Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhQuan trọng nhất là tuân thủ quy trình giám sát

Quan trọng nhất là tuân thủ quy trình giám sát


Góp phần ngăn chặn sở hữu chéo

Luật Các Tổ chức tín dụng (Luật các TCTD) sửa đổi được Quốc hội thông qua vào ngày 18/1/2024 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Với nhiều điểm mới, Luật được kỳ vọng sẽ tạo ra những bước chuyển mạnh mẽ, giúp cho các hoạt động của hệ thống tín dụng được trơn tru, minh bạch hơn và mang lại nhiều giá trị mới cho hoạt động tài chính, tín dụng trong thời gian tới.

Theo Điều 63 Luật các TCTD, tỉ lệ sở hữu tối đa với cổ đông cá nhân được xác định ở mức 5% nhưng cổ đông là tổ chức giảm từ 15% xuống 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, cổ đông và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

Theo PGS.TS Trần Hùng Sơn, giảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, quy định về tỉ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng sẽ giúp hạn chế việc thâu tóm ngân hàng và bảo vệ cổ đông nhỏ tốt hơn.

Theo TS. Huỳnh Trung Minh, chuyên gia tài chính ngân hàng, khi tỉ lệ sở hữu giảm tương đương với việc khả năng ảnh hưởng và kiểm soát của cổ đông đối với ngân hàng sẽ giảm theo, giúp hạn chế rủi ro thao túng, lũng đoạn tài chính. Đồng thời góp phần minh bạch hóa hệ thống tài chính bởi nếu cổ đông có tỉ lệ sở hữu lớn sẽ có thể dựa vào đó để đưa ra quyết định tạo ra lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân.

Ngoài ra, khi ngăn được tình trạng sở hữu chéo, việc giám sát hoạt động ngân hàng sẽ trở nên rõ ràng và hiệu quả hơn, giúp cho cơ quan quản lý kiểm soát tốt hơn.

Tài chính - Ngân hàng - Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi: Quan trọng nhất là tuân thủ quy trình giám sát

Luật sư Lê Cao, Luật sư điều hành Công ty Luật FDVN.

Luật sư Lê Cao, Luật sư điều hành Công ty Luật FDVN nhận định, với các quy định trên, các tổ chức kinh tế đang đầu tư, kiểm soát ngân hàng sẽ dần phải rút bớt vốn, giảm sự ảnh hưởng tại các ngân hàng thông qua việc chiếm ưu thế về vốn.

Về mặt pháp lý, tác động của việc giảm tỉ lệ sở hữu như vậy nhằm tránh khả năng thao túng, thâu tóm của các doanh nghiệp đối với ngân hàng, là một giải pháp pháp lý để ngăn ngừa các doanh nghiệp, các cá nhân dùng ngân hàng làm sân sau để tự tung tự tác điều chuyển dòng tiền, dùng ngân hàng phục vụ cho doanh nghiệp.

Khi luật có quy định, việc kiểm soát các hoạt động góp vốn cũng làm tăng khả năng kiểm soát nguồn vốn và các doanh nghiệp đầu tư vào ngân hàng, làm cho dòng tiền được lưu chuyển vào các hoạt động kinh doanh nhiều hơn, về mặt lý thuyết pháp lý thì đang nỗ lực giảm sở hữu chéo tại các ngân hàng.

“Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, có cá nhân, doanh nghiệp dù sở hữu vốn tại ngân hàng rất ít nhưng bằng cách nào đó, họ thông qua những người không thân thích, không liên quan về mặt pháp lý đứng tên giúp để thao túng ngân hàng là vấn đề cần có sự kiểm soát trong quá trình hoạt động.

Chẳng hạn, bản thân cá nhân, doanh nghiệp tuân thủ tỉ lệ sở hữu cổ phần, nhưng họ sẽ vẫn có những “người dưng” theo luật mà lại là “người quen” ngoài đời đứng tên, gom cổ phần, chi phối, thao túng.

Chính vì vậy, cần có các giải pháp pháp lý kiểm soát để các quy định về tỉ lệ sở hữu được tuân thủ trên thực tế, nếu không sở hữu chéo vẫn âm thầm diễn ra, việc thao túng ngân hàng vẫn xảy ra”, Luật sư Lê Cao nhìn nhận.

Cấm hoạt động “bán bia kèm lạc”

Bên cạnh đó, theo khoản 5 Điều 15 của Luật các TCTD sửa đổi thì các hành vi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.

Luật sư Lê Cao cho rằng, quy định này sẽ hạn chế việc bảo hiểm liên kết với ngân hàng để ép buộc người vay tiền. Hiện nay nhiều ngân hàng có sự hợp tác, hoặc chính ngân hàng hoặc chủ ngân hàng cũng là cổ đông sở hữu vốn tại các công ty bảo hiểm, do đó sự liên kết về lợi ích giữa các doanh nghiệp bảo hiểm càng chặt chẽ, dẫn đến việc “ép” khách hàng để vừa cho vay vốn, vừa bán được bảo hiểm.

Những năm qua với chiến lược “bia kèm lạc” gây phiền toái, ép buộc khách hàng đã dẫn tới thái độ của người dân với các sản phẩm bảo hiểm đi kèm hợp đồng tín dụng là rất bất bình, luật có quy định cấm nghiêm ngặt sẽ tách bạch hoạt động cấp tín dụng với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, điều này làm minh bạch thị trường bảo hiểm, tránh gây phiền hà cho người dân.

Tài chính - Ngân hàng - Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi: Quan trọng nhất là tuân thủ quy trình giám sát (Hình 2).

TS. Huỳnh Trung Minh, chuyên gia tài chính ngân hàng.

Dù vậy, theo ông Huỳnh Trung Minh, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng, nhất là giảm doanh thu từ kinh doanh bảo hiểm. Buộc ngân hàng phải tái cơ cấu sản phẩm, tái cơ cấu danh mục sản phẩm để bù đắp thu nhập mất đi khi bị hạn chế nguồn thu từ kênh bảo hiểm.

Các công ty bảo hiểm ảnh hưởng lớn bởi tỉ lệ doanh thu phí mới thông qua hoạt động phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng (Bancassurance) hiện nay chiếm tỉ trọng cao hơn cả doanh thu phí bảo hiểm truyền thống. Việc ngân hàng không được bán một số loại hình bảo hiểm sẽ làm cho doanh thu phí bảo hiểm mới đến từ bancassurance của các doanh nghiệp bảo hiểm giảm đáng kể.

Chưa kể đến việc, hiện nay phân khúc khách hàng mua bảo hiểm qua kênh ngân hàng rất chọn lọc, khác biệt hẳn so với kênh truyền thống. Chính vì vậy, danh mục khách hàng mà mà công ty bảo hiểm có được từ việc bán bảo hiểm thông qua ngân hàng chắc chắn sẽ giảm đáng kể.

Ngoài ra, việc cấm các TCTD gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức còn tác động đến mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng.

“Nếu trước đó ngân hàng hoạt động giống như “siêu thị tài chính”, có thể cung cấp đa dạng, tiện lợi các sản phẩm dịch vụ thì giờ khách hàng có nhu cầu có thể phải tìm đến công ty bảo hiểm khác để mua sản phẩm, làm giảm đi tính tiện lợi và sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của ngân hàng”, ông Minh nêu quan điểm.

Luồng gió mới cho hoạt động tín dụng

Nhìn chung, khi đánh giá về Luật các TCTD sửa đổi, các chuyên gia đều nhận định, Luật Các TCTD 2024 sẽ có tác động lớn đến hoạt động tín dụng trong thời gian tới.

Luật sư Lê Cao cho rằng, Luật có nhiều quy định tiến bộ liên quan đến giảm thủ tục hành chính về cấp phép, quy định rõ quá trình tổ chức hoạt động, ứng dụng công nghệ và các thích ứng với hoạt động giao dịch điện tử mới trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Những đổi mới đó khi được triển khai thực thi trên thực tế sẽ tạo ra luồng gió mới cho hoạt động tín dụng và được kỳ vọng kiểm soát hoạt động tín dụng hiệu quả để dòng tiền lưu thông trong nền kinh tế minh bạch, có năng lượng thúc đẩy phát triển kinh tế.

Theo ông Sơn, Luật các TCTD sẽ hướng đến việc tăng cường sự minh bạch và an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng và các ngân hàng cũng có thời gian chuẩn bị trước khi luật có hiệu lực.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, việc giám sát tuân thủ các quy định còn quan trọng hơn, do vậy Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần phải thường xuyên đo lường mức độ tuân thủ để phát hiện các dấu hiệu vi phạm tránh để xảy ra các trường hợp vi phạm các quy định trong hoạt động vừa qua.

Tài chính - Ngân hàng - Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi: Quan trọng nhất là tuân thủ quy trình giám sát (Hình 3).

Ngân hàng Nhà nước cần phải thường xuyên đo lường mức độ tuân thủ để phát hiện các dấu hiệu vi phạm luật.

Luật sư Lê Cao chỉ ra, hiện nay hoạt động sai phạm tại các ngân hàng có những biến chuyển khó lường với các loại hành vi khác nhau, không chỉ là sai trái về nghiệp vụ ngân hàng mà còn các sai phạm có liên quan đến hệ thống kinh tế, do đó giám sát quản lý là một vấn đề quan trọng, phức tạp.

Về tổng thể thì việc giám sát quản lý đầu mối tất nhiên phải do NHNN chịu trách nhiệm và có thẩm quyền để có đầu mối thống nhất, tránh lắm mối đổ lỗi cho nhau, chối bỏ trách nhiệm.

Tuy nhiên, cũng cần tạo cơ chế phối hợp để các cơ quan khác khi phát hiện hoặc có giải pháp phối hợp để sớm ngăn chặn, giám sát hoạt động ngân hàng. Cần có quy định kiểm tra chéo, báo cáo độc lập và có cơ chế giám sát từ người dân, doanh nghiệp và cơ quan khác theo những phát hiện cụ thể thì NHNN phải minh bạch, công khai việc thanh kiểm tra khi có kết quả.

Quy định về quy trình giám sát cũng cần được thực hiện quy củ, tránh trường hợp cán bộ thanh tra kiểm tra nhưng lại bao che cho sai phạm. Hệ thống pháp luật cũng cần có cơ chế để thường xuyên kiểm tra, giám sát chéo, giám sát việc giám sát để việc giám sát không là tác nhân của tham nhũng tiêu cực.





Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/luat-cac-tctd-sua-doi-quan-trong-nhat-la-tuan-thu-quy-trinh-giam-sat-a668688.html

Cùng chủ đề

Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank

NDO - Ngày 17/1, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cho Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongA Bank) cho Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank). Chuyển giao bắt buộc các tổ chức tín dụng yếu...

Danh tính cổ đông ‘đỏ’ nhất mùa đại hội, đi họp bất thường ở CII trúng ngay 500 triệu

Trong thông báo chiều tối 15-1, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM cho biết ông Trần Ngọc Bê đã bốc thăm trúng giải đặc biệt trị giá 500 triệu đồng, tại buổi họp đại hội cổ đông bất thường. ...

Động thái mới của tỉ phú Thái sau khi liên tục gom cổ phiếu Vinamilk bất thành

Vừa gom hơn 20 triệu cổ phiếu từ cuối năm 2024 đến đầu năm 2025 nhưng bất thành, F&N Dairy Investments PTE. Ltd - một công ty của tỉ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi - tiếp tục đăng ký mua lại. F&N Dairy Investments...

Doanh nghiệp BOT ‘treo’ giải đặc biệt 500 triệu thu hút cổ đông dự đại hội

Công ty cổ phần Đầu tư kỹ thuật hạ tầng TP.HCM (HoSE: CII) tăng giải thưởng đặc biệt, lên 500 triệu đồng cho cổ đông may mắn tại đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024. Hội đồng quản trị CII vừa công...

Bơm mạnh vốn tín dụng ngay từ đầu năm

Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 16% trong năm 2025, mức cao nhất trong nhiều năm ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Chứng khoán giảm sâu, VN-Index thủng mốc 1.250 điểm, QCG vẫn ngoại lệ

ANTD.VN - Cổ phiếu vốn hóa lớn đè nặng khiến VN-Index bị kéo lùi hơn 10 điểm phiên hôm nay, thủng mốc 1.250 điểm. Sau phiên giảm gần 10 điểm cuối tuần trước, thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch hôm nay trong trạng thái giằng co. Chỉ số nỗ lực lấy lại sắc xanh, tuy nhiên, bên bán tiếp tục chiếm ưu thế khiến VN-Index nhanh chóng bị kéo lùi xuống dưới tham chiếu chỉ sau...

Thương mại Việt – Mỹ tăng mạnh sau 1 năm thiết lập Đối tác chiến lược toàn diện

Nhân chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 9-2023, hai nước đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, quan hệ Việt - Mỹ tiếp tục đà phát triển...

Chạy đua giao hàng dịp Tết

Chỉ còn một tuần nữa là đến Tết, nhu cầu giao nhận hàng hóa tăng vọt, đã có nơi thông báo tạm ngưng nhận đơn hàng đi xa. Ghi nhận của Tuổi Trẻ tại TP.HCM, từ các bưu cục, siêu thị đến doanh nghiệp...

VinFast niêm yết tại Mỹ, cổ phiếu họ Vin gánh thị trường

Mở cửa phiên giao dịch ngày 16/8, sự hứng khởi của các nhà đầu tư sau thông tin VinFast (một công ty con của Vingroup) niêm yết thành công trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ với mức định giá lên tới 85 tỷ USD đã khiến cổ phiếu Vingroup (VIC) tăng kịch trần với dư mua rất lớn. Tính tới 10h9, cổ phiếu Vingroup tăng 4.900 đồng lên 75.600 đồng/cp với dư mua giá trần gần 5,9 triệu...

VN-Index cắt chuỗi giảm sâu hai phiên liên tiếp

VN-Index tăng 1,05 điểm, lên 1.245,76 điểm trong phiên 5/11 và ngắt mạch giảm hai phiên liên tiếp dù thanh khoản xuống thấp nhất trong một tuần trở lại đây. VN-Index tăng 1,05 điểm, lên 1.245,76 điểm trong phiên 5/11 và ngắt mạch giảm hai phiên liên tiếp dù thanh khoản xuống thấp nhất trong một tuần trở lại đây. Sau hai phiên giảm mạnh...

Cùng chuyên mục

Người dân Phú Yên nhộn nhịp cho thuê nhà lưu trú dịp Tết

Nắm được tâm lý du khách thường đi du lịch đông sau mùng 1 Tết, nhiều hộ dân tại Phú Yên đăng lên mạng xã hội cho thuê nhà để các nhóm gia đình, nhóm khách đi theo quy mô nhỏ có thể thuê lưu trú ngắn ngày. ...

Sau phiên tăng mạnh nhất châu Á, chứng khoán Việt đón Tết như thế nào?

Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm Giáp Thìn, thị trường chứng khoán ở trạng thái giằng co. Thanh khoản cả ba sàn đều thấp khi cả nước đang hướng về kỳ nghỉ Tết âm lịch dài 9 ngày. Thị trường chứng khoán...

Một ngân hàng lợi nhuận quý 4 tăng đột biến

Ngân hàng này vừa có báo cáo tài chính năm 2024, trong đó lợi nhuận quý 4/2024 tăng đột biến gấp 4,4 lần cùng kỳ. Nợ xấu ở mức 1,91%. Kienlongbank vừa có báo lãi trước thuế hợp nhất năm 2024 đạt 1.112 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2023. Lợi nhuận quý 4/2024 là 351 tỷ đồng, gấp 4,4 lần cùng kỳ. Tính đến hết quý 4/2024, tổng tài sản của KienlongBank đạt 92.176 tỷ đồng, tăng 6% so...

Chuỗi trà sữa nào báo lãi ngàn tỉ đồng?

Tập đoàn Masan do tỉ phú Nguyễn Đăng Quang làm chủ tịch hội đồng quản trị vừa hé lộ kết quả kinh doanh quý 4-2024 và cả năm. Đáng chú ý, riêng chuỗi trà sữa Phúc Long mang về tới cả ngàn tỉ đồng lợi nhuận gộp. ...

Mới nhất

Vẻ tươi xinh của hoa hậu 19 tuổi Trà Giang

Dương Trà Giang, 19 tuổi - tân Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024 - gây chú ý với nhan sắc trong trẻo, vẻ ngoài nhẹ nhàng hơn một tháng sau đăng quang. Sau đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024, người đẹp Dương Trà Giang nhận được sự chú ý của khán giả và tham gia nhiều...

Đâu là thị trường xuất khẩu chính của hàng thuỷ sản?

Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD. Vậy đâu là thị trường mục tiêu và tiềm năng của thuỷ sản năm 2025? Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường lớn Theo bà Lê Hằng, Hiệp hội Chế...

Tích cực hợp tác ASEAN về cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng

Thời gian qua, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tích cực tham gia triển khai các hoạt động hợp tác của ASEAN về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. Theo lãnh đạo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), với vai trò là cơ quan thành viên Nhóm Chuyên gia Cạnh...

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, trong nước bình ổn

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 25/1. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 25/1/2025 bình ổn và neo ở mức khá...

Ngày làm việc thứ hai và phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho ý kiến và thông qua nội dung tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị; cho ý kiến về giới thiệu nhân sự lãnh đạo một số cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026. ...

Mới nhất