riêng là về bóng dáng một khu phố xưa với muôn sắc đèn lồng và những ngôi nhà cổ đầy chất...

Chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng, chủ biêu lãnh 10 năm tù | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Ngày 17/8, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam mở phiên sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh (SN 1963, phường An Xuân, TP.Tam Kỳ) 10 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. ...

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất