Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcQuảng Nam đầu tư phát triển giáo dục miền núi

Quảng Nam đầu tư phát triển giáo dục miền núi


 

Khu nội trú và nhà ăn của học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở Đông Giang, tỉnh Quảng Nam nằm phía sau dãy lớp học vừa mới được xây dựng và nâng cấp sửa chữa khá khang trang. Buổi sáng, các cô nuôi đang chuẩn bị bữa cơm trưa cho học sinh. Nhà trường nuôi dạy 277 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 là con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Toàn bộ học sinh đều ở nội trú trong suốt năm học, mỗi năm chỉ về nhà vài lần vào dịp lễ Tết hoặc khi nhà có việc đột xuất.

Ngày nào cũng vậy, các thành viên trong Ban Giám hiệu nhà trường đi kiểm tra nhà bếp, nhà ăn, phòng ở sinh hoạt của học sinh. Thầy giáo Bùi Thành Chung, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở Đông Giang, tỉnh Quảng Nam khoe rằng, mới đây, từ nguồn vốn Tiểu Dự án 1 của Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhà trường được cấp phí mua tủ đông để bảo quản thực phẩm tươi, tủ đựng thực phẩm chính, giá treo quần áo, kệ để chén bát của học sinh và bàn ghế học sinh. Trước đây, nhà bếp chưa có tủ đông, thực phẩm mua về phải chế biến ngay trong buổi sáng để dành ăn luôn cả ngày. Bây giờ, thức ăn được bảo quan ở tủ đông rất tiện lợi và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thầy giáo Bùi Thành Chung cho biết, nhà trường đang làm thủ tục để tiếp nhận thêm một số trang thiết bị như ti vi phục vụ dạy học, giường ngủ học sinh, tủ đựng quần áo, máy nóng lạnh để học sinh tắm vào mùa đông…, đảm bảo cho học sinh ăn ở, sinh hoạt và học tập.

“Các em học sinh nội trú 100% tại trường. Dự án này là hiệu quả rất cao, cải thiện được điều kiện ăn ở, sinh hoạt của học sinh. Về phía nhà trường, cũng mong muốn các cấp quan tâm đến vấn đề ăn ở cho học sinh nội trú. Nhà trường luôn duy trì đảm bảo không có trường hợp bỏ học giữa chừng và chất lượng giáo dục của trường duy trì tốt trong những năm qua”.

Đông Giang là một trong các huyện miền núi nghèo ở tỉnh Quảng Nam. Từ nhiều nguồn khác nhau, hàng năm, huyện ưu tiên đầu tư sửa chữa, xây mới cơ sở vật chất trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học, cơ bản xóa trường lớp tranh, tre, nứa, lá hoặc gỗ. Tuy nhiên, nhiều trường học, khu nội trú học sinh được xây dựng quá lâu nay đã xuống cấp. Từ nguồn vốn của Tiểu Dự án 1  thuộc Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Chương trình tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện đã đầu tư nâng cấp sửa chữa, mua sắm thiết bị dạy học và phục vụ ăn ở sinh hoạt cho 4 trường học có học sinh nội trú và bán trú. 

Ông Nguyễn Văn Lê, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, UBND huyện tiếp tục điều chỉnh, bổ sung cho Phòng Giáo dục và Đào tạo 2 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị cho các trường còn lại:

“Hầu hết các trang thiết bị mua sắm là rất thiết thực, các em rất cần. Nhu cầu lớn nhất hiện nay là phòng ở, có trường đã xây dựng lâu rồi cần sửa chữa lại cho kiên cố, khang trang. Vừa rồi, UBND huyện cũng điều chỉnh, bổ sung cho Phòng Giáo dục hơn 2 tỷ đồng cùng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Năm 2024, huyện miền núi Đông Giang được tỉnh Quảng Nam phân bổ hơn 15 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 để tiếp tục đầu tư cho giáo dục. Ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, UBND huyện đã ban hành “Đề án nâng cao chất lượng cơ sở vật chất trường đạt chuẩn quốc gia”, cần nguồn kinh phí khoảng 86 tỷ đồng:

“Nhu cầu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đối với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi thì cần nguồn vốn lớn,  vì liên quan tới nhiều yếu tố, do yếu tố lịch sử về xây dựng trường học chưa đồng bộ. Hiện nay, huyện đang triển khai Thông tư 13 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiều cái mới. Tuy nhiên, qua triển khai thực hiện, thì nguồn vốn để đảm bảo theo tiêu chí số 3 của Thông tư này về cở sở vật chất là quá lớn. Nếu đầu tư hoàn thiện và duy trì cần hơn 86 tỷ đồng. Đông Giang là một huyện nghèo nên rất cần sự đầu tư về phía nhà nước”, ông Đỗ Hữu Tùng nói.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Quảng Nam hiện  có 199 trường học. Mô hình trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú đã đóng góp lớn cho việc đào tạo cán bộ, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, các phòng học bộ môn, trang thiết bị ở một số trường chưa đảm bảo theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đề án “Hỗ trợ phát triển giáo dục miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 – 2025” đặt mục tiêu đẩy nhanh quá trình giảm dần khoảng cách chênh lệch về chất lượng giáo dục của các huyện miền núi so với khu vực đồng bằng. Theo đó, tỉnh này đầu tư sắp xếp và hoàn thiện hệ thống mạng lưới trường lớp, xây dựng cơ sở vật chất theo hướng đạt chuẩn quy định, đảm bảo an toàn phòng tránh thiên tai; nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, chuẩn về nghề nghiệp, hợp lý về cơ cấu.

Đến nay, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng 53 công trình trường học. Nguồn vốn chương trình được phân bổ cho Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND các huyện thực hiện; trong đó Sở Giáo dục và Đào tạo được phân bổ hơn 12 tỷ đồng để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 4 trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc.

Ông Thái Viết Tường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam cho rằng, nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã góp phần tiếp tục củng cố và phát triển hợp lý hệ thống các trường phổ thông dân dân tộc nội trú và trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú; đầu tư bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường chưa đạt chuẩn quốc gia.

“Ngành Giáo dục thực hiện một số chính sách của nhà nước, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, chính sách về khu vực biên giới và một số chính sách khác để hỗ trợ các nhà trường trong khu vực này. Ngành đã phối hợp với địa phương sắp xếp, bố trí lại các trường, điểm trường phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội ở khu vực này, nhất là phù hợp với điều kiện bố trí dân cư ở khu vực miền núi”.



Nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/quang-nam-dau-tu-phat-trien-giao-duc-mien-nui-post1132366.vov

Cùng chủ đề

Dự án Khu đô thị kiểu mẫu tại Đô thị mới Điện Nam

Đã hết thời gian thực hiện hơn 1 năm, nhưng đến nay, Dự án Khu đô thị kiểu mẫu tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) vẫn chưa giải phóng xong mặt bằng, chưa được giao đất, chưa triển khai thi công xây dựng. Dự án Khu đô thị kiểu mẫu tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc: Đang tìm căn cứ để gỡ pháp lýĐã hết thời gian thực...

Xóa tụ điểm sinh hoạt hội thánh Đức Chúa trời mẹ do thanh niên 30 tuổi cầm đầu

Công an vừa bắt quả tang và xử lý một tụ điểm sinh hoạt hội thánh Đức Chúa trời mẹ do 1 nam thanh niên 30 tuổi làm trưởng nhóm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ngày 24/1, Công an thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đang điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý vụ việc liên quan đến một tụ điểm sinh hoạt "Hội thánh Đức Chúa trời mẹ" trên địa bàn. Trước đó, khoảng 19h40 tối 21/1,...

đảm bảo an toàn trên các công trình dự án giao thông dịp Tết

Ngày 22/1, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam (Ban QLDA) tổ chức đi kiểm tra một số dự án giao thông trọng điểm để chỉ đạo công tác thi công, đảm bảo an toàn trong và sau Tết. Đoàn đã làm việc với các nhà thầu tại công trình dự án đường nối từ ĐT609C đến quốc lộ 14B (qua huyện Đại Lộc), đường nối từ QL14H đến ĐT609C...

Quảng Nam chỉ đạo “nóng” về dự án đường vành đai gần 500 tỷ đồng

Báo Kinh tế và Đô thị từng phản ánh, dự án đường vành đai phía Bắc tỉnh Quảng Nam dù đã khởi công nhưng trải qua nhiều tháng vẫn chưa có động thái thi công. Chủ đầu tư là UBND thị xã Điện Bàn không ít lần tổ chức họp để đôn đốc nhưng tiến độ trên công trường vẫn chưa chuyển biến tích cực. Trong đó, dự án cần ưu tiên hoàn thành đoạn từ tuyến đường ĐH12.ĐB...

Việt Nam nói về phán quyết của tòa án tại Seoul vụ thảm sát ở Quảng Nam

(Dân trí) - Việt Nam hoan nghênh việc Tòa phúc thẩm tại Seoul giữ nguyên phán quyết, yêu cầu chính phủ Hàn Quốc bồi thường hơn 30 triệu won (20.000 USD) cho bà Nguyễn Thị Thanh ở Quảng Nam. Ngày 22/1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên Dân trí về việc Tòa phúc thẩm tại Seoul giữ nguyên phán quyết, yêu cầu chính phủ Hàn Quốc bồi thường hơn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội có thêm 2 trường THPT chuyên

Theo Quyết định số 265/QĐ-UBND ngày 15/1/2025, UBND thành phố Hà Nội quyết định tổ chức lại Trường THPT Sơn Tây thành Trường THPT chuyên Sơn Tây thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Địa chỉ nhà trường tại số 57, đường Đền Và, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây. Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 15/1/2025, UBND thành phố Hà Nội nêu rõ, tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành THPT chuyên Chu Văn An...

Sắc xuân ngập tràn tại “Ngày hội giao lưu văn hóa quốc tế 2025”

Sự kiện cũng là một hoạt động ngoại khóa thường niên của nhà trường nhằm mang đến cho các em những cơ hội khám phá nền văn hóa các quốc gia đầy thú vị và bổ ích. ...

Hai học sinh ẩu đả khi đi trải nghiệm khiến 1 người bị thương

Trao đổi với VOV.VN, ông Hoàng Ngọc Thắng, Hiệu trưởng Trường THCS Mai Lâm (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, sự việc trên là có thật. Trong buổi trải nghiệm thực tế tại Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) vào ngày 9/1, trong quá trình xếp hàng lên cầu trượt cao tốc, 1 học sinh của trường có cãi vã qua lại, mâu thuẫn với học sinh Trường THCS Thanh Lâm A (Mê Linh, Hà Nội). Hậu quả, 1 học sinh...

Học sinh Việt Nam giành 9 huy chương Vàng, Bạc tại Olympic Hóa học Châu Á

Kỳ thi Olympic Hóa học Châu Á AChO năm 2025 được tổ chức bởi Trung tâm tổ chức Olympic STEM (OCSO) là một tổ chức tham gia vào phát triển STEM để tạo ra các kỹ năng của thế kỷ 21 (tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp và tư duy tính toán) thông qua các cuộc thi, cuộc thi và kỳ thi Olympic. ...

Giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học

Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học được thành lập theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 6/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ, có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng các đề án chi tiết để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục đại học. Ban Chỉ đạo còn có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các đề án chi...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Khoảng 36 cơ sở giáo dục Đại học Pháp sẽ đến găp gỡ trực tiếp sinh viên Việt Nam

Bienvenue en France! - triển lãm giáo dục Đại học Pháp lớn nhất trong năm do Campus France Việt Nam và Đại sứ Quán Pháp tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/9 tại TP. Hồ Chí Minh (Khách sạn Rex Saigon) và 1/10 tại Hà Nội (khách sạn Pullman Hanoi).

Cùng chuyên mục

Đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025, thêm 2 mã bài thi

Kỳ thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025 sẽ có 4 mã bài thi, thay vì 2 mã bài thi như năm ngoái. Bộ Công an vừa công bố dạng thức đề thi và đề thi tham khảo kỳ thi...

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định số 73 của Chính phủ

Giáo viên làm việc tại các trường công lập của Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP. ...

Vui mừng nghe tin sẽ nhận “quà đầu xuân”

Ngày cuối cùng của năm, rất đông giáo viên Hà Nội vui mừng nghe tin sẽ được nhận tiền thưởng Tết Nguyên đán 2025 và động viên nhau chờ đợi nhận "quà đầu xuân". ...

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM có hiệu trưởng mới

(NLĐO)- Bộ GD-ĐT công nhận hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM đã khép lại giai đoạn 3 năm trường không có hiệu trưởng ...

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM chính thức có hiệu trưởng sau hơn 3 năm

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM chính thức có hiệu trưởng sau hơn 3 năm khuyết vị trí này. Tân hiệu trưởng 53 tuổi, tốt nghiệp tiến sĩ tại Cộng hòa Czech. ...

Mới nhất

Đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025, thêm 2 mã bài thi

Kỳ thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025 sẽ có 4 mã bài thi, thay vì 2 mã bài thi như năm ngoái. ...

WHO thừa nhận khó khăn tài chính khi Mỹ rời đi

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ cắt giảm chi phí và xem xét chương trình y tế nào cần ưu tiên sau khi ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi cơ quan này. ...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tặng quà Tết Ất Tỵ tại Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

(MPI) - Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong chiều ngày 22/01/2025, Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đoàn Thanh niên cơ quan tổ chức Đoàn công tác tới thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn và các...

Người lớn và trẻ nhỏ kiên nhẫn vượt ùn tắc ở cửa ngõ TPHCM trong ngày 25 Tết

Trong ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, giao thông tại cửa ngõ phía Đông TPHCM luôn rơi vào tình trạng ùn tắc. Hôm nay là ngày 25 tháng Chạp, ngày làm việc cuối cùng và cũng chỉ còn 4 ngày nữa là kết thúc năm Giáp Thìn. Vì thế, người dân bắt đầu di chuyển...

Dịch vụ cho thuê mai chưng Tết hút khách ở vùng biển Tây Nam

Dịch vụ thuê mai chơi Tết trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người dân và doanh nghiệp hiện nay. Giá thuê mai chưng Tết có giá dao động 4-20 triệu đồng giúp nhiều người tiết kiệm chi phí và chăm sóc mai. ...

Mới nhất

Lạ lùng bún chuối